SKKN Một số biện pháp sử dụng Tập bản đồ để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS

SKKN Một số biện pháp sử dụng Tập bản đồ để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS

 Như chúng ta đã biết, nước ta đang trong giai đoạn Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đất nước với mục tiêu: Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại để hội nhập với Quốc tế. Mà nhân tố quyết định thắng lợi chính là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông, trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của ngành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện: Có phẩm chất đạo đức, có năng lực, có tri thức, có kĩ năng và có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập, sáng tạo.

 Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không chỉ cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho các em khả năng tự nghiên cứu, tự làm việc nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức .

 Hiện nay, trong việc dạy và học địa lí vẫn có quan niệm cho rằng: Địa lí là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Nhưng thực tế, Địa lí không phải là môn học thuộc lòng mà là môn học đòi hỏi phải có tư duy cao để phân tích, so sánh, tổng hợp từ đó rút ra nhận xét.

 Trong những năm qua, đã có những bước cải tiến về phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, tăng cường việc tư duy của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Một trong những biệp pháp đó là tăng cường sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí.

 Cùng với kênh hình, Tập bản đồ sẽ góp phần thiết thực vào việc cải tiến phương pháp dạy học môn Địa lí, tạo điều kiện giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả, nhằm phát triển tư duy địa lí cho học sinh, đó là kiểu tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán trên cơ sở bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kỹ năng dựa vào bản đồ, lược đồ, biểu đồ và các bảng số liệu để tìm được những câu trả lời cần thiết, giảm bớt số liệu địa lí, giúp cho việc học tập bộ môn này ngày càng có chất lượng cao hơn.

 

doc 16 trang thuychi01 16772
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng Tập bản đồ để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU:
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, nước ta đang trong giai đoạn Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đất nước với mục tiêu: Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại để hội nhập với Quốc tế. Mà nhân tố quyết định thắng lợi chính là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông, trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của ngành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện: Có phẩm chất đạo đức, có năng lực, có tri thức, có kĩ năng và có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập, sáng tạo.
 Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không chỉ cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho các em khả năng tự nghiên cứu, tự làm việc nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức .
 Hiện nay, trong việc dạy và học địa lí vẫn có quan niệm cho rằng: Địa lí là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Nhưng thực tế, Địa lí không phải là môn học thuộc lòng mà là môn học đòi hỏi phải có tư duy cao để phân tích, so sánh, tổng hợp từ đó rút ra nhận xét. 
 Trong những năm qua, đã có những bước cải tiến về phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, tăng cường việc tư duy của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Một trong những biệp pháp đó là tăng cường sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí. 
 Cùng với kênh hình, Tập bản đồ sẽ góp phần thiết thực vào việc cải tiến phương pháp dạy học môn Địa lí, tạo điều kiện giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả, nhằm phát triển tư duy địa lí cho học sinh, đó là kiểu tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán trên cơ sở bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kỹ năng dựa vào bản đồ, lược đồ, biểu đồ và các bảng số liệu để tìm được những câu trả lời cần thiết, giảm bớt số liệu địa lí, giúp cho việc học tập bộ môn này ngày càng có chất lượng cao hơn.
 Bên cạnh đó, Tập bản đồ còn có vai trò bổ sung cho bản đồ treo tường vì các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ treo tường quá nhỏ, đa số học sinh ngồi ở những bàn sau không nhìn thấy được. Đồng thời, Tập bản đồ còn giúp giáo viên cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ngoài ra, Tập bản đồ còn giúp các em học bài ở nhà hoặc làm bài tập kiểm tra ở lớp. Bởi lẽ một trong những mục đích của việc học tập địa lí là rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu; Kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh, tổng hợp trên cơ sở bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu theo đặc trưng bộ môn đó là bắt đầu từ bản đồ và kết thúc cũng từ bản đồ.
 Ở chương trình Địa lí cấp THCS, học sinh từng bước được làm quen với kĩ năng đọc và hiểu bản đồ. Nhưng càng lên lớp cao thì kĩ năng đọc và hiểu bản đồ đòi hỏi cao hơn. Học sinh không chỉ biết đọc, nhận xét, phân tích, so sánh mà còn phải có kĩ năng bước đầu về biểu đồ, đồ thị. Từng bước rèn luyện kỹ năng về bản đồ, giúp cho việc học bộ môn Địa lí ở trường THCS và cấp trung học phổ thông sau này được tốt hơn.
