SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa ngữ văn khối 6, 7 - Phần văn học dân gian đạt hiệu quả ở trường trung học cơ sở Lũng Cao – Bá Thước – Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa ngữ văn khối 6, 7 - Phần văn học dân gian đạt hiệu quả ở trường trung học cơ sở Lũng Cao – Bá Thước – Thanh Hóa

 Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử và xã hội, giúp cho con người trở về cội nguồn và hướng tới tương lai. Thế nhưng dạy học ngữ văn như thế nào để gây hứng thú và niềm say mê học tập cho các em học sinh? Đó là câu hỏi không dễ trả lời đối với mỗi giáo viên dạy học môn ngữ văn. Một mặt dạy học cần không ngừng đổi mới về nội dung phương pháp, song bên cạnh đó cũng cần đổi mới cả về hình thức tổ chức, nghĩa là cải tiến cách thức tổ chức để sao cho sau mỗi tiết dạy để lại trong học trò nhiều sự rung cảm, cảm xúc sâu lắng nhất về môn học. Thực tế giảng dạy qua nhiều năm tôi nhận thấy một trong những hình thức tổ chức có hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh nói chung và học sinh trường THCS Lũng Cao nói riêng, đó là hoạt động ngoại khóa văn học - một hình thức tổ chức bổ ích và mang tính tích cực trong hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THSC, đặc biệt là phần văn học dân gian.

 Từ lâu hoạt động thưởng thức văn học nói chung và hoạt động thưởng thức văn học dân gian nói riêng là một trong những hình thức phổ biến, được dân gian tiến hành tổ chức sinh hoạt vào những dịp lễ, tết hoặc đình đám, hội hè Thế nhưng hoạt động đó trong xu thế ngày nay có vẻ như đang dần bị quên lãng, hoặc dần bị xem nhẹ. Thực tế không còn có nhiều người quan tâm, để ý đến văn học nhất là văn học dân gian- một kho tàng tri thức đồ sộ về mọi mặt đời sống do quần chúng lao đông sáng tạo nên. Đó là một sự thật đáng buồn, và trên thực tế cũng có không ít giáo viên không còn thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, chưa thật sự trăn trở trước sự giảm sút hứng thú đối với việc học tập môn ngữ văn của học sinh trường mình, lớp mình dạy, chỉ chú ý dạy sao cho hết kiến thức và yêu cầu của sách giáo khoa đề ra. cách dạy học như vậy còn mang tính giáo điều, cứng nhắc, chưa chú ý đến cảm xúc và thái độ tiếp nhận bài học của học sinh, đang có dấu hiệu đi ngược lại với tư tưởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Bên cạnh đó tình trạng học sinh trên địa bàn toàn huyện nói chung và có học sinh trường THCS Lũng Cao nói riêng đang cảm thấy không hứng thú với việc học môn ngữ văn, trong đó có phần văn học dân gian được thể hiện rõ ràng nhất.

 

doc 24 trang thuychi01 10941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa ngữ văn khối 6, 7 - Phần văn học dân gian đạt hiệu quả ở trường trung học cơ sở Lũng Cao – Bá Thước – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa
ngữ văn khối 6,7- phần văn học dân gian đạt hiệu quả
ở trường trung học cơ sở Lũng Cao – Bá Thước – Thanh Hóa
 Người thực hiện: Nguyễn Đăng Huy.
 Chức vụ: Giáo viên.
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lũng Cao – Bá Thước.
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn.
THANH HÓA NĂM 2018
Mục lục.
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu
01
1.1. Lí do chon đề tài.
01
1.2.Mục đích nghiên cứu.
03
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
03
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
03
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
04
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
04
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
05
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
06
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
3. Kết luận, kiến nghị.
16
3.1. Kết luận.
16
3.2. Kiến nghị.
17
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử và xã hội, giúp cho con người trở về cội nguồn và hướng tới tương lai. Thế nhưng dạy học ngữ văn như thế nào để gây hứng thú và niềm say mê học tập cho các em học sinh? Đó là câu hỏi không dễ trả lời đối với mỗi giáo viên dạy học môn ngữ văn. Một mặt dạy học cần không ngừng đổi mới về nội dung phương pháp, song bên cạnh đó cũng cần đổi mới cả về hình thức tổ chức, nghĩa là cải tiến cách thức tổ chức để sao cho sau mỗi tiết dạy để lại trong học trò nhiều sự rung cảm, cảm xúc sâu lắng nhất về môn học. Thực tế giảng dạy qua nhiều năm tôi nhận thấy một trong những hình thức tổ chức có hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh nói chung và học sinh trường THCS Lũng Cao nói riêng, đó là hoạt động ngoại khóa văn học - một hình thức tổ chức bổ ích và mang tính tích cực trong hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THSC, đặc biệt là phần văn học dân gian.
