SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong bài văn nghị luận lớp 9
Ngữ văn là một mụn học thuộc nhúm Khoa học xó hội, nờn cú tầm quan trọng trong việc giỏo dục quan điểm tư tưởng, tỡnh cảm cho học sinh; đồng thời là một môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn cũn thể hiện rừ mối quan hệ với cỏc mụn học khỏc. Học văn còn là học cách nói lời hay làm việc tốt trong cuộc sống. Nói một cách tổng quát hơn, học văn có một vai trò to lớn trong việc xác lập trình độ lý luận tư duy của mỗi con người. Cấu trúc của môn Ngữ văn các cấp gồm 3 phân môn: văn học, tiếng Viêt và tập làm văn. Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS giữ một vai trò quan trọng. Đây là môn học mang tính thực hành để tạo lập một văn bản viết và văn bản nói. Mỗi bài tập làm văn mà các em viết ra, núi ra là những sản phẩm sỏng tạo của chớnh cỏc em. Làm tốt tập làm văn để cỏc em thành thạo và vững vàng tự tin trước mọi tình huống trong đời sống.
I. phần mở đầu 1. Lớ do chọn đề tài. Ngữ văn là một mụn học thuộc nhúm Khoa học xó hội, nờn cú tầm quan trọng trong việc giỏo dục quan điểm tư tưởng, tỡnh cảm cho học sinh; đồng thời là một mụn học thuộc nhúm cụng cụ, mụn Ngữ văn cũn thể hiện rừ mối quan hệ với cỏc mụn học khỏc. Học văn còn là học cách nói lời hay làm việc tốt trong cuộc sống. Nói một cách tổng quát hơn, học văn có một vai trò to lớn trong việc xác lập trình độ lý luận tư duy của mỗi con người. Cấu trúc của môn Ngữ văn các cấp gồm 3 phân môn: văn học, tiếng Viờt và tập làm văn. Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS giữ một vai trò quan trọng. Đây là môn học mang tính thực hành để tạo lập một văn bản viết và văn bản nói. Mỗi bài tập làm văn mà cỏc em viết ra, núi ra là những sản phẩm sỏng tạo của chớnh cỏc em. Làm tốt tập làm văn để cỏc em thành thạo và vững vàng tự tin trước mọi tình huống trong đời sống... Phân môn Tập làm văn cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản như văn bản miêu tả, văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận và văn bản hành chính công vụ Trong đó việc dạy Tập làm văn nghị luận ở lớp 9 thể hiện rõ nhất tính chất tổng hợp các kiểu bài nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng, đời sống; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) và nghị luận văn học (nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trớch; nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Trong quá trình dạy học, dù dạy phần nghị luận nào người giáo viên cũng cần xác lập cho học sinh thói quen rèn luyện các thao tác theo trình tự các bước: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý 2. Lập dàn ý 3. Viết bài 4. Đọc và sửa chữa Trong 4 bước trên, bước 2 lập dàn ý là thao tác quan trọng, vì đó là khâu định hướng cho học sinh trình bày vấn đề nghị luận một cách mạch lạc, logic, chặt chẽ, tạo sức thuyết phục ở người đọc (người nghe). Việc lập dàn ý còn thể hiện khả năng tư duy của từng cá nhân học sinh, là công trình thiết kế của riêng mỗi người. Giáo viên là người hướng dẫn chỉ đạo để hình thành kỹ năng tạo lập văn bản. Từ thực tế giảng dạy của bản thân và thực tế việc dạy học môn Ngữ Văn, đặc biệt là phần lập dàn ý cho bài văn nghị luận, đây là một dạng văn thực hành mà bản thân giáo viên, người dạy thường ngại dạy, hoặc chưa chú trọng, chưa thực sự quan tâm đầu tư ở học sinh. Còn học sinh thì lại không chú ý thường bỏ qua khâu lập dàn ý khi viết bài, dẫn đến chất lượng bài viết của học sinh kém. Điều đó khiến cho người giáo viên thực sự băn khoăn và chưa tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn. Một lý do nữa là trong quá trình dạy học của bản thân ở lớp, chất lượng bài viết của một số em cũng có kết quả rất hạn chế. Tôi đã trăn trở và tìm ra câu trả lời, đó là do các em chưa có kỹ năng để tiến hành xây dựng văn bản nghị luận khiến bài viết của các em rời rạc, hời hợt, bố cục chưa rõ ràng, trình tự các ý lộn xộn, thiếu ý Đó là những lý do mà tôi đã trăn trở tìm tòi, học hỏi, rút kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp và rút ra cho mình những biện pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong bài văn nghị luận cho học sinh đã đem lại kết quả khả quan, chất lượng phân môn tập làm văn nói riêng và môn Ngữ Văn nói chung có những bước tiến triển. Vì thế, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp qua đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong bài văn nghị luận lớp 9”. 