SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thành Minh

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thành Minh

Trong xã hội hiện nay kĩ năng sống là một trong những kĩ năng tối cần thiết của mỗi con người nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. thực tế hiện nay trẻ em thiếu những kĩ năng cơ bản còn nhiều, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Trong trường học việc rèn kĩ năng sống cho học sinh hiện nay cũng đã và đang được chú trọng nhưng chưa có nhiều chuyển biến. Nguyên nhân chính ở đây là trong tư tưởng của mỗi giáo viên, mỗi phụ huynh còn nặng nề về trang bị tri thức cho các em. Việc rèn kĩ năng sống cho trẻ còn qua loa, chiếu lệ. Giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc làm sao để các em học tốt, tính toán thành thạo, chữ viết sạch đẹp, viết văn hay mà quên đi rằng những kiến thức, kĩ năng về thực tế cuộc sống hằng ngày cũng không kém phần quan trọng để hình thành nên một nhân cách hoàn chỉnh.

Như chúng ta đã biết, giáo dục kĩ năng sống hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là những lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá những cái mới. Song, các em còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, . Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang đi vào hội nhập quốc tế, cơ chế thị trường mở rộng. Vì vậy thế hệ trẻ thường xuyên chịu những tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào những hoàn cảnh phải lựa chọn, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống một cách kĩ càng cẩn thận các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian qua như: Nghiện hút, bạo lực học đường, ăn chơi xa đọa,.Chính bởi lẽ các em thiếu kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,.

 

doc 22 trang thuychi01 7802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thành Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CHO 
HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH MINH
Người thực hiện : Vũ Thị Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thành Minh
SKKN: Thuộc lĩnh vực giáo viên chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2017 
MỤC LỤC:
STT
Nội dung
Trang
1
Mục lục
1
2
1. Mở đầu 
2
3
1.1.Lí do chọn đề tài
2
4
1.2.Mục đích nghiên cứu
2
5
1.3.Đối tượng 
2
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
7
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
9
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
10
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
7
11
2.3.1.Nhận thức ban đầu về KNS của các đối tượng tham gia
7
12
2.3.2.Cụ thể hóa nội dung từng kĩ năng sống vào trong mỗi bài học.
8
13
2.3.3.Rèn KNS qua việc trải nghiệm qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
14
14
2.3.4.Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện kĩ năng sống đã học
15
15
2.3.5.Tạo hứng khởi cho học sinh với những hình thức khen thưởng phù hợp,kịp thời động viên khích lệ các em
16
16
2.3.6. Tổ chức một số buổi nói chuyện về chuyên đề “ Giáo dục KNS cho học sinh lớp 4”
17
17
2.3.7. Phối hợp với phụ huynh để cùng rèn luyện KNS cho cá em
17
18
2.4. Hiệu quả khi thực hiện
17
19
3. Kết luận kiến nghị:
19
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 	Trong xã hội hiện nay kĩ năng sống là một trong những kĩ năng tối cần thiết của mỗi con người nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. thực tế hiện nay trẻ em thiếu những kĩ năng cơ bản còn nhiều, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Trong trường học việc rèn kĩ năng sống cho học sinh hiện nay cũng đã và đang được chú trọng nhưng chưa có nhiều chuyển biến. Nguyên nhân chính ở đây là trong tư tưởng của mỗi giáo viên, mỗi phụ huynh còn nặng nề về trang bị tri thức cho các em. Việc rèn kĩ năng sống cho trẻ còn qua loa, chiếu lệ. Giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc làm sao để các em học tốt, tính toán thành thạo, chữ viết sạch đẹp, viết văn hay mà quên đi rằng những kiến thức, kĩ năng về thực tế cuộc sống hằng ngày cũng không kém phần quan trọng để hình thành nên một nhân cách hoàn chỉnh.
