SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử 12 - Chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử 12 - Chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai

Trong những năm gần đây các trường THPT đang phải đối mặt với thực tế học sinh không yêu thích môn Lịch sử, thậm chí là ghét học môn sử. Học sinh trường THPT Lê Lai cũng có tình trạng chung như vậy. Đó là một thực tế đáng suy ngẫm và những người thầy, người cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải nhìn nhận lại tại sao các em lại quay lưng và không yêu thích môn học. Làm sao để mỗi giờ sử khô khan trở thành một giờ học hấp dẫn, khiến học sinh yêu thích môn học này là một trăn trở có lẽ không chỉ của giáo viên môn Lịch sử. Từ trong bản chất, con người là động vật cao cấp luôn khát khao của sự hiểu biết. Sự hiểu biết sẽ trở thành động lực cho chính nó.Vì vậy, giờ học Lịch sử chỉ hiệu quả khi học sinh muốn hiểu biết. Muốn làm được điều đó thì người dạy phải có những biện pháp giúp học sinh yêu thích, hứng thú khi học môn Lịch sử. Ở trường THPT Lê Lai nói riêng và các trường THPT nói chung điều quan trọng và cần thiết nhất của mỗi giáo viên là luôn tạo cho các em niềm khát khao tìm hiểu, biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật Lịch sử nào đó, khiến các em đam mê thực sự trong mỗi giờ học chứ không bị gò bó hay ép buộc bởi bất cứ một lý do nào.

 Mặt khác trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của học sinh. Nếu học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước, đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tuờng gốc tích nước nhà Việt Nam"[8]

 

doc 19 trang thuychi01 7542
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử 12 - Chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.........................................20
1. Mở đầu.
	1.1. Lý do chọn đề tài.
	Trong những năm gần đây các trường THPT đang phải đối mặt với thực tế học sinh không yêu thích môn Lịch sử, thậm chí là ghét học môn sử. Học sinh trường THPT Lê Lai cũng có tình trạng chung như vậy. Đó là một thực tế đáng suy ngẫm và những người thầy, người cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải nhìn nhận lại tại sao các em lại quay lưng và không yêu thích môn học. Làm sao để mỗi giờ sử khô khan trở thành một giờ học hấp dẫn, khiến học sinh yêu thích môn học này là một trăn trở có lẽ không chỉ của giáo viên môn Lịch sử. Từ trong bản chất, con người là động vật cao cấp luôn khát khao của sự hiểu biết. Sự hiểu biết sẽ trở thành động lực cho chính nó.Vì vậy, giờ học Lịch sử chỉ hiệu quả khi học sinh muốn hiểu biết. Muốn làm được điều đó thì người dạy phải có những biện pháp giúp học sinh yêu thích, hứng thú khi học môn Lịch sử. Ở trường THPT Lê Lai nói riêng và các trường THPT nói chung điều quan trọng và cần thiết nhất của mỗi giáo viên là luôn tạo cho các em niềm khát khao tìm hiểu, biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật Lịch sử nào đó, khiến các em đam mê thực sự trong mỗi giờ học chứ không bị gò bó hay ép buộc bởi bất cứ một lý do nào.
	 Mặt khác trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của học sinh. Nếu học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước, đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tuờng gốc tích nước nhà Việt Nam"[8]
	Để góp phần vào việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy, đồng thời giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Lịch sử tại trường THPT Lê Lai, Huyện Ngọc Lặc tôi cũng xin mạnh dạn trình bày "Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21,22,23 (Lịch sử 12 - chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai” Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp bản thân và đồng nghiệp tiến hành một giờ dạy học hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với môn học hơn và đặc biệt các em biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của quê hương, của ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc Lê Lai. Trân trọng sự hy sinh của những thế hệ đi trước, biết phân biệt đúng, sai. Đồng thời các em còn biết phát huy lòng yêu nước của mình thông qua những hành động cụ thể, phù hợp trong hoàn cảnh mới. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
	1.2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến.
	Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, đưa ra một số phương pháp dạy học hiệu quả để các em hứng thú hơn trong mỗi giờ học từ đó các em có một cách nhìn khách quan về các sự kiện, nhân vật lịch sử đồng thời giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc sử dụng một số phương pháp giúp học sinh tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 lịch sử 12 chương trình chuẩn cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	 - Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh lớp 12B2, lớp 12B4, lớp 12B5 - Trường THPT Lê Lai – Huyện Ngọc Lặc- Tỉnh Thanh Hóa
	 	- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tạo ra hứng thú cho HS trong dạy học lịch sử.
	Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.[2]
Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.[2]
Nghiên cứu, khai thác nội dung sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 [1]
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
Khai thác, sử dụng tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954– 1975.
Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh , bổ sung hợp lý.
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh ghiệm.
	- Học sinh được trải nghiệm thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa và được đi học tập thực tế tại khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc.
- Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh 3 lớp 12B2, 12B4, 12B5 đã có sự thay đổi rõ rệt so với đầu năm khi tôi nhận lớp, Được đánh giá cụ thể trong kì thi học kì II.
	2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[Trang 2- 8]
	Thực hiện lời dạy đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ môn Lịch sử đã được Nhà nước và Chính phủ ta quan tâm chú trọng đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ cấp tiểu học và cũng để môn học này phát huy được vai trò là “cô giáo của cuộc sống”.
	Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh của Mĩ : chiến lược Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết, nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó.[3] 
Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai[2] Vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả.
Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã tạo ra được hứng thú, kích thích hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử tại trường THPT
 Lê Lai.
	 * Thực trạng chung: Có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút. Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn Lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây Lịch sử là môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm quan giúp nước phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay.
Việc tạo hứng thú trong bài dạy Lịch sử cho học sinh, các giáo viên sử dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu nhưng việc trình bày miệng chưa đem lại hiệu quả cao vì lời nói của giáo viên chưa sinh động, chưa gợi cảm., những câu chuyện, nội dung trình bày chưa thực sự tạo cảm xúc cao cho các em.
Một số giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên nhiều đồ dùng trực quan còn chưa phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên có khi chỉ đưa ra hình ảnh mà chưa cung cấp cho học sinh kiến thức lịch sử qua hình ảnh đó và cũng chưa rút ra ý nghĩa mang tính giáo dục tư tưởng.
Về phía học sinh: Đa số học sinh rất ngại học Lịch sử vì quá dài, khó nhớ các sự kiện và nhàm chán, khô khan. Mặc khác, trong sự phát triển của xã hội, đa số học sinh coi Lịch sử là bộ môn phụ, các em còn để giành thời gian cho các môn học chính, môn dự thi vào Đại học, cao đẳng. Học sinh có học cũng chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì nên chất lượng không cao.
* Thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử tại trường THPT Lê Lai.
Qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp ở trường phổ thông Lê Lai, huyện Ngọc Lặc nơi tôi công tác, tôi nhận thấy các giáo viên trong tổ đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Lịch sử. Trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng để bài dạy tạo ra được hứng thú cho học sinh là một lĩnh vực khó và tinh tế của mỗi người nên việc sử dụng các phương pháp tạo hứng thú trong giờ học không phải giáo viên nào cũng làm được.
Thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra 3 lớp 12 tôi giảng dạy 3 lớp 12B2, 12B4, 12B5 thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm và thu được kết quả như sau:
Lớp,sĩ số
Học lực
12B2- 50
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
 0 %
 30 %
 40 %
 30%
 0
12B4 - 45
 0 %
 22,%
 55,5%
 33,3%
0
12B5 - 48
 0 %
 31,25%
 52%
 16,6%
0
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy Lịch sử đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy, việc sử dụng các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử có tác dụng không nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Song để sử dụng các phương pháp tạo hứng thú khi dạy học lịch sử như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả bài học? Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình ở phần nội dung.
	2.3. "Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử 12 - chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai ”
Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh có thể tạo cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc.
