SKKN Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5 - 6 tuổi B1 người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông

SKKN Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5 - 6 tuổi B1 người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng phổ thông.

 Chính vì vậy việc cung cấp và tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học tiếng phổ thông ở các bậc học tiếp theo.

Trường mầm non là trường học đầu tiên chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ, dạy trẻ nói chuẩn được tiếng phổ thông hết sức quan trọng với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1, là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã hội, Góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

 Năm học 2017 – 2018 nhà trường phân công tôi phụ trách lớp lớn B1 (5-6 tuổi) trường mầm non Cẩm Quý, tôi nhận thấy quá trình tham gia vào tất cả các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động làm quen tiếng việt Trẻ chưa thực sự hứng thú, chưa tự tin trong giao tiếp, chưa hòa mình vào chơi cùng với các bạn, các cháu rất nhút nhát, sợ sệt và ngại ngùng khi giao tiếp với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh. Vì 100% học sinh trong lớp là con em dân tộc thiểu số (dân tộc mường) nói chưa thành thạo tiếng phổ thông, khi ở gia đình các cháu giao tiếp hoàn toàn sử dụng bằng tiếng dân tộc mường. Vì vậy mà khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông của trẻ còn rất nhiều hạn chế.

 

doc 27 trang thuychi01 8103
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5 - 6 tuổi B1 người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG DẠY TRẺ 5-6 TUỔI B1 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG MẦM NON CẨM QUÝ NÓI CHUẨN TIẾNG PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Cẩm Quý
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn.
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
SỐ TRANG
1
 MỞ ĐẦU	
1
1.1
 Lý do chọn đề tài
1
1.2
 Mục đích nghiên cứu
2
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
2
2
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2
Thực trạng của vấn đề.
4
2.2.1
 Thuận lợi.
4
2.2.2
 Khó khăn.
4
2.2.3
Kết quả thực trạng
5
2.3
 Các biện pháp, giải pháp
6
2.3.1
Biện pháp 1: Trò chuyện với trẻ.
6
2.3.2
 Biện pháp 2: Vận động trẻ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường đi học.
8
2.3.3
Biện pháp 3: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong quá trình tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.
9
2.3.4
Biện pháp 4: Tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông thông qua các hoạt động trong ngày.
11
2.3.5
Biện pháp 5: Tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông ở mọi lúc mọi nơi.
14
2.3.6
Biện pháp 6: Tổ chức họp tổ chuyên môn khối mẫu giáo để cùng trao đổi tìm ra phương pháp hay.
16
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng phổ thông. 
 Chính vì vậy việc cung cấp và tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học tiếng phổ thông ở các bậc học tiếp theo. 
Trường mầm non là trường học đầu tiên chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ, dạy trẻ nói chuẩn được tiếng phổ thông hết sức quan trọng với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1, là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã hội, Góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. 
 Năm học 2017 – 2018 nhà trường phân công tôi phụ trách lớp lớn B1 (5-6 tuổi) trường mầm non Cẩm Quý, tôi nhận thấy quá trình tham gia vào tất cả các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động làm quen tiếng việt Trẻ chưa thực sự hứng thú, chưa tự tin trong giao tiếp, chưa hòa mình vào chơi cùng với các bạn, các cháu rất nhút nhát, sợ sệt và ngại ngùng khi giao tiếp với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh. Vì 100% học sinh trong lớp là con em dân tộc thiểu số (dân tộc mường) nói chưa thành thạo tiếng phổ thông, khi ở gia đình các cháu giao tiếp hoàn toàn sử dụng bằng tiếng dân tộc mường. Vì vậy mà khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông của trẻ còn rất nhiều hạn chế. 
Tôi nghĩ rằng việc tăng cường khả năng dạy nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 B1tuổi người dân tộc thiểu số là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Theo kết quả của EDI Việt Nam cho thấy rằng trẻ em vùng dân tộc thiểu số có nguy cơ dễ bị thiếu hụt cao nhất, cụ thể là ở mức thấp nhất 10% điểm số ở ít nhất một lĩnh vực phát triển. Điều này có nghĩa rằng nếu trẻ có khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng việt, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập và chỉ khi trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông thì trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập cũng như giao tiếp của trẻ, trẻ hiểu và nói chuẩn tiếng phổ thông sẽ giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức bổ ích và tư duy tốt. 
