SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó.”

Đúng như vậy, ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người, là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được những gì diễn ra xung quanh, lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ.

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Bởi vì ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm: Phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Nội dung phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ngắn gọn, trình tự, chính xác, logic nội dung để người nghe dễ hiểu, dễ cảm nhận những điều mà trẻ muốn nói. Đồng thời nhờ ngôn ngữ mạch lạc mà trẻ có thể tiếp cận với dễ dàng với thế giới xung quanh từ đó mà trẻ nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn về sự vật, sự việc muôn vẻ từ thế giới sống động xung quanh trẻ, làm phong phú vốn từ ngữ và phát triển tốt nhất khả năng nhận thức, tư duy linh hoạt.

Ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp không chỉ làm tăng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp đa dạng, kỳ diệu, mê hồn từ cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp dung dị trong đời sống con người với những ấn tượng sâu sắc về tình thương yêu, sự tôn trọng, giúp đỡ, nhường nhịn, sẻ chia, những thái độ hành vi chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử từ đó phát triển khả năng thẩm mỹ và tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, phát triển tốt nhất tình cảm- quan hệ xã hội.

 

doc 23 trang thuychi01 25208
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
TIÊU ĐỀ
Trang
MỤC LỤC
1
I
MỞ ĐẦU
2-4
1.
Lý do chọn đề tài
2-3
2.
Mục đích nghiên cứu
3
3.
Đối tượng nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
4
II
NỘI DUNG
4-19
1.
Cơ sở lí luận
4-5
2.
Thực trạng
5-7
2.1.
Thuận lợi
5-6
2.2.
Khó khăn
6
2.3.
Kết quả khảo sát
6-7
3.
Các biện pháp
7-19
3.1
Biện pháp 1: Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và môi trường ngôn ngữ sinh động, thân thiện, chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
7-10
3.2
Biện pháp 2. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua việc tổ chức các hoạt động học.
10-14
3.3
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học (mọi lúc, mọi nơi)
14-17
3.4
Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
17-18
4.
Hiệu quả đạt được
18-19
III.
KẾT LUẬN 
19-20
Kết luận
19-20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21 
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP ( PHÒNG GD, SỞ GD&ĐT...) TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
22
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó.”
Đúng như vậy, ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người, là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được những gì diễn ra xung quanh, lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ. 
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Bởi vì ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm: Phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Nội dung phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ngắn gọn, trình tự, chính xác, logic nội dung để người nghe dễ hiểu, dễ cảm nhận những điều mà trẻ muốn nói. Đồng thời nhờ ngôn ngữ mạch lạc mà trẻ có thể tiếp cận với dễ dàng với thế giới xung quanh từ đó mà trẻ nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn về sự vật, sự việc muôn vẻ từ thế giới sống động xung quanh trẻ, làm phong phú vốn từ ngữ và phát triển tốt nhất khả năng nhận thức, tư duy linh hoạt.
Ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp không chỉ làm tăng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp đa dạng, kỳ diệu, mê hồn từ cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp dung dị trong đời sống con người với những ấn tượng sâu sắc về tình thương yêu, sự tôn trọng, giúp đỡ, nhường nhịn, sẻ chia, những thái độ hành vi chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử từ đó phát triển khả năng thẩm mỹ và tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, phát triển tốt nhất tình cảm- quan hệ xã hội.
Tóm lại: Ngôn ngữ mạch lạc đóng vai trò tích cực trong mọi hoạt động của trẻ. Hành động, hoạt động, vận động gắn liền với ngôn ngữ và cách diễn đạt ngôn ngữ. Thông qua hoạt động trẻ được nghe, nói, mô tả và thực hành những điều trẻ được hướng dẫn từ đó hoạt động, hành động, vận động càng trở nên tích cực hơn bởi vậy sự cảm nhận, hiểu biết, lĩnh hội những vấn đề liên quan ở trẻ dễ dàng hơn. Chính điều đó là động lực thúc đẩy tính tự giác tự giác hoạt động của trẻ mà tự giác và niềm vui luôn là động lực song hành. Tất cả những điều đó lầm tăng cường thể lực cho trẻ một cách hiệu quả.
Thực tế, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non hiện nay còn có những vấn đề đáng quan tâm. Đó là việc tạo môi trường ngôn ngữ sinh động, thân thiện, chuẩn mực, có văn hóa trong giao tiếp ứng xử, bằng việc tìm kiếm, sưu tầm, trang bị những đồ dùng, tranh ảnh, đồ chơi hấp dẫn và sắp xếp khoa học, hợp lý, tiện sử dụng, dễ lấy, cất kích thích trẻ nghe, nói, đọc, viết, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ còn chưa được quan tâm đúng mức. Đó là sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, áp dụng các biện pháp linh hoạt, các hình thức đa dạng phong phú để kích thích khả năng nghe, hiểu, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ chưa thực sự được coi trọng. Công tác phối kết hợp với gia đình trong dạy trẻ nghe, nói, đọc, viết, rèn luyện phát âm đúng, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu có sức biểu cảm còn mang tính hình thức từ đó chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ chưa cao.