Thông qua các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay hình ảnh về tội ác chiến tranh do đế quốc Mĩ, quân đội tay sai và các nước thân Mĩ gây ra, hậu quả của nó đối với nhân dân Việt Nam sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh.
- Thông qua các câu chuyện, các tấm gương anh hùng giáo dục cho các em lòng biết ơn, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. [Trang 87- 2]
	2.3.1. Thông qua cách trình bày của giáo viên.
Lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những cảm xúc tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em chú ý, đam mê, hứng thú khi học môn lịch sử. Bởi vậy, “ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh”.Giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh "Trở về" với quá khứ của Lịch sử.
[ Trang 126- 2]
Ví dụ 1: Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực quan.[ [ Trang 126- 2]
Ở bài 22: Ở mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi tạo biểu tượng cho học sinh về cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng B52 của Mĩ: Chỉ trong 12 ngày đêm Mĩ đã sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52 và gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom đạn. Riêng Hà Nội 441 lần chiếc B52 cùng nhiều máybay chiến thuật ném hơn 40.000 tấn bom (tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, Nhật Bản). Ních-xơn muốn biến Hà Nội thành Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không cần bom nguyên tử, “ biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá”[12]
Qua đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền Bắc, đặc biệt là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng , đồng thời thấy được sự khốc liệt của chiến tranh. Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại chỉ với súng trường, tên lửa SAM2 những thứ vũ khí so với vũ khí của Mĩ thật thô sơ nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quân và dân ta đã làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất khả xâm phạm”. Có được chiến thắng đó là do tầm nhìn xa trông rộng, sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ. Ngay từ ngày 12/4/1966, đế quốc Mĩ tung ra B52 ra miền Bắc ném bom tại Đèo Mụ (Quảng Bình). Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nhận định: dứt khoát Mĩ sẽ sử dụng B52 vào đánh Hà nội và chỉ thị cho Bộ Tư lệnh và Quân chủng Phòng không – không phải tổ chức ngay cách đánh máy bay B52, phải bắn rơi bằng được B52 của Mĩ trên miền Bắc. Từ đó, củng cố niềm tin của học sinh vào Đảng, vào tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
Bài 22: Khi giảng đến mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi sử dụng câu chuyện về anh hùng diệt máy bay B52 – Phạm Tuân :
“Đêm 27 – 12 – 1972, nhiều tốp B52 từ hướng tây bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch.. Lúc này máy bay F4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B52 rất chặt chẽ. Anh dũng cảm xông thẳng vào tốp B52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc. Sau đó, anh nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ”[12]
Với một giọng điệu tường thuật mẩu chuyện, từ cung cấp sự kiện, tôi tạo ra cho học sinh cảm xúc thích thú trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Những xúc cảm này không thể có được nếu bài tường thuật khô khan, thông báo vắn tắt sự kiện.
Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975), tôi kể cho học sinh nghe chiến công của nữ anh hùng La Thị Tám: La Thị Tám quê ở Hà Tĩnh, 1967, khi vừa tròn 18 tuổi, La Thị Tám gia nhập đội thanh niên xung phong và được biên chế vào đơn vị chủ lực 2- Giao thông vận tải đóng tại xã Đồng Lộc. Chị được giao nhiệm vụ đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mĩ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Sau khi máy bay Mĩ vừa đi là chị chạy xuống cắm tiêu đánh dấu cho công binh đến phát nổ. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã cắm tiêu được số lượng bom lớn : 1205 quả. 1969 chị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới tròn 20 tuổi [10]và là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát “ Người con gái Sông La ” của nhạc sĩ Doãn Nho.
Ví dụ 2: Sử dụng những đoạn văn, thơ ngắn minh họa tạo hứng thú cho bài học lịch sử đạt hiệu quả cao hơn.
Bài 23: Ở mục IV.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975), tôi trích dẫn đoạn thơ:
“ ..Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
( Ra trận – Tố Hữu) [11]
	Qua những câu thơ, các em một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là truyền thống yêu nước. Đó là sự hy sinh cao cả của mỗi người, mỗi gia đình và cả dân tộc, vì tổ quốc họ hiến dâng cả tuổi trẻ, cả máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là lí do giải thích vì sao một dân tộc nhỏ yếu lại có thể chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Từ đó các em ý thức được hôm nay được sống trong thời bình, sinh ra lúc nước nhà đã thôi không còn máu lửa của chiến tranh. Các em cần ra sức học tập thật giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài 22 - Lịch sử 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc vừa chiến đầu vừa sản xuất (1965-1968).