Như chúng ta đã biết, giáo dục kĩ năng sống hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là những lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá những cái mới. Song, các em còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, .... Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang đi vào hội nhập quốc tế, cơ chế thị trường mở rộng. Vì vậy thế hệ trẻ thường xuyên chịu những tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào những hoàn cảnh phải lựa chọn, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống một cách kĩ càng cẩn thận các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian qua như: Nghiện hút, bạo lực học đường, ăn chơi xa đọa,...Chính bởi lẽ các em thiếu kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,....
Đối với học sinh trường Tiểu học Thành Minh thì kĩ năng sống của các em còn quá ít ỏi. Đa số các em còn rụt rè, chưa tự tin khi giao tiếp. Các em ít có điều kiện để tiếp xúc với môi trườn bên ngoài vì vậy kĩ năng của các em không được hình thành nếu không được giáo dục kịp thời thì khi ra xã hội hiện nay các em sẽ ngợp và lúng túng trước các tình huống mang tính nhạy cảm.
Năm học 2016-2017, tôi được giao chủ nhiệm lớp 4B. Sau khi tiếp cận lớp một thời gian tôi nhận thấy học sinh lớp 4B kỹ năng sống còn rất nhiều hạn chế so với học sinh cùng trang lứa ở các trường thành phố hay ở vùng trung tâm huyện. Một số học sinh chưa biết kỹ năng đơn giản tối thiểu nhất trong cuộc sống như thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi hoặc nói câu chào hỏi chưa phù hợp trong các tình huống cụ thể; không tự tin trong giao tiếp nói năng cộc lốc, thậm chí có em còn e dè không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai. Còn có học sinh nói tục, chửi bậy, cử chỉ, hành vi thiếu văn hóa
 	Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em sẽ giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, tự tin, hài hòa và lành mạnh hơn. Bản thân tôi thấy rõ sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, vì đây là bước khởi đầu, là nền móng của các bậc học tiếp theo. Vì lẽ đó, tôi đã dày công nghiên cứu và tìm ra cho mình “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thành Minh ” nhăm nâng cao kĩ năng sống cho các em học sinh toàn trường nói chung và học sinh lớp 4B nói riêng.
1.2.Mục đích nghiên cứu: 
- Sáng kiến kinh nghiệm đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ ,năng lực cho bản thân và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Bản thân tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này mong muốn thực hiện tốt việc dạy và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa trong trường tiểu học. Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp,giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động .Góp phần năng cao chất lượng đào tạo nói chung và làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 nói riêng. Đạt hiệu quả cao trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” 
- Đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để làm người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Nghiên cứu và tổ chức việc nâng cao kĩ năng sống cho bản thân mỗi giáo viên từ việc nắm rõ, nắm chắc các phương pháp, cách thức tổ chức để từ đó giúp học sinh rèn kĩ năng sống.
- Nâng cao hiểu biết cũng như các kĩ năng sống cơ bản cho 30 học sinh lớp 4B trường tiểu học Thành Minh.
1.4.Phương pháp nghiên cứu: 
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
	- Phương pháp thực nghiệm.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Chất lượng giáo dục là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người. Chương trình GDKNS phù hợp và KNS được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Hoạt động GDKNS thông qua HĐ GDNGLL trong trường Tiểu học là hoạt động mang tính chất pháp chế được quy định:
Tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp.[7]
Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.[8]
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh năm học 2016-2017[11]
 Đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch GDKNS thông qua HĐ GDNGLL theo tháng và theo chủ điểm. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng được nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ để giáo dục theo cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập...Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Kĩ năng sống là một trong những kĩ năng tối cần thiết của mỗi con người nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thực tế hiện nay trẻ em thiếu những kĩ năng cơ bản còn nhiều, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. 
Kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng của vùng miền. Việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, mỗi người giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ học sinh và đặc điểm của địa phương mình đang giảng dạy. Xuất phát từ những cơ sở trên, để đáp ứng được với điều kiện và hoàn cảnh của xã hội hiện đại của thời kì hội nhập hiện nay thì việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc làm tất yếu. Muốn làm được điều đó chúng ta phải biết nguyên nhân, thực trạng của vấn đề để từ đó tìm ra cách thức và một số biện pháp tốt nhất cho cả một quá trình rèn kĩ năng sống cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
a.Thực trạng xã Thành Minh: 
*Ưu điểm: 
Ban lãnh đạo xã và các thôn rất quan tâm đến giáo dục của xã nhà. Luôn tạo mọi điều kiện để đưa lĩnh vực giáo dục lên một tầm cao mới.Trong năm 2017 đã khởi công để xây dượng cơ sở vật chất chuẩn bị điền kiện cho công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp độ 1, tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng giáo dục cho xã Thành Minh.
*Nhược điểm: 
Thành Minh vốn là một xã 135: Điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân số đông nhất huyện. Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 2/3 số dân trong xã. Địa bàn rộng, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, một số thôn các em đi học phải đi qua khe suối. Số dân làm nông nghiệp chiếm 97%
Trình độ dân trí chưa cao, nạn rượu chè, cờ bạc, số đề vẫn còn tồn tại. Kinh tế gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Người dân còn có nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ ” vì vậy số con trong mỗi gia đình đông ( 3-4 hoặc 5-6 con) đặc biệt là những thôn người dân tộc thiểu số. Đông con nên không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con, mọi vấn đề đều phó mặc cho thầy cô. Nhiều gia đình còn phải tha hương kiếm ăn bỏ mặc con ở nhà chăm lấy nhau, dân trí thấp ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục.
Từ những thực trạng đó dẫn đến việc tiếp cận kĩ năng sống của học sinh rất hạn chế. Các mối quan hệ chỉ bó hẹp trong thôn xóm, làng xã, ít khi có dịp tiếp xúc với môi trường rộng và phức tạp hơn vì vậy việc hình thành kĩ năng sống là hết sức khó khăn.
b.Thực trạng trường lớp: 
Năm học 2016-2017, nhà trường có 14 lớp với 374 học sinh
Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch cụ thể vạch ra nhiệm vụ cho tất cả giáo viên trong toàn trường về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm nâng cao kĩ năng sống cho các em thông qua cac tiết học và các hoạt động tập thể.
-Về học sinh: Nhiều em ngoan ngoãn ít có những biểu hiện tiêu cực.
-Về Giáo viên: Giáo viên còn trẻ, tâm huyết với nghề. Là giáo viên địa phương nên có thuân lợi khi tiếp cân với phụ huynh và học sinh. Có hiểu biết cơ bản về cuộc sống và phong tục ở địa phương. Có hiểu biết rộng về kĩ năng sống, có nhiều cách thức và hình thức tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
Khó khăn: 
- Đa số các em là con em dân tộc Mường ( Chỉ có 3/16 thôn người Kinh) nên kĩ năng sống còn rất hạn chế. 
- Do ảnh hưởng từ các phong tục, tập quán của địa phương nên lối sống, nếp suy nghĩ của người dân còn lạc hậu cũng ảnh hưởng đến kỹ năng sống của các em.
- Nhận thức về các kĩ năng sống đối với trẻ còn mơ hồ.
c. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp 4B trường Tiểu học thành Minh:
Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm và dạy học sinh lớp 4B
 Tổng số học sinh : 30 em .