 Từ lâu hoạt động thưởng thức văn học nói chung và hoạt động thưởng thức văn học dân gian nói riêng là một trong những hình thức phổ biến, được dân gian tiến hành tổ chức sinh hoạt vào những dịp lễ, tết hoặc đình đám, hội hè Thế nhưng hoạt động đó trong xu thế ngày nay có vẻ như đang dần bị quên lãng, hoặc dần bị xem nhẹ. Thực tế không còn có nhiều người quan tâm, để ý đến văn học nhất là văn học dân gian- một kho tàng tri thức đồ sộ về mọi mặt đời sống do quần chúng lao đông sáng tạo nên. Đó là một sự thật đáng buồn, và trên thực tế cũng có không ít giáo viên không còn thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, chưa thật sự trăn trở trước sự giảm sút hứng thú đối với việc học tập môn ngữ văn của học sinh trường mình, lớp mình dạy, chỉ chú ý dạy sao cho hết kiến thức và yêu cầu của sách giáo khoa đề ra... cách dạy học như vậy còn mang tính giáo điều, cứng nhắc, chưa chú ý đến cảm xúc và thái độ tiếp nhận bài học của học sinh, đang có dấu hiệu đi ngược lại với tư tưởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Bên cạnh đó tình trạng học sinh trên địa bàn toàn huyện nói chung và có học sinh trường THCS Lũng Cao nói riêng đang cảm thấy không hứng thú với việc học môn ngữ văn, trong đó có phần văn học dân gian được thể hiện rõ ràng nhất.
 Hiện tại cũng chưa có một tài liệu hay hướng dẫn cụ thể nào về cách thức dạy hay tổ chức các hoạt động cho các tiết ngoại khóa phần văn học dân gian trong trường THCS, do đó người giáo viên đứng lớp đang gặp phải không ít khó khăn, cản trở quá trình dạy học. Đối với các trường vùng sâu, vùng xa điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tài liệu và sách tham khảo rất ít, ý thức thái độ và động cơ học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, sự chăm lo và phối hợp của phụ huynh chưa mạng lại hiệu quả, tư tưởng ỉ, lại trông chờ vào nhà trường còn khá phổ biến tại trường THCS Lũng Cao nơi có tới gần một trăm phần trăm học sinh là con em dân tộc thiểu số (dân tộc Thái)
 Thực tế qua việc giảng dạy và tiến hành khảo sát trong những năm học vừa qua ở trường THCS Lũng Cao, tôi nhận thấy một thực trạng đáng buồn đó là đại đa số học sinh không có hứng thú học văn nhất là phần văn học dân gian khối 6 và khối 7 được thể hiện qua bảng số liệu sau: 
STT
Năm học
Số HS
HS yêu thích học
môn ngữ văn
HS không yêu thích
học môn ngữ văn
SL
%
SL
%
1
2014- 2015
100
30
30
70
70
2
2015- 2016
100
32
32
68
68
3
2016 - 2017
120
40
33,3
80
66.7
 Là một giáo viên giảng dạy ngữ văn bậc THCS với hơn 16 năm giảng dạy môn ngữ văn, tham gia tập huấn nhiều chuyên đề do sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa và phòng giáo dục và đào tạo Bá Thước tổ chức, bản thân tôi cũng rất băn khoăn trăn trở trước thực trạng này. Vì vậy sau một thời gian tìm hiểu và thể nghiệm, trong những năm học vừa qua, tôi đã nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn và đặc biệt là của Ban giám hiệu nhà trường đã cho phép tôi được tiến hành các hoạt động tổ chức ngoại khóa phần văn học dân gian cho học sinh khối 6,7 tại trường THCS Lũng Cao và thu được hiệu quả tốt, góp phần làm tăng sự hứng thú học tập cho các em học sinh khối 6,7. Từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của việc học tập và thưởng thức văn học trong nhà trường nói chung và các em học sinh khối 6,7 trường THCS Lũng Cao nói riêng.
 Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra vài kinh nghiệm của mình qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Ngữ văn khối 6,7 - phần văn học dân gian đạt hiệu quả ở trường trung học cơ sở Lũng Cao- Bá Thước - Thanh Hóa”
. Mục đích nghiên cứu.
 Như tôi đã trình bày ở phần trên, tôi chọn đề tài này với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy các tiết học ngoại khóa ngữ văn học phần văn học dân gian cho các em học sinh khối 6,7 ở trường THCS Lũng Cao nơi tôi hiện đang giảng dạy. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cho dạy, học văn đồng thời giáo dục các em hướng tới chân, thiện, mĩ , tạo đà tâm lí tốt để các em học tập hiệu quả hơn các môn khoa học khác, giảm bớt tâm lí nặng nề và ngại học của các em học sinh trong nhà trường.
. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài này tôi sẽ nghiên cứu, tổng kết và rút ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các tiết ngoại khóa phần văn học dân gian của môn Ngữ văn khối 6,7 trường THCS Lũng Cao, đồng thời có thể áp dụng cho các trường lân cận trong cụm Quốc Thành – một cụm thuộc vùng cao, vùng sâu của huyện Bá Thước.
 Về đối tượng, tôi lựa chọn hình thức tổ chức ngoại khóa về mảng văn học dân gian của khối 6,7 ở trong chương trình ngữ văn bậc THCS theo tài liệu sách giáo khoa ngữ văn và phân phối chương trình đã qui định làm đối tượng nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
. Phương pháp nghiên cứu.
 Việc lựa chọn các phương pháp- cách thức để nghiên cứu cho một đề tài là rất quan trọng, lựa chọn phương pháp đúng sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả nghiên cứu và kết quả của đề tài Khi tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại trường THCS Lũng Cao.
 - Phương pháp thu thập thông tin.
 - Phương pháp thống kê, xử lí thông tin. 
 - Phương pháp quan sát nhằm thấy được thái độ và hứng thú của học sinh khi học phần văn học dân gian .
 Phương pháp thu thập, thống kê và xử lí thông tin, qua đó tôi đã thu được bảng số liệu như sau:
STT
Năm học
Số HS
HS yêu thích học
môn ngữ văn
HS không yêu thích
học môn ngữ văn
SL
%
SL
%
1
2014- 2015
100
30
30
70
70
2
2015- 2016
100
32
32
68
68
3
2016 - 2017
120
40
33,3
80
66,7
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Văn học Việt Nam được cấu thành bởi hai bộ phận: Đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết mới ra đời và tồn tại chỉ hơn mười thế kỉ, trong khi đó nền văn học dân gian đã ra đời và phát triển từ rất lâu - trước khi có chữ viết và nền văn học viết hàng nghìn năm. Mảnh đất màu mỡ văn học dân gian ấy đã soi sáng tâm hồn và trí tuệ của dân tộc ta. Góp phần bồi đắp cho tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của dân tộc ta thêm phần phong phú và đa dạng, nó được ví như một “túi khôn” của quần chúng lao động và nhân dân ta. Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, hò, vè, chèo, tuồng, sử thi, truyện cười, câu đốvv. Văn học dân gian do nhân dân lao động sáng tác chủ yếu theo phương thức truyền miệng. Ở Việt Nam văn học dân gian có một vị trí vai trò rất quan trọng, qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở thời kỳ dân tộc ta chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ biến, thì văn học dân gian đã có những đóng góp lớn trong việc giữ gìn và phát huy vốn ngôn ngữ dân tộc, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Chính tính chất nhân dân, tính chất dân tộc sâu sắc của văn học dân gian từ nội dung cho đến hình thức đã có tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển của nền văn học viết về sau này. Thực tế có nhiều tác giả lớn cũng thừa nhận họ đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của các phương thức thể hiện trong văn học dân gian như đại thi hào Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu 
 Đặc điểm của văn học dân gian là những sáng tác theo phương thức diễn xướng mang tính tập thể và truyền miệng. Do vậy tác phẩm văn học dân gian là để: nói - hát- kể - diễn. Nhưng khi đưa vào nhà trường, nó tồn tại như một tác phẩm văn học viết.Vì vậy nên cách tiếp cận một tác phẩm văn học dân gian theo đúng thể loại là rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Tổ chức ngoại khóa là để cho học sinh được nói, được hát, được kể, được diễn. Làm như vậy là chúng ta đã đặt văn học dân gian vào đúng môi trường diễn xướng của nó, không những giúp cho học sinh mà còn giúp cho người giáo viên hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm cũng như cách tiếp cận một tác phẩm văn học dân gian. Đây là yêu cầu quan trọng bậc nhất mà bất kể một người giáo viên dạy ngữ văn nào cũng phải tuân thủ trong quá trình giảng dạy của mình. 
