SKKN Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh

 Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Vì thế, văn miêu tả được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 2-3 nhằm rèn luyện một số kĩ năng bộ phận ban đầu, giúp học sinh làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4-5, học sinh được rèn luyện những kĩ năng viết văn miêu tả gắn với quá trình tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn miêu tả Qua việc rèn luyện những kĩ năng này, các em có thể tạo lập những bài văn miêu tả tương đối hoàn chỉnh, mang đậm dấu ấn cá nhân.

 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, Tập làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Bởi trong mỗi bài Tập làm văn, học sinh có thể vận dụng đầy đủ và linh hoạt các kiến thức về Tiếng Việt mà các em đã học, đồng thời các em còn vận dụng những kinh nghiệm sống mà mình đã tích lũy trên nhiều lĩnh vực khác nhau vào tạo lập văn bản. Bên cạnh đó, trong bài Tập làm văn, học sinh được thể hiện một cách rõ ràng nhất “cái tôi” của mình trong cách cảm, cách hiểu, cách xây dựng bố cục bài văn, cách diễn đạt nội dung bằng những phương tiện ngôn ngữ.

Bồi dưỡng cho các em kỹ năng làm bài văn miêu tả tốt, lột tả được vẻ đẹp nội dung mang tính hiện thực, giúp các em tự tin hơn với khả năng quan sát, nhìn nhận của mình. Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi giáo viên trong dạy học văn miêu tả.

Nói tóm lại, văn miêu tả là một trong những kiểu bài khá phức tạp, đa dạng và phong phú, là một trong những kiểu bài điển hình có tính mũi nhọn, nó góp phần không nhỏ trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu văn. Bởi vậy rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực trí tuệ một cách toàn diện, hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản, bồi dưỡng cho các em năng khiếu học văn, gây hứng thú cho các em trong qúa trình học Tiếng Việt đồng thời nó còn cung cấp vốn hiểu biết về cuộc sống cho học sinh Tiểu học.

 

doc 20 trang thuychi01 18801
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài: 
 Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Vì thế, văn miêu tả được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 2-3 nhằm rèn luyện một số kĩ năng bộ phận ban đầu, giúp học sinh làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4-5, học sinh được rèn luyện những kĩ năng viết văn miêu tả gắn với quá trình tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn miêu tảQua việc rèn luyện những kĩ năng này, các em có thể tạo lập những bài văn miêu tả tương đối hoàn chỉnh, mang đậm dấu ấn cá nhân. 
 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, Tập làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Bởi trong mỗi bài Tập làm văn, học sinh có thể vận dụng đầy đủ và linh hoạt các kiến thức về Tiếng Việt mà các em đã học, đồng thời các em còn vận dụng những kinh nghiệm sống mà mình đã tích lũy trên nhiều lĩnh vực khác nhau vào tạo lập văn bản. Bên cạnh đó, trong bài Tập làm văn, học sinh được thể hiện một cách rõ ràng nhất “cái tôi” của mình trong cách cảm, cách hiểu, cách xây dựng bố cục bài văn, cách diễn đạt nội dung bằng những phương tiện ngôn ngữ. 
Bồi dưỡng cho các em kỹ năng làm bài văn miêu tả tốt, lột tả được vẻ đẹp nội dung mang tính hiện thực, giúp các em tự tin hơn với khả năng quan sát, nhìn nhận của mình. Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi giáo viên trong dạy học văn miêu tả.
Nói tóm lại, văn miêu tả là một trong những kiểu bài khá phức tạp, đa dạng và phong phú, là một trong những kiểu bài điển hình có tính mũi nhọn, nó góp phần không nhỏ trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu văn. Bởi vậy rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực trí tuệ một cách toàn diện, hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản, bồi dưỡng cho các em năng khiếu học văn, gây hứng thú cho các em trong qúa trình học Tiếng Việt đồng thời nó còn cung cấp vốn hiểu biết về cuộc sống cho học sinh Tiểu học.
