SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng phép so sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng phép so sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4

 Trong nội dung chương trình của cấp Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí quan trọng góp phần vào sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Với tư cách là một môn học công cụ, Tiếng Việt là môn học có một vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong đó, phân môn Tập làm văn của môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng nhất bởi nó tiếp nối tự nhiên các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu,. nhằm giúp cho học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ năng lực này mà các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập để phát triển một cách toàn diện.

Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học là giúp cho học sinh có kĩ năng nói và viết văn bản; biết huy động kiến thức về nhiều mặt như: hiểu biết cuộc sống, kiến thức về khoa học và văn học; biết sử dụng các kĩ năng viết bài như: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, kỹ năng sử dụng từ chính xác kết hợp với cách sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, . để sản sinh nhiều bài văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc gây rung động tâm hồn người đọc. Từ đó tâm hồn của các em ngày càng phát triển phong phú hơn.

 Phân môn Tập làm văn có tầm quan trọng như vậy, mà quan trọng và gần gũi với các em hơn cả là thể loại văn miêu tả. Thể loại này các em được làm quen từ lớp 2 dưới hình thức: quan sát tranh; đến lớp 3 các em được học để viết thành một bài văn với các kiểu bài: kể về cây cối, đồ vật, . Lên lớp 4, yêu cầu các em biết huy động kiến thức để làm bài văn hoàn chỉnh hơn, giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn. Vì vậy việc giúp học sinh lớp 4 biết miêu tả sự vật, hiện tượng gần gũi với các em là vô cùng cần thiết. Trong đó, giúp học sinh có phương pháp viết văn, nối kết kiến thức ở các lớp trước và sử dụng các biện pháp tu từ - đặc biệt là phép so sánh trong khi miêu tả để viết được những câu văn, bài văn giàu những rung động mạnh mẽ của tâm hồn; giúp các em có hành trang cần thiết để học tốt các môn học nói chung và học tốt phân môn Tập làm văn nói riêng ở lớp 4 và các lớp tiếp theo là một việc làm đặc biệt quan trọng.

 

doc 20 trang thuychi01 23761
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng phép so sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Trong nội dung chương trình của cấp Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí quan trọng góp phần vào sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Với tư cách là một môn học công cụ, Tiếng Việt là môn học có một vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong đó, phân môn Tập làm văn của môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng nhất bởi nó tiếp nối tự nhiên các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu,... nhằm giúp cho học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ năng lực này mà các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập để phát triển một cách toàn diện.
Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học là giúp cho học sinh có kĩ năng nói và viết văn bản; biết huy động kiến thức về nhiều mặt như: hiểu biết cuộc sống, kiến thức về khoa học và văn học; biết sử dụng các kĩ năng viết bài như: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, kỹ năng sử dụng từ chính xác kết hợp với cách sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ... để sản sinh nhiều bài văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc gây rung động tâm hồn người đọc. Từ đó tâm hồn của các em ngày càng phát triển phong phú hơn.
	Phân môn Tập làm văn có tầm quan trọng như vậy, mà quan trọng và gần gũi với các em hơn cả là thể loại văn miêu tả. Thể loại này các em được làm quen từ lớp 2 dưới hình thức: quan sát tranh; đến lớp 3 các em được học để viết thành một bài văn với các kiểu bài: kể về cây cối, đồ vật, ... Lên lớp 4, yêu cầu các em biết huy động kiến thức để làm bài văn hoàn chỉnh hơn, giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn. Vì vậy việc giúp học sinh lớp 4 biết miêu tả sự vật, hiện tượng gần gũi với các em là vô cùng cần thiết. Trong đó, giúp học sinh có phương pháp viết văn, nối kết kiến thức ở các lớp trước và sử dụng các biện pháp tu từ - đặc biệt là phép so sánh trong khi miêu tả để viết được những câu văn, bài văn giàu những rung động mạnh mẽ của tâm hồn; giúp các em có hành trang cần thiết để học tốt các môn học nói chung và học tốt phân môn Tập làm văn nói riêng ở lớp 4 và các lớp tiếp theo là một việc làm đặc biệt quan trọng.	