 Như vậy, Tập bản đồ có vai trò quan trọng đặc biệt. Nhưng trong thực tế hiện nay, ở các trường nói chung giáo viên sử dụng Tập bản đồ chưa triệt để. Một số giáo viên chưa coi trọng việc sử dụng Tập bản đồ trong dạy học trên lớp, chỉ hướng dẫn qua loa cho các học sinh, chưa khai thác triệt để những kênh hình có trong Tập bản đồ, thậm chí có giáo viên còn không nghiên cứu kĩ những bài tập và nội dung trong Tập bản đồ.
 Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên còn dạy theo phương pháp cũ, chưa mạnh dạn cắt bỏ những nội dung phải ghi nhớ máy móc, truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa nên không còn thời gian để sử dụng Tập bản đồ. Một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại kênh hình, kênh số, còn nặng về giảng giải thuyết trình, sợ thiếu giờ. Vì vậy, để làm tốt điều này chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của Tập bản đồ, phải thấy được: Một yếu tố trong Tập bản đồ có giá trị sử dụng vào một nội dung bài học khác nhau. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới khai thác hết giá trị của nó, sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và môn Địa lí nói riêng. [1]
 Xuất phát từ những băn khoăn, trăn trở đó mà tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy. Thêm vào đó là những kinh nghiệm đã được tích lũy trong những năm qua và những kiến thức được học ở trường sư phạm. Vì thế, tôi xin được trình bày đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp sử dụng Tập bản đồ để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của đề tài là hướng dẫn học sinh sử dụng có hiệu quả Tập bản đồ, nhằm tạo nên sức lôi cuốn trong giờ học, kích thích tư duy của học sinh, tác động đến mọi đối tượng học sinh. Đồng thời,cũng giúp cho học sinh củng cố các kiến thức được lĩnh hội trên lớp, rèn luyện các kĩ năng địa lí mà chương trình và sách giáo khoa đưa ra. Sách cũng là tài liệu tham khảo để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trong Nghị quyết số 29/NQ-TW. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức , kĩ năng của người học; Khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Tập bản đồ trong việc dạy và học địa lí, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Địa lí nói riêng. 
 Vì vậy, đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi thuộc học sinh học các khối lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Quảng Thái.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, xử lý thông tin giúp tôi thực hiện đề tài này chính là dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân qua nhiều năm trực tiếp làm công tác giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS Quảng Thái. Và qua phần tổng hợp kết quả bài làm của học sinh sau những lần kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, qua góp ý của đồng nghiệp và sự chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn, qua nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
 Tập bản đồ địa lí góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy của học sinh. Đặc biệt là các phẩm chất trí tuệ như: Phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,... Tập bản đồ địa lí còn hình thành và củng cố cho các em những tri thức và kĩ năng, kĩ xảo của môn học. Đồng thời, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp phục vụ Tổ quốc sau này cho các em .
 Bên cạnh đó, Tập bản đồ địa lí còn có nội dung đa dạng và sinh động, nhằm vào việc rèn luyện các kĩ năng khác nhau. Nhưng nói chung, đều đòi hỏi học sinh phải làm việc độc lập, sáng tạo và yêu cầu ở mức độ cao hơn các lớp trước. Hơn nữa, Tập bản đồ địa lí cũng góp phần mang lại thành công rất lớn cho mỗi tiết học, giúp giáo viên có thể tận dụng tối đa thời gian 45 phút của một tiết dạy để tác động đến cả ba đối tượng học sinh: Khá, giỏi; Trung bình; Yếu kém .
2.2. Thực trạng:
 Qua quá trình thực tiễn cho thấy, Tập bản đồ địa lí có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, ví dụ như: Chuẩn bị bài ở nhà, học tập ở trên lớp, học và ôn tập bài cũ,...Chính vì vậy, để biết được khả năng sử dụng Tập bản đồ của học sinh bản thân tôi đã kiểm tra, khảo sát chất lượng của học sinh. Thời điểm đánh giá là: Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017. Kết quả như sau: 
*Về chất lượng: 
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 6
6A1
43
0
0
8
18,6
27
62,8
8
18,6
0
0
7
7A1
47
1
2,1
12
25,5
30
63,8
4
8,6
0
0
8
8A1
41
2
4,9
10
24,4
26
63,4
3
7,3
0
0
9
9A1
 35
2
5,7
10
28,6
20
57,1
3
 8,6
0
0
Tổng
 166
5
3,0
40
24,1
103
62
18
10,9
0
0
* Về nhận thức:
Qua quá trình điều tra và tìm hiểu, bản thân tôi nhận thấy học sinh sử dụng Tập bản đồ kết quả chưa cao là do các nguyên nhân sau:
 - Học sinh: 
 + Ý thức học tập của học sinh chưa cao( Đa số phụ huynh và học sinh xem đây là môn phụ).
 + Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập bản đồ còn kém
 + Cách ghi nhớ đối tượng địa lí trên bản đồ còn hạn chế 
 + Kĩ năng phân tích để làm bài tập bản đồ còn chậm
 + Còn nhiều học sinh làm bài tập mang tính chất đối phó nên không quan tâm xem bài mình làm đúng hay sai mà chỉ cần có đủ bài tập là được.
 + Vẫn còn tình trạng học sinh không làm bài tập ở nhà, đến lớp mượn vở của bạn chép lại bài một cách máy móc nên không hiểu bài.
 + Hầu hết không có sự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay Át lát địa lí Việt Nam...để học bài và làm bài tập ở nhà .
Giáo viên:
 + Muốn làm bài tập trong Tập bản đồ một cách có hiệu quả phải mất nhiều thời gian, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách làm bài tập, trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Vì vậy, một số giáo viên khi lên lớp chưa quan tâm đến việc làm bài tập của học sinh hay việc hướng dẫn học sinh làm bài tập bản đồ cũng vậy.
 + Một số giáo viên lại chỉ quan tâm đến việc học sinh có làm bài tập hay không chứ không quan tâm đến việc các em có làm bài đúng hay sai và làm như thế nào nên chất lượng của bài làm chưa cao .
 + Một số giáo viên trong giờ dạy lại chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để truyền đạt hết kiến thức ( Nội dung chính của bài và những kiến thức cần phải học thuộc) nên hiệu quả của việc làm bài tập ở nhà cũng chưa cao.
 - Gia đình:
 + Đa số phụ huynh phải đi làm ăn xa nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình.
+ Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh nên vào đầu năm học vẫn còn nhiều em thiếu sách giáo khoa, vở bài tập gây khó khăn cho việc chuẩn bị bài của các em.
 Với thực trạng đó, đòi hỏi bản thân Tôi phải có những giải pháp cụ thể hướng dẫn học sinh cách làm bài tập bản đồ để từng bước nâng cao chất lượng học tập của các em.
2.3. Những giải pháp: 
 Để làm rõ hơn vấn đề này, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể mà bản thân cùng với các đồng nghiệp của mình đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy ở địa phương :
 ** Bước 1: Lựa chọn bài tập
 Trước hết, để chuẩn bị cho một tiết dạy thì trong khâu soạn bài giáo viên phải nghiên cứu kĩ sách giáo khoa để chuẩn bị những đồ dùng dạy học cần thiết phù hợp với nội dung bài học. Đồng thời, giáo viên cũng cần phải nghiên cứu Tập bản đồ để lựa chọn bài tập phù hợp với mục đích bài dạy. Không yêu cầu phải sử dụng hết lượng câu hỏi trong Tập bản đồ. Bởi vì, trong Tập bản đồ có một số câu hỏi không cần suy nghĩ, tìm tòi học sinh vẫn trả lời được vì những phần đó đã có sẵn trong sách giáo khoa. 
 Ví dụ : Khi dạy về các Vùng tự nhiên thì thông thường câu hỏi 1 đều yêu cầu học sinh xác định vị trí, giới hạn của vùng nên giáo viên không cần yêu cầu học sinh ghi lại những nội dung đó trong vở vì những nội dung này đã có trong sách giáo khoa .
 Mặt khác, các đối tượng học sinh, trình độ của từng loại đối tượng là một trong những căn cứ quan trọng buộc giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn bài tập cho phù hợp. Mỗi bài phân tích những chi tiết cần thiết, tùy theo yêu cầu, nội dung của bài. Cụ thể là:
 + Lớp 6: Khi dạy bài 26 - Đất. Các nhân tố hình thành đất. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu đất ở hình 66 sgk trang 77 [2]: Nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau sau đó áp dụng vào việc làm bài tập.
