SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Khoa học lớp 4

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Khoa học lớp 4

Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.

 Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục tiêu và nội dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học.

 Không những thế, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

 Với những lý do nêu trên, để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Khoa học đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết. Vì vậy, tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm khi giảng dạy môn học này. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Khoa học lớp 4."

 

doc 21 trang thuychi01 2100431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Mục lục
Trang
1. Mở đầu ........................................................................................................... 2 
1.1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 2 
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..................................................................... 3 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ..................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề ....................................................................................... 3
2.3. Các biện pháp thực hiện ............................................................................. 4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến .............................................................................. 18
3. Kết luận, kiến nghị ....................................................................................... 19
3.1. Kết luận ..................................................................................................... 19
3.2. Kiến nghị .................................................................................................... 20
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 21
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.
	Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục tiêu và nội dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học.
	Không những thế, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
	Với những lý do nêu trên, để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Khoa học đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết. Vì vậy, tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm khi giảng dạy môn học này. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Khoa học lớp 4."
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Mục đích nghiên cứu của sáng kiến nhằm:
	- Tìm hiểu các nguyên nhân vì sao học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực học môn Khoa học. 
	- Tìm ra các giải pháp nhằm giúp học sinh có hứng thú để các em tích cực hơn trong quá trình học tập môn học nói trên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh lớp 4A và lớp 4B - Trường Tiểu học Hermann Gmeiner
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sự hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.
	- Phương pháp điều tra: Khảo sát đánh giá thực trạng tính tích cực học tập của học sinh.
	- Phương pháp quan sát
	- Phương pháp thống kê
	- Phương pháp phân tích tổng hợp
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động. Các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "vừa chơi, vừa học". Mặt khác đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhớ thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Đồng thời lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các vấn đề trực quan mang tính bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng.
	Ở trường Tiểu học việc xây dựng chương trình học tập cho học sinh được chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5. Nếu như ở các lớp 1, 2, 3 việc nắm bắt kiến thức của học sinh còn ở mức sơ giản thì chương trình của lớp 4, 5 đã mở rộng hơn rất nhiều. Kiến thức về tự nhiên, xã hội được mở rộng hơn, thể hiện rõ ở môn Khoa học. Với chương trình lớp 4 môn Khoa học được tích hợp các kiến thức như: vật lý, sinh học, hoá học và một số kiến thức của môn sức khoẻ cũ cũng được tích hợp vào môn học này. Do đó các nội dung kiến thức của môn học này mang tính trừu tượng, yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. Đồng thời đối với học sinh lớp 4 là lớp bản lề của hai giai đoạn: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5. Mặt khác, lớp 4 cũng là lớp học bắt đầu của việc tách môn học "Tự nhiên - Xã hội" thành các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý và cũng là lớp tạo nền tảng cho việc học tập và tìm hiểu kiến thức các môn học này ở lớp 5 và các lớp trên. 