 Hiểu được vai trò của ngôn ngữ mạch lạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và những hạn chế còn tồn tại về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc đã nêu trên. Năm học 2016 - 2017 tôi đã nghiên cứu và đã tìm ra những biện pháp tốt nhất cho công tác giảng dạy của mình nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi cùng các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
 	Qua nghiên cứu bản thân tôi muốn đưa ra các biện pháp và sử dụng hiệu quả các biện pháp đó để tác động linh hoạt, sáng tạo trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nhằm làm giàu vốn ngôn ngữ cho trẻ. 
Thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn, lưu loát, chính xác, logic và thể hiện được sắc thái biểu cảm phù hợp trong hoạt động hàng ngày, trong giao tiếp, ứng xử. 
Nâng cao hiệu quả nhận thức, tư duy. Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành, phát triển tốt nhất tình cảm và các mối quan hệ xã hội, bồi dưỡng, phát triển khả năng thẩm mỹ giúp trẻ biết nhìn nhận sự vật, sự việc gần gũi xung quanh một cách lạc quan, trong sáng và đẹp đẽ hơn góp phần tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.
 Đúc rút các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định đạt hiệu quả cao.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày để đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Để nghiên cứu đề tài này, trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp hệ thống hóa
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò của ngôn ngữ mạch lạc đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh, qua thông tin thực tế ở nhà trường. 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua việc trực tiếp giảng dạy
hàng ngày của bản thân và dự giờ của các đồng nghiệp.
- Phương pháp đàm thoại: 
Đàm thoại với các giáo viên trong nhà trường để trao đổi các kinh
nghiệm sáng tạo trong dạy phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu về ngôn ngữ của trẻ khi ở nhà.
Đàm thoại và trò chuyện trực tiếp trẻ hàng ngày, tạo các tình huống
cho trẻ có cơ hội sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình. Động viên, khuyến khích giúp trẻ tự tin bộc lộ khả năng, cảm xúc của mình. 
 - Phương pháp nghiên cứu
 * Phương pháp thống kê toán học 
 Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học.
 * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh.
* Phương pháp điều tra
Điều tra số lượng trẻ trên lớp, độ tuổi 3 - 4 tuổi với tổng số trẻ lớp mẫu
giáo bé 3-4 tuổi do tôi chủ nhiệm là 25 trẻ.
	Điều tra về tình hình phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
 “Thỏ thẻ như trẻ lên ba"
Hay: "Trẻ lên ba, cả nhà học nói”
Đó là những câu nói muốn nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ ở năm thứ ba của một đứa trẻ, bởi vì thời điểm này là thời điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Khi trẻ lên ba tuổi, trẻ có một vốn từ vựng khoảng trên 1000 từ và trẻ đã biết dùng các cụm từ và câu dài từ 7-8 từ.
Khi bước vào tuổi thứ ba, trẻ có thể biết đặt câu hỏi và bày tỏ ý kiến khiến người lớn đôi lúc phải ngạc nhiên, trẻ có thể nói về những sự việc trong tương lai và nhắc lại những gì đã qua. Lúc này trẻ đã có thể nói câu đầy đủ (có đủ chủ vị ngữ và động từ), sau đó hoàn thiện hơn với những câu kép, có thán từ rất ngộ nghĩnh
Từ 3 tuổi trở đi, trẻ tiếp tục mở rộng vốn từ, hoàn thiện những ngữ pháp và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình hơn nữa. Trẻ đã có thể nhớ được giai điệu và lời ca của những bài hát ngắn.
Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở giai đoạn này cũng vì vậy mà trở nên vô cùng quan trọng. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nói chung, trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng được thực hiện theo từng chủ đề giúp trẻ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội, thực hành trải nghiệm thông qua các hoạt động và các thời điểm giáo dục hàng ngày. Song vấn đề tôi muốn nói ở đây là giáo viên cần phải biết sử dụng các biện pháp tác động một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo để cung cấp vốn từ, mở rộng và làm giàu vốn ngôn ngữ. 
Điều quan trọng hơn là dạy trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữ ấy một cách chính xác để diễn đạt những nhu cầu, mong muốn của mình một cách ngắn gọn, dễ hiểu trong từng tình huống cụ thể. Ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp, ứng xử. Chính điều này đã kích thích hứng thú của trẻ để trẻ tích cực tham gia các hoạt động tiếp thu, lĩnh hội, rèn luyện, sử dụng thích hợp ngôn ngữ mạch lạc làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động để trẻ không chỉ nhận thức một cách thông minh hơn mà tinh thần của trẻ cũng vui tươi, lạc quan hơn, thể chất khỏe khoắn hơn đồng thời ngôn ngữ mạch lạc cũng mở rộng mối quan hệ của trẻ với bạn bè và những người xung quanh từ đó nảy sinh những tình cảm trong sáng, trẻ biết yêu cuộc sống và những người xung quanh. 
Trẻ biết trân trọng những vẻ đẹp chân thực từ các mối quan hệ trong cuộc sống, vẻ đẹp mê hồn từ thiên nhiên muôn màu, muôn sắc, vẻ đẹp từ nếp sống đậm đà bản sắc dân tộc được đọng lại ở tình người, tình làng, nghĩa xóm góp phần phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.
2. Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Bản thân tôi là giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp dạy lớp 3-4 tuổi, tôi mong muốn sẽ mang lại cho trẻ có môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, hơn hết là có một sức khỏe thật tốt. Vì vậy tôi luôn tìm tòi những phương pháp sư phạm để thay đổi cách giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.
 Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp tôi và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 2.1. Thuận lợi 
Trường mầm non thị trấn Thống Nhất đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, cơ sở vật chất đảm bảo theo chuẩn. Lớp tôi phụ trách được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện mua sắm trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Các loại đĩa băng phục vụ cho việc dạy các hoạt động dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
 Các tài liệu về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường được cấp phát đầy đủ, kịp thời, trường có kết nối mạng internet để tôi cập nhật thông tin một cách nhanh nhất khi cần thiết.
 Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nắm vững các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, chất lượng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói riêng, có chứng nhận tin học, thường xuyên cập nhật internet.
Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tôi còn có một số khó khăn sau.
 2.2. Khó khăn
Việc tạo môi trường ngôn ngữ đa dạng, sinh động, thân thiện chưa thực sự được coi trọng. Việc tạo hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực tự giác tham gia hoạt động lĩnh hội và trải nghiệm ngôn ngữ mạch lạc còn hạn chế.
Chưa tận dụng cơ hội, tình huống mọi lúc, mọi nơi để cung cấp vốn từ, rèn luyện phát âm chính xác và giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. 
Chưa sử dụng một cách hiệu quả truyện kể, thơ ca, câu đố, bài hát để rèn luyện kỹ năng thực hành, trải nghiệm ngôn ngữ mạch lạc và giáo dục thái độ hành vi đúng đắn trong giao tiếp, ứng xử và cũng chưa chú ý coi trọng việc phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Đa số trẻ lớp tôi chưa qua lớp nhà trẻ 25-36 tháng, trẻ nói ngọng còn nhiều, đi học chưa thường xuyên, trẻ đi học muộn, có trẻ đi học đầu năm có trẻ lại đi giữa năm, cuối năm. Vì thế trẻ còn nhút nhát, không tự tin khi tham gia vào trò chuyện, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi trò chuyện chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. 
Phụ huynh bận công việc nên chưa trò chuyện thường xuyên với trẻ và nghe trẻ nói vì thế chưa quan tâm phát huy tính tích cực của phát triển phát triển ngôn ngữ mạch lạc đối với trẻ.	
	2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 
Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình phụ trách, để có kế hoạch thực hiện tốt phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ sát với thực tế, tôi đã khảo sát ở 4 nội dung với 25 trẻ trong lớp.
Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2016 như sau:
Đối tượng trẻ
Số trẻ được đánh giá
Nội dung đánh giá
Kỹ năng phát âm chính xác, mạch lạc
Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác, trình tự, dễ hiểu
Khả năng thể hiện ngôn ngữ giàu sức biểu cảm
3-4 tuổi
25
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
14
11
12
13
10
15
9
16
Tỷ lệ (%):
56.0
44.0
48.0
52.0
40.0
60.0
36.0
64.0
 * Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả khảo sát tôi thấy chất lượng ở từng nội dung như sau: 
Nội dung 1: Tỷ lệ trẻ có kỹ năng phát âm chính xác, mạch lạc đạt chưa cao, tỷ lệ đạt là 56.0%.
Nội dung 2: Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ ở trẻ tỷ lệ đạt có 48.0 %. Còn 52.0% trẻ chưa đạt.
Nội dung 3: Khả năng diễn đạt ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác, trình tự, dễ hiểu tỷ lệ đạt còn thấp hơn mới đạt: 40%. 
Nội dung 4: Khả năng thể hiện ngôn ngữ giàu sức biểu cảm tỷ lệ chưa đạt chiếm 64.0 %
Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển một cách tốt nhất ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ lớp tôi phụ trách để ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn và thực sự là phương tiện giao tiếp có hiệu quả, là công cụ tư duy tích cực để trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong cuộc sống.
3. Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. 
 Hiểu được vai trò quan trọng của phát triển ngôn ngữ mạch lạc và dựa vào mục tiêu của giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc lứa tuổi 3-4 tuổi. Để khắc phục những tồn tại, thông qua việc dạy phát triển ngôn ngữ mạch lạc có hiệu quả hơn ở lớp tôi phụ trách. Tôi mạnh dạn trao đổi 4 biện pháp tôi nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
 3.1. Biện pháp 1: Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và môi trường ngôn ngữ sinh động, thân thiện, chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	* Chuẩn bị Môi trường về cơ sở vật chất để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của bé là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới lạ. Môi trường trong và ngoài lớp học có ý nghĩa thiết thực đến chất lượng, hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non nói chung, chất lượng tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Nếu chúng ta tạo được môi trường lớp học thân thiện, an toàn đối với trẻ, trẻ sẽ có cảm giác mình được quan tâm, được thoải mái chia sẻ, được thoải mái vui chơi, được đáp ứng nhu cầu vui chơi của mình. Từ đó khả năng giao tiếp, ứng xử của trẻ sẽ phát triển theo hướng tích cực.
 Trong những năm gần đây, trường mầm non Thống Nhất đã quan tâm xây dựng trường, lớp khang trang, mua sắm, trang bị điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ hoạt động dạy và học ở nhà trường. Với lớp 3-4 tuổi do tôi phụ trách. Tôi luôn chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học nhằm tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động vui chơi và học tập. Môi trường ở lớp tôi luôn thay theo từng chủ đề; đồ dùng, đồ chơi cũng sắp xếp thay đổi theo từng chủ đề; cung cấp thêm các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở đa dạng, phong phú; sắp xếp khoa học, hợp lí sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực, hứng thú.
Ví dụ: Ở chủ đề “Cây xanh, hoa đẹp, quả ngon” tôi trang trí mảng tranh to về cây, hoa, quả trên tường để trẻ có thể gắn tranh cây, hoa, quả mà trẻ thích ở mảng dưới. Ở các góc chơi, tôi sắp xếp đồ chơi các loại cây, hoa, quả để trẻ tự chọn đồ chơi mà trẻ thích. Hàng ngày đến lớp, trẻ luôn được hoạt động với đồ vật, tranh ảnh; trẻ được nhận biết, gọi tên các đặc điểm, đặc trưng của đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh...Từ việc được tích cực hoạt động, tích cực nói, vốn từ của trẻ sẽ hình thành và phát triển. Trong quá trình trẻ hoạt động, trải nghiệm, tôi luôn quan tâm, hướng dẫn tỉ mỉ, tạo cơ hội cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động thực hành, vui chơi, giao tiếp, giúp trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ, nhường nhịn lẫn nhau, từ đó hình thành nhân cách trẻ.
Ngoài những đồ chơi sẵn có, để thu hút sự chú ý của trẻ, tôi luôn tìm kiếm, sưu tầm những nguyên vật liệu, phế liệu dễ kiếm, có sẵn ở địa phương như: giấy, bìa, cát, sỏi, vải vụn, vỏ sò, vỏ hến, hộp nhựa.... để tự tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mới lạ, ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ, thay đổi hình thức hoạt động vì sự chú ý của trẻ không lâu bền, nếu phải tập trung chú ý vào một đối tượng quá lâu, trẻ sẽ không chú ý, không nghe theo lời cô giáo. 
Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”. Khi dạy trẻ làm quen với các con vật sống dưới nước, tôi đã sơn màu lên vỏ ốc thật cho đẹp, dùng hạt gấc làm con cua, vỏ trai làm con cá, những sợi dây nhựa kết thành con tôm và sắp xếp các con vật thành mô hình ao cá cho trẻ đến thăm quan, quan sát.
Một trong những trang thiết bị không thể thiếu để phục vụ hoạt động dạy của cô giáo thêm sinh động và nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ hiệu quả là thiết bị thông tin đó là: Ti vi, máy chiếu, máy tính cài đặt những chức năng tiện ích hỗ trợ cho việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc như hình ảnh động, lời nói, lời thoại thể hiện nội dung hoạt động như kể chuyện, đọc thơ, giải câu đố, ca dao, đồng dao, những sự vật hiện tượng đa dạng, muôn vẻ từ thế giới xung quanh, hoạt động âm nhạc với cách thể hiện lời ca... Cùng với nó là các trang thiết bị hỗ trợ thực tế như: các mô hình phản ánh từng chủ đề, giá sách, tranh minh họa, sách truyện, bộ xếp hình, xếp chữ... đã tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thể hiện ngôn ngữ qua hoạt động, qua giao tiếp nhờ đó mà cô uốn nắn trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_thon.doc