Nhận thức được tầm qua trọng của việc “Nói chuẩn tiếng phổ thông” đối với trẻ dân tộc thiểu số, vì khi trẻ nói chuẩn và thành thạo tiếng phổ thông sẽ là tiền đề giúp phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này. Xuất phát từ những suy nghĩ trên nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi B1 người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Xác định rõ mục đích nghiên cứu về khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông của trẻ dân tộc thiểu số ở lớp tôi phụ trách 5-6 tuổi B1. Nhằm giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong quá trình học tập, vui chơi cũng như khi giao tiếp với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh trẻ. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là làm thế nào để giúp trẻ dân tộc thiểu số trong lớp nói chuẩn tiếng phổ thông. Xuất phát từ những suy nghĩ trên với mong muốn giúp cho trẻ dân tộc thiểu số trong lớp nói riêng và trẻ dân tộc thiểu số của trường mầm non Cẩm Quý nói chung nói chuẩn được tiếng phổ thông, và để thực hiện có hiệu quả tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi B1người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Tổng hợp một số biện pháp nghiên cứu để tăng cường khả năng dạy nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 tuổi B1 ở trường mầm non Cẩm Quý – Cẩm Thủy – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại lớp mẫu giáo lớn B1.
 	Phương pháp thống kê, xử lý số liệu; Phương pháp xây dựng kế hoạch; phương pháp thực hiện trên trẻ 5-6 B1 dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý năm học 2017 – 2018.
Phương pháp thực hành dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mầm non là “Học mà chơi – chơi mà học”. Chính vì vậy mà quá trình học của trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, người giáo viên phải làm gì? Dạy trẻ bằng cách nào để phát huy được tính tích cực ở trẻ . Để từ đó tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.	
Quá trình tôi tìm hiểu, nghiên cứu tại thôn bản, tôi được biết 96% người dân và các cháu nhỏ trong thôn bản rất hạn chế về tiếng phổ thông. Vì thế việc tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông là hết sức quan trọng và cần thiết cho trẻ dân tộc thiểu số, có tác động rất lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này.
Ngôn ngữ tiếng việt của trẻ được xây dựng khi trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số đang sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ với các thói quen ngôn ngữ đã có. Việc lĩnh hội ngôn ngữ tiếng việt của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ở mức độ nhất định, do đó trong những trường hợp có thể, nên giúp trẻ dân tộc thiểu số kế thừa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong việc học ngôn ngữ tiếng việt. 
Một số dân tộc sống ở khu vực gần nơi có nhiều người Kinh sinh sống, tiếng phổ thông trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng đồng đó, nên việc học tiếng phổ thông của trẻ có nhiều thuận lợi. Một số dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa điều kiện sống tách biệt, hoặc khu vực chỉ có một dân tộc thuần túy, không có nhu cầu giao tiếp giữa các dân tộc với nhau và tiếng phổ thông không phải là ngôn ngữ giao tiếp chung trong cộng đồng, chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ, để giao tiếp nên trẻ em ở môi trường này chỉ có duy nhất kinh nghiệm ngôn ngữ trong phạm vi tiếng mẹ đẻ”.
Ngoài ra, do đời sống kinh tế còn quá khó khăn nên đại đa số các gia đình ở đồng bào vùng núi sâu xa không được tiếp cận với các thông tin đại chúng, điều đặc biệt nữa là trình độ của người dân còn rất thấp, rất ít người biết chữ, biết viết nên khi ở gia đình các cháu ít có cơ hội được giao tiếp với ông, bà, bố, mẹ, người thân bằng tiếng phổ thông. 
Trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số là bậc học đầu tiên bắt đầu học tiếng phổ thông trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ mà không phải là tiếng Việt. “Môi trường giao tiếp tiếng việt của các cháu người dân tộc thiểu số thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non). Việc học tiếng phổ thông của trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt. 
Bản thân là giáo viên người dân tộc mường (dân tộc thiểu số) sinh sống trên địa bàn xã Cẩm Quý nên rất hiểu và nói thông thạo tiếng tiếng dân tộc, luôn tìm ra các biện pháp mới và tối ưu nhất để giúp cho các cháu nói, hiểu và phát âm chuẩn tiếng phổ thông, “Nếu trẻ em người dân tộc thiểu số không nói chuẩn tiếng phổ thông đó là một sự thiếu hụt lớn kể cả mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ sau này. 