2. Mục đớch nghiờn cứu. - Giúp cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học phõn mụn tập làm văn nói riêng, môn Ngữ Văn nói chung đạt hiệu quả cao. - Giúp giáo viên hoàn thành tốt mục tiêu dạy kiểu bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo yêu cầu của đổi mới phương pháp. - Rèn cho học sinh có thói quen lập dàn ý để các em có cơ sở viết bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bên cạch đó, còn tạo cho học sinh có thói quen tự học. Từ đó phát huy được tính tích cực, tự giác và chủ động của học sinh trong quá trình học tập. - Giúp cho học sinh sử dụng tốt kiến thức đã học để tạo lập các văn bản nghị luận khi nói hoặc viết. Mục đích ấy đã thôi thúc tôi chọn đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu. a. Đối tượng nghiờn cứu: Đề tài tập trung nghiờn cứu biện phỏp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận lớp 9. b. Phạm vi nghiờn cứu: Đề tài áp dụng, thực hiện ở đối tượng học sinh lớp 9B trường Trung học cơ sở Trần Phỳ – Nụng Cống năm học 2016 - 2017. 4. Phương phỏp nghiờn cứu. a. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy. b. Phương pháp khảo sát thống kê thu thập số liêu, tài liệu. c. Phương pháp phân tích tổng hợp. d. Phương pháp so sánh đối chứng. e. Phương pháp thực hành luyện tập II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lớ luận của sỏng kiến kinh nghiệm: Văn Nghị luận là loại văn nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, quan điểm nào đó. Cái khó của văn Nghị luận chính là sự tác động tới tình cảm, nhận thức và tư duy con người. Đó là đặc thù của phân môn Tập làm văn nói riêng và của môn Ngữ Văn nói chung có tác động trực tiếp tới các môn học khác của học sinh. Bản chất của việc học thể loại Nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kỹ năng (giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng ...) để từ đó giúp các em biết trình bày bài viết một cách sâu sắc, khoa học. Trong quá trình dạy học, dù dạy học phần nghị luận nào người giáo viên cũng cần xác lập cho học sinh thói quen rốn luyện các thao tác theo trình tự 4 bước. Trong đú bước 2 là lập dàn ý thể hiện khả năng tư duy của từng cá nhân học sinh, là công trình thiết kế của riêng mỗi người. Giáo viên là người hướng dẫn chỉ đạo để hình thành kỹ năng tạo lập văn bản. Trong khi rèn luyện kỹ năng lập dàn ý bài văn nghị luận văn học, mỗi giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tích cực sáng tạo của từng học sinh. Đây là tiết dạy thực hành rèn luyện kỹ năng lập dàn ý chứ không phải là tiết dạy giảng văn. Vì thế giáo viên cần tránh sa vào bình giảng và phân tích một tác phẩm cụ thể. Phần lập dàn ý trong chương trình dạy học môn ngữ văn ở THCS nói chung và lớp 9 nói riêng không có tiết dạy riêng nào được phân vào phân phối chương trình. Việc lập dàn ý được ghép vào các loại bài về phương pháp giúp các em có kỹ năng tạo lập văn bản vững vàng, để chủ động lĩnh hội tiếp thu kiến thức mới trong các cấp học tiếp theo. Song, lập dàn ý chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với cả giáo viên và học sinh ngay cả trong thực tế ở các tiết dạy của giáo viên cũng chưa có sự quan tâm và đầu tư thời gian thỏa đáng, đúng mức cho việc rèn luyện kỹ năng lập dàn ý. Xuất phát từ lý do trên, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân về “Một số biện phỏp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong bài văn nghị luận lớp 9”. 2. Thực trạng vấn đề trước khi ỏp dụng sỏng kiến kinh nghiệm Từ trước đến nay cú rất nhiều cụng trỡnh, tài liệu nghiờn cứu việc giỳp học sinh học tốt cỏc phõn mụn của Ngữ văn như: Học tốt Văn - Tiếng Việt 6,7,8,9; hay Tập làm văn (Nhà xuất bản Giỏo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội... ) ở tất cả cỏc khối lớp. Thế nhưng lại chưa cú một tài liệu nào đề cập sõu đến vấn đề rốn kĩ năng lập dàn ý cho học sinh. Học sinh lớp 9 qua gần 4 năm học tập làm văn ở THCS, các em thường xem nhẹ khâu lập dàn ý, chưa chú ý đến kĩ năng lập dàn ý, dựa trên cơ sở dàn ý để viết bài. Số em thực hiện dàn ý trước khi làm bài chưa đạt 50%. - Số học sinh biết lập dàn ý theo yêu cầu còn thấp, dưới 50%. * Qua thực tế