 + Lớp 7: Bài 34: Thực hành - So sánh nền kinh tế của ba khu vực Châu Phi. Học sinh phải dựa vào lược đồ H34.1 SGK trang 107 [2] cùng với sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành bài tập của mình.
 + Lớp 8: Bài 27: Thực hành - Đọc bản đồ Việt Nam( . Để hoàn thành được bài này đòi hỏi học sinh phải dựa vào Bản đồ hành chính Việt Nam( H23.2) và bảng 23.1 sgk :
 + Xác định vị trí của Thanh Hóa
 + Xác định vị trí, tọa độ các điểm cực 
 + Lập bảng thống kê các tỉnh theo mẫu đã có sẵn.
+ Lớp 9:
 Bài 3: “ Phân bố dân cư và các loại hình quần cư”.
 + Cho học sinh đọc tên lược đồ hình 3.1 trang 11 sách giáo khoa, hình 1 trang 6 Tập bản đồ [2] và quan sát màu sắc chỉ mật độ dân số từng vùng, quy mô dân số đô thị, phân tích mật độ dân số, chú ý so sánh dân số giữa miền núi với đồng bằng và đô thị, quy mô các đô thị, tìm hiểu các nguyên nhân của sự chênh lệch dân số, rút ra kết luận:
+ Nước ta có mật độ dân số cao, phân bố không đều, tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt mật độ dân số ở thành thị rất cao(Do điều kiện sống có nhiều thuận lợi); Thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây Bắc,Tây Nguyên ( do địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, đời sống thấp).
+ Các đô thị nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, phân bố ở đồng bằng và ven biển.
 Bài 4: “ Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống”.
+ Phân tích biểu đồ trang 15,16 sách giáo khoa và trang 7 Tập bản đồ [2]. Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý phân tích màu sắc thể hiện dân số từng khu vực, so sánh giữa thành thị với nông thôn; các số liệu thể hiện tỉ lệ % dân số trong từng ngành; Liên hệ các bài học đã học tìm thuận lợi, khó khăn về kinh tế, đời sống; Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta, giải thích vì sao có sự thay đổi đó, sau đó nhận xét và rút ra kết luận:
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ lệ cao. Thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng sức ép lớn về việc làm. Nếu không đủ việc làm, dư thừa lao động dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
+ Lực lượng lao động ở nông thôn nhiều hơn thành thị do dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.
 Hay ở bài 23,24: “ Vùng Bắc Trung Bộ”
 Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào hình 10,11 trang 32,34 Tập bản đồ [2] kết hợp với nội dung sách giáo khoa: Điền tên các vùng tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ, tên các tỉnh trong vùng, các cửa khẩu lên chỗ chấm. Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp chính trong các trung tâm đó. Những câu hỏi này dễ nên chỉ cần dựa vào lược đồ và sách giáo khoa cả lớp đều trả lời được.
 Riêng câu hỏi: Tại sao Vùng Bắc Trung Bộ lại phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng? Giải thích vì sao các ngành công nghiệp chủ chốt còn non yếu? Những câu hỏi này đòi hỏi phải lựa chọn đối tượng học sinh khá, giỏi mới trả lời được. Vì vậy, xác định được đối tượng học sinh là cần thiết giúp giáo viên có phương pháp phù hợp trong cách dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh.
 ** Bước 2: Phương pháp sử dụng Tập bản đồ trong quá trình dạy học
 - Sử dụng Tập bản đồ trong kiểm tra bài cũ:
 Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tập bản đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ phải được tiến hành thường xuyên thông qua các bài kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết để việc sử dụng Tập bản đồ trở thành thói quen không thể thiếu được đối với mỗi học sinh.
 Trong việc kiểm tra kiến thức cũ chúng ta có thể áp dụng phương pháp của Trần Trọng Hà (vụ trung học phổ thông). Dùng các tờ bản đồ thay giấy kiểm tra, dùng các câu hỏi in sẵn trong các tờ bản đồ thay cho việc chép các đề bài. Giáo viên có thể sử dụng một câu hỏi hoặc một số câu hỏi in ngay trong từng trang của Tập bản đồ để kiểm tra 15 phút hoặc một tiết. Học sinh làm bài vào phần để trống trong từng trang lược đồ, nếu thiếu giấy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đóng thêm giấy vào Tập bản đồ.