	Vì vậy để "tạo hứng thú và phát huy tính tích cực" cho học sinh khi học môn Khoa học ở lớp 4 là hết sức cần thiết.
	2.2. Thực trạng vấn đề
	Qua một số tiết dạy những ngày đầu năm học, tôi nhận thấy một tồn tại trong việc học môn Khoa học của học sinh lớp 4A là các em ngại học, không hào hứng. Chính vì ngại, không hứng thú nên tính tích cực học tập của các em còn rất yếu, thể hiện qua một số dấu hiệu sau:
	+ Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên nêu ra (chỉ có khoảng 10% số học sinh cả lớp tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trong mỗi tiết học).
	+ Nếu được hỏi, học sinh chủ yếu lệ thuộc vào sách giáo khoa, ít tư duy.
	+ Không thắc mắc hay đòi hỏi giáo viên phải giải thích cặn kẽ những vấn đề mà mình chưa hiểu rõ.
	+ Không khí của lớp rất buồn tẻ, trầm lắng hoặc ít sôi nổi khi học sinh không thực hiện được yêu cầu của giáo viên.
	+ Học sinh không có thói quen sưu tầm tư liệu phục vụ bài học; nếu có thì số lượng tranh rất ít, chất lượng sưu tầm chưa đúng yêu cầu bài học.
	Những thực tế nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân mà tôi cho là cơ bản nhất là: chúng ta (bao gồm tôi và các đồng nghiệp) từ trước đến nay chưa tạo được hứng thú hay nói cách khác là chưa làm sao để cho các em học sinh thích thú khi học các tiết Khoa học. Do đó các em cũng chưa phát huy được tính tích cực khi học môn học này, vì vậy mà kết quả học tập là chưa cao.
	Vào đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra các tiết học Khoa học tại lớp 4A (25 học sinh) tôi thu được kết quả như sau: 
Tổng số
 học sinh
Hứng thú, tích cực
 với tiết học
Thờ ơ với tiết học
25
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
4
16%
21
84%
Từ kết quả thu được cho thấy tình trạng học sinh lười học, ngại học thật đáng lo, tỉ lệ học sinh ham thích và chủ động học tập còn quá thấp, tỉ lệ học sinh không hứng thú với môn học quá nhiều (trên 80%). Từ thực trạng nói trên, tôi thấy cần phải thay đổi thói quen học tập của học sinh đối với môn học Khoa học. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra được một vài biện pháp giúp học sinh có niềm yêu thích và tích cực học môn Khoa học hơn, tôi xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp như sau: 
	 2.3. Các biện pháp thực hiện
	Biện pháp 1: Khuyến khích học sinh sưu tầm tư liệu và đồ dùng học tập phục vụ bài học. 
Sách giáo khoa hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phần cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, ở một số bài học, tư liệu sưu tầm lại đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc giúp học sinh chủ động, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức bài học, chứ không phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Một tiết học đạt hiệu quả tùy thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước buổi học đó. Vì vậy, giáo viên luôn khuyến khích học sinh chuẩn bị bài cho ngày hôm sau từ việc xem trước bài cho đến việc chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bài học sẽ giúp các em có ý thức hơn trong việc học của mình. Cách làm này rất phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, giúp các em hứng thú học tập đồng thời bước đầu hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên các lớp trên.
* Ví dụ bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
Học sinh sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như: gà, cá, tôm, cua,... Mục đích của việc sưu tầm là giúp các em phân loại nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. Đồng thời đó cũng là dụng cụ để các em tham gia trò chơi học tập theo nhóm.
 * Ví dụ bài 54: Nhiệt cần cho sự sống.
Học sinh sưu tầm ảnh về các loài động vật, thực vật. Học sinh làm việc theo nhóm với yêu cầu sau:
- Phân loại tranh ảnh sưu tầm theo sự phân bố của chúng trên trái đất như sau:
+ Động vật, thực vật sống ở xứ lạnh, băng tuyết quanh năm.
+ Động vật, thực vật sống ở vùng ôn đới.
+ Động vật, thực vật sống ở vùng nhiệt đới.
+ Động vật, thực vật sống ở vùng sa mạc.
