SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật
Trong xã hội phát triển, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao. Do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Cũng chính vì lí do đó mà môn học Mĩ thuật đã được đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông. Là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc.
Môn Mỹ thuật ở cấp phổ thông nói giúp học sinh hình thành và rèn luyện tư duy phát triển trí thông minh, tính linh hoạt sáng tạo, làm việc theo phương pháp khoa học, nhằm hình thành ở học sinh phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao.
Môn Mỹ thuật giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày,nhằm hướng các em sống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp. Qua đó giáo dục tình cảm, đào đức, lối sống cho học sinh biết yêu qúy, giữ gìn và phát huy cái "đẹp". .Ngoài ra môn học Mỹ thuật còn hỗ trợ học sinh học tốt các môn học khác như: Toán; Ngữ văn; Lịch sử.
Quan tâm tới chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh được làm việc dưới nhiều hình thức và có được hứng thú trong giờ học.
MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mở đầu 2 1.1 Lý do chọn đề tài 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng ngjhiên cứu 3 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 2.1 Cơ sở lí luận của sang skiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.4 Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm. 14 3 Kết luận, kiến nghị 16 3.1 Kết luận 16 3.2 Kiến nghị. 16 3.3 Tài liệu tham khảo 18 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong xã hội phát triển, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao. Do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Cũng chính vì lí do đó mà môn học Mĩ thuật đã được đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông. Là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Môn Mỹ thuật ở cấp phổ thông nói giúp học sinh hình thành và rèn luyện tư duy phát triển trí thông minh, tính linh hoạt sáng tạo, làm việc theo phương pháp khoa học, nhằm hình thành ở học sinh phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao. Môn Mỹ thuật giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày,nhằm hướng các em sống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp. Qua đó giáo dục tình cảm, đào đức, lối sống cho học sinh biết yêu qúy, giữ gìn và phát huy cái "đẹp". .Ngoài ra môn học Mỹ thuật còn hỗ trợ học sinh học tốt các môn học khác như: Toán; Ngữ văn; Lịch sử... Quan tâm tới chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đào tạo là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh được làm việc dưới nhiều hình thức và có được hứng thú trong giờ học. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Mỹ thuật bằng phương pháp trực quan chưa thực sự được chú trọng. Đối với môn Mỹ thuật, đồ dùng dạy học càng quan trọng hơn, nó làm tăng hiệu quả tiết dạy rất nhiều. Bên cạnh những thành công bước đầu đạt được, việc dạy và học Mỹ thuật còn nhiều hạn chế và khó khăn. Đồ dùng dạy học còn rất nghèo nàn, thiếu thốn, một số giáo viên chưa chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan dẫn đến đồ dùng trực quan còn sơ sài, thiếu chất lượng, trình bày thiếu khoa học, thiếu tính thẩm mỹ. Giáo viên còn hạn chế về khả năng sử dụng các phương tiện dạy học, phương tiện nghe nhìn dẫn đến việc học sinh không có hứng thú khi học bài, thiếu sự sáng tạo. Xuất phát từ vai trò quan trọng của đồ dùng trực quan ( ĐDTQ) trong dạy học môn Mĩ thuật, bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Mĩ thuật tôi thấy cần phải quan tâm, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật . Tôi đã đọc và tìm hiểu một số bài sáng kiến kinh nghiệm viết về vấn đề này nhưng tôi thấy những biện pháp mà họ đưa ra còn mang tính khái quát chung, chưa đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của vấn đề. Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ” 1.2. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này để: + Mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mang tính chất gợi mở giúp giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. + Tạo sự lôi cuốn, hứng thú của học sinh đối với môn học Mĩ thuật. + Học sinh hiểu thêm những kiến thức cơ bản của mĩ thuật như bố cục, hình dáng, đường nét, màu sắcthông qua đồ dùng trực quan và vận dụng chúng một cách linh hoạt vào phần thực hành của mình. 1.3.Đối tượng nghiên cứu. + Nghiên cứu phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả trong dạy học mĩ thuật. + Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật trong trường trung học cơ sở Hàm Rồng nói riêng và ngành giáo dục nói chung. + Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. +Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Mục đích dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nó không nhằm đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em một thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận cái đẹp và tạo ra cái đẹp – trước hết là cho chính các em, sau là cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó môn Mĩ thuật còn hỗ trợ các em ở các môn học khác, giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Con đường đến với nghệ thuật của học sinh phải trải qua một quá trình thẩm thấu, có sàng lọc tinh tế và giáo viên chính là người định hướng, dẫn dắt các em khám phá thế giới Mĩ thuật. Muốn thực hiện được điều đó người giáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp dạy học môn MĨ thuật và vận dụng linh hoạt sáng tạo trong mỗi giờ học, thông qua đó nhằm phát triển đúng mức khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng, bên cạnh đó hình thành tác phong làm việc có suy nghĩ, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có kế hoạch, ý chí vượt khó khăn, kiên trì, tự tin. Dạy học nói chung và dạy Mỹ thuật nói riêng thường dạy bằng trực quan bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao. Khi đồ dùng trực quan được chuẩn bị một cách đầy đủ và sử dụng một cách có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật dể dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Chính vì thế khi nói đến phương pháp sử dụng trực quan trong môn Mĩ thuật là ta phải nghĩ ngay đến một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, vấn đề đưa lên hàng đầu trong các phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở trung học. Trong giảng dạy Mĩ thuật, việc sử dụng các bức tranh, ảnh, mô hình, hình minh họa, mẫu vật thật... làm phương tiện dạy học được gọi chung là đồ dùng trực quan. Phương pháp trực quan là phương pháp mà giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan tổ, chức điều khiển học sinh quan sát nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Thông qua đồ dùng trực quan người học tiến hành quan sát dưới vai trò chủ đạo của giáo viên để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cho bản thân. Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn vào nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành công” đến mức nào. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Về phía nhà trường: Trường THCS là ngôi trường nằm trong địa bàn phường Hàm Rồng Thanh Hóa. Đây là một phường ít dân cư, trình độ dân trí chưa cao, hộ nghèo và mồ côi nhiềuNhững điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục của phường nhà. Nhà trường có rất ít học sinh (hơn 260 học sinh). Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của nhà trường và UBND Phường Hàm Rồng nên cơ sở vật chất của trường dần được tạo dựng. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và hoc về cơ bản tương đối đầy đủ. Song víi bé m«n MÜ thuËt th× trang thiết bị còn thiếu nhiều, Chưa có phòng chức năng dành riêng cho môn Mĩ thuật; đồ dùng dạy häc đa phần giáo viên tự chuẩn bị sưu tầm; tài liệu tham khảo có liªn quan còn hạn chế; tranh ảnh Mĩ thuật dù có nhưng còn hạn chế và không được bảo quản cẩn thận nên đã có nhiều tranh, ảnh bị hoen ố. Nhất là trong thư viện không có những vật mẫu thật phục vụ cho môn học Mĩ thuật. - Về phía giáo viên: Do những năm trước đây, trường THCS Hàm Rồng có giáo viên chuyên trách dạy môn Mĩ thuật. nhưng vi sức khỏe và tâm lý nên cũng chưa quan tâm đến các em. Đặc biệt là chưa quan tâm đến việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan cho môn học Mĩ thuật như: Đồ dùng trực quan còn quá sơ sài, sử dụng đồ dùng trực quan còn hạn chế, chưa phù hợp với trình tự bài giảng ,Hoặc có sử dụng đồ dùng trực quan nhưng chỉ mang tính hình thức, không khai thác hết được cái hay, cái đẹp của chúng. Điều này dẫn tới việc tiết học kém phần sôi nổi, không tạo sự lôi cuốn hứng thú của học sinh đối với môn học, học sinh nhận thức bài chưa sâu, chất lượng thực hành chưa cao. Mặt khác, tôi là một giáo viên mới được chuyển về công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường nên chưa có sự am hiểu nhiều về các đối tượng học sinh. Đồ dùng trực quan dành cho môn học còn thiếu nhiều. chủ yếu giáo viên phải tự mua, tự làm hoặc tự sưu tầm. Do tuổi nghề còn ít nên bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm và do chưa được tập huấn về những phương pháp dạy học mới của môn Mĩ thuật nên chưa áp dụng được nhiều phương pháp vào trong dạy học. - Về phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường THCS Hàm Rồng, tôi thấy hầu hết học sinh ở đây rất thích học vẽ nhưng ngoài thời gian học trên lớp ra các em ít có sự đầu tư cho môn học này mà chỉ chú trọng dành thời gian cho những môn như khác như: môn Toán, môn Ngữ Văn, Tiếng Anh,.. Do gia đình phụ huynh học sinh còn nhiều khó khăn nên đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu thốn. Một số em không có sách giáo khoa, vở tập vẽ hoặc giấy vẽ. Các em thường hay phải xé vở ô li ra để vẽ. Một số em thì có đủ đồ dùng nhưng chất lượng không đảm bảo như màu vẽ thì ít màu hoặc màu vẽ bị nhạt, bút chì hay bị gãy, tẩy thì cứngMặt khác, do thời buổi kinh tế thị trường, một số phụ huynh học sinh chưa có cái nhìn tích cực về môn Mĩ thuật. Họ cho rằng đó là môn học phụ nên chưa có sự quan tâm đến môn học Mĩ thuật của con em mình. Các em ít được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật nên sự am hiểu về nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng còn hạn chế. Kiến thức để các em tìm hiểu cái đẹp, cái hay trong môn Mĩ thuật lại chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu duy nhất đó là sách giáo khoa và vở tập vẽ nên khả năng tư duy hiểu bài, nhớ bài thông qua đồ dùng trực quan là rất thấp. Đặc biệt là trong phân môn “Vẽ theo mẫu” không có những vật mẫu thật cho học sinh quan sát nên đa phần các em vẽ theo kiểu sao chép lại các hình vẽ trong sách giáo khoa hơặc trong vở tập vẽ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tư duy sáng tạo của các em.. Tất cả những thực trạng trên dẫn đến chất lượng môn học Mĩ thuật chưa cao. Điều này được thể hiện thông qua kết qủa học tập của các em. Dưới đây là thống kê trước khi tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khối Sĩ số Loại CĐ Loại Đ Ghi chú SL % SL % K6 51 4 8 47 92 K7 63 3 5 60 95 K8 74 4 6 70 94 K9 49 4 9 45 91 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. Chương trình môn Mĩ thuật ở tiểu học được chia thành 5 phân môn: + Thường thức mĩ thuật. + Vẽ tranh. + Vẽ trang trí. + Vẽ theo mẫu. Mỗi lớp có 35 tiết bao trùm tất cả 4 phân môn.Các phân môn được xếp xen kẽ nhau. Kiến thức được nâng dần từ lớp 6 đến lớp 9 và theo cấu trúc đồng tâm (The: phân phối chương trình hiện hành của Bộ giáo dục đề ra; sách Âm nhạc và Mĩ thuậ lớp 6, 7, 8, 9 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 6,7, 8, 9), vì vậy việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan là cả một vấn đề cần được chú trọng của người giáo viên. - Vấn đề: chuẩn bị đồ dùng trực quan Trước hết người giáo viên cần xác định rõ vai trò của ĐDTQ là quan trọng và cần thiết. Có như vậy thì người giáo viên mới có ý thức trong việc chuẩn bị và sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong tiết dạy Mĩ thuật. Nhưng trong thực tế hiện nay, đồ dùng trực quan còn thiếu thì người giáo viên cần có sự linh hoạt và sang tạo trong việc chuẩn bị. Ngoài ĐDTQ có trong thư viện ra thì giáo viên có thể tự làm (Ví dụ như làm các mô hình trực quan bằng gỗ, khối hộp; vẽ hình minh họa cách vẽ trên giấy...) Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin thì nguồn tìm kiếm các tư liệu, đồ dùng trực quan càng trở nên dễ dàng, phong phú (Ví dụ: giáo viên có thể sưu tầm in ấn tranh, ảnh, tìm hiểu các tài liệu có liên quan ở trên mạng Internet; ...). Ngoài ra, người giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực quan là chính sản phẩm của học sinh trong lớp học hoặc các lớp học trước đó. Đây là nguồn trực quan có giá trị mà dễ tìm (kể cả các sản phẩm đẹp hay chưa đẹp, đúng hay sai đều có tác dụng dạy học một khi giáo viên biết sử dụng đúng mục đích và có phương pháp nhận xét, phân tích phù hợp). Để chuẩn bị ĐDTQ đạt yêu cầu thì người giáo viên cần dựa vào 3 yếu tố sau: + Yếu tố thứ nhất là yếu tố “đúng”: Đúng ở đây chỉ sự phù hợp với mục tiêu, nội dung, tiến trình bài dạy và sự phù hợp với đặc diểm, trình độ nhận thức của học sinh. Đây là yếu tố quan trọng bởi khi giáo viên chuẩn bị ĐDTQ phải căn cứ vào nội dung và mục tiêu của bài dạy, phù hợp với khả năng nhận thức tăng tiến để khi học sinh quan sát những đồ vật đó các em có thể nhận biết và vẽ thực hành được. Ví dụ: Trong chương trình Mĩ thuật lớp 7, có tới 4 bài “Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai hoặc ba vật “ thì giáo viên nên chọn những vật mẫu có hình dáng, đặc điểm theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. + Yếu tố thứ hai là yếu tố “đủ”: Đủ ở đây chỉ mức độ phù hợp, sự cần thiết cho một bài dạy. Kinh nghiệm cho thấy, việc có nhiều ĐDTQ phong phú đa dạng đã đem lại cơ hội thuận lợi cho việc dạy và học. Tuy nhiên, trong thực tế nếu quá lạm dụng việc sử dụng trực quan sẽ làm giảm đi hiệu quả của phương pháp dạy học này. Bởi không phải cứ thật nhiều ĐDTQ thì học sinh sẽ hiểu và cảm thụ hết được. Đồng thời, nó sẽ ảnh hưởng tới thời lượng của tiết học. Nhưng mặt khác nếu sử dụng quá ít ĐDTQ thì học sinh không cảm nhận hết được sự đa dạng và phong phú của các hình ảnh. Ví dụ: Trong bài “ Tạo dáng và trang trí lọ hoa” thì giáo viên nên cho học sinh quan sát khoảng 5 lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau để học sinh có thể nhận biết đươc sự đa dạng phong phú về chúng. + Yếu tố thứ ba là yếu tố “đẹp”: Cung cấp ĐDTQ cho học sinh quan sát ngoài yêu cầu đúng và đủ ra thì cần yêu cầu đẹp. Đẹp ở đây là đẹp về hình dáng, đường nét và màu sắc. ĐDTQ đẹp sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn và thuyết phục của học sinh đối với tiết học. Nó có tác động quan trọng đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em. Nó rèn luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và óc tư duy sáng tạo. - Vấn đề: Sử dụng đồ dùng trực quan Khi ĐDTQ được chuẩn bị đầy đủ, đạt yêu cầu thì người giáo viên phải biết làm gì để sử dụng chúng một cách có hiệu qủa. Trước hết giáo viên phải biết trình bày ĐDTQ một cách có khoa học để học sinh dễ quan sát, dễ nhận biết. Mỗi loại ĐDTQ có cách trình bày khác nhau. Ví dụ: Đối với ĐDTQ là những đồ vật, mẫu vẽ thì giáo viên nên đặt chúng ở trên bàn và nên kê bàn ở giữa phần bục giảng để cho tất cả học sinh có thể quan sát được. Những đồ vật thấp hơn thường đặt ở phía trước và ngược lại đồ vật cao hơn, lớn hơn đặt ở phía sau. Đối với ĐDTQ là tranh, ảnh thì giáo viên nên treo ở trên bảng cho học sinh quan sát. Hoặc ĐDTQ là những bài vẽ thực hành của học sinh thì cho chính học sinh đó cầm lên bảng và giơ cho các bạn trong lớp nhận xét. Trong một bài dạy có nhiều phần mục và mỗi phần mục có nội dung, mục tiêu khác nhau nên việc sử dụng ĐDTQ vào từng phần mục là khác nhau. Người giáo viên phải biết sử dụng chúng một cách đúng lúc, đúng chỗ - khi nào sử dụng và khi nào cất đi. Mục đích nhằm tránh sự phân tâm, hướng sự chú ý của học sinh vào ĐDTQ cần khai thác; tránh biến tranh, ảnh minh hoạ thành đối tượng để học sinh sao chép. Nó sẽ phản lại tác dụng của việc dạy học đó là không phát huy được óc tư duy, sáng tạo trong học tập của các em. Ví dụ: Sau khi vẽ minh họa các bước vẽ ở trên bảng thì giáo viên nên xóa đi rồi mới cho học sinh vào phần vẽ thực hành. ĐDTQ đều được sử dụng ở cả 4 phân môn của môn Mĩ thuật và ở khắp hầu hết các nội dung của bài học. Cụ thể ở từng nội dung như sau: * Trong phần nội dung “Xem tranh” (Nội dung này chỉ có trong phân môn thường thức mĩ thuật ): ĐDTQ là những bức tranh, tượng hoặc ảnh chụp lạị, phóng to những hình ảnh có trong sách giáo khoa, vở tập vẽ. Ngoài ra giáo viên có thể sưu tầm thêm những tranh, ảnh khác có liên quan đến nội dung bài học để học sinh xem thêm hiểu thêm về họa sĩ đó (hay mảng đề tài đó). Ví dụ: Trong bài “Xem tranh Du kích tập bắn” giáo viên có thể cho học sinh xem thêm một số tranh khác của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung như tranh Công nhân cơ khí; tranh Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi;... Giáo viên cần lưu ý là những tranh, ảnh chụp lại phải gần nhất với nguyên mẫu để tránh sự cảm nhận sai lệch về tác phẩm. Thực ra nếu một tác phẩm xa rời với nguyên mẫu sẽ trở nên vô hồn, làm giảm đi chất nghệ thuật, thậm chí là phản tác dụng. * Trong phần nội dung “Tìm chọn nội dung đề tài ” (Nội dung này có trong phân môn vẽ tranh) : ĐDTQ thường là những bức tranh, ảnh có liên quan đến nội dung đề tài. Từ đó học sinh có thể tìm chọn cho mình một nội dung để vẽ, hình thành trong đầu những hình ảnh có liên quan đến nội dung đã chọn. Ví dụ: Trong bài “Vẽ tranh đề tài lễ hội ”, giáo viên có thể cho học sinh xem một số ảnh chụp về lễ hội như: rước kiệu, múa rồng, múa lân, đấu vật, chọi gà, chọi trâu,...Thông qua những hình ảnh này học sinh có thể nhận biết về các hoạt động, hình ảnh, màu sắc có trong lễ hội. * Trong phần nội dung “Quan sát, nhận xét” (Nội dung này có trong các phân môn: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, tập nặn tạo dáng): ĐDTQ là những mẫu vật thật (chai, lọ, hoa, qủa, ấm, cốc, bát,...); mô hình (khối cầu, khối trụ, khối hộp, mô hình người...) hoặc tranh, ảnh có liên quan đến nội dung bài học. Nhưng những bài trong phân môn vẽ theo mẫu và tập nặn và tạo dáng thì ĐDTQ nên là những mẫu vật thật. Vì mục tiêu của 2 phân môn này không chỉ là giúp học sinh có thể quan sát và nhận biết về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của vật mẫu mà còn là sự cảm nhận về hình khối, độ đậm nhạt của chúng nên vật thật bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao, bài vẽ thực hành của các em sẽ trở nên có hồn hơn. * Trong phần nội dung “Cách vẽ” ( Nội dung này có trong các phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu ) : ĐDTQ là hình minh họa các bước vẽ. Ở phần nội dung này nếu giáo viên chỉ nói mà không có hình minh họa thì học sinh rất khó hiểu bài, khó tiếp thu bài. Có 2 cách để giáo viên lựa chọn và sử dụng: Cách 1 là giáo viên minh họa bàng hình vẽ trực tiếp lên bảng. Cách 2 là giáo viên sử dụng hình minh họa có sẵn. Mỗi cách có ưu điểm và nhược điểm khác nhau: Cách 1 thì mang lại hiệu qủa hơn trong việc truyền đạt kiến thức vì thông qua các nét vẽ trực tiếp trên bảng học sinh sẽ hiểu rõ hơn cách vẽ và nắm bắt kiến thức một cách sâu hơn, nhanh hơn. Nhưng nếu giáo viên không chuẩn bị các thao tác minh họa đó trước ở nhà thì khi thực hiện ở trên lớp sẽ lúng túng và không đảm bảo về mặt thờii gian. Cách 2 đảm bảo về mặt thời gian nhưng không hiệu qủa bằng cách 1. Việc lựa chọn cách nào là phụ thuộc vào khả năng giáo viên và nội dung yêu cầu từng bài nhưng hình minh họa đó phải thể hiện rõ được các bước vẽ. * Trong phần nội dung “Thực hành” (Nội dung này có trong các phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu) : ĐDTQ là những bài vẽ, bài xé dán của học sinh các năm trước được đưa ra trước khi cho học sinh thực hành. Mục đich là giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức, tạo niềm tin cho học sinh vẽ thực hành tốt. Có thể cho học sinh nhận xét cả bài đẹp, bài chưa đẹp để học sinh nhận biết và rút kinh nghiệm cho bản thân. * Trong phần nội dung “Đánh giá,nhận xét” (Nội dung này có trong các phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu): ĐDTQ chính là những bài vẽ đã hoàn thành của học sinh được được đưa ra học sinh cả lớp cùng giáo viên nhận xét đánh giá. Đây là một biện pháp có ý nghĩa tích cực, giúp học sinh hoàn thiện và nâng cao kiến thức. Giáo viên chính là người định hướng và hướng dẫn học sinh khai thác hết tác dụng của ĐDTQ. Muốn làm tốt diều này thì giáo viê
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_day_ho.doc