SKKN Một số biện pháp tổ chức Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Hoằng Anh

SKKN Một số biện pháp tổ chức Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Hoằng Anh

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

 Muốn thực hiện được các nội dung trên, ngoài việc dạy học trên lớp, chúng ta cần phải quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp thì hình thức tổ chức các câu lạc bộ là một sân chơi mang lại nhiều tác dụng bổ ích: các em được ôn kiến thức, vận dụng kĩ năng, hợp tác thân thiện để cùng nhau phát triển.

 Vậy tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học là biện pháp chính trong việc rèn kĩ năng sống. Trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Từ thực tế trên, năm học 2016-2017 tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Hoằng Anh” để nghiên cứu thử nghiệm và đúc rút thành SKKN này.

 

doc 24 trang thuychi01 11312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Hoằng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Tên đề mục
Trang
1.
Mở đầu	
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
Nội dung SKKN
2
2.1
Cơ sở lý luận của SKKN
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1
Thực trạng
4
2.2.2
Nguyên nhân của thực trạng
4
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ
5
Biện pháp 2: Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt sinh hoạt câu lạc bộ.
12
Biện pháp 3: Chỉ đạo việc huy động, xây dựng nguồn kinh phí hoạt động câu lạc bộ
13
Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức hoạt động ngoại khóa
14
Biện pháp 5: Phối hợp giữa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức câu lạc bộ.
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
18
3.
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
	Muốn thực hiện được các nội dung trên, ngoài việc dạy học trên lớp, chúng ta cần phải quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp thì hình thức tổ chức các câu lạc bộ là một sân chơi mang lại nhiều tác dụng bổ ích: các em được ôn kiến thức, vận dụng kĩ năng, hợp tác thân thiện để cùng nhau phát triển.
	Vậy tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học là biện pháp chính trong việc rèn kĩ năng sống. Trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Từ thực tế trên, năm học 2016-2017 tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức Câu lạc bộ tại trường Tiểu học Hoằng Anh” để nghiên cứu thử nghiệm và đúc rút thành SKKN này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
	Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu, giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện.
	Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.
	Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng. Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho HS. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Hình thức tổ chức và các biện pháp tổ chức hoạt động câu lạc bộ trong trường Tiểu học như: Câu lạc bộ Tiếng Anh; Câu lạc bộ Toán tuổi thơ; Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt; Câu lạc bộ Thể dục, thể thao; Câu lạc bộ nghệ thuật măng non; Câu lạc bộ kỹ năng sống. 
	Chương trình các môn học phục vụ cho nội dung tổ chức câu lạc bộ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
          - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề tổ chức câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học.
          - Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục, phát triển năng khiếu học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh, phụ huynh để thu thập thông tin nghiên cứu.
          - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh, phụ huynh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức câu lạc bộ cho học sinh.       
	 - Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử chỉ, thái độ, hành động, sự phát triển năng khiếu qua hoạt động học của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, để từ đó xây dựng các biện pháp tổ chức câu lạc bộ cho học sinh.                                                
          - Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến tổ chức câu lạc bộ.
          - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: tập hợp phiếu, phân chia lớp, phân chia thời gian.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Khái niệm về Câu lạc bộ: Câu lạc bộ trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân. 
	Hoạt động Câu lạc bộ: là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy, cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng, mục đích chính đáng của các em. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Câu lạc bộ Tiếng Anh; Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ; Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt; Câu lạc bộ Thể dục, thể thao; Câu lạc bộ nghệ thuật măng non; Câu lạc bộ kỹ năng sống. 
 Câu lạc bộ có nhiều ích lợi, vừa cho học sinh có thể vui vẻ học tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè.
	Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơn rất nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác như tiệm internet, rong chơi Phụ huynh có thể yên tâm hoàn toàn khi con em mình tham gia các Câu lạc bộ của trường học bởi ở đó chúng được an toàn và vui chơi lành mạnh. Trường học có thể khẳng định chất lượng của mình khi các Câu lạc bộ phát triển và gặt hái thành tựu.
 	Ý nghĩa giáo dục: Câu lạc bộ là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành.
	Ý nghĩa về tổ chức, giao tiếp, ứng xử: Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của Câu lạc bộ, học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường học đường lành mạnh.
	Chức năng của câu lạc bộ: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
a. Khảo sát thực trạng thái độ học sinh khi tham gia câu lạc bộ: 
Nội dung khảo sát
Đối
tượng
khảo sát
Lí do tham gia câu lạc bộ
Lí do không tham gia câu lạc bộ
Được thể hiện sở thích.