 Vì thế “rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh” là việc làm vô cùng quan trọng
2, Mục đích nghiên cứu: 
 - Nêu lên được ý nghĩa, tầm quan trọng của văn miêu tả ở lớp 4.
 - Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình dạy học, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp điều tra
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh, có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung được một cách rõ nét vật được tả trong đời sống hàng ngày. Văn miêu tả rất phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ (ưa thích sự quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên nhiên về cảm tính...); góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên; góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội để khơi gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa cao thượng. 
 Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đă nhìn thấy, đă sống, đă trải qua chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Vì thế, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. 
 Vậy muốn có bài văn miêu tả hay cần có nhiều yếu tố như: Phải biết quan sát tinh tường, giàu sức tưởng tượng, so sánh, nhận xét. . . và một yếu tố quan trọng, quyết định đến bài văn hay đó là phải biết sử dụng từ để miêu tả hình ảnh sự vật một cách sinh động gợi hình, gợi cảm như chúng đang hoạt động, đang nảy nở, đang sinh sôi và phát triển.
Song thực tế cho thấy: Khả năng sử dụng từ để viết văn miêu tả của HS lớp 4 còn yếu. Các bài viết thường phạm lỗi sử dụng từ không chính xác, không phù hơp với văn cảnh, lỗi lặp từ hoặc dùng từ theo công thức sáo rỗng... Các em chưa biết dùng từ có giá trị gợi hình, giá trị gợi cảm. Chính vì thế mà bài văn lủng củng khô khan, câu văn đơn điệu thiếu hình ảnh. GVcòn hạn chế nhiều trong viêc chữa lỗi và hướng dẫn HS sử dụng từ ngữ hình ảnh đẹp để viết văn .
Tuy nhiên, hiện nay trong các trường Tiểu học, do cách dạy truyền thống của giáo viên mà học sinh viết văn miêu tả một cách máy móc, dập khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, đơn giản, không có cảm xúc chân thực. Thực trạng viết văn trên phản ánh khả năng tư duy và diễn đạt của các em còn nhiều hạn chế. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì ở lứa tuổi này, vốn sống của các em còn hạn hẹp. Vậy làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Đây là vấn đề đặt ra cho những ai quan tâm đến hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
2.THỰC TRẠNG KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tập làm văn được coi là phân môn khó đối với giáo viên và học sinh. Trong đó, từ trước tới nay, văn miêu tả thuộc kiểu bài được coi là khó dạy và khó học hơn cả. Việc rèn luyện, củng cố kĩ năng kĩ xảo viết văn miêu tả của học sinh ở loại bài này gần như chưa có, bởi vậy, học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, thiếu sót trong quá trình làm bài.
Qua việc dự giờ một số giáo viên khi dạy và học văn miêu tả, còn bộc lộ một số tồn tại sau:
 2.1. Về giáo viên: 
Hầu hết, khi dạy văn miêu tả lớp 4 các giáo viên chỉ có con đường duy nhất là hình thành hiểu biết về lí thuyết thể loại văn, các kỹ năng làm bài là qua phân tích bài văn mẫu. Thậm chí để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng bài kiểm tra, thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh đọc thuộc một số bài mẫu để khi gặp một đầu bài tương tự, các em cứ thế chép ra, dẫn đến tình trạng cả thầy và trò bị lệ thuộc vào “ mẫu”, không thoát khỏi “mẫu”
Nhìn chung, giáo viên chưa thực sự rèn cho học sinh các kỹ năng làm bài sau:
 - Kĩ năng nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung của một bài văn miêu tả.
 - Kĩ năng quan sát, tưởng tượng
 - Kĩ năng xây dựng nội dung bài (lựa chọn và sắp xếp ý miêu tả)
 - Kĩ năng viết câu văn sinh động, gợi cảm, viết đoạn văn đảm bảo tính liên kết chặt chẽ về ý. Giữa các câu văn có sự liền mạch, có quan hệ về ý với nhau. 