 Trong đó:
+ Học sinh nam: 11
+ học sinh nữ : 19
+ Học sinh người dân tộc: 21
+ Học sinh có khó khăn: - Hộ Nghèo: 11 - Cận Nghèo: 5
 Đầu năm học, sau khi nhận lớp, làm công tác chủ nhiệm tiếp xúc nhiều với các em trong học tập, trong sinh hoạt, quan tâm để ý quan sát mọi hoạt động của các em, tôi thấy rằng kỹ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế so với học sinh cùng trang lứa ở các trường thành phố hay ở vùng trung tâm huyện. Một số học sinh chưa biết kỹ năng đơn giản tối thiểu nhất trong cuộc sống như thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi hoặc nói câu chào hỏi chưa phù hợp trong các tình huống cụ thể; không tự tin trong giao tiếp nói năng cộc lốc, thậm chí có em còn e dè không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai. Còn có học sinh nói tục, chửi bậy, cử chỉ, hành vi thiếu văn hóa. Khá nhiều học sinh chưa biết tự vệ sinh cá nhân, chưa biết cách tự bảo vệ mình; chưa biết tự phục vụ bản thân, cũng như việc phòng tránh tai nạn thương tích - Nhiều em chưa biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như quét lớp, dọn vệ sinh...thiếu ý thức tập thể, chấp hành kỷ luật kém, chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường, các quy định nơi công cộng, nói chưa đi đôi với việc làm.
Tôi làm khảo sát với một số kỹ năng cơ bản cần thiết các em thể hiện hằng ngày như sau:
Tổng số
 học sinh 
30 em
Biếtchào hỏi
lễ phép
tự tin trước đám đông
Biết phòng 
tránh tai nạn 
giao thông 
 Biết phòng 
tránh tai nạn đuối nước
 Phòng tránh bị xâm hại
 Biết yêu lao động và làm công việc vừa sức 
số lượng
15
10
10
6
15
10
Tỉ lệ
50
33,3
33,3
19,98
50%
33,3
 Qua khảo sát thì tôi thấy học sinh chưa có các kĩ năng thiết yếu để giải quyết vấn đề trong cuộc sống của các em dẫn đến các thực trạng trên:
 Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện sống ở nông thôn miền núi không gian rộng, các em tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của các em phát triển khá tốt. Tuy nhiên môi trường giao tiếp lại không rộng; đối tượng giao tiếp của các em bó hẹp trong phạm vi gia đình, làng bản ít va chạm bên ngoài. 
Nguyên nhân chủ quan: 
 -Vì điều kiện thời gian học sinh ở trường ít, học sinh lớp 4 học 6 buổi/ tuần, chủ yếu dạy kiến thức các bộ môn còn dạy kỹ năng sống chỉ lồng ghép trong các tiết học đặc biệt là tiết học đạo đức, ngoài ra cũng đã đã bố trí tiết học riêng 2tiết/ tháng và tổ chức hoạt động ngoài giờ để dạy và rèn dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuy vậy cũng chưa có điều kiện giám sát các hành vi của các em trong các hoạt động ngoài nhà trường, chính vì thế kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. - Về phía gia đình: Các gia đình hiện nay phần lớn chỉ mải mê với làm ăn kinh tế, mới chỉ quan tâm tới việc ăn ngủ của trẻ, ít quan tâm dạy cho trẻ các kỹ năng trong cuộc sống. Mặt khác, lại có những gia đình quá chiều con để phát triển tự nhiên theo ý thích, sống tự do, không dạy cho con cách giao tiếp nói năng, không dạy làm những công việc đơn giản vừa sức.
 Biết được thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp là như vậy nên trong quá trình dạy học, tôi đã tìm biện pháp giáo dục cần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và thấy có kết quả tốt sau đây tôi xin chia sẻ cách làm. Thấy được thực trạng trên với những nguyên nhân như vậy, muốn cho trường, lớp thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực”. Để học sinh của lớp mình có những kĩ năng sống tốt hơn trong cuộc sống, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể và sát với dối tượng học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thành Minh như sau: 
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nhận thức ban đầu về kĩ năng sống của các đối tượng tham gia quá trình giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ tiểu học.