 Dân tộc Việt nam được hợp thành bởi sự kết hợp hài hòa của nhiều thành phần dân tộc anh em, mỗi dân tộc sinh sống trên một lãnh thổ vùng miền khác nhau, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa với những nét bản sắc rất riêng.Tất cả hợp lại, tạo nên trên đất nước ta một nền văn hóa với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng mà tất cả đều được lưu giữ trong những tác phẩm văn học dân gian. Do đó việc học tập, thưởng thức văn học dân gian là một nhu cầu không thể thiếu của mọi người, góp phần bảo tồn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng, đặc biệt là các tác phẩm văn học hay và có giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng được trích dạy trong chương trình sách giáo khoa trung học cơ sở khối 6,7.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Như trên đã nói văn học dân gian vốn rất phong phú và đa dạng, với rất nhiều màu sắc khác nhau, đó là một kho tàng đồ sộ về tri thức và kinh nghiệm sống của quần chúng nhân dân trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhưng thực tế lại được giảng dạy trong chương trình quá ít. So với số tiết học văn học trong cả chương trình ngữ văn bậc THCS thì số tiết phần văn học dân gian rất khiêm tốn chỉ có 16 tiết chia đều cho hai khối 6, 7, trong số này có nhiều tiết đã chuyển sang phần đọc thêm nên khi dạy thì phần lớn giáo viên cũng chỉ cho đọc qua loa, hoặc kĩ càng hơn thì cho học sinh ghi thêm phần ý nghĩa câu chuyện, mà không thể dành thời gian để đi tìm hiểu và phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt hơn nữa thời lượng dành cho phần ngoại khóa về văn học dân gian lại càng ít hơn (chỉ có 2 tiết – tiết 135, 136 kì 2 Ngữ văn lớp 7) .
 Một thực tế khi tôi tiến hành khảo sát bằng cách hỏi thông qua các tiết dạy tại trường THCS Lũng Cao cho thấy có đến hơn 90 % số học sinh khối 6,7 được hỏi không thể kể tóm tắt hoặc không nắm được ý nghĩa các câu chuyện dân gian rất hay như Tấm Cám, Sự tích chú cuội cung trăng, Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu cau.. những câu chuyện này không còn được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc THCS. Cá biệt hơn đa số các em còn không nhớ nổi hoặc không có ấn tượng gì với các câu chuyện dân gian đã được học và đọc thêm như Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự Tích Hồ Gươm ở lớp 6 và một số câu tực ngữ, ca dao trong chương trình ngữ văn lớp 7. Vậy là tình trạng “thầy hỏi rồi thầy lại tự trả lời.” cứ thế tiếp diễn.
 Đứng trước thực tế khó khăn ấy, tôi cho rằng chỉ học chính khóa với số tiết quá ít như vậy thì sẽ không đủ thời gian để chuyển tải những nội dung quan trọng và cần thiết về văn học dân gian cho các em được và càng không thể giúp các em có hứng thú hay quan tâm đến văn học dân gian nữa. Vì lẽ đó tôi đã tiến hành ngoại khóa phần văn học dân gian bằng cách lồng ghép trong các cuộc thi như rung chuông vàng, các đợt thi đua chào mừng những ngày lễ lớn như: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 hoặc ngày sinh nhật Bác 19/5vv
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Ngay từ đầu năm học, nhận sự phân công của chuyên môn nhà trường, tôi đã lên kế hoạch và báo cáo các nội dung của phần ngoại khóa văn học dân gian sẽ được lồng ghép trong các đợt thi đua, xin ý kiến chỉ đạo và cho phép cũng như sự tạo điều kiện của BGH và chuyên môn nhà trường, đồng thời phối kết hợp với đồng chí Tổng phụ trách Đội và các thầy cô giáo chủ nhiệm, từ đó tôi mới tiến hành xây dựng đề cương và kế hoạch, qui định cụ thể về hình thức và thời gian tiến hành buổi ngoại khóa sao cho hiệu quả.