Khi dạy phần miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương và chi viện cho miền Nam, giáo viên có thể đọc một đoạn thơ trong bài thơ Đường ra mặt trận của Chính Hữu
 Có những ngày vui sao cả nước lên đường.
 Xao xuyến bờ tre từng hồi trống dục.
 Xóm dưới làng trên con trai, con gái
Cơm nắm xôi đùm ríu rít theo nhau.
 Súng nhỏ, súng to chiến trường chật chội
 Tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy cầu.[12]
Đây không giống với không khí ra trận đối mặt với hi sinh, chết chóc mà đây đúng là một ngày hội tòng quân, mọi người hăm hở, vui vẻ tiến ra mặt trận. Qua đây các em sẽ thấy được tinh thần phơi phới, thái độ lạc quan đi thẳng ra chiến trường của những thanh niên miền Bắc trong công cuộc chi viện cho miền Nam ruột thịt. Với tinh thần yêu nước, khát vọng được sống hòa bình, tinh thần lạc quan trước mọi khó khăn đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc “cả nước lên đường” đánh bại kẻ thù.
Ví dụ 3. Sử dụng ca khúc cách mạng
Nhạc Cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ là những ca khúc hát về cách mạng và những gì liên quan tới cuộc kháng chiến đầy gian khổ của nhân dân ta. Cùng lắng nghe những ca khúc cách mạng để cảm nhận cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, để biết trân trọng những gì mà chúng ta được hưởng cho tới ngày hôm nay và phấn đấu góp phần xây dựng đất nước.
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc vừa chiến đầu vừa sản xuất (1965-1968)
Để tạo hứng thú và tăng tính hấp dẫn cho bài học, để học sinh hình dung được cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt dọc theo cung đường Trường Sơn của công cuộc chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam, giáo viên cho học sinh nghe bài hát Đường Trường Sơn xe anh qua (của nhạc sĩ Văn Dung) hoặc bài Lá đỏ sáng tác cuối năm 1974 dầu năm 1975 (Nhạc Hoàng Hiệp - Thơ Nguyễn Đình Thi)[4], bài hát Màu hoa đỏ (Nhạc Thuận Yến – lời thơ Nguyễn Đức Mậu)[4]. Tốt nhất giáo viên sử dụng những bài hát trên You Tube để khai thác hiệu ứng từ các đoạn phim tư liệu. tác dụng khi được nghe những bài hát này, các em sẽ hình dung được những gian khổ của các anh trong chiến tranh, biết tri ân các bà mẹ anh hùng, các liệt sĩ đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống êm đềm, ấm áp ngày hôm nay. Các ca khúc sáng tác từ 1945 - 1975 là những bản hùng ca cách mạng thể hiện đậm nét truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc. Chúng có sức sống mãnh liệt, khơi dậy niềm lạc quan tin tưởng cho quân và dân ta vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Ca khúc thời chống Pháp, chống Mỹ mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Khi được nghe những ca khúc đó sẽ khiến cho các em sống có lí tưởng hơn, có ý nghĩa hơn trong hiện tại và tương lai.
	2.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT, đặc biệt sẽ phát huy được ưu thế trong dạy học lịch sử, bởi đặc trưng của bộ môn “tính quá khứ”, “tính không lặp lại”. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện Lịch sử,là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm Lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. [Trang 138- 2]sẽ giúp học sinh có được biểu tượng chân thực về quá khứ lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu được bài học lịch sử và làm cho giờ học sôi nổi và hấp dẫn. Đồng thời, đồ dùng trực quan còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cần thiết.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hết sức phong phú và đa dạng bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại), đồ dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế), đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu) [Tran

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_khi_hoc_bai_21_22_23_lich.doc