	Tóm lại, nhiệm vụ của dạy Tập làm văn (thể loại miêu tả) ở Tiểu học là giúp học sinh biết quan sát, miêu tả sự vật gần gũi với các em. Qua đó, học sinh nắm được phương pháp quan sát đối tượng miêu tả, phát triển năng lực phân tích, tổng hợp; đồng thời năng lực tưởng tượng – liên tưởng qua việc sử dụng biện pháp so sánh, năng lực cảm thụ cái đẹp của sự vật, năng lực bộc lộ cảm xúc cá nhân cũng được tạo lập và phát triển. Từ đó giúp các em viết được những bài văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc làm rung động tâm hồn người đọc, giúp các em có hành trang cần thiết để học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và các lớp tiếp theo. Đồng thời, các em có cơ hội làm giàu vốn sống của mình, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển
 nhân cách con người Việt Nam mới.
	Mặc dù nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn quan trọng như vậy, song việc dạy và học phân môn này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Bài làm của học sinh viết còn sơ sài, rời rạc, thiếu cảm xúc, ít sử dụng biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự coi trọng việc hướng dẫn sử dụng biện pháp tu từ (đặc biệt là biện pháp so sánh) để viết văn cho học sinh. Theo họ, các em cứ viết được bài văn đủ bố cục, tả đủ các chi tiết của sự vật là được. Còn việc viết bài văn sao cho sinh động, giàu hình ảnh thì chưa cần, vì lên lớp trên các em sẽ được học tiếp. Từ các vấn đề nêu trên dẫn đến hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn trong những năm qua chưa đạt được yêu cầu đặt ra.
	Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng phép so sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Vào năm học 2015 – 2016, tôi tiến hành áp dụng những biện pháp đã tìm tòi, nghiên cứu vào quá trình giảng dạy (cụ thể là lớp 4A - trường Tiểu học Thiệu Nguyên) với mục đích giúp học sinh yêu thích môn học hơn, viết được bài văn miêu tả sinh động, sáng tạo, thấm đượm cảm xúc riêng, có hồn và độc đáo. 
 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 + Tìm hiểu việc dạy Tập làm văn (thể loại miêu tả) của giáo viên trong khối; Thực trạng sử dụng các biện pháp tu từ (đặc biệt là biện pháp so sánh) trong bài văn của học sinh khối lớp 4.
 + Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để tìm được phương pháp tốt nhất, giúp học sinh có khả năng sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả.
 + Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh sử dụng biện pháp so sánh khi viết văn miêu tả, tạo hứng thú cho học sinh khi viết văn, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong dạy học văn miêu tả.
 + Rút kinh nghiệm sau mỗi biện pháp để nâng cao kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh trong làm văn cho học sinh lớp 4 nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung.
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 + Khái niệm về biện pháp so sánh (ở mức cơ bản). 
 + Tác dụng của biện pháp so sánh trong văn miêu tả (phạm vi lớp 4 cấp Tiểu học).
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 + Nghiên cứu lí luận: 
Đọc sách giáo khoa phân môn, tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc dạy Tập làm văn (thể loại miêu tả) đặc biệt là các phương pháp rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ ( chú trọng biện pháp so sánh) trong việc làm bài của học sinh; Tìm hiểu những cơ sở khoa học cùng những vấn đề tài liệu đã đưa ra mà chưa được ứng dụng triệt để trong giảng dạy.
 + Nghiên cứu bằng điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra thực trạng giảng dạy của giáo viên và thực trạng bài làm Tập làm văn của học sinh trong khối 4 trường Tiểu học Thiệu Nguyên; của học sinh lớp chủ nhiệm (4A).
 + Nghiên cứu bằng thực nghiệm:
So sánh đối chiếu bài làm của học sinh trước và sau khi nghiên cứu để rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra bài học cho bản thân để áp dụng trong các năm học sau.
 + Nghiên cứu bằng phân tích, tổng hợp:
 Phân tích, tổng hợp những khó khăn và lỗi thường gặp của học sinh khi sử dụng biện pháp so sánh để viết văn.