 - Giáo viên chưa chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi dạy - học tiết Tập làm văn.
 - Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế.
 - Giáo viên chưa quan tâm triệt để đến việc nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
 - Một số giáo viên xem nhẹ, bỏ qua một số kĩ năng, thao tác cần rèn luyện cho HS như: kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi, kĩ năng quan sát, tìm ý, kĩ năng lập dàn ý...
 - Một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp dạy học, khả năng tổ chức tiết dạy văn miêu tả, còn quan niệm không đầy đủ về tiết trả bài.... 
2.2. Về học sinh:
 - Khi làm bài, nhiều em thiếu tính chân thực và sáng tạo trong khi miêu tả. Tồn tại khá phổ biến tình trạng sao chép từ văn mẫu, dẫn đến nhiều bài văn miêu tả có nội dung “na ná” như nhau.
 - Nội dung miêu tả sơ sài, ý không phong phú, không biết cách phát triển các ý. Triển khai ý lộn xộn theo kiểu “tiện đâu nói đấy, thấy gì viết nấy”.
 - Các em ít có hứng thú học phân môn này. Đặc biệt đối với học sinh lớp 4 ở nông thôn thì gặp không ít khó khăn vì sự hiểu biết còn nhiều hạn chế (do điều kiện sống, hoàn cảnh sống), vốn từ nghèo nàn, chưa biết chắt lọc ý, việc sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm ít được chú ý, những kiến thức về xã hội còn ít. Các em chưa nắm vững cách làm các kiểu bài miêu tả, còn yếu trong kĩ năng xây dựng bố cục, chọn ý và sắp xếp ý, trong dùng từ, diễn đạt. Bài văn của các em còn mang tính kể lể, khô khan, thiếu hình ảnh cảm xúc. Từ đó, bài làm của học sinh chỉ đơn thuần như theo kiểu viết đủ ý, rập khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, không thể hiện được cảm xúc riêng. Do đó, học sinh cảm thấy ngại khi học tập làm văn, nhất là học dạng văn miêu tả.
 - Do cách truyền tải kiến thức của giáo viên đến học sinh như vậy dẫn đến hầu hết bài viết của các em thiếu tính chân thực, thường mang tính sao chép, lệ thuộc vào thầy, vào bạnnội dung miêu tả sơ sài, ý không phong phú, không biết cách triển khai ý. Triển khai ý lộn xộn theo kiểu “tiện đâu nói đấy, thấy gì viết nấy”, diễn đạt khô khan, thiếu hình ảnh và cảm xúc, nặng về kể nhiều hơn tả kết quả dẫn đến trí tưởng tượng, khả năng quan sát, tổng hợp của các em bị hạn chế. Nhìn chung, các bài văn mắc nhiều về lỗi bố cục, lỗi về nội dung, lỗi diễn đạt. Vì thế, khi học văn miêu tả, các em thường chán, không muốn học, không biết làm bài, không hình dung được cảnh vật sẽ tả nó như thế nào, không biết cách dùng từ để diễn tả được suy nghĩ của bản thân trước cảnh đó. Khi trả lời câu hỏi, làm các bài, tả, kể, theo chương trình học sinh đều lúng túng không biết trả lời, viết thế nào là chuẩn, là hay. 
 Sau khi nghiên cứu phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học đặc biệt là phần dạy học văn miêu tả. Qua dự giờ thăm lớp, tham khảo giáo viên trực tiếp giảng dạy, qua trực tiếp giảng dạy và chấm bài cho học sinh lớp 4B, tôi nhận thấy: Khi gợi ý cho các em cách tìm hiểu đề, quan sát và tìm ý các em có thể tiếp cận được. Nhưng khi vận dụng vào xây dựng bố cục, diễn đạt thành bài văn cụ thể thì các em hay lúng túng, khó khăn khi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt bài văn miêu tả sao cho đúng, cho hay...Những khó khăn, lúng túng này trở thành phổ biến với nhiều học sinh dẫn đến kết quả học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt là viết văn miêu tả không cao, cụ thể:
Sĩ số HS
Kết quả đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
33
5
15,2
20
60,6
8
24,2
 Kết quả trên phản ánh chất lượng học phân môn viết văn của học sinh còn rất hạn chế, đặc biệt là chất lượng bài tập làm văn. 
