SKKN Một số giải pháp góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ cao và mạng xã hội ở lớp chủ nhiệm

SKKN Một số giải pháp góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ cao và mạng xã hội ở lớp chủ nhiệm

Công nghệ hiện đại thực sự đã thay đổi cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, mang lại những trải nghiệm mới mẻ với vô số tiện ích giúp tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. Đó là sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng và từ đó Internet cũng được kết nối ở mọi nơi: từ quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, khách sạn đến các tụ điểm công cộng Những sản phẩm công nghệ hiện đại đó dần trở thành công cụ giải trí số một, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí còn được xem như những “người bạn thân thiết”. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ thông tin mang lại thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi thì bây giờ lại gặp nhau bằng cách khởi động máy tính và trò chuyện với nhau qua màn hình máy tính thông qua các trang mạng xã hội – một thế giới ảo. Không ít trường hợp các bạn trẻ mải mê sống với thế giới ảo và đến khi tắt máy, đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập.

Các em học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm không phải là ngoại lệ, theo khảo sát của tôi thì 100% các em sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội, trong đó 75% dùng thường xuyên và 40% nghiện. Các em còn thừa nhận rằng: “Cứ mỗi khi có điều kiện là chúng em lại lên mạng xã hội, thậm chí cả trong giờ học. Chúng em lên để online, check – in, comment, mua sắm.không được lên mạng là cảm thấy bứt rứt, đứng ngồi không yên”. Đứng trước thực trạng của lớp tôi không khỏi lo lắng và tôi mạnh dạn đề xuất đề tài SKKN “Một số giải pháp góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ cao và mạng xã hội ở lớp chủ nhiệm” nhằm giảm thiểu việc các em sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội gây ảnh hưởng đến việc học cũng như sức khỏe của các em.

 

doc 19 trang thuychi01 10795
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ cao và mạng xã hội ở lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG NGHỆ CAO VÀ MẠNG XÃ HỘI 
Ở HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM.
 Người thực hiện: Đỗ Thị Lệ
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn – Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
	THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
A. MỞ ĐẦU
Lý do chon đề tài 2
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
 1. Thực trạng hiện nay 3
 2. Những dấu hiệu cho thấy học sinh là một kẻ thường xuyên 3
sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội
 3. Những tác hại và ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ cao 4
và mạng xã hội đối với học sinh THPT.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Thuận lợi 8
Khó khăn 8
III. Giải pháp 
GVCN phải tìm hiểu và nắm vững tâm lý học sinh 9
Phối hợp giữa GVCN – Phụ huynh học sinh 9
Phối hợp giữa GVCN và GV bộ môn 10
Phối hợp giữa GVCN – BGH – BCH Đoàn trường 12
 5. Kết hợp giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 13
IV. Kết quả 15
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 16
2. Kiến nghị 16
Tài liệu tham khảo 17
Danh mục các chữ viết tắt 18
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ hiện đại thực sự đã thay đổi cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, mang lại những trải nghiệm mới mẻ với vô số tiện ích giúp tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. Đó là sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng và từ đó Internet cũng được kết nối ở mọi nơi: từ quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, khách sạn đến các tụ điểm công cộng Những sản phẩm công nghệ hiện đại đó dần trở thành công cụ giải trí số một, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí còn được xem như những “người bạn thân thiết”. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ thông tin mang lại thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi thì bây giờ lại gặp nhau bằng cách khởi động máy tính và trò chuyện với nhau qua màn hình máy tính thông qua các trang mạng xã hội – một thế giới ảo. Không ít trường hợp các bạn trẻ mải mê sống với thế giới ảo và đến khi tắt máy, đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập.
Các em học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm không phải là ngoại lệ, theo khảo sát của tôi thì 100% các em sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội, trong đó 75% dùng thường xuyên và 40% nghiện. Các em còn thừa nhận rằng: “Cứ mỗi khi có điều kiện là chúng em lại lên mạng xã hội, thậm chí cả trong giờ học. Chúng em lên để online, check – in, comment, mua sắm...không được lên mạng là cảm thấy bứt rứt, đứng ngồi không yên”. Đứng trước thực trạng của lớp tôi không khỏi lo lắng và tôi mạnh dạn đề xuất đề tài SKKN “Một số giải pháp góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ cao và mạng xã hội ở lớp chủ nhiệm” nhằm giảm thiểu việc các em sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội gây ảnh hưởng đến việc học cũng như sức khỏe của các em.