 - Sử dụng Tập bản đồ trong dạy, học bài mới:
 Nếu sử dụng Tập bản đồ để dạy bài mới thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ để tìm xem trong Tập bản đồ có nội dung tương ứng với bài học trong sách giáo khoa hay không? Xác định mục tiêu và các hoạt động hướng dẫn học sinh học tập trên lớp hay ở nhà. Phần nội dung nào đã có các câu hỏi bài tập trong Tập bản đồ thì giáo viên không nên giảng mà chỉ cần nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi. Giáo viên chỉ gợi ý, dẫn dắt học sinh khi học sinh lúng túng không trả lời được. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, tự giác và chủ động của học sinh.
 Để giờ học không bị trầm lắng, không gây hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa Tập bản đồ với các phương tiện dạy học khác như sách giáo khoa, bản đồ treo trường, không nên tách rời từng phương tiện một.
 Muốn học sinh sử dụng thành thạo Tập bản đồ thì ngay từ bài học đầu tiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các ước hiệu, kí hiệu trong trang đầu, nắm vững mối quan hệ giữa Tập bản đồ với các loại bản đồ khác vì đôi khi giữa các loại bản đồ có sự không đồng nhất về ước hiệu, kí hiệu. Giáo viên phải định hướng cho học sinh để giúp cho các em tập trung đi đúng hướng.
 Ví dụ: 
+ Lớp 6: Ở bài 4- Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. Nếu muốn học sinh nắm được phương hướng trên bản đồ thì giáo viên phải hướng dẫn các em quan sát bản đồ trên bảng kết hợp với hình 1,trang 7 Tập bản đồ để xác định phương hướng.
+ Lớp 7: Bài 15 – Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa. Giáo viên yêu cầu học sinh quuan sát bản đồ treo tường kết hợp với lược đồ phân bố một số trung tâm công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa: Tìm và chỉ một số trung tâm công nghiệp ở đới ôn hòa trên bản đồ, từ đó các em dễ dàng hoàn thành bài tập của mình ở Tập bản đồ trang 14. [2]
+ Lớp 8: Bài 26 – Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào lược đồ khoáng sản trong Tập bản đồ, trang 30 kết hợp với bản đồ khoáng sản Việt Nam để tìm và chỉ một số loại khoáng sản trên bản đồ đồng thời có thể hoàn thành bài tập của mình ngay trên lớp.
+ Lớp 9: Trong bài 7,8 - Địa lí Nông nghiệp. Nếu muốn học sinh nắm được các vùng sản xuất chuyên môn hoá nông nghiệp, sản phẩm chính của từng vùng thì giáo viên phải hướng dẫn các em đọc các bài tập của bài 7,8 trang 11,12 Tập bản đồ[2]
 Hay ở bài 11,12 - Địa lí Công nghiệp. Muốn học sinh nắm được các trung tâm công nghiệp, chức năng chính của từng trung tâm thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc lại bài tập của Tập bản đồ trang 16,17[2]
 Hoặc bài 28; 29: Vùng Tây Nguyên. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các lược đồ hình 15, 16 trang 40, 41, rút ra những nhận xét nét chính về vị trí, địa hình, khí hậu, kinh tế và đặc điểm nổi bật khác biệt so với các vùng khác.
+) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ, phía Tây giáp Hạ Lào và Campuchia, phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng duy nhất trong cả nước không giáp biển, có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng, cầu nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. 
+) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Địa hình là các cao nguyên xếp tầng, nơi đầu nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. Với khí hậu nhiệt đới cận xích đạo có mùa khô kéo dài, khắc nghiệt. Nhưng nhìn chung cao nguyên có khí hậu ôn đới, mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên đẹp, có thế mạnh về du lịch sinh thái. Diện tích đất bazan lớn, màu mỡ rất thích hợp với trồng cây công nghiệp. Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quý. Thủy năng dồi dào chiếm 21% thủy năng cả nước. Khoáng sản: quặng bôxit chiếm 3 tỉ tấn. Du lịch sinh thái có tiềm năng lớn.
 Khó khăn: mùa khô thiếu nước, hay xảy ra cháy rừng. Nạn chặt phá rừng bừa bãi gây xói mòn, sạt lở, thoái hóa đất; Săn bắt bừa bãi làm cho môi trường bị suy thoái.
+) Đặc điểm dân cư - xã hội: Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đồng đều, rất thiếu lao động. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng đang được cải thiện đáng kể.
Giải pháp khắc phục: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Ngăn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_tap_ban_do_de_nang_cao_chat_lu.doc