Từ ý nghĩa, thực tiễn của vấn đề trên, qua việc điều tra thực trạng về dạy và học văn miêu tả ở Trường Tiểu học Hải Lộc và dựa vào nội dung văn miêu tả ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số "Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4”
 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Từ thực tế nêu trên, tôi đã đưa ra các giải pháp và tổ chức thực hiện các giải pháp bằng các biện pháp như sau:
 3. 1. Nắm vững nội dung, chương trình văn miêu tả ở lớp 4. 
 Nội dung dạy học văn miêu tả trong SGK gồm có: 
 - Nội dung kiến thức về văn miêu tả: HS được tìm hiểu những kiến thức cụ thể về văn miêu tả, đó là một số hiểu biết ban đầu về văn miêu tả (như: Thế nào là văn miêu tả? Quan sát để miêu tả cho sinh động; Trình tự miêu tả; Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả). Những kiến thức này rất cần thiết với HS bởi đây chính là chỗ dựa, điểm tựa để HS có cơ sở làm đúng, làm tốt bài văn miêu tả. 
 - Nội dung các kĩ năng làm văn miêu tả: Sách dạy HS tạo lập văn bản nói chung, văn miêu tả nói riêng phù hợp với quy trình sản sinh văn bản. Trong hệ thống kĩ năng viết văn miêu tả, chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho HS. Trong chương trình lớp 4, căn cứ vào đối tượng miêu tả, văn miêu tả được chia thành các kiểu bài như:
 + Kiểu bài tả đồ vật: Đối tượng của bài văn tả đồ vật là những đồ vật quen thuộc, thường gặp trong đời sống hàng ngày của HS. Ví dụ như: Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay, Tả đồ chơi, Tả chiếc bút. Tả chiếc cặp. Tả cái bàn học
 + Kiểu bài tả cây cối: Đối tượng miêu tả: Là những cây ăn quả, cây cho bóng mát như: Tả một cây bóng mát (hoặc một cây hoa, cây ăn quả) mà em yêu thích...
 + Kiểu bài tả loài vật: * Đối tượng miêu tả: Là các con vật gần gũi, thân thiết với đời sống con người (thường là những con vật nuôi trong gia đình) như :Tả một con vật mà em yêu thích...Tả một con vật em thấy trên báo hay trên truyền hình, phim ảnh...
 Như vậy, nội dung, chương trình văn miêu tả ở lớp 4 không chỉ giúp việc dạy học văn miêu tả thuận lợi, hiệu quả mà còn giúp HS chủ động, sáng tạo bộc lộ, thể hiện mình.
 3.2.Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản trong viết văn miêu tả.
 3.2.1: Biện pháp rèn kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả.
 Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy, một trong những lí do cơ bản khiến HS viết bài văn miêu tả lạc đề, lan man, lộn xộn, không đúng yêu cầu của đề bài là do không tìm hiểu đề cẩn thận, kĩ lưỡng trước khi làm bài. Vì thế, biết phân tích đề, nắm được các yêu cầu cụ thể của đề là một việc làm có tính chất quyết định, thậm chí đó còn là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho bài làm thành công. Để giúp học sinh biết cách tìm hiểu đề bài, tôi đã hướng dẫn học sinh kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài bao gồm:
 - Xác định yêu cầu về nội dung bài viết: nhằm trả lời cho các câu hỏi:
 + Đề bài yêu cầu viết về đối tượng miêu tả nào? (đối tượng miêu tả có thể là đồ vật, loài vật, cây cối...)
 + Đề bài yêu cầu trọng tâm miêu tả là gì? 
 + Mục đích của bài miêu tả là gì ?
 + Bài văn hướng tới nhân vật giao tiếp nào và người viết ở vai trò và tư cách nào khi viết?