2. Mục đích nghiên cứu
 - Giúp tất cả các học sinh trong lớp hiểu rõ về tác hại của các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội đối với sức khỏe và việc học tập.
 - Giúp các em rút ra được cho mình bài học kinh nghiệm bổ ích và biết cách sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội sao cho hợp lí, phù hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 10A2 – Trường THPT Lê Hoàn, trong năm học 2016 – 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Kết hợp thực tiễn giáo dục trong trường THPT Lê Hoàn. 
 - Nghiên cứu tài liệu, Internet, điều tra khảo sát thực tế.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
1. Thực trạng hiện nay:
Cuộc sống với bao bộn bề và lo toan khiến đôi khi con người chúng ta quá lạm dụng vào thiết bị công nghệ cao để giải trí, để giải quyết công việc giúp chúng ta, phụ thuộc vào mạng xã hội để chia sẻ, tâm sự những điều riêng tư, sử dụng mạng xã hội để mua sắm, tra cứu tư liệu phục vụ đời sống, Tuy nhiên, ít ai trong chúng ta chú ý đến tác hại tiêu cực mà thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội đem lại hoặc giả như có biết đi chăng nữa thì cũng vì cuộc sống quá nhiều phiền lo hay do bản thân quá ham mê đồ công nghệ cao và mạng xã hội dẫn đến phụ thuộc vào mạng xã hội và thiết bị công nghệ cao. Những tác hại mà thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội mang lại là vô cùng to lớn, những con người trẻ hiện nay đang quá phụ thuộc vào chúng mà lơ là đi tác động tiêu cực của chúng.
 Theo thống kê cho thấy 13% người tham gia nghiên cứu đều nghiện internet, với số lượng bỏ ra trung bình mỗi ngày 3,6 giờ trên điện thoại hoặc máy tính. Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet cao (khoảng 50%), tập trung chủ yếu vào người trẻ tuổi. NetCitzens Việt Nam cho biết, độ tuổi trung bình sử dụng Internet tại Việt Nam là 29, thấp hơn mức trung bình của thế giới (36 tuổi).Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2013, tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet đạt 73%, trong đó 50,2% thanh niên đô thị. Hơn 60% thanh thiếu niên truy cập mạng để tán gẫu và chơi game.Trong số đó, một bộ phận thanh thiếu niên quá mải mê với Internet, game nên dẫn đến tình trạng nghiện ngập. Theo các nhà khoa học, tình trạng nghiện Internet không khác gì nghiện ma tuý, người dùng tìm mọi cách để online, chìm đắm trong thế giới ảo. Hiện nay ở nhiều trường học vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học ra quán Internet đánh điện tử. Nhiều học sinh nói dối phụ huynh đi học nhưng thực tế là ra vào các quán Internet chơi game.
Học sinh ra vào các quán internet để chơi game
2. Những dấu hiệu cho thấy học sinh là một kẻ thường xuyên sử dụng thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội.
 - Dành nhiều thời gian mỗi ngày để vào mạng xã hội.
 - Thấy vật vã, bức bối khi không được sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội.
 - Thường xuyên bỏ tiết, nghỉ học không có lí do.
 - Kết quả học tập và sức khỏe giảm sút.
3. Những tác hại và ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội đối với học sinh THPT.
Điện thoại iPhone, máy tính xách tay, máy tính bảng là những bằng chứng của sự tiến bộ trong công nghệ. Trong một số khía cạnh, đó là tích cực. Chẳng hạn, khi tìm kiếm bằng Google với một mức độ vừa phải có thể tốt cho bộ não của bạn, cũng có những ứng dụng có thể giúp tăng cường chức năng và hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ cao cũng đi kèm với một số hậu quả không mong muốn. Não của chúng ta hoạt động ít dần vì sự xuất hiện của công nghệ cao, nhà thần kinh học Michael Merzenich cho biết trong cuốn sách "The Shallows: What The Internet Is Doing To Our Brains", cảnh báo tác động của công nghệ đối với trí thông minh của con người, nguy hiểm tới mức không tưởng.
Những thiết bị công nghệ cao thường được học sinh và giới trẻ sử dụng
Vậy, làm thế nào mà công nghệ có thể tác động mạnh lên não của chúng ta và chúng có tác hại ra sao?