 Để tiến hành ngoại khóa văn học dân gian đạt hiệu quả và tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh, từ đó tạo ra sự hứng thú đối với học sinh, tôi đã tiến hành lựa chọn theo các chủ đề sau đây ( các chủ đề này tôi cho các em chuẩn bị trước vài tuần)
* Chủ đề 1 : “Du lịch qua các miền bằng ca dao - dân ca”
 Kho tàng dân ca nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, vì vậy cho nên trong khuôn khổ buổi ngoại khóa này tôi chỉ cho mỗi đội thi chọn và tập luyện 2 bài dân ca đặc trưng cho mỗi vùng miền của nước ta (Bắc – Trung - Nam) Tôi chọn các bài dân ca cho các đội thi như sau: Vùng Bắc Bộ chọn 2 bài: Trống Cơm và Bèo dạt mây trôi, Vùng Bắc Trung Bộ, tôi chọn 2 bài dân ca mang đậm bản sắc và con người xứ Thanh đó là: Hò sông Mã và Đi cấy, còn đến với vùng Nam Bộ tôi yêu cầu các em tập hát 2 bài: Lí ngựa ô và Lí con sáo. Sau khi chọn được các bài dân ca cụ thể, tôi cho bốc thăm chọn bài và lưu ý các em hai bài tham gia thi phải ở hai vùng miền khác nhau, có như vậy mới giúp các em thấy được sự đa dạng, phong phú về kho tàng dân ca của nước ta và tránh được cảm giác nhàm chán khi diễn xuất. 
 Bằng hình thức này tôi sẽ giúp các em hiểu biết thêm về các làn điệu dân ca của ba miền đất nước: Bắc-Trung-Nam. Ở Bắc Bộ với những làn điệu dân ca - ca dao mượt mà duyên dáng và hết sức tình tứ qua điệu “Trống Cơm” hay “Bèo dạt mây trôi”Ta đến với dân ca miền Trung cũng như con người miền Trung gồ ghề, gân guốc nhưng mặn mà và đằm thắm, nghĩa tình với những điệu như “Hò sông Mã”, “Đi cấy”tiếp theo ta sẽ đến với vùng đất xứ Nam Bộ mộc mạc và đầy tình nghĩa, chỉ với khúc hát “Lí ngựa ô” vui nhộn” Lí con sáo” nghe réo rắt, xúc động lòng người, sẽ giúp ta hiểu được phần nào tâm hồn con người Nam bộ mộc mạc nhưng sống đầy tình nghĩa, thủy chung sâu nặng.
* Chủ đề 2 : “Đố vui tục ngữ - ca dao ”: 
 Đó là những câu đố có nội dung rất gần gũi và quen thuộc với đời sống lao động sản xuất của các em ở nông thôn được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế lao động, sản xuất trong mỗi gia đình nông thôn như: Con trâu, cái bừa, cây rơm, cái nơm, cái cào cỏ, cái gáo múc nước, cái nón...Với nội dung này sẽ giúp các em tích lũy thêm sự hiểu biết về vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao .Từ đó rút ra những bài học bổ ích và thú vị cho bản thân, phát triển óc tư duy và liên hệ với đời sống thực tiễn. Và hơn nữa giúp các em có thêm vốn thành ngữ - tục ngữ - ca dao để sử dụng trong quá trình nói và viết của bản thân mình, ngoài ra tôi còn cho các em hiểu thêm về một số câu chuyện như sự tích An Dương Vương xây dựng loa Thành, truyền thuyết Thánh Gióng để từ đó các em thêm ngưỡng mộ, tự hào với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước, bồi dưỡng ở các em tình yêu quê hương đất nước và bước đầu hình thành trong các em năng lực nhận xét đánh giá nhân vật lịch sử.