- Nhận xét các vùng khí hậu (có nhiều loài vật, cây sinh sống hoặc ít loài sinh sống).
Trên cơ sở tranh ảnh sưu tầm, học sinh tự rút ra kết luận về vai trò của nhiệt đối với đời sống sinh vật.
Để việc sưu tầm tư liệu mang lại hiệu quả cao, tôi áp dụng một số các làm như sau: 
+ Hướng dẫn học sinh phân loại tranh theo yêu cầu của bài học.
+ Sử dụng tư liệu sưu tầm của học sinh các khoá trước.
+ Đánh giá, động viên việc sưu tầm tư liệu của học sinh.
+ Giáo viên thường xuyên bổ sung tư liệu, kiến thức ngoài sách giáo khoa trong các tiết học.
* Ví dụ bài 58: Nhu cầu nước của thực vật
Học sinh sưu tầm tranh, ảnh, một số cây thật. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm với các yêu cầu:
- Phân loại các loại cây đã sưu tầm theo 4 nhóm sau đây;
+ Cây chịu được khô hạn
+ Cây sống trên cạn ưa ẩm ướt
+ Cây sống dưới nước
+ Cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước
- Nhận xét về nhu cầu nước của mỗi loài cây
Sau khi tìm hiểu và phân loại từ những tranh, ảnh, cây đã sưu tầm, học sinh tự rút ra được kết luận về nhu cầu nước của mỗi loài cây (Mỗi loài cây có nhu cầu về nước khác nhau).
	 Biện pháp 2: Rèn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản.
	Ở lớp 4, chủ đề “Vật chất và năng lượng” giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức hóa học vô cơ. Nội dung này được thể hiện nhiều là qua các thí nghiệm, vì vậy khi giảng dạy, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc làm thí nghiệm.
* Phương pháp thí nghiệm có tác dụng :
+ Giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất các sự vật, hiện tượng, sự vật tự nhiện.
+ Thí nghiệm được sử dụng như “nguồn” dẫn học sinh đi tìm tri thức mới, vì thế các em sẽ hiểu sâu nhớ lâu.
+ Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng: đặt thí nghiệm, lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, quan sát diễn biến thí nghiệm, ... 
* Để dạy học theo phương pháp thí nghiệm thông thường cần tuân theo các bước sau:
a) Xác định mục đích của thí nghiệm:
	Các thí nghiệm trong chương trình khoa học 4 có thể phân thành 3 loại chính:
- Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
- Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia hoặc hiện tượng kia).
- Loại nghiên cứu tính chất của một vật.
b) Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm:
Liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm.Vạch kế hoạch cụ thể (Làm gì trước? Làm gì sau?).
	- Thực hiện thao tác gì? Trên vật nào ?
- Quan sát dấu hiệu gì? Ở đâu? Bằng giác quan nào hoặc phương tiện nào?
c) Tiến hành thí nghiệm
Bố trí, lắp ráp và làm thí nghiệm theo các bước đã vạch ra.
* Khi làm thí nghiệm, giáo viên cần nắm vững và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Học sinh phải chọn ra được một số yếu tố riêng có thể khống chế được để nghiên cứu hoặc phải tác động lên hiện tượng, sự vật cần nghiên cứu.
	+ Học sinh cần phải theo dõi, quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
	+ Học sinh cần biết thiết lập các mối quan hệ (nguyên nhân - kết quả) giải thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
	+ Các điều kiện và quá trình được kiểm soát là thiết yếu đối với một số thí nghiệm.
	+ Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm. 
	d) Phân tích kết quả và kết luận: Phần này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đến các dấu hiệu bản chất. Dạy học sinh cách so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận.
	- Lưu ý: Tuỳ từng thí nghiệm, tuỳ trình độ học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm thí nghiệm ở các mức độ khác nhau:
- Học sinh nghiên cứu thí nghiệm được trình bày trong sách giáo khoa đưa ra giả thuyết, giải thích và kết luận.
- Giáo viên làm mẫu, học sinh làm theo.
- Giáo viên giao nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh từng bước tiến hành thí nghiệm thông qua phiếu học tập hoặc chỉ dẫn bằng lời.
- Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự làm, giáo viên theo dõi và đưa ra chỉ dẫn kịp thời nếu thấy cần thiết.
Vì thế trừ một số thí nghiệm đòi hỏi tính chính xác cao phải do giáo viên thực hiện (ví dụ bài 31: thí nghiệm chứng minh tính chất của không khí: Không khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi; bài 37: Thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng, không khí chuyển động tạo thành gió) các thí nghiệm nêu ở sách giáo khoa, tôi chia lớp thành nhiều nhóm để thực hành.