3.1. Kết quả học tập giảm sút
Nghiện sử dụng các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội khiến nhiều em học sinh tiêu tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Có nhiều em vì quá mải mê với các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội mà quên làm việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều em sau khi quay lại học vẫn “lưu luyến’’ với các hình ảnh trên mạng xã hội mà không tập trung vào bài học. Vì thế nên đã gây ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của mình. Những học sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội sẽ có kết quả học tập kém hơn 20% so với các học sinh khác.
3.2. Gây mất ngủ
 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng màu xanh được phát ra bởi các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay có thể ngăn chặn sự phát triển của melatonin trong cơ thể vào ban đêm. Melatonin là một loại hóc-môn quan trọng giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người, nó cho bạn biết khi nào là ban đêm và khi nào cảm thấy buồn ngủ. Ánh sáng màu xanh có thể làm gián đoạn quá trình đó, làm cho bạn không thể đi ngủ theo theo gian hợp lý. Mất ngủ sẽ có một số tác động tiêu cực lên não của bạn. Nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, tâm trạng của bạn sẽ ngày càng xấu đi, giảm tập trung trong công việc và các vấn đề liên quan tới khả năng ghi nhớ, chưa kể đến việc một số mô não bị chết.
3.3. Nhịn ăn hoặc ăn uống thất thường
	Theo một cuộc khảo sát với 600 người sử dụng mạng xã hội, từ 16 đến 40 tuổi thì hơn một nữa nói rằng gặp vấn đề khi nhìn thấy hình ảnh của bản thân và những người khác trên mạng. 32% cảm thấy buồn khi so sánh hình ảnh của mình với bạn và 45% nói rằng họ muốn có thân hình như bạn bè của họ. Bên cạnh đó, nhiều em vì mãi online mà quên cả thời gian. Điều đó khiến các em ăn uống thất thường thậm chí thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa.
3.4. Giảm tương tác giữa người với người
Thử tưởng tượng xem bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy thế nào khi gặp mặt họ mà bạn cứ dán mắt vào Facebook qua chiếc Smartphone? Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.
Dán mắt vào mạng xã hội làm tình bạn dễ sứt mẻ
3.5. Không trung thực và bạo lực trên mạng: 
“Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn. Bên cạnh những lợi ích từ việc sử dụng các trang mạng xã hội mang lại, nhiều học sinh lại lợi dụng các trang mạng xã hội như một công cụ để đăng chửi bới, sỉ nhục nhân phẩm và đạo đức của người khác, dẫn đến tình trạng đánh nhau, gây lộn ngoài đời thực.
3.6. Có nguy cơ trầm cảm
Nguy cơ trầm cảm cao hơn ở những người nghiện mạng xã hội
 	Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt Facebook trong một thời gian.
3.7. Tăng cân, béo phì
 	Việc ngồi 1 chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ còn dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì.
3.8. Gây bệnh cho mắt - giảm thị lực
 	Với sự xuất hiện của các “anh hùng bàn phím’’ trên mạng xã hội, mọi người đang trở nên thô lỗ, ăn nói cộc cằn hơn bình thường, bạn bè nói xấu, chửi bậy nhau trên mạng xã hội. Thậm chí là đánh nhau, giằn mặt nhau. Chưa kể đến việc giảm thị lực, làm mắt bị khô khi dành cả tiếng, thậm chí là vài tiếng đồng hồ để nhìn vào màn hình
3.9. Tê liệt - Giết chết sự sáng tạo
   	Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội.
3.10. Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân
  	Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các em lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhằm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GVCN và giáo viên bộ môn. 
 - GVCN trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với học sinh, luôn dành nhiều thời gian để tiếp xúc, tìm hiểu học sinh.
 - Đội ngũ giáo viên bộ môn nhiệt tình, có trách nhiệm cao. 
 - Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ việc rèn luyện nề nếp, học tập của học sinh.
 - Ban cán sự lớp gương mẫu, ham hoạt động.
 	2. Khó khăn
Năm học 2016 – 2017 lớp 10A2 – sĩ số có 42 học sinh.
 	Trong đó: Nam: 20 học sinh, chiếm 47,6%. Nữ: 22 học sinh, chiếm 52,3%
 	- Hơn 70% học sinh ở xa trường ở các xã như: Xuân Quang, Thọ Trường, Thiệu Ngọc, Xuân Vinh, Xuân Tân...