Chính vì vậy dạy tiếng phổ thông cho trẻ em dân tộc thiểu số là một trong các nội dung và biện pháp quan trọng để giảm bớt sự thiếu hụt trong sự phát triển của trẻ, cần tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số. 
Việc tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 dân tộc thiểu số cũng góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Mầm non. Đó là một trong những phương tiện để phát triển trí tuệ, phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Nên giáo viên vừa là người dạy học vừa là người phiên dịch cho các cháu giúp các cháu hiểu và nói chuẩn tiếng phổ thông hơn. Đó là tiền đề cần thiết để trẻ học tốt các môn học ở trường tiểu học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lớp mẫu giáo lớn B1 là một trong những lớp của Trường Mầm Non Cẩm Qúy thuộc xã vùng cao của Huyện Cẩm Thủy, trong lớp 100% số trẻ là con em dân tộc Mường, điều kiện kinh tế của các bậc phụ huynh còn gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.1. Thuận lợi 
Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt như cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Được bên chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Bé kể chuyện sáng tạo, câu lạc bộ bạn yêu thơ” nhằm tạo điều kiện cho học sinh ở các lớp được tham gia học hỏi, thể hiện tài năng và phát triển ngôn ngữ thứ hai của các cháu.
	Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa phương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường.
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp và luôn được sự yêu mến của các cháu học sinh.
Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong lớp cùng phối kết hợp để chăm sóc – Giáo dục trẻ.
2.2.2 Khó khăn: 
Cẩm Quý là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa, là một xã vừa thoát khỏi vùng 135, nhưng đời sống kinh tế xã hội còn gặp không ít khó khăn. Lớp lớn B1 do tôi phụ trách: 100% các cháu đều là dân tộc mường, con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình lại cách xa khu trung tâm, nên khả năng học hỏi, giao tiếp bằng tiếng phổ thông rất hạn chế, các cháu còn rất rụt rè, nhút nhát. Vì vậy khi tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, và chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
 Các cháu chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc và chính ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ này từ khi sinh ra trẻ được dạy và nghe qua các câu hát, lời ru, câu chuyện của ông, bà, bố mẹ... người thân của trẻ nên trẻ rất khắc sâu.
Nhận thức của các bậc phụ huynh: Nhìn chung rất nhiều các bậc phụ huynh chưa nhận thức đúng về vai trò của việc dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông có tác dụng như thế nào đối sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này. Nhiều phụ huynh không cần biết đến việc chuẩn bị cho trẻ đến trường là gì? Họ không quan tâm đến việc dạy trẻ nói tiếng việt khi đến lớp có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe cũng như sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Vì gia đình nghèo khó cơm không no nói gì là đến trường đi học, chỉ biết lo cho con cái ngày 3 bữa ăn là đủ rồi. Không chỉ vậy mà trình độ văn hóa của nhiều bậc phụ huynh còn rất thấp. 
Nhận thức chung của mọi người dân địa phương: Nhìn chung mọi người dân địa phương trên địa bàn xã cẩm quý chưa nhận thấy được việc tăng cường khả năng cho trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông có tác dụng tích cực đối với trẻ, mà chỉ biết đi làm nương rẫy để kiếm cái ăn no bụng, còn nói tiếng dân tộc là được rồi cần gì phải nói chuẩn tiếng phổ thông làm gì? Nhiều người dân địa phương chưa hiểu được việc con em mình đến trường đi học là phải nói chuẩn tiếng phổ thông thì quá trình hoạt động ở trường mới mang lại hiệu quả cao cho các cháu, họ chưa hiểu giáo viên mầm non là dạy những gì? Và dạy như thế nào?