2.3.1.1. Đối với giáo viên: Bản thân tôi nhận thấy kĩ năng sống rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày cần phải rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng cơ bản và cần thiết. Điều này là hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay đòi hởi mỗi người giáo viên cần quan tâm. Để dạy được những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết cho học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tự học hỏi, nghiên cứu về các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Nắm bát những lí luận và phương pháp then chốt của chuyên đề để vận dụng cho sát với thực tế. Sau khi nắm bắt được thực trạng và giải pháp của trường mình trong việc rèn kĩ năng sống tôi càng hiểu thấu đáo hơn chương trình học chính khóa thường cho tre tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hóa suốt cả năm học. Còn trong thực tế trẻ sẽ học tốt hơn khi được tiếp cận một các cân bằng khi các em có những kĩ năng cần thiết lúc ấy trẻ sẽ dễ dàng hơn cho quá trình lĩnh hội tri thức .
2.3.1.2. Đối với học sinh: Học sinh còn bé, nhận thức về mọi vấn đề đang còn đơn giản. Các em chưa hiểu biết sâu sắc được làm tầm quan trọng của kĩ năng sống trong cuộc sống hiện nay. Vì vậy, qua các tiết học, giờ sinh hoạt tôi dần giúp các em hiểu rõ hơn về kĩ năng sống, về mục đích của việc rèn luyện Kĩ năng sống cho các em. Từ đó các em hiểu biết và yêu thích về môn học.
 2.3.1.3. Đối với phụ huynh: Phần lớn phụ huynh còn trẻ, đang phải đi làm để ổn định kinh tế vì vậy họ đều giao phó con cái cho ông bà chăm sóc. Đa số họ đều nhận thức về giáo dục kĩ năng sống cho con cái còn hết sức mơ hồ.
Xuất phát từ thực trạng trên, ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành họp phụ huynh để trao đổi về vấn đề ngoài việc nâng cao tri thức cho học sinh mà còn phải chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống cho các em, để các em hòa nhập với cộng đồng. Trong cuộc họp tôi đã đưa ra các thực trạng về đạo đức cũng như tình hình phức tạp hiện nay; nghiện ngập tràn lan, nạn xâm hại trẻ em, đánh nhau, chơi gameTừ đó nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và sự cấp thiết trong cuộc sống cần có kĩ năng sống để các em phải biết đối mặt chứ không phải tránh né. Mong muốn phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - giáo viên - nhà trường và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để góp phần hoàn thiện nhân cách của trê, để trẻ có đầy đủ các kĩ năng sống sơ giản và cần thiết ngay từ khi là học sinh tiểu học.
2.3.2.Cụ thể hóa nội dung từng kĩ năng sống vào trong mỗi bài học, mỗi hoạt động học: 
Trong chương trình tiểu học các kĩ năng sống được lồng ghép trong các môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH ( lớp 1,2,3), Khoa học ( lớp 4,5)Mĩ thuật, thể dục, Âm nhạc. Bản thân tôi là giáo viên văn hóa đang trực tiếp dạy lớp 4 nên tôi chỉ tìm hiểu sâu vào các môn văn hóa đó là các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học. Tuy rằng việc lồng ghép đã được xác định nhưng khi vận dụng thì bản thân mỗi người lại có những biện pháp dạy và các hình thức vận dụng khác nhau để phù hợp với đối tượng giáo dục của mình từ đó rèn cho học sinh các nhóm kĩ năng sống như:
1. Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình.
2. Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác. 
3. Nhóm kỹ năng nhận biết và chấp hành các quy định chung.
4. Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả.
 Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã ứng dụng vào từng môn học của mình trong các hoạt động học cụ thể thông qua một số ví dụ minh họa sau đây:
2.3.2.1. Môn Tiếng Việt:
Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở tiểu học giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Biết tự tin nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân,cộng đồng, với môi trường tự nhiên. Biết sống tích cực trong mọi điều kiện, hoàn cảnh
Tiếng Việt lớp 4: Việc thực hiện kĩ năng sống được thực hiện ở tất cả các phân môn. Được khai thác trong nội dung các hoạt động dạy học.
Ví dụ : Khi dạy bài “Thư thăm bạn” ( TV4 tuần 3)[12]
Sau khi học bài này học sinh có những kĩ năng sau: 
- Có kĩ năng t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_co_ban_cho_hoc_sinh_l.doc