 - Đối với văn miêu tả, yêu cầu về thể loại thường được thể hiện một cách tường minh trong đề bài bằng các thuật ngữ: tả, miêu tả... cho nên học sinh dễ dàng nhận ra được ngay. Để phân biệt rõ hơn nữa yêu cầu của đề bài, sau khi học sinh tìm được yêu cầu của đề bài tôi khuyên học sinh nên gạch chân dưới yêu cầu của đề bài vừa xác định được. Sau khi hướng dẫn học sinh xác định được yêu cầu của đề bài, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, xác định từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để có cách nói, cách viết trong bài làm của mình cho phù hợp. 
 - Để giúp học sinh xác định trọng tâm miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào một số cơ sở nhất định, Trước hết là dựa vào kiểu bài văn miêu tả. Mỗi kiểu bài văn miêu tả trong chương trình bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng như: 
 +Đối với kiểu bài tả đồ vật, trọng tâm miêu tả là những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, chất liệu, hoạt động của đồ vật,..gắn với công dụng, lợi ích của đồ vật ấy.
 +Đối với kiểu bài tả cây cối, trọng tâm miêu tả là hoa, quả, mùi thơm, hương vị quả chín; nếu đối tượng miêu tả là cây hoa thì trọng tâm miêu tả sẽ được xác định là: nụ hoa, bông hoa, cánh hoa, màu sắc, hương thơm của hoa...
 + Đối với kiểu bài tả con vật, tập trung miêu tả những đặc điểm giúp phân biệt con vật được tả với con khác cùng loài, những đặc điểm đặc trưng của con vật gây cho người viết nhiều ấn tượng, cảm xúc. 
 Ví dụ: Cùng là miêu tả hoạt động của con vật nhưng hoạt động đặc trưng con mèo là hoạt động bắt chuột, hoạt động đặc trưng của con chim là hót...
 Ví dụ: Cùng là đề bài tả chiếc cặp sách, nhưng tả chiếc cặp sách của em sẽ có những điểm khác với tả chiếc cặp sách của bạn em; tả chiếc cặp đã gắn bó với em mấy năm sẽ có những điểm khác với tả chiếc cặp sách mẹ vừa mua cho em ở cửa hàng, khác với tả chiếc cặp sách mà em đang ao ước có nó....
 3.2.2.Hướng dẫn học sinh kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
Để tìm ý cho bài văn miêu tả có thể có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu đề bài. Chẳng hạn có thể tìm ý qua tranh, ảnh, phim, truyền hình...nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi thường hướng dẫn các em tìm ý chủ yếu thông qua hành động quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và các em còn phải huy động khả năng hồi tưởng, tưởng tượng.
Ví dụ: Khi dạy HS bài: “Quan sát đồ vật’ (Tập làm văn lớp 4, tuần 15) tôi yêu cầu các em mỗi người đưa đến lớp một đồ chơi mà mình có. Sau đó đặt đồ chơi trước mặt rồi quan sát và ghi kết quả quan sát được vào giấy nháp.
Việc rèn luyện kĩ năng quan sát cho các em được tôi tiến hành một cách hệ thống, đầy đủ, cụ thể thông qua các bài tập thích hợp nhằm rèn luyện một loạt các hoạt động như: yêu cầu các em sử dụng các giác quan, xác định trình tự quan sát, lựa chọn các chi tiết đặc sắc, nhận xét, so sánh, biểu cảm... khi quan sát.
Ví dụ quan sát cây em thấy: Cây bàng lặng lẽ trầm tư.... Cây đa cổ thụ triền miên nghĩ về quá khứ... Chiếc lá vàng bay chao lượn như luyến tiếc khung trời, muốn nhìn lần cuối thân cây đã nuôi dưỡng ấp ủ lá bao ngày, nghĩ lại ngày nào mình còn lá xanh, non tơ vui theo tháng ngày nô đùa cùng đám bạn lá, cùng gió. Những cảm nhận tinh tế này sẽ giúp các em viết văn miêu tả có chiều sâu cảm xúc và có nét độc đáo, mới mẻ, không sáo rỗng.