* Chủ đề 3 :“Thi sưu tầm thành ngữ- tục ngữ- ca dao ” 
 Để giúp các em có thể tham gia tốt phần thi này, tôi đã đưa ra các chủ đề trước cho các nhóm, yêu cầu các em về nhà sưu tầm tìm hiểu, chuẩn bị kĩ lưỡng. Các chủ đề mà tôi lựa chọn rất gần gũi, thân thuộc với các em. Giúp các em dễ sưu tầm tìm hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Phần này tôi đưa ra 4 nội dung như sau: Ca ngợi tình yêu quê hương - đất nước ; Tình cảm gia đình; Quan hệ thầy- trò ; Kinh nghiệm lao động sản xuất. Qua việc sưu tầm ca dao, tục ngữ thành ngữ dân gian giúp các em thấy được sự phong phú, đa dạng của ca dao, tục ngữ, thành ngữ nước ta.Từ đó giúp các em hình thành và phát triển tình cảm yêu lao động sản xuất, qúy trọng tình cảm gia đình, quý trọng tình cảm thầy trò, tình yêu quê hương đất nước...
* Chủ đề: 4 “Thi kể chuyện dân gian”:
 Tháng ba là tháng thanh niên, các hoạt động của nhà trường đều phải hướng vào chủ điểm chào mừng ngày thành lập Đoàn. Ngoài các hoạt động như tổ chức giải bóng đá giữa các chi đội, thi rung chuông vàng các em còn hay được tham gia vào hoạt động văn nghệ do đoàn, đội tổ chức, thông qua các cuộc thi như vậy tôi đã lồng ghép, đưa ra các câu hỏi có liên quan đến phần văn học dân gian cho các em tìm hiểu và học thuộc để chuẩn bị tổ chức ngoại khóa có hiệu quả.
 Tôi đã cho học sinh tìm hiểu một số thể loại văn xuôi dân gian như: Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cườisau đó lựa chọn những tác phẩm có nội dung phục vụ cho hoạt động ngoại khóa. Ở chủ đề này tôi dự kiến sẽ cho các em thi kể chuyện các tác phẩm tự sự dân gian, cụ thể như: Thể loại truyền thuyết gồm có: “Sự tích Hồ Gươm” “Con rồng cháu tiên” hoặc “ Bánh chưng bánh giầy” “Thánh Gióng” “Sơn Tinh Thủy Tinh” hay thể loại truyện cổ tích gồm có: Sọ Dừa,Thạch Sanh, Em bé thông minhĐây là những văn bản các em đã được học trong chương trình ngữ văn khối 6,7. Ngoài ra có thể khuyến khích các em sưu tầm chọn kể một câu chuyện dân gian khác ngoài chương trình chính khóa đã học. Sở dĩ tôi cho các em chọn kể hai thể loại truyện dân gian như trên là giúp các em ngược về với cội nguồn của dân tộc Đại Việt, lịch sử hào hùng của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó giúp các em khắc sâu truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc. Không chỉ như vậy mà qua phần thi kể chuyện dân gian giúp các em rèn luyện tự tin, mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông, đồng thời rèn kĩ năng nói lưu loát mạch lạc cho học sinh.
 Để tiến hành một tiết ngoại khóa đạt hiệu quả, tôi đã xây dựng thành các bước sau đây:
*Công tác chuẩn bị:
 Muốn hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao thì công tác chuẩn bị là một khâu hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chương trình. Tôi đã chủ động lên kế hoạch hoạt động và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường về công tác tổ chức ngoại khóa, sau khi ban giám hiệu nhất trí, tôi thực hiện một số khâu như sau: 
 Tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và giáo viên tổng phụ trách đội, tiến hành lựa chọn học sinh tham gia thi (chọn ba đội tham gia thi- mỗi đội 10 em có đầy đủ thành phần học sinh lớp 6,7. Mỗi nhóm cử một bạn đội trưởng một bạn thư kí (gần giống với thảo luận nhóm trong các giờ học) và phân công nhóm giáo viên có trách nhiệm phụ trách hướng dẫn cho các em luyện tập). Trên cơ sở đó mỗi nhóm lại phân chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ chuẩn bị từ một đến hai nội dung, chủ đề đã định hướng từ đầu. Từ việc chuẩn bị về nôị dung câu đố cho đến xây dựng đáp án cho các chủ đề như : Đố vui thành ngữ - tục ngữ - ca dao cho đến hướng dẫn học sinh tập hát các làn điệu dân ca để thực hiện được chủ đề: “Du lịch qua các miền bằng ca dao dân ca” hay chọn cử thành viên trong mỗi đội thi tham gia phần thi kể chuyện, chọn một câu chuyện phù hợp mà các em yêu thích, tập kể để tham gia phần thi kể chuyện dân gian. Khi chuẩn bị tôi phối hợp với các giáo v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_ngu_van_k.doc