giảng dạy điều tra trên, đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tôi thấy có tình trạng trên là vì: - Học sinh có thói quen đọc đề bài là làm ngay không cần lập dàn ý. - Không biết làm thế nào để huy động ý, lúng túng khi sắp xếp ý. - Thời gian dành cho rèn kỹ năng lập dàn ý còn ít. - Học sinh chưa tuân thủ các bước làm bài đúng quy trình. - Giáo viên chưa thực sự coi trọng việc rèn kĩ năng lập dàn ý cho học sinh. Chất lượng bộ mụn văn vỡ thế mà cũn non kộm. 3. Cỏc giải phỏp giải quyết vấn đề: Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng lập dàn ý bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9: 3.1. Biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: - Thông thường khi đứng trước một vấn đề nghị luận cụ thể, học sinh chỉ đọc lướt qua 1, 2 lần xác định đề yêu cầu cái gì rồi hì hục viết bài luôn. Nhiều giáo viên cho rằng, học sinh xác định được yêu cầu của đề như thế là ổn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến bài viết của học sinh hời hợt, không đủ ý, bài văn cụt, khô khan. - Theo tôi, để xác định một dàn ý tốt cho văn nghị luận giáo viên phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích và tìm ý ở các mặt sau: + Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng. + Hướng dẫn học sinh xác định được tính chất của đề, kiểu bài nghị luận: chứng minh hay bình luận, phõn tích, giải thích... Là bài văn nghị luận xã hội: Nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống hay vấn đề tư tưởng, đạo lý có tính chất tiêu cực hoặc tích cực. Hay là bài văn nghị luận Văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ), nghị luận về giá trị nghệ thuật hay đề tài của tác phẩm (đoạn trích)... + Hướng dẫn học sinh hiểu đúng ý, hiểu đầy đủ nội dung yêu cầu, tránh sai lạc. + Hướng dẫn học sinh xác định lượng kiến thức cần huy động để viết bài. + Hướng dẫn học sinh xác định và lựa chọn lý lẽ, dẫn chứng tiêu biểu cần đưa vào bài của mình (cụ thể là những dẫn chứng nào, tác giả là ai?). + Hướng dẫn học sinh đặt ra những câu hỏi để tìm ý. 3.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh tìm ý: Tôi đã hướng dẫn các em tìm ý theo 3 cách: a. Tìm ý bằng cách ghi nhanh các ý vừa nảy sinh ngay sau khi tìm hiểu đề. Trước một đề văn, thông thường học sinh phải đọc kĩ đề, tìm hiểu đề rồi mới thực hiện bước tìm ý. Theo lẽ thường, tìm hiểu đề xong, trong đầu người viết lập tức xuất hiện một cách lộn xộn các ý có khi trúng đề cũng có khi xa đề. Trong trường hợp này người viết cần phải ghi nhanh lại các ý đó. Mặc dù các ý chưa thật đầy đủ, không thành hệ thống nhưng vẫn phải ghi lại ngay nếu không sẽ bị quên đi và không trở lại nữa. b. Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi: Để tìm được các ý chính xác giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt những câu hỏi sát với dạng đề, kiểu bài cụ thể. Với cách này tôi thường hướng dẫn học sinh dựa vào dạng đề bài đặt câu hỏi. * Đối với dạng đề: " Phân tích một đoạn thơ " thì các câu hỏi thường là: 1. Khổ thơ nằm ở vị trí nào của bài thơ? 2. Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì? 3. Hình ảnh, ngôn từ đặc sắc như thế nào? 4. Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? 5. Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung ? 6. Vai trò của khổ thơ trong toàn bộ bài thơ là gì ? 7. Liên hệ với những câu thơ khác có sử dụng các hình ảnh thơ đó ? * Ví dụ cụ thể: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. 1. Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì? 2. Cụm từ “ bỗng nhận ra” là cảm xúc gì của nhà thơ? 3. Ba câu thơ đầu có tín hiệu báo mùa thu về, đó là những tín hiệu nào? 4. Nhắc đến mùa thu, thi nhân xưa thường chọn các hình ảnh nào? 5. Giá trị biểu cảm của hình ảnh, ngôn từ? 6. Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? 7. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ? 8. Câu cuối nghi vấn hay khẳng định? Cách nói này bộc lộ tâm trạng gì ? 