Còn về việc dạy học tôi vẫn tiến hành đầy đủ, dạy theo chương trình giáo dục mầm non. Nhưng khi tiến hành tôi nhận thấy tiết học vẫn chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ còn rất nhút nhát, rụt rè, khi giao tiếp hay khi trả lời các câu hỏi của cô. Từ đó chưa phát triển một cách toàn diện nhân cách trẻ Mầm non.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Từ những nguyên nhân và hạn chế trên nên hiệu quả của việc tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông điều đó thể hiện rất rõ khi ta nhìn vào quá trình trẻ giao tiếp với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh rất nhút nhát, e ngại, chưa tự tin, sợ sệt, lúng túng trong khi giao tiếp vì các cháu chưa nói thông thạo tiếng phổ thông, khả năng nói tiếng phổ thông của trẻ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà trẻ rất ngại giao tiếp với mọi người xung quanh và nhiều lúc còn nói tiếng dân tộc. Mặc dù các cháu đã được học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nhưng nhìn chung khả năng hiểu, nói chuẩn và thành thạo tiếng phổ thông của trẻ còn rất hạn chế.
Ví dụ: Khi trẻ chơi ở góc tạo hình, rất nhiều trẻ sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp với nhau, là giáo viên gốc dân tộc mường nhiều lúc tôi cần phải khéo léo sử dụng tiếng dân tộc để hỏi trẻ “Cảc con đang vẻ cày chi” nghĩa là “Các con đang vẽ gì? Để hướng đến tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.
Việc tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông”. Tôi không có điều kiện tìm hiểu rộng, mà tôi chỉ tìm hiểu khảo sát thực nghiệm trên lớp mẫu giáo lớn B1, do tôi phụ trách.
Qua sự theo dõi và quá trình tiếp xúc với trẻ hàng ngày tôi thấy được thực trạng của trẻ hiểu ngôn ngữ mới, phát âm chuẩn, mạnh dạn tự tin trong quá trình giao tiếp hàng ngày bằng tiếng phổ thông đầu năm học như sau:
 Kết quả khảo sát
TT
Tiêu chí
Tổng số trẻ
Trước khi áp dụng biện pháp
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Trẻ hiểu được ngôn ngữ mới.
25
3 = 12%
3 = 12%
8 = 32%
11 = 44%
2
Trẻ biết lắng nghe và phát âm chuẩn tiếng phổ thông.
25
3 = 12%
3 = 12%
7 = 28%
12 = 48%
3
Trẻ mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp hàng ngày bằng tiếng phổ thông.
25
4 = 16%
3 = 12%
5 = 20%
13 = 52%
Nhìn vào kết quả khảo sát trên ta thấy vốn tiếng phổ thông của trẻ còn rất hạn chế. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5-6 tuổi căn cứ từ kết quả khảo sát trên tôi thấy việc trẻ hiểu, phát âm chuẩn tiếng phổ thông và trẻ mạnh dạn tự tin trong quá trình giao tiếp hàng ngày bằng tiếng phổ thông còn kém. Để khắc phục và giải quyết thực trạng với một số hạn chế trên tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng “Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi B1người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông” như sau:
2.3. Các biện pháp, giải pháp.
2.3.1. Biện pháp 1: Trò chuyện với trẻ.
Tôi lựa chọn biện pháp đầu tiên là “Trò chuyện với trẻ”, là một giáo viên Mầm non nên việc làm đầu tiên và trên hết là yêu nghề, mến trẻ. Tôi luôn tôn trọng trẻ bằng cách coi trọng những điều trẻ thích thú muốn tìm hiểu, trẻ đang quan tâm. Nhằm giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, gần gũi, trẻ trò chuyện với cô giáo như là với người thân yêu gần gũi của trẻ.
Ngay từ đầu năm học khi trẻ đến trường, đến lớp, được nhận cô giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp với mình, mặc dù trẻ cũng mới học qua lớp Mẫu giáo nhỡ. Nhưng nhìn chung đa số trẻ khi giao tiếp với cô giáo và các bạn trong lớp còn rất nhút nhát, sợ sệt, lúng túng chưa tự tin trong giao tiếp cũng như trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Vì đa số các cháu trong lớp tôi phụ trách đều là con em dân tộc mường chưa nói chuẩn và hiểu thông thạo về tiếng phổ thông. Vì ở nhà với gia đình trẻ luôn sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày. Hiểu được điều đó bản thân tôi là một giáo viên gốc dân tộc mường nên mới đầu tôi cũng sử dụng tiếng dân tộc để trò chuyện với trẻ để trẻ cảm thấy gần gũi, yêu quý cô giáo và mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với cô giáo và mọi người xung quanh. Tôi làm người phiên dịch giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ thứ hai, ở nhà thì có thể nói tiếng dân tộc, nhưng khi đến trường đi học phải nói đúng và chuẩn tiếng phổ thông.