Được vui chơi, sinh hoạt với bạn.
Không biết tham gia môn gì.
Bố, mẹ không đồng ý.
Phải học thêm, làm việc nhà.
HS lớp 3,4,5: 138
35
31
38
18
16
b. Thực trạng khảo sát chất lượng các môn học:
	Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành quan sát học sinh tham gia vui chơi và tiến hành khảo sát chất lượng học sinh các môn toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Nhạc, Họa, Thể dục, kết quả khảo sát 138 học sinh lớp 3,4,5 như sau:
Tổng số HS
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Môn Toán
138
10
123
5
Môn Tiếng Việt
138
12
122
4
Môn Tiếng Anh
138
8
120
10
Môn Thể dục
138
15
120
3
Môn Nhạc
138
14
122
2
Môn Họa
138
8
125
5
2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng:
a. Đối với học sinh
	- Thời gian có ít để dành cho việc sinh hoạt Câu lạc bộ;
	- Các em còn rụt rè, chưa tự tin khi tham gia Câu lạc bộ;
	- Các em chưa xác định được năng khiếu sở thích của mình cho việc chọn tham gia câu lạc bộ cho phù hợp với khả năng của mình.
b. Đối với nhà trường
	- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo cho một số Câu lạc bộ hoạt động;
	- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Câu lạc bộ còn hạn chế;
	- Một số giáo viên chưa tự tin để hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ;
	- Một số giáo viên xem nhẹ việc tổ chức Câu lạc bộ, cho rằng học sinh chỉ cần học văn hóa ở trên lớp.
c. Đối với gia đình
	- Nhiều phụ huynh cho rằng học trên lớp mới quan trọng, những hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ không cần thiết. 
	- Một số phụ huynh cần học sinh về nhà giúp việc gia đình chứ không muốn tham gia Câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp.
* Những khó khăn khi tổ chức câu lạc bộ trong trường Tiểu học:
	- Tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ.
	- Lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt sinh hoạt câu lạc bộ .
	- Nguồn kinh phí để tổ chức, hoạt động câu lạc bộ.
	- Sự phối hợp giữa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức câu lạc bộ.
 Từ kết quả trên, để tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh; giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và quan hệ xã hội; Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu; rèn kỹ năng nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện thì cần phải tổ chức các câu lạc bộ trong trường Tiểu học. 
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ
1. Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS
	Để xây dựng kế hoạch thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ người quản lý phải nắm bắt được tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. Từ đó để có căn cứ xây dựng kế hoạch thành lập, số lượng câu lạc bộ, chương trình hoạt động của câu lạc bộ.
	Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn, các giáo viên đặc thù cùng bàn bạc đưa ra xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ (Phiếu dưới hình thức trắc nghiệm, rõ ràng, dễ hiểu, tránh quá dài) dựa trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của học sinh - phụ huynh (mẫu phiếu khảo sát nhu cầu, nguyện vọng tham gia câu lạc bộ ở phần phụ lục)
	Nội dung khảo sát phải tôn trọng sở thích, nguyện vọng của học sinh.
	Giáo viên chủ nhiệm gợi ý để giúp các em lựa chọn nội dung tham gia. Ví dụ như có năng khiếu Toán em nên tham gia Câu lạc bộ Toán, có năng khiếu môn Tiếng Việt em nên tham gia Câu lạc bộ “Em yêu Tiếng Việt”, yêu thích thể dục, thể taho em nên tham gia Câu lạc bộ Thể dục - Thể thao; học giỏi tiếng Anh em nên tham gia vào Câu lạc bộ Tiếng Anh, v.v.
	Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh không chọn đồng thời hai Câu lạc bộ trùng thời điểm sinh hoạt sẽ khó khăn khi sắp xếp thời gian tham gia. Nhà trường cũng nên bố trí thời gian và địa điểm hoạt động câu lạc bộ khác nhau, tránh trùng lập để tạo điều kiện cho học sinh tham gia theo nguyện vọng. 
	Giáo viên phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu để có số liệu khi quyết định số lượng câu lạc bộ.