 	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
Để giúp học sinh "viết văn hay" giàu cảm xúc là cả một quá trình rèn luyện kiên trì, liên tục (từ lớp 2, lớp 3 đến lớp 4, lớp 5). Văn không thể hay được nếu học sinh chưa có hứng thú học văn và chưa có phương pháp học tập tốt. Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần tích cực tìm tòi, học hỏi để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt và ham thích học phân môn Tập làm văn. Theo đó, việc rèn kĩ năng viết văn hay vừa nhằm mục đích nâng cao năng lực viết bài vừa nâng cao ý thức tự rèn luyện ở mỗi học sinh.
Ở thể loại văn miêu tả, để có được bài văn hay, học sinh cần có: vốn từ, kĩ năng quan sát thực tế một cách tinh tế nhất. Sau đó cần có sự kết hợp giữa hình ảnh tả thực và hình ảnh sáng tạo nhờ sự liên tưởng một cách phong phú; kết hợp với kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ (đặc biệt là biện pháp so sánh) để bài viết của các em giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mang đậm màu sắc của cuộc sống xung quanh và hấp dẫn người đọc; khiến cho các sự vật thiên nhiên trở nên sống động, có tâm hồn như con người. Nhờ có kĩ năng sử dụng biện pháp này mà trong cuộc sống, chúng ta gặp một số nhà văn với các hình ảnh sáng tạo khiến cho tâm hồn ta rung động mãi. 
Chẳng hạn:
	"Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
	(Vũ Tú Nam)
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa có cách so sánh độc đáo:
	"Trăng bay như quả bóng
	 Bạn nào đá lên trời"
	(Trích "Trăng ơi ... từ đâu đến?"
	Hay:	Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
	Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
 Trong một số tác phẩm văn học, ta bắt gặp cách so sánh một cách rất riêng, rất "thần kì": Nhìn bầu trời đầy sao, Ga- ga- rin – nhà du hành vũ trụ người Nga- so sánh nó "như những hạt giống mới mà loài người gieo vào vũ trụ"; còn Vích- to Huy- gô - đại văn hào Pháp lại so sánh nó "giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con - là vành trăng non". Còn Nam Cao - nhà văn Việt Nam ta - thì ví "Trăng là cái lưỡi liềm vàng trên cánh đồng đầy sao".
	(Lược trích "Chữ nghĩa trong văn miêu tả"- Phạm Hổ)
 	Chỉ có những tâm hồn giàu cảm xúc cùng với kĩ năng sử dụng phép so sánh tuyệt vời mới có những câu văn, câu thơ có "hồn" như vậy. Nhờ phép so sánh sinh động, giàu hình ảnh đó mà những sự vật tưởng như "vô hồn" quanh ta được nâng lên lung linh tuyệt đẹp. Quả là tả không phải chỉ để tả mà là để "ngụ tình".
Do vậy, dạy cho học sinh viết "văn hay" thuộc thể loại miêu tả, chúng ta - những giáo viên tiểu học cần giúp các em hiểu và sử dụng tốt biện pháp so sánh để làm giàu nhận thức của mỗi em, giúp các em thêm yêu thiên nhiên xung quanh, yêu con người và yêu cuộc sống, đồng thời biết rung cảm trước vẻ đẹp của cuộc sống và viết được bài văn mang nét mới, có "hồn" và độc đáo.
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn:
a. Những thuận lợi:
- Đời sống của nhân dân xã Thiệu Nguyên ngày càng được nâng cao, phong trào xã hội hóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Nề nếp dạy và học ở trường Tiểu học Thiệu Nguyên được thực hiện nghiêm túc, trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao. Ban giám hiệu thực sự quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các giáo viên đem hết khả năng của mình để nâng cao chất lượng dạy và học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được áp dụng và ngày càng hoàn thiện.
 - Lớp chủ nhiệm là lớp mà 100% học sinh có Năng lực và Phẩm chất đều Đạt. Các em chăm học, có ý thức tự giác học tập. Về học lực: khả năng tiếp thu tương đối đồng đều. Do vậy, giáo viên có điều kiện tốt để củng cố kiến thức cơ bản và bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em.
b. Những khó khăn:
 - Bên cạnh các thuận lợi đã nêu vẫn còn một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái. Lớp 4A do tôi chủ nhiệm có hơn 90% học sinh thuộc con gia đình nông dân, trong đó có 2 em thuộc hộ nghèo, 3 em thuộc hộ cận nghèo, 2 em có hoàn cảnh đặc biệt (bố mất, mẹ đi làm xa). Đa số các em đều ở với ông bà đã già yếu, nhờ ông bà nuôi nấng, chăm sóc. Do vậy, các em thiếu sự quan tâm, kèm cặp của bố mẹ; việc học tập chủ yếu nhờ vào sự dạy dỗ của thầy cô.