Ví dụ: Khi cô hỏi trẻ: “Hôm nay ai đưa các con đi học?” tiếng dân tộc nghĩa là “Ngáy nay ông ngay đưa con đi hóc?”, chỉ có một vài trẻ biết và trả lời, nhưng phần đông trong lớp không hiểu cô giáo hỏi và có cảm giác rất sợ cô giáo, thì lúc đó tôi phải đến bên những cháu chưa hiểu câu hỏi của cô để hỏi trẻ bằng tiếng dân tộc: “Con sên chi” nghĩa là “ con tên gì”
(Giáo viên trò chuyện cùng trẻ)
Khi trẻ trả lời câu hỏi của cô, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mường theo tiếng mẹ đẻ, tuy lớp lớn nhưng vẫn có một vài trẻ đang còn nói ngọng và diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc. Qua trò chuyện với trẻ như vậy tôi nắm được khả năng phát âm của mỗi trẻ để có biện pháp và giành nhiều thời gian hơn để tăng cường giúp trẻ phát âm đúng, chuẩn tiếng phổ thông.
Qua đó tôi có thể biết được đặc điểm riêng của từng trẻ, hiểu được khi trẻ ở gia đình thì trẻ chỉ sử dụng ngôn ngữ là tiếng mường vì thế tôi dần dần hướng dẫn trẻ sử dụng tiếng Phổ Thông, cung cấp thêm ngôn ngữ mới cho trẻ, trong khi trẻ trò chuyện cùng cô tôi phát âm trước cho trẻ phát âm theo và mời từng trẻ phát âm giống cô các từ đó và khắc sâu hơn cho trẻ bằng các đồ vật, đồ chơi có tranh ảnh kèm theo. Bên cạnh đó tôi luôn bao quát và tận dụng những trẻ có khả năng nói thông thạo và chuẩn tiếng phổ thông để giúp những trẻ khác còn nhiều hạn chế qua việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải thích những từ ngữ khó hiểu, nói cho bạn bắt chước
Thông qua trò chuyện cùng cô cho thấy trẻ đã phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong các hoạt động, mà đặc biệt là giao tiếp của trẻ. Để từ đó tôi biết được đặc điểm riêng của từng trẻ: Những trẻ nào còn nhút nhát, trẻ nào mạnh dạn tự tin, hiểu được sở thích, khả năng, nguyện vọng của từng trẻ để giúp trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông trong giao tiếp hàng ngày. Nắm được điều đó để tôi có hướng tăng cường dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông đạt kết quả cao.
2.3.2. Biện pháp 2: Vận động trẻ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường.
 Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt và đều có cơ hội thành công, các cháu rất dễ bị thiếu hụt, Vì vậy nhìn nhận và ứng sử với trẻ em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trong khi vốn tiếng việt lại còn rất hạn chế như thế nào? Chính vì vậy là giáo viên mầm non tôi cần phải thật sự ân cần, cởi mở, khéo léo trong tất cả các hoạt động. Vì vậy để bù đắp sự thiếu hụt đó của các cháu, tôi không quản ngại khó khăn, đến các gia đình cho con em nghỉ học để vận động các cháu tiếp tục đến trường. Mong sao cho mỗi trẻ đến trường đều vui vẻ, nói chuẩn tiếng phổ thông để tự tin tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô giáo và các bạn.
Ở lớp tôi phụ trách 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số nên đa số các cháu rất nhút nhát và sợ sệt khi đến trường học do vốn tiếng phổ thông của các cháu rất hạn chế, sợ khi đi học bị các bạn chê bai, cười nhạo.., Bên cạnh đó do bận nhiều công việc và gia đình lại có hoàn cảnh khó khăn mà một số phụ huynh đã phải cho con nghỉ học ở nhà để trông em cho bố mẹ đi làm, hoặc có cháu phải đi lên nương, lên rẫy cách nhà rất xa để làm việc giúp bố, mẹ.
Ví dụ: Gia đình cháu Quách Thanh Hà ở thôn Vin – Xã Cẩm Quý là một trong những gia đình thuộc hộ nghèo của thôn, do quá bận công việc nương rẫy và lo ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_kha_nang_day_tre_5_6_tuoi_b.doc