 	- Trình độ học sinh trong lớp chủ yếu là Trung bình, nhưng vẫn ham chơi nghiện sử dụng công nghệ cao và mạng xã hội, hầu như không dành thời gian cho việc học.
 	 - Trường gần đường giao thông và xung quanh trường có nhiều quán Internet.
 	- Gần 80% học sinh có điện thoại, Máy tính...
 	- Số giờ các em sử dụng điện thoại và truy cập vào các trang mạng xã hội là 4 đến 5 tiếng một ngày, thậm chí là 7 đến 8 tiếng.
III. Giải pháp.
Bản chất của công nghệ cao và mạng xã hội không xấu, xấu hay không là ở chỗ chúng ta làm gì trên đó. Nó sẽ trở thành một ngôi nhà dễ thương, trở nên một lớp học đầy ý nghĩa, trở thành một ngôi nhà tuổi trẻ giao lưu bè bạn hay trở thành vũng lầy học tập, thành bãi đất u ám với những lời thóa mạđều tùy thuộc vào cách mà ta sử dụng chúng mà thôi. Ngoài ra, tuổi mới lớn chúng ta không nghĩ sâu xa hành vi mình đang làm, cũng không nghĩ xa về hậu quả. Đặc biệt, tuổi mới lớn chúng mình thường hành động vì cảm xúc hơn là vì lý trí. Cho nên mỗi khi bực bội, nóng giận, thất vọng, uất ức là chúng ta hành động bột phát mà không hề nghĩ đến hậu quả. Vì vậy, chúng ta phải học cách kiểm soát mình và những gì mình nói. Trong mắt tuổi mới lớn chúng ta, thế giới mạng là thế giới ảo, mọi phát ngôn trên đó đều là không chính thức, viết chơi cho vui, viết cho hả giận, viết rồi thôi.v.v giống như một quyển sổ nháp của cuộc sống. Tuy nhiên, các em cần biết rằng, bây giờ đó không phải là thế giới ảo nữa, mà là một thế giới thật có ảnh hưởng thật và hậu quả thật.
Thực ra chúng ta không nên không dùng mà chỉ không nên dùng sai thôi!
	Là một GVCN lớp, tôi thấy được trách nhiệm mà mình cần phải làm đối với các em là làm thế nào để hạn chế những tác động tiêu cực của các thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội đối với sức khỏe, học tập cũng như cuộc sống của các em. Để làm được điều đó thì điều quan trọng là định hướng, giáo dục các em và các em tự giáo dục mình, tăng cường giáo dục và tự giáo dục. Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho các em thật chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
1. GVCN phải tìm hiểu và nắm vững tâm lý học sinh
	Là GVCN lớp, tôi thiết nghĩ việc hiểu và nắm vững tâm lý học sinh của lớp mình là một việc rất cần thiết. Vì muốn giáo dục học sinh thì điều đầu tiên là phải hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em. Tôi dành nhiều thời gian để trò chuyện, để nắm bắt suy nghĩ và mong muốn của các em. Cần phải hiểu được trong sâu thẳm các em cần và mong muốn điều gì...Bên cạnh đó, tôi luôn luôn đối xử nhẹ nhàng, quan tâm, chia sẻ với các em như người thân của mình. Ngoài trò chuyện trực tiếp tôi còn tìm hiểu các em qua các kênh khác nhau:
- Tìm hiểu qua bạn thân của các em ở lớp.
- Nói chuyện tâm sự, chia sẻ với bản thân các em như: nhắn tin qua điện thoại, facebook, zalo...
- Đến thăm nhà, trò chuyện với phụ huynh các em.
- Trao đổi với các giáo viên bộ môn về các em.
2. Phối hợp giữa GVCN – Phụ huynh học sinh
	Thông qua việc tìm hiểu và nắm bắt được thông tin chính xác về những học sinh thường xuyên sử dụng điện thoại để vào mạng xã hội, đặc biệt những học sinh bỏ tiết, nghỉ học vô lí do để la cà các quán Internet tôi đã gọi điện thông báo cho phụ huynh biết, đồng thời mời phụ huynh đến trường để trao đổi thẳng thắn và nói rõ quan điểm của mình để phụ huynh nắm được. Tôi cung cấp số điện thoại của mình đến phụ huynh để khi cần thiết phụ huynh có thể gọi điện thoại hỏi thăm tình hình học tập của các em. Hàng ngày, tôi điểm danh rất chặt chẽ nếu em nào bỏ tiết, nghỉ học tôi liền gọi điện hoặc nhắn tin qua điện thoại, Vnedu...báo cho phụ huynh biết để kịp thời uốn nắn, và có những biện pháp nghiêm khắc giáo dục các em. Qua các buổi gặp mặt, họp phụ huynh tôi tư vấn thêm cho phụ huynh một số biện pháp để quản lí giờ giấc của các em. Đây là những việc làm thường xuyên, hàng ngày mà phụ huynh cần phải làm đối với các em:
	- Nắm được thời khóa biểu chính khóa và học thêm trong tuần.