	Một Câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, điều đó có nghĩa là nó được thành lập, điều hành và duy trì bởi học sinh. Để duy trì Câu lạc bộ, ban chủ nhiệm nên đặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt ấy. Thêm vào đó, Ban chủ nhiệm đề ra một số quy định cho thành viên Câu lạc bộ, vì kỷ luật tốt thì chất lượng hoạt động mới tốt được. Học sinh khi tham gia Câu lạc bộ, các em không nên quá sa đà vào các hoạt động mà bỏ bê bài vở trên lớp, điều đó không tốt với bản thân các em, và còn gây ảnh hưởng xấu đến Câu lạc bộ. Vậy nên, tốt nhất là các em nên tận dụng môi trường hòa đồng và năng động của Câu lạc bộ để giúp đỡ nhau trong học tập. Hãy cân bằng giữa lớp học và Câu lạc bộ, đó mới là chìa khóa để thành công!
2. Thống nhất loại hình Câu lạc bộ, lập danh sách thành viên và thành lập ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
	Sau khi phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu, bỏ những Câu lạc bộ có số lượng thành viên quá ít, lập danh sách các thành viên Câu lạc bộ và phân chia các số lượng học sinh đăng ký theo từng câu lạc bộ. 
	Tập hợp phiếu đăng ký tham gia câu lạc bộ có 90 HS có nguyện vọng tham gia. Trong đó:
Câu lạc bộ Tiếng Anh có: 17 HS
Câu lạc bộ Toán tuổi thơ có: 19 HS
Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt có: 18 HS
Câu lạc bộ Thể dục thể thao có: 20 HS
Câu lạc bộ Nghệ thuật măng non có: 19 HS
Câu lạc bộ Kỹ năng sống có: 25 HS
	Xuất phát tự nhu cầu, nguyện vọng và số lượng học sinh đăng ký tham gia, Hiệu trưởng Quyết định tổ chức 6 loại hình câu lạc bộ.
	Thời gian phù hợp nhất dành cho sinh hoạt các câu lạc bộ là từ 4giờ15phút hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 5 và ngày thứ 7. Vì các lớp học 2 buổi trên ngày nên khoảng 4giờ10phút là tan học, khoảng thời gian này học sinh tham gia câu lạc bộ thể dục, thể thao, câu lạc bộ nghệ thuật măng non, câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ Tiếng Anh và ngày thứ 7 dành cho câu lạc bộ Toán, tiếng Việt.
	Dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụ trách các Ban của Câu lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ. Nhân sự là đồng chí Phó hiệu trưởng, các đồng chí giáo viên là khối trưởng, giáo viên đặc thù, giáo viên có kinh nghiệm.
3. Chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho buổi ra mắt Câu lạc bộ; thông báo địa điểm, thời gian ra mắt Câu lạc bộ cho học sinh, tổ chức ra mắt câu lạc bộ.
	Câu lạc bộ trong các trường học hoạt động phục vụ mục tiêu phát triển của nhà trường, dưới sự bảo trợ của nhà trường. Thẩm quyền thành lập và giải tán do Hiệu trưởng quyết định. Để chuẩn bị cho buổi ra mắt các câu lạc bộ, Hiệu trưởng chỉ đạo cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ chuẩn bị các nội dung sau:
- Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm:
 + Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Câu lạc bộ,
 + Quyết định thành lập các Câu lạc bộ và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ,
 + Quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ,
 + Nội dung chương trình hoạt động của Câu lạc bộ,
 + Diễn văn khai mạc,
 + Chương trình ra mắt Câu lạc bộ.
- Thành phần khách mời tham dự lễ ra mắt:
 + Đại diện UBND xã.
 + Hội cha mẹ học sinh.
 + Các nhà tài trợ.
 + CB, GV và toàn thể học sinh trong trường.
 * Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ: 
 + Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
 + Đọc quyết định thành lập Câu lạc bộ, quyết định thành lập ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế Câu lạc bộ.
 + Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới.
 + Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của Câu lạc bộ.
 + Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, UBND xã.
 + Bế mạc.
 4. Phân công trách nhiệm từng thành viên duy trì hoạt động Câu lạc bộ: 
 a. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban.
 Trưởng Ban: Tào Quang Đổng- Hiệu trưởng
 Phó Ban: Nguyễn Thị Hoa – Phó Hiệu trưởng
 Thư Ký: Hoàng Lê Ánh – Hành chính
 Kế toán: Nguyễn Thị Thảo - KT
* Phụ trách các tiểu ban:
Câu lạc bộ Tiếng Anh
Người phụ trách: Nguyễn Thị Diệp (GV Tiếng Anh)
Thời gian hoạt động: chiều thứ 2
Số học sinh tham gia: 17
Mục tiêu:
Nâng cao 2 kĩ năng nghe, nói trong thực hành giao tiếp tiếng Anh.