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa coi trọng việc dạy Tập làm văn, đặc biệt là dạy các em sử dụng biện pháp so sánh để viết văn. Chưa nghiên cứu kĩ tính chất liên môn trong các phân môn của Tiếng Việt. Theo họ, các em cứ tả đủ đặc điểm các chi tiết của sự vật, không lạc đề là được. Còn việc viết văn cho sinh động, giàu hình ảnh có sử dụng các biện pháp tu từ thì chưa cần vì lên lớp trên các em sẽ được học và còn phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi em. Do vậy, hiện tượng cả lớp viết bài văn cứ na ná giống nhau (Mở bài giống nhau, so sánh giống nhau, kết bài cùng một mẫu, ...) vẫn còn tồn tại.
 - Học sinh lớp chủ nhiệm đạt mức "hoàn thành tốt" chủ yếu ở môn Toán và các môn khác, còn ở môn Tiếng Việt chỉ đạt "hoàn thành" và vẫn còn một vài em chưa hoàn thành. Đặc biệt phân môn Tập làm văn chỉ ở mức biết viết đủ bố cục nhưng nội dung bài làm còn quá sơ sài. Tâm lí các em có đến 90% thích học Toán còn Tiếng Việt thì rất ngại học. 
2.2.2 Tiến hành điều tra và khảo sát:
 a. Khảo sát kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh:
Sau khi học xong bài Luyện tập miêu tả đồ vật (tiết 2- tuần 16), tôi tiến hành điều tra thực trạng về việc học phân môn Tập làm văn (coi trọng kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh trong bài viết) của các em thông qua bài làm: 	
	Đề bài: Viết một đoạn văn tả cái cặp sách của em. 
Kết quả chưa được như mong muốn: Các em viết bài với việc liệt kê một loạt đặc điểm của cái cặp, đoạn văn thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc riêng của các em (Mặc dù tôi đã gợi ý cách sử dụng các biện pháp tu từ, đặc biệt là biện pháp so sánh). Toàn bộ bài làm của các em là: vật phải tả có những đặc điểm gì các em kể hết vào bài theo kiểu tả sinh vật, rất ít hình ảnh, chưa có cảm xúc riêng. 
 b. Phân loại học sinh: 
Tôi tiến hành phân loại học sinh (theo tiêu chí sử dụng các biện pháp so sánh) như sau:
Phân loại học sinh (tổng 30 em)
Số lượng
Tỉ lệ
Sử dụng tương đối chính xác:
4 em
13.3 %
Sử dụng nhưng thiếu chính xác:
14 em
46.7 %
Chưa biết sử dụng biện pháp so sánh:
12 em
40 %
 c. Nguyên nhân
Sau khi phân loại học sinh, tôi đã tìm hiểu và biết được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:
- Những em biết viết câu văn có hình ảnh bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh) là do các em biết cách quan sát sự vật, biết liên tưởng và so sánh các sự vật một cách chính xác, sinh động. Mặt khác, các em rất ham đọc sách, thích học văn, tham gia viết báo và được gia đình quan tâm đúng cách.
- Những em biết sử dụng biện pháp so sánh nhưng chưa chính xác là do các em chưa biết cách quan sát, chưa hiểu rõ biện pháp nên liên tưởng thiếu chính xác, làm cho cách so sánh trong câu văn, bài văn trở nên khập khiễng, thiếu hợp lí, thiếu thực tế.
- Những em chưa sử dụng biện pháp so sánh vì các em chưa thực sự thích học văn, đến tiết Tập làm văn là ngại nên bài làm còn ngắn, ý văn nghèo nàn, thiếu sự liên tưởng sáng tạo. Bên cạnh đó, các em rất ít quan sát thiên nhiên xung quanh. Ham xem ti vi và chơi các trò chơi điện tử. Do vậy, các em thấy gì viết nấy, bài làm chỉ dừng lại ở việc liệt kê tính chất, đặc điểm của sự vật mà chưa mang tính tả văn học. Bên cạnh đó, gia đình chưa thực sự quan tâm, các em phải làm giúp bố mẹ nhiều việc. Vì thế, các em không có thời gian để học chưa nói đến việc đọc sách tham khảo hay quan sát chi tiết, kĩ càng các đối tượng miêu tả. 