Trong quan sát phải hướng dẫn các em tưởng tượng và ghi chép lại những điều mình quan sát được để có tư liệu viết văn. Mặt khác trong 
tưởng tượng ghi chép lại, các em có ý thức so sánh, chọn lọc, tổng hợp, biết sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để ghi chép.
Trong hướng dẫn quan sát cần đặt ra nhiêù câu hỏi cho các em suy nghĩ, tìm hiểu để các em có thêm vốn kiến thức, có thể câu hỏi theo chủ đề, đề tài, hoặc phân loại: con vật, cây cối, cảnh, con người.
Bên cạnh đó, lập dàn ý là một khâu khá quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản. Trước hết dàn ý giúp người viết phác ra một cái nhìn bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu và những yêu cầu cơ bản mà bài viết cần đạt được, đồng thời cũng thấy được trọng tâm, phạm vi sẽ miêu tả, đáp ứng những yêu cầu cơ bản mà đề bài đặt ra. Tránh cho bài văn bị xa đề, lệch trọng tâm, lạc đề...
 Muốn lập được dàn ý học sinh phải tiến hành 2 công việc chính: Chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, ghi chép những điều quan sát được. Đối với bài văn tả miêu tả phải dựa vào yêu cầu của đề bài, ý định miêu tả hình thành trên cơ sở đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả. Căn cứ vào ý định này học sinh sẽ lược bỏ các chi tiết không cần thiết. 
 Ví dụ: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. (Tập làm văn lớp 4- tuần 26)
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu của đề bài:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng (trong đề bài đã viết trên bảng): Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của bài viết (bằng cách trả lời những câu hỏi sau): + Cây em lựa chọn để tả là cây gì? cây phượng, cây chuối, cây hoa hồng..... ? được trồng từ bao giờ ? trồng ở đâu ? + Em tả cây đó nhằm mục đích gì?
	+ Trong các bộ phận của cây: (như: Hình dáng cây đó có gì nổi bật? Thân, cành, gốc, rễ cây đó ra sao? Hoa, quả của cây như thế nào?), em sẽ tập trung miêu tả những bộ phận nào? Vì sao? Cây đó có ích lợi như thế nào?
	+ Em hướng tới người đọc bài văn miêu tả của mình là ai? Em sẽ sử dụng từ xưng hô trong bài văn của mình như thế nào?
 + Theo em, cần lưu ý những điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ trong bài văn miêu tả cây cối? 
Bước 2:- Hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý:
 - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo, bố cục của bài văn tả cây cối.
 Ví dụ: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. (Tập làm văn lớp 4- tuần 26)
 * Mở bài: - Giới thiệu cây định tả: Đó là cây chuối tiêu - một cây ăn quả ở trong vườn nhà em.
 *Thân bài: - Tả bao quát cây chuối tiêu: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Đó là cây đẹp nhất, có ích nhất trong các loại cây nhà em trồng.
- Tả từng bộ phận của cây chuối tiêu:
+ Tàu lá: to như cái máng nước úp sấp, dài gần bằng nửa người em...
+ Thân cây: cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành.....
+ Buồng chuối: dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải chuối.
+ Nải chuối: úp sát vào nhau, chen chúc nhau, như những ngón tay..
+ Quả chuối: cong cong trông thật đẹp
- Tả ích lợi của cây chuối tiêu: làm thức ăn....
 * Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt, cảm nghĩ của em về cây em định tả.
Bước 3. Hướng dẫn học sinh trình bày, trao đổi nhận xét về dàn ý chi tiết:
 Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong tiết lập dàn ý chi tiết. Khi học sinh trình bày dàn ý chi tiết, giáo viên cùng học sinh trong lớp nhận xét, bổ sung và có thể chốt một dàn ý chi tiết.
 3.2.3. Biện pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh.doc