	- Giám sát chặt chẽ giờ giấc học tập, sinh hoạt của các em.
	- Động viên, uốn nắn kịp thời, nhẹ nhàng khuyên bảo khi biết con em mình sử dụng mạng xã hội...tránh quát mắng, dùng bạo lực.
	- Khuyến khích các em giúp bố mẹ việc nhà như: nấu cơm, quét dọn nhà cửa...
	- Trở thành bạn tâm sự của con, tạo sự tin tưởng đối với các con để chia sẻ những tâm tư tình cảm và những vướng mắc về lứa tuổi mà các em thường gặp phải ở lứa tuổi này.
Có thể nói, sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với phụ huynh học sinh là một trong những giải pháp cần thiết và quan trọng nhằm giúp giáo dục các em một cách hiệu quả nhất. 
3. Phối hợp giữa GVCN và GV bộ môn
	GVBM đóng vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt và giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Vì vậy, để giúp các em hạn chế sử dụng công nghệ cao và mạng xã hội cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó thì sự phối hợp giữa GVCN – GVBM là một giải pháp không thể thiếu.
	Để giúp các em, tôi cùng với thầy cô giảng dạy ở lớp làm những công việc sau:
	- Thường xuyên trao đổi qua lại để nắm bắt thông tin của các em trong giờ học.
	- GVBM quản lí giờ học chặt chẽ tránh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.
	- Uốn nắn, nhắc nhở kịp thời và có các biện pháp xử phạt đối với các em cố tình sử dụng điện thoại trong giờ.
	Để đạt được hiệu tốt nhất, tôi cùng với một số thầy cô bộ môn phối hợp để giúp các em thông qua các bài học lồng ghép trên lớp.
3.a. Môn GDCD:
	Là GVCN cũng đồng thời là giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD ở lớp, vì vậy thông qua các tiết học bộ môn tôi tuyên truyền đến các em những thông điệp bổ ích, lời khuyên chân thành, phòng tránh tình trạng lạm dụng thiết bị công nghệ cao và mạng xã hội.
	Cụ thể, thông qua các tình huống có thật trong thực tế cung cấp cho các em một số điều luật và một số bài học rút ra giúp các em có được những hiểu biết và kĩ năng xử lí cần thiết khi gặp phải những trường hợp tương tự, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ví dụ 1: Đó là các vụ việc liên quan đến tính mạng con người và tài sản của xã hội. Điển hình như vụ nam thanh niên quay clip tự thiêu rồi nhảy cầu ở thành phố Hồ Chí Minh cuối tháng 9-2016 gây xôn xao dư luận. Trước đó, nam thanh niên này đăng một bức ảnh kèm theo dòng trạng thái gây sốc trên trang facebook cá nhân: “Việt Nam, nói là làm! Bức hình này đủ 40.000 like tôi sẽ đổ xăng lên người và châm lửa rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói tôi làm! Share mạnh có cái hay hấp dẫn để xem”. Sau đó, lời thách thức này nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng, chưa đầy 24 giờ đã có hàng nghìn lượt like và chia sẻ đến mức vượt cả chỉ tiêu ban đầu mà nam thanh niên đề ra. Rất may sự việc không ảnh hưởng đến tính mạng.
Ví dụ 2: Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở Khánh Hòa khi một nữ sinh 13 tuổi phải đem xăng đốt trường vì “lỡ” đăng tải lên trang cá nhân nội dung theo trào lưu “nói là làm”. Nghiêm trọng hơn, cuối tháng 10-2016, một nam sinh lớp 8 ở Yên Bái đã thắt cổ tự tử sau khi bị đánh, bắt quỳ và xin lỗi rồi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_han_che_tac_dong_tieu_cuc_cua.doc