Từ thực tế như vậy, tôi thấy cần phải giúp các em chăm học (đặc biệt là phân môn Tập làm văn), các em hiểu và sử dụng tốt biện pháp so sánh – một phép tu từ rất cần khi miêu tả sự vật để bài văn của các em giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm hồn nhiên tuổi thơ các em và để có "hành trang" mà học tốt môn học này ở các lớp tiếp theo. 
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 	
Biện pháp1: Tổ chức và xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
	Như giáo viên chúng ta thường nói: "nề nếp là chất lượng". Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục, việc làm cần thiết và quan trọng là xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.Từ đầu năm học, căn cứ vào lực học và khả năng tiếp thu của học sinh, tôi đã phân loại học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp. Đồng thời trong từng nhóm đó, tôi phân cặp thi đua để các em đua nhau học tập. Sau mỗi tuần học, các em tổng hợp việc làm tốt được tuyên dương trừ đi việc phạm lỗi (quên đồ dùng, sách vở, chưa thuộc bài, ) để biết bạn nào đã tiến bộ hơn, bạn nào còn cần phải cố gắng. Cách thi đua này do từng nhóm bàn có sổ theo dõi thực hiện và bình xét, công bố kết quả vào giờ sinh hoạt cuối tuần.
 Ngoài ra, khi thấy một số em chưa có sự tiến bộ rõ rệt, tôi đã phát động phong trào "Đôi bạn cùng tiến" với mục đích: cử học sinh học tốt hơn kèm cặp thêm cho bạn trước giờ vào học cũng như khi tự học ở nhà.
	Bên cạnh đó, trong những lúc thích hợp, tôi giúp học sinh rèn luyện để có động cơ học tập đúng đắn: học để hiểu biết, học để sống tốt hơn và học để tự khẳng định mình. Từ đó, các em học sinh chăm chỉ, ham thích học tập hơn.
	Cuối mỗi tháng, tôi thường ra đề kiểm tra để kiểm định việc làm của mình và đồng thời động viên khuyến khích học sinh: Em nào làm bài tốt nhất nhóm (nhóm đồng trình độ) tôi có phần thưởng cho các em. Biện pháp này đã được các phụ huynh rất đồng tình ủng hộ và từng bước nâng cao được nề nếp học tập của lớp cũng như ý thức học tập của từng học sinh.
Biện pháp 2: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức về biện pháp so sánh tu từ. 
 a. Về khái niệm và cấu tạo của phép so sánh tu từ:	
	Ở trường sư phạm và một số tài liệu nghiên cứu về biện pháp so sánh đã cho chúng ta một khái niệm như sau: "so sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng". Đó là cách định nghĩa về so sánh nói chung. Trên thực tế tồn tại hai loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic); đối với văn học và đặc biệt là với học sinh Tiểu học, chúng ta không thể ôm đồm nhiều, chỉ cố gắng giúp các em hiểu và sử dụng tốt loại so sánh tu từ trong nói và viết văn bản. Muốn vậy, 
chúng ta cần hiểu một cách cụ thể về cấu tạo của so sánh:
	 Một mô hình so sánh đầy đủ bao gồm 4 yếu tố:
 +Yếu tố 1: Yếu tố được (bị) so sánh (tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực)
 +Yếu tố 2: Yếu tố chỉ phương diện so sánh (chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật hay trạng thái của hoạt động).
 + Yếu tố 3: Yếu tố quan hệ so sánh (quan hệ ngang bằng hoặc không ngang bằng).
 + Yếu tố 4: Yếu tố chuẩn (được đưa ra làm chuẩn để so sánh).