	Đối với mỗi thí nghiệm yêu cầu học sinh thực hiện đúng theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Quan sát thí nghiệm.
Bước 4: Giải thích thí nghiệm
* Ví dụ bài 35: Không khí cần cho sự cháy
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô - xi đối với sự cháy
Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng tỏ: Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy được lâu hơn
Bước 1: Chuẩn bị: 
+ Hai lọ thủy tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ)
+ Hai cây nến bằng nhau
Bước 2: Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh đọc cách tiến hành trong SGK để học sinh nắm được cách làm thí nghiệm như sau:
+ Lấy 2 lọ thủy tinh cùng úp đồng thời vào 2 cây nến đang cháy
+ Quan sát sự cháy của các ngọn nến
Bước 3: Quan sát thí nghiệm
- Học sinh quan sát để thấy được ngọn nến trong lọ thủy tinh to thời gian cháy dài hơn, ngọn nến trong lọ thủy tinh nhỏ thời gian cháy ngắn hơn.
	Bước 4: Giải thích hiện tượng
	Học sinh dựa vào các thành phần của không khí để giải thích hiện tượng cây nến trong lọ thủy tinh to cháy lâu hơn cây nến trong lọ thủy tinh nhỏ như sau: 
	Nến trong lọ thủy tinh cháy lâu hơn vì lượng không khí ở trong lọ nhiều hơn nên lượng ô - xi nhiều hơn. Còn nến trong lọ thủy tinh nhỏ tắt nhanh hơn vì lượng không khí trong lọ nhỏ ít hơn nên lượng ô - xi ít hơn. 
	Sau đó học sinh rút ra kết luận: Ô - xi trong không khí cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Vì vậy cần có không khí để duy trì sự cháy.
(Học sinh quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét)
	* Ví dụ bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
Hoạt động 2: Chứng minh không khí là vật cách nhiệt.
Bước 1: Chuẩn bị:
+ Hai chiếc cốc như nhau.
+ Hai tờ giấy báo.
+ Nước nóng.
+ Nhiệt kế.
Bước 2: Cách tiến hành:
+ Lấy một tờ giấy báo quấn thật chặt vào cốc thứ nhất.
+ Lấy tờ báo còn lại làm nhăn và quấn lỏng vào cốc thứ hai để có nhiều chỗ chứa không khí giữa các lớp giấy.
+ Đổ vào hai cốc nước một lượng nước nóng như nhau.
+ Sau một thời gian đo nhiệt độ nước trong hai cốc.
- Nhận xét: Nước trong cốc nào nóng hơn 
Giáo viên chỉ làm mẫu cách quấn giấy vào cốc sau đó yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4.
Bước 3: Quan sát thí nghiệm
 Học sinh đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi lần đo.
	Lần 1: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt có nhiệt độ cao hơn nước trong cốc được quấn giấy báo thường chặt
	Lần 2: Đo cách lần một 5 phút, nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và chặt vẫn có nhiệt độ cao hơn nước trong cốc được quấn giấy báo thường chặt.
Bước 4: Giải thích hiện tượng
	Học sinh dựa vào tính chất của không khí để giải thích hiện tượng nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt như sau:	
Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
Sau đó học sinh tự rút ra kết luận không khí là vật cách nhiệt.
	* Ưu điểm của biện pháp này là:
	- Học sinh có kỹ năng thao tác thành thạo trong việc thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
	- Học sinh được trực quan (mắt thấy, tai nghe hoặc cảm nhận qua các giác quan) các hiện tượng, kết quả thí nghiệm, chứ không bị áp đặt, chấp nhận kết quả thí nghiệm một cách gián tiếp thông qua sách giáo khoa.
 Biện pháp 3: Tăng cường việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh.
	Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.
	Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Cụ thể là:
	- Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện.
	- Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
	- Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá ...).
- Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
	- Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.
	- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm.
	- Khi dạy học nhóm, giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập.
* Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
	- Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân.
	- Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm (như phát biểu ý kiến, tranh luận ...).
	- Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích và nói ra những điều mình suy nghĩ.
	-

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_va_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc