SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Hồ Chủ Tịch từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc được hay không chính là nhờ ở công học tập của các cháu.Trong bài Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân Trung cũng từng khẳng định:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Đây chính là nguyên nhân mà mỗi triều đại, mỗi thời kì đều chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng người hiền tài. Nhà nước ta hiện nay coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay bởi đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhân tố quyết định để có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

 Học tập rèn luyện để trở thành người có tài, có đức góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh là mục tiêu của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong thời kì hiện nay, khi mà việc học gắn bó mật thiết với những nhu cầu và lợi ích cá nhân, các em chỉ chú trọng học các môn Khoa học tự nhiên còn coi nhẹ các môn Khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn bởi lí do học các môn tự nhiên thì có nhiều cơ hội chọn trường, có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi ra trường, đảm bảo cuộc sống và tương lai sau này. Đây là lí do dẫn đến thái độ coi nhẹ học văn của các em học sinh cho dù Ngữ văn là môn học bắt buộc không thể bỏ qua nhưng các em học với sự đối phó chứ không hề có hứng thú, say mê. Thậm chí có những em có năng khiếu Ngữ văn thực sự nhưng các em cũng tỏ ra lạnh nhạt, thờ ơ, các em cố ép mình học các môn tự nhiên cho dù mình không thích và đuối sức.

 Việc ngại học, chán học diễn ra ở hầu hết các phân môn của bộ môn Ngữ văn, tình trạng đó biểu hiện trầm trọng hơn cả khi các em phải học các văn bản văn học Trung đại- những tác phẩm có khoảng cách nhất định đối với các em về không gian, thời gian, về cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện, về quan niệm thẩm mĩ và triết lí nhân sinh. Việc ít đọc, ít tìm tòi, ít suy nghĩ, trăn trở dẫn đến việc các em không thể tiếp cận, lĩnh hội được cái hay, cái đẹp và những giá trị của các tác phẩm văn học này. Tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, một tác phẩm danh tiếng của văn học trung đại Việt Nam nói chung, của văn học thời Trần nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Tác phẩm với 4 câu thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, thiên về gợi, khái quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, đạt tới độ súc tích cao, đó là thành công của tác phẩm nhưng lại là trở ngại trong việc tiếp cận đối với thế hệ học sinh của xã hội hôm nay.

 

docx 31 trang thuychi01 7731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tự
	Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU.
2
2
1.1.Lí do chọn đề tài.
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
6
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
4
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
4
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
5
9
2.3. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. 
6
10
2.3.1. Tạo hứng thú cho học sinh qua các câu chuyện kể, các giai thoại.
6
11
2.3.2. Tạo hứng thú qua các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.
8
12
2.3.3. Tạo hứng thú bằng các hình ảnh trực quan sinh động.
9
13
2.3.4. Tạo hứng thú qua các trò chơi, hoặc các câu đố vui
11
14
2.3.5. Tạo hứng thú qua phương pháp tích hợp liên môn.
13
15
2.4. Kết quả thực nghiệm
17
16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
17
3.1.Kết luận.
19
18
3.2.Kiến nghị.
20
 MỤC LỤC
 19
 Danh mục tài liệu tham khảo.
 21
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Hồ Chủ Tịch từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc được hay không chính là nhờ ở công học tập của các cháu.Trong bài Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân Trung cũng từng khẳng định:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Đây chính là nguyên nhân mà mỗi triều đại, mỗi thời kì đều chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng người hiền tài. Nhà nước ta hiện nay coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay bởi đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhân tố quyết định để có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
 Học tập rèn luyện để trở thành người có tài, có đức góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh là mục tiêu của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong thời kì hiện nay, khi mà việc học gắn bó mật thiết với những nhu cầu và lợi ích cá nhân, các em chỉ chú trọng học các môn Khoa học tự nhiên còn coi nhẹ các môn Khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn bởi lí do học các môn tự nhiên thì có nhiều cơ hội chọn trường, có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi ra trường, đảm bảo cuộc sống và tương lai sau này. Đây là lí do dẫn đến thái độ coi nhẹ học văn của các em học sinh cho dù Ngữ văn là môn học bắt buộc không thể bỏ qua nhưng các em học với sự đối phó chứ không hề có hứng thú, say mê. Thậm chí có những em có năng khiếu Ngữ văn thực sự nhưng các em cũng tỏ ra lạnh nhạt, thờ ơ, các em cố ép mình học các môn tự nhiên cho dù mình không thích và đuối sức.
 Việc ngại học, chán học diễn ra ở hầu hết các phân môn của bộ môn Ngữ văn, tình trạng đó biểu hiện trầm trọng hơn cả khi các em phải học các văn bản văn học Trung đại- những tác phẩm có khoảng cách nhất định đối với các em về không gian, thời gian, về cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện, về quan niệm thẩm mĩ và triết lí nhân sinh. Việc ít đọc, ít tìm tòi, ít suy nghĩ, trăn trở dẫn đến việc các em không thể tiếp cận, lĩnh hội được cái hay, cái đẹp và những giá trị của các tác phẩm văn học này. Tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, một tác phẩm danh tiếng của văn học trung đại Việt Nam nói chung, của văn học thời Trần nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Tác phẩm với 4 câu thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, thiên về gợi, khái quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, đạt tới độ súc tích cao, đó là thành công của tác phẩm nhưng lại là trở ngại trong việc tiếp cận đối với thế hệ học sinh của xã hội hôm nay.
 Làm thế nào để các em không ngại học văn, làm thế nào để thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng các em đối với môn học cho dù không có nhiều cơ hội kiếm việc làm, không có cơ hội kiếm nhiều tiền để đảm bảo cuộc sống sung túc là điều mà những giáo viên dạy Ngữ văn như chúng tôi luôn trăn trở. Làm thế nào để các em biết trăn trở với cuộc đời các nhân vật, với những thông điệp từ cuộc sống mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm và quan trọng hơn các em không ngại học văn mà thực sự hứng thú và tích cực học tập để các em không trở thành những hiền tài khiếm khuyết khi có thể trở thành nhà kinh tế tài ba, nhà chính trị kiệt xuất nhưng lại không thể viết nổi một câu văn và nói viêt sai chính tả. Thậm chí chính vì sự thờ ơ với môn văn, ngại học văn các em đã tạo nên bi kịch của thời đại đó là bi kịch thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn.
 Từ thực tế dạy học với những băn khoăn, trăn trở đã đưa tôi đến với đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão”. Đề tài tuy chỉ có giới hạn trong một tác phẩm ít người để ý nhưng tôi hi vọng với đề tài nhỏ của mình sẽ tạo nên hứng thú,say mê, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập và qua trọng hơn cả là tiền đề để tạo nên một thế hệ người hiền tài cho đất nước có đức, có tài đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tôi hi vọng đề tài cũng là một kênh tham khảo cho các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, cho các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học, cho những nhà cải cách giáo dục bởi đây là một tiếng nói riêng, tiếng nói từ thực tế của quá trình dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão” nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh để các em tiếp cận được các giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó bồi đắp cho các em lòng yêu nước, tinh thần sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, xã hội, biết tôn trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc mà cha ông ta đã dày công tạo dựng
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tác phẩm “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (SGK Ngữ văn 10 Tập 1, NXB Giáo dục năm 2008).
- Học sinh ở khối lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy trực tiếp trong năm học 2018-2019:10C3, 10C5, 10C6, 10C7.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 
- Phương pháp trực quan, sinh động.
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học kết hợp với kiểm tra, đánh giá).
- Phương pháp khảo sát, phân tích.
- Phương pháp thống kê (đưa ra những chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả của đề tài).
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Người xưa có câu: Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí-nghĩa là ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết. Như vậy, việc học tập và rèn luyện là vô cùng quan trọng . Cho dù là bất cứ môn học nào, Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội thì tất cả các môn học đều nhằm mục tiêu rèn luyện để các em trở thành con người phát triển toàn diện mọi mặt.
 Việc các em thờ ơ, ngại học văn gây nên những hậu quả khôn lường. Nó làm cho các em mất đi cơ hội tiếp cận các giá trị nhân văn cao đẹp để được giáo dục các bài học về đạo đức, lối sống, để được rèn rũa các giá trị nhân văn cao đẹp. Việc ngại học văn làm cho các em hổng kiến thức cơ bản bộ môn dẫn đến kết quả là sau khi học xong các em vẫn nói viết sai chính tả, các em không nắm vững cách hành văn gây nên nhiều trở ngại cho công việc trong cuộc sống sau này. Việc ngại học văn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của các môn học khác kể cả các môn tự nhiên bởi các em sẽ khó khăn trong diễn đạt trình bày trong lập luận các bài toán, líHơn nữa, để đạt được thành công trong bất kì lĩnh vực nào thì đều phải có sự đam mê, tâm huyết, đều phải có những hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực ấy.Với môn Ngữ văn cũng vậy, để trang bị kiến thức hành trang cho cuộc sống các em phải có sự đầu tư nhất định chứ không thể học đối phó, không thể cho rằng không quan trọng.
 Khổng Tử từng nói: Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học. Bởi thế, việc đổi mới phương phương pháp dạy học nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh luôn được đặt ra một cách bức thiết. Đó là vấn đề quan trọng luôn được đề cập trong mỗi cuộc họp bàn luận chuyên môn ở tất cả các nhà trường, trong các hội thảo bàn về đổi mới phương pháp dạy học, trong các chuyên đề bồi dưỡng năng lực cho giáo viên Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú cho học sinh”. [1]. Trong “Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập” cũng đã viết: “Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động của học sinh”. [2].
Như vậy, mục tiêu giáo dục cũng như những đề xuất đổi mới giáo dục đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học “ đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3].Và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa XI cũng đã nêu ra nhiệm vụ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[4]. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học để tạo được hứng thú học tập ở học sinh trong mỗi giờ học, mỗi môn học.
	Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT cũng đã được xác định, đó là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn bản và Tiếng Việt. Môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc của nhân loại[5]..Ngoài môn Giáo dục công dân, thì Ngữ văn cũng là một môn học rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, truyền thụ cái hay, cái đẹp của văn chương, giáo viên còn giúp học sinh biết rung cảm trước mọi lẽ buồn vui của cuộc sống đời thường.
 Như vậy, để đạt được những nội dung và mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn đòi hỏi bức thiết người giáo viên phải không ngừng tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học để tạo được hứng thú học tập nơi người học đó là tiền đề quan trọng để tạo nên điểm khởi đầu cho những mục tiêu giáo dục tiếp theo bởi “Hứng thú là sự ham thích” [6]., không có hứng thú, ham thích thì sẽ không đạt được bất kì nội dung giáo dục nào khác.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Tạo hứng thú cho người học là một trong những vấn đề bức thiết đối với giáo dục phổ thông trong đó có bộ môn Ngữ văn. Rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học, nhiều hội thảo đã được mở ra nhằm nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học tích cực, chủ động ở người học. Thế nhưng, qua thực tế dạy học ở trường Trung học phổ thông tôi nhận thấy:
 Thứ nhất, về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên đều ý thức sâu sắc phải đổi mới phương pháp dạy học. Họ đều được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động ở người học. Tuy nhiên, phương pháp dạy học truyền thống vẫn còn ăn sâu, bám rễ trong các giáo viên, bởi thế trong các giờ học giáo viên vẫn là người nói người làm, còn học sinh chỉ nghe và chép. Như vậy là các em bị đưa vào thế bị động, không có điều kiện độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Từ đó dẫn tới thực trạng là khi đứng trước những vấn đề của cuộc sống các em thường bỡ ngỡ, lúng túng, bị động, không đủ khả năng và bản lĩnh đẻ giải quyết những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, một số tiết dạy của giáo viên mặc dù có áp dụng đối mới phương pháp dạy học nhưng lại rập khuôn máy móc các khâu lên lớp, điều này làm cho giờ học trở nên nhạt nhẽo, nặng nề, cứng nhắc, làm mất đi hứng thú học tập của các em.
 Thứ hai, về phía học sinh: Thực trạng của cuộc sống xã hội đã tác động làm cho con người dần trở nên thực dụng, sống chỉ biết có nhu cầu và lợi ích của bản thân mình, học sinh THPT là lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đây là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Bởi thế các em dường như chỉ biết có bản thân mình, chỉ biết có nhu cầu và sở thích của cá nhân, chỉ biết sống vì mình. Do vậy thử hỏi làm sao các em có thể trắc ẩn trước cuộc đời số phận của nhân vật trên trang giấy. Khi người hùng trong lòng các em là những nhân vật nổi đình nổi đám với những lời nói, hành động không giống ai như Bà Tưng, Khá Bảnhthì làm sao các em có thể rung động trước hình ảnh người tráng sĩ vác gươm ra trận cách các em cả nghìn năm.
 Thứ ba, là thực trạng từ tác phẩm: Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy một điều rằng với các tác phẩm văn học hiện đại khi các vấn đề đặt ra trong tác phẩm thường là vấn đề của đời sống đương đại nên các em còn chịu khó nghe, chịu khó nghĩ còn với các tác phẩm văn học trung đại trong đó có bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thì quả là vấn đề khó khăn đối với các em. Tác phẩm với đặc trưng của thi pháp Trung đại như: ước lệ, phi ngã, sùng cổ, lời ít mà ý nhiềuNhững đặc trưng này đã tạo ra vách ngăn giữa năng lực tiếp cận của học sinh với nội dung và giá trị của tác phẩm
 Từ thực trạng trên tôi nhận thấy tính bức thiết của vấn đề đưa ra “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão”.Việc làm này không chỉ phù hợp với nhiệm vụ của ngành mà còn là vai trò sứ mệnh cao cả của người giáo viên trong sự nghiệp trồng người.
2.3. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
2.3.1.Tạo hứng thú qua các câu chuyện kể và giai thoại.
 Thông thường mỗi giờ học thường bắt đầu bằng thao tác kiểm tra bài cũ của giáo viên nhằm kiểm tra kiến thức và việc chuẩn bị bài của học sinh. Tuy nhiên khi học sinh không tích cực, ngại học, chán học thì việc kiểm tra bài cũ không mang lại kết quả. Hơn nữa nếu ép học sinh học thuộc bài một cách máy móc càng đẩy các em tới tình trạng không chỉ ngại học mà còn sợ học môn Ngữ văn. Với tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão phần kiểm tra bài cũ của học sinh tôi mạnh dạn thay phần học thuộc kiến thức bằng việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà sưu tầm những giai thoại về Phạm Ngũ Lão, về những nhân vật lịch sử thời Trần , về những chiến công hiển hách tạo nên hào khí thời đại. Kết quả của việc tìm hiểu sưu tầm được nộp lại để đánh giá khâu chuẩn bị bài cho mỗi tổ nhóm học tập. Như vậy bước đầu các em đã có tâm thế hào hứng trước khi vào bài hơn nữa quá trình tìm tòi phân loại giúp các em trang bị cho mình vốn kiến thức nhất định về bài học.
 Những câu chuyện kể và giai thoại cũng được áp dụng trong phần Tiểu dẫn để tạo hứng thú cho học sinh. Tôi không rập khuôn với việc kiểm tra kiến thức theo sách giáo khoa về những kiến thức cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm mà yêu cầu học sinh kể lại các câu chuyện mà các em đã sưu tầm về chàng trai đan sọt của làng Phù Ủng. Câu chuyện đó được các học sinh khác mở rộng thêm về công lao của Phạm Ngũ Lão trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, khi ông cùng Trần Quang Khải chiếm đóng Thăng Long năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 năm 1287, tên tuổi ông gắn với đại thắng trên sông Bạch Đằng. Thời vua Trần Anh Tông ông 3 lần cất quân đánh Ai Lao, thời vua Trần Minh Tông ông là người đem quân đánh Chiêm Thành buộc vua Chiêm Thành phải xin hàngTừ những câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn tôi yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão thì đa số các em đều có thể rút ra khẳng định rằng Phạm Ngũ Lão là một tướng lĩnh xuất sắc văn võ toàn tài. Như thế học sinh không những không cảm thấy gò bó với những kiến thức khô khan mà còn bị lôi cuốn vào tác phẩm từ những câu chuyện sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
 Trong quá trình Đọc -hiểu tôi cũng thường sử dụng những câu chuyện kể lịch sử, các giai thoại để giúp các em lĩnh hội kiến thức. Ví dụ khi tìm hiểu về hình ảnh người nam nhi đời Trần qua câu thứ nhất có thể mở rộng kiến thức cho các em về hình ảnh thực của người nam nhi đời Trần khi đó. Với hai chữ Sát Thát trên tay họ đã từng đánh Đông dẹp Bắc là cho kẻ thù phải khiếp sợ. Tinh thần chiến đấu của họ là: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”. Thậm chí đó là sự tự tin “Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”. Hay lời khảng khái của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
 Hay trong câu thơ thứ hai hình ảnh ba quân với khí thế nuốt trôi trâu có thể giúp các em hiểu bằng cách kể cho các em nghe câu chuyện về chàng thiếu niên Trần Quốc Toản thời đó với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”; hoặc qua câu chuyện kể của các bô lão trên bến Bạch Đằng “Đương khi ấy: Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói”; hay câu chuyện về Phạm Ngũ Lão khi tuổi cao sức yếu vẫn hăng hái ra trận. Câu chuyện về Vũ Hầu Gia Cát Lượng và cái thẹn của Phạm Ngũ Lão trước vị danh tướng thời Tam quốc, tôi mở rộng thêm câu chuyện về cái thẹn của Nguyễn Khuyến trước Đào Tiềm giúp các em thấy được vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão
 Những truyện kể, giai thoại được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học giúp cho giờ học của các em trở nên sôi động, lôi cuốn, hấp dẫn, tạo niềm hứng thú cho các em đối với tiết học, giúp bớt đi sự nhàm chán và do đó bước đầu giúp các em tiếp cận và lĩnh hội kiến thức của tác phẩm.
2.3.2.Tạo hứng thú qua các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.
 Trong quá trình dạy học nếu giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền đạt kiến thức thì giờ học sẽ rất căng thẳng nhàm chán, nhất là khi học sinh mang tâm lí ngại học thì các phương pháp sư phạm được đề xuất cũng không mang lại hiệu quả tích cực. Người giáo viên tài năng không chỉ là người thiết kế được một giáo án dạy học tốt, không chỉ là người biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giờ học để đạt mục tiêu dạy học mà còn phải là người hiểu rõ năng lực của học sinh để thiết kế giáo án và tổ chức giờ học phù hợp với năng lực của học sinh.
 Để giờ học bớt căng thẳng, tẻ nhạt, nhàm chán tôi đã mạnh dạn thay các câu hỏi nêu vấn đề bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhanh. Ví dụ:
Câu hỏi 1: Tỏ lòng có nghĩa là:
Bày tỏ nỗi lòng
Bày tỏ nỗi niềm
Bày tỏ khát vọng
Bày tỏ tâm tư
Câu hỏi 2: Hình ảnh “Cầm ngang ngon giáo” thể hiện điều gì?
Khí thế sục sôi
Tư thế hiên ngang
Lòng can đảm
Ý chí mạnh mẽ
Câu 3: Trong những nhận xét dưới đây về câu thơ thứ 2, nhận xét nào đúng?
Tam quân là ba người lính, đồng thời là ba đạo quân
Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tộc
Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và hình ảnh chủ quan
Hình ảnh thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
Câu 4: Cụm từ “Khí thôn ngưu” được hiểu là:
Khí phách mạnh mẽ
Khí phách anh hùng
Khí phách lão luyện
Khí phách hiên ngang
Câu 5: Vì sao tác giả “Thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu?
Vì chưa giết hết giặc
Vì chưa đủ dũng khí
Vì chưa đủ mưu lược
Vì chưa giỏi binh đao
Câu 6: Bài thơ gợi cho em cảm nhận điều gì?
Lí tưởng người trai trẻ
Ý chí sắt đá của con người
Ước mơ công hầu danh tướng
Ýnguyện về sự hi sinh
Câu 7: Hãy lựa chọn các từ ngữ sau để điền vào chỗ trống (khí thế hào hùng, hình tượng người anh hùng, hình tượng ba quân)
 Hào khí Đông A của thời đại nhà Trần.
 Qua bài thơ ta thấy được vẻ đẹp củavệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao.
Bài thơ còn là vẻ đẹp của thời đại quavới sức mạnh và khí thế hào hùng.
 Các câu hỏi trắc nghiệm nhanh vẫn đảm bảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_bai.docx