	Ví dụ: 
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Bạn Hải
nhanh
tựa
một con sóc
Cây bưởi
cần mẫn
như
một người mẹ
	Trong thực tế, không phải lúc nào so sánh sự vật cũng cần có cả 4 yếu tố trên. Nó có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố (trong đó yếu tố 1 và yếu tố 4 không thể thiếu. Nếu vắng yếu tố 1, ta có phép ẩn dụ - chưa đưa vào cấp tiểu học):
 Ví dụ: Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. (Vũ Tú Nam)
b. Về các loại so sánh tu từ:
	Có nhiều căn cứ để chia ra các loại so sánh:
- Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh, có thể chia so sánh ra các loại sau đây:
	+ So sánh ngang bằng (không có từ so sánh):
 Ví dụ: 	Trường Sơn: chí lớn ông cha.
	Hoặc so sánh ngang bằng có từ chỉ so sánh (như, giống như, hệt, y hệt, tựa, bao nhiêu - bấy nhiêu, ...)
 Ví dụ: 	Con gà trống bước đi như một ông tướng.(câu văn của học sinh)
	Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu. 
	(Tố Hữu)
	+ So sánh hơn:
 Ví dụ: Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. (Tục ngữ)
	+ So sánh kém:
 Ví dụ: 	 Những ngôi sao thức ngoài kia
	 	 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. (Trần Quốc Minh)
- Căn cứ vào đối tượng, hiện tượng so sánh, ta có các loại:
	+ So sánh vật với con người:
 Ví dụ: Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác khổng lồ.
	+ So sánh người với người.
 Ví dụ: Bà hiền như một bà tiên trong truyện cổ tích.
	+ So sánh người với các con vật:
 Ví dụ: Trông anh ta như một con gấu và cần mẫn làm việc như một con la.
	+ So sánh người với cây cối. 
 Ví dụ: Chấm cứ như một cây xương rồng. ( Đào Vũ)
	+ So sánh vật với vật, cảnh với cảnh:
 Ví dụ: Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng. 
	(Vũ Tú Nam)
- Căn cứ cách thức, ta có những hiện tượng so sánh sau:
	+ So sánh theo hướng thu nhỏ lại:
 Ví dụ: Trái đất như một giọt nước màu xanh lơ lửng giữa không trung.
	+ So sánh theo hướng phóng đại lên:
 Ví dụ: Rệp bò lổm ngổm như xe cóc - Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay.
	(Hồ Chí Minh)
	+ So sánh theo hướng cụ thể hóa: 
 Ví dụ: Mặt trời nhô lên như một quả bóng bay mềm mại. 
 	Còn rất nhiều căn cứ để chia ra các tiểu loại so sánh. Tuy nhiên, ở Tiểu học, giáo viên cần chọn và giúp học sinh tạo lập và sử dụng một số cách so sánh dễ hiểu, gần gũi với các em (như đã nêu ở trên).	
c. Về chức năng và vài trò của biện pháp so sánh tu từ:
 Biện pháp so sánh tu từ có hai chức năng chủ yếu là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Chức năng nhận thức được thể hiện ở chỗ: nó đem lại cho chúng ta những hiểu biết tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái, ...trong thế giới quan qua hình ảnh so sánh. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái không cụ thể hoặc kém cụ thể để so sánh với cái cụ thể nhằm giúp mọi người hình dung được sự vật cần miêu tả. 
 Ví dụ:	 Công cha như núi Thái Sơn. (Ca dao)
 Còn chức năng biểu cảm thể hiện cụ thể như sau: qua bất kì một phép so sánh tu từ nào, chúng ta cũng đều nhận ra thái độ của người nói và viết với đối tượng miêu tả: đó là sự yêu, ghét, khen, chê, .... Chính chức năng này sẽ giúp ta tạo nên những hình ảnh sống động, gợi cảm; tạo ra những cách nói mới mẻ, giúp ta diễn đạt một cách biểu cảm hơn, sinh động hơn. Đồng thời qua cách sử dụng hình ảnh so sánh sẽ bộc lộ được thái độ, tình cảm của người nói và viết với đối tượng miêu tả.
	So sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong Tiếng Việt, nhưng chỉ trong văn chương nó mới thể hiện đầy đủ nhất khả năng tạo hình cũng như khả năng biểu cảm của nó. Vì vậy, chúng ta mới có cách cảm nhận đầy biểu cảm của một Trần Đăng Khoa với: 
"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng".
d. Về cơ chế tạo ra biện pháp so sánh tu từ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_su_dung_phep_so_sanh_trong.doc