Tham gia và đạt hiệu quả cao trong kì thi do trường, phòng giáo dục tổ chức.
Nội dung: 
- Xây dựng các đôi bạn, nhóm học tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh.
- Sinh hoạt văn nghệ, hoạt động múa hát sân trường bằng các bài hát Tiếng Anh.
- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế giới.
- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt.
- Tham gia các trò chơi trực tuyến Tiếng Anh, các trò chơi học Tiếng Anh
Câu lạc bộ Toán tuổi thơ
Người phụ trách: Tào Thị Ngà (GV văn hóa)
Thời gian hoạt động: sáng thứ 7
Số học sinh tham gia: 19
Nội dung:
- Tham gia tìm hiểu các dạng toán ứng dụng thực tế.
- Tham gia tìm hiểu các bài toán cổ, bài toán đố vui.
- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt của trường.
- Tham gia sinh hoạt cùng: “ câu lạc bộ Toán tuổi thơ”. 
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu.
Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt
Người phụ trách: Nguyễn Thị Nguyệt (GV văn hóa)
Thời gian hoạt động: Chiều thứ 7
Số học sinh tham gia: 18
Nội dung:
- Tham gia sáng tác thơ, văn, làm báo.
- Xây dựng góc thơ văn trong trường học.
- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt của trường.
- Tham gia và sinh hoạt cùng tạp chí: “Văn học và tuổi trẻ” dành cho Tiểu học.
Câu lạc bộ Thể dục-Thể thao
Người phụ trách: Chu Thị Thủy (GV Thể dục)
Thời gian hoạt động: 4giờ15phút chiều thứ 3 hàng tuần
Số học sinh tham gia: 20
Mục tiêu:
Tạo hứng thú, lòng ham thích tập luyện thể thao thể dục.
Thực hiện tốt màn đồng diễn múa hát sân trường trong ngày trong tuần và ngày lễ.
Tham gia và đạt hiệu quả cao trong kì thi do trường, phòng giáo dục thành phố tổ chức.
Nội dung:
- Tham gia các môn, cờ vua, bóng đá, đá cầu, cầu lông, 
- Học tập và trau dồi kĩ năng các môn TDTT nhằm phát huy năng khiếu sở trường.
- Huấn luyện đội tuyển nòng cốt tham dự giải đấu các cấp.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu.
Câu lạc bộ Nghệ thuật măng non
Người phụ trách: Nguyễn Thị Ngọc Dung (GV nhạc)
 Nguyễn Văn Lâm (GV Mỹ Thuật)
Thời gian hoạt động: 4 giờ 15 phút chiều thứ 4 hàng tuần
Số học sinh tham gia: 19
Mục tiêu:
Tạo hứng thú, óc thẩm mỹ, lòng ham thích nghệ thuật và quyền được hưởng thụ nghệ thuật.
Có một số bức vẽ đẹp trưng bày ở phòng mỹ thuật.
Có các sản phẩm đẹp như hoa giấy, khăn len.
Phục vụ các chương trình văn nghệ, lễ hội cho trường, địa phương và ngành.
Tham gia dự thi Tiếng hát - Kể chuyện bậc Tiểu học.
 Đội văn nghệ của câu lạc bộ nghệ thuật măng non biểu diễn tại trường.
Nội dung:
- Tham gia hát, ngâm thơ.
- Múa dân vũ, múa đương đại,
- Xây dựng đội văn nghệ nòng cốt tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường, địa phương và hội diễn các cấp.
- Học các kĩ năng cắm hoa, sắp xếp đồ đạc, phối màu trong trang phục, trong trang trí nhà cửa, làm đồ dùng, vật dụng trang trí bằng tay.
- Tự làm các sản phẩm bằng tay như: Hoa giấy, hoa voan, tranh giấy, kẹp tóc, ví, túi xách, móc khóa, hộp quà
- Tham gia bán các sản phẩm tự làm bằng tay vào các ngày lễ, Tết gây quỹ cho Câu lạc bộ, ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường học.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu.
Câu lạc bộ Kỹ năng sống
Người phụ trách: Lê Thị Tâm (GV văn hóa)
Thời gian hoạt động: 4 giờ15 phút chiều thứ 5 hàng tuần.
Số học sinh tham gia: 25
Nội dung:
- Tham gia các trò chơi tập thể .
- Học tập và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cau_lac_bo_tai_truong_tieu_hoc.doc