9. Liên hệ với những câu thơ khác có sử dụng các hình ảnh thơ đó ? Kinh nghiệm thực tế cho thấy với các câu hỏi tìm ý học sinh sẽ tìm được ý. Tuy nhiên thời gian dành cho tìm ý không nhiều (3-5') cho một đề trên lớp. Vì vậy tôi thường tổ chức học sinh thảo luận nhóm khi tìm ý. - Bước 1: Phân nhóm tuỳ số lượng câu hỏi. - Bước 2: Thảo luận ( mỗi nhóm 2 câu, tuỳ theo số lượng câu hỏi). - Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung Giáo viên ghi nhanh các ý lên bảng. Các ý trên chưa là một hệ thống lôgic nhưng đã phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Trên cơ sở đó học sinh sẽ thuận lợi, dễ dàng trong việc lập dàn ý. c. Tìm ý bằng cách làm các bài tập trắc nghiệm để lựa chọn ý. Tổ chức học sinh tìm ý theo cách này, giáo viên cần có sự chuẩn bị thiết bị dạy học chu đáo hơn (Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm hoặc dùng máy chiếu). Bài tập ghi một loạt các ý: có ý đúng, sai và yêu cầu học sinh thảo luận lựa chọn ý phù hợp với đề bài. * Ví dụ với đề bài : Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ " Nói với con" của Y Phương. Bài tập trắc nghiệm: Hãy chọn các ý phù hợp với đề bài Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ " Nói với con" của Y Phương. (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi ý em cho là đúng). A, Y Phương là người dân tộc Kinh có nhiều bài thơ viết về dân tộc mình. B, Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người chính là gia đình, quê hương. C, Bài thơ thể hiện lòng yêu con và mong ước thế hệ con cái phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. D, Ca ngợi phẩm chất của người quê hương với niềm tự hào, kính trọng. E, Cha khuyên con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương, lấy đó làm niềm tin, lẽ sống, hành trang để vững bước vào đời G, Ngôn ngữ thơ gọt dũa, giọng điệu trang nghiêm. H, Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng điệu thiết tha, trìu mến đậm đà miền núi. I, Bài thơ Nói với con nhưng cũng chính là để nói với tất cả mọi người (Căn cứ vào đề bài học sinh sẽ chọn được đáp án: B, C, D, E, H. I ) Cách tìm ý này giúp học sinh chọn ý phù hợp với đề bài cụ thể, thuận lợi cho lập dàn ý và cần làm nổi bật các ý ấy trong bài làm. 3.3. Biện pháp hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho từng kiểu bài nghị luận: Lập dàn ý là việc sắp xếp các ý theo trình tự lập luận thích hợp. Muốn học sinh xây dựng được dàn ý phù hợp với từng kiểu bài nghị luận, giáo viên phải giúp học sinh có những hiểu biết về dàn ý. Song không có một mẫu chung nào cho việc lập dàn ý mà mỗi kiểu bài có đặc thù riêng. Với kinh nghiệm của bản thân, trao đổi nhóm tổ chuyên môn, tôi rút ra một số phương pháp rèn kĩ năng xây dựng dàn ý trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 như sau: a. Xác định nhiệm vụ từng phần của bài văn nghị luận . a.1. Bài văn nghị luận xã hội: a.1.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. - Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. - Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. ( Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm nhận riêng của người viết) a.1.2. Nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí : - Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Thân bài : + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí . + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. - Kết bài : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo, hoặc tỏ ý hành động. ( Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giỏ đưa ra được ý kiến của người viết ) Sau khi xác định nhiệm vụ của từng phần cho hai kiểu bài nghị luận trên, giáo viên giúp học sinh phân biệt được đặc trưng của từng kiểu bài: - Với bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: thường đi từ thực tế đến lí luận, làm rõ quan điểm, tư tưởng. - Với bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí đi từ lí luận đến thực tế. a.2. Bài văn nghị luận văn học a.2.1. Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích): - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tỏc phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến sơ bộ của mình. - Thân bài: Nêu những nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực (bày tỏ cảm thụ riêng của mình). - Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (đoạn trích), ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm để lại. a.2.2. Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ): - Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, bài thơ (đoạn thơ), bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (Nếu là đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của mình về đoạn ấy). - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (bài thơ). Cụ thể qua phân tích, bình những câu thơ, hình ảnh, giọng điệu, nghệ thuật tiêu biểucủa đoạn thơ (bài thơ). - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ (bài thơ). Sau khi xác định nhiệm vụ của từng phần cho hai kiểu bài nghị luận trên, tôi chú ý giúp học sinh phân biệt được: + Nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể. + Nghị luận về đoạn thơ (bài thơ) cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết (phải gắn với sự đánh giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc về đoạn thơ (bài thơ) đó. + Điểm khác biệt của hai kiểu bài này là: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích thường phân tích nội dung riêng, nghệ thuật riêng. Nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ thường kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, phân tích nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung. b. Hình thức trình bày dàn ý: Học sinh lớp 9 có thể các em đã quen với cụm từ Dàn ý song việc hướng dẫn học sinh ghi dàn ý theo những yêu cầu cụ thể là một việc làm cần thiết. Dàn ý có hai dạng: dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết. Tôi thường chú trọng việc này bằng cách trình bày cụ thể qua bảng phụ (máy chiếu) để các em trực quan. * Với hình thức trình bày dàn ý tôi thường lưu ý cho học sinh: + Cách viết câu trong dàn ý (là những gạch đầu dòng ngắn gọn, chính xác). + Cách dùng dàn ý vào các dạng bài cụ thể (1 tiết nên dùng dàn ý đại cương, 2 tiết nên dùng dàn ý chi tiết). 3.4. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập dàn ý từ bài văn mẫu, từ đề bài, từ trong tiết trả bài và tiết luyện nói: a. Lập dàn ý từ văn bản mẫu. Văn bản mẫu là tư liệu trong tiết tìm hiểu kiểu bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Từ văn bản mẫu này tôi hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức lí thuyết của kiểu bài . Khi dạy tiết học này tôi thường dùng hệ thống câu hỏi để học sinh đọc - hiểu văn bản nghị luận mẫu. 1. Vấn đề nghị luận của văn bản trên là gì? 2. Vấn đề nghị luận được người viết triển khai bằng những luận điểm nào? 3. Mỗi luận điểm đó được triển khai bằng những luận cứ nào? 4. Chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết luận và nhận xét bố cục của văn bản trên? 5. Các luận điểm nào ứng với mỗi phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn nghị luận?.... Như vậy thông qua hệ thống câu hỏi trên học sinh được tìm hiểu, trả lời, các em được rèn kĩ năng lập dàn ý thông qua việc rút ra dàn ý từ bài văn nghị luận mẫu. Qua việc phân tích ví dụ mẫu, kết luận, củng cố của giáo viên, học sinh hiểu: Để có một bài văn hay và đủ ý cần phải có dàn ý và có lí lẽ chặt chẽ và ngược lại. * Ví dụ: Dạy tiết 124 - Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ) Với văn bản mẫu : Khát vọng hoà nhập và dâng hiến của Hà Vinh. Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với những câu hỏi trên và rút ra được dàn ý sau: a. Mở bài: - Khái quát tác giả (hoặc đi từ đề tài). - Khái quát tác phẩm b.Thân bài: Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa của Thanh Hải: - Mùa xuân thiên nhiên, đất trời vào xuân - Hình ảnh mùa xuân đất nước, con người trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ - Khát vọng hoà nhập, dâng hiến của Thanh Hải c. Kết bài: - Đánh giá nội dung, nghệ thuật. - ý nghĩa của bài thơ. - Liên hệ mở rộng. Việc này lặp đi lặp lại sẽ hình thành cho các em thói quen trong các giờ học tập làm văn. b. Lập dàn ý từ đề bài: Cách lập dàn ý này thực hiện trong tiết dạy " Cách làm.....", " Luyện tập..." Để học sinh chuẩn bị dàn ý tốt trước khi viết bài, tiết học này thường cho một đề bài cụ thể. Để học sinh lập dàn ý, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý. 1. Đề yêu cầu nghị luận vấn đề gì? 2. Để có ý cho bài nghị luận ta phải làm gì? Cụ thể? 3. Cần sắp xếp các ý ấy theo bố cục, trình tự nào? 4. Mỗi phần cần thực hiện được các nhiệm vụ gì? Với các câu hỏi trên tôi cho học sinh thảo luận nhóm (3-5') đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung dàn ý, hoàn chỉnh cho đề bài. Qua cách làm trên, tôi thấy học sinh vừa hứng thú học tập, tích cự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_lap_dan_y_trong_bai.doc