Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4

 Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp học sinh hiểu được đọc diễn cảm. Vì vậy giữa việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là hai quá trình có liên quan gắn bó mật thiết với nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được văn hoá của dân tộc, tiếp thu được nền văn minh của loài người thông qua sách vở. Qua việc đọc, học sinh biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm mỹ của các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn. Tập đọc là phân môn mang tính chất “tổng hợp” để học tốt các môn học khác vì ngoài nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh, nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (phát âm, từ ngữ, câu văn, đoạn văn. ), kiến thức bước đầu về văn học (văn xuôi, văn vần, nhân vật .), kiến thức về đời sống, về giáo dục tình cảm, thể chất, thẩm mĩ. Sự phát triển nhiều mặt này tạo điều kiện để trẻ phát huy được mọi khả năng tiềm tàng, từ đó tạo cơ hội để sau này trẻ giúp ích cho xã hội. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng: đọc rành mạch, lưu loát bài văn, đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. Thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh càng thêm yêu các miền quê của đất nước, đồng cảm với mọi tầng lớp nhân dân, mọi con người trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới, biết quý trọng, giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc ta.

 Trong quá trình dạy tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc, bản thân là giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, tôi luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm của mình về vấn đề: “Biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4”.

 

doc 18 trang thuychi01 7002
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp học sinh hiểu được đọc diễn cảm. Vì vậy giữa việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là hai quá trình có liên quan gắn bó mật thiết với nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được văn hoá của dân tộc, tiếp thu được nền văn minh của loài người thông qua sách vở. Qua việc đọc, học sinh biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm mỹ của các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn. Tập đọc là phân môn mang tính chất “tổng hợp” để học tốt các môn học khác vì ngoài nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh, nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (phát âm, từ ngữ, câu văn, đoạn văn... ), kiến thức bước đầu về văn học (văn xuôi, văn vần, nhân vật ...), kiến thức về đời sống, về giáo dục tình cảm, thể chất, thẩm mĩ. Sự phát triển nhiều mặt này tạo điều kiện để trẻ phát huy được mọi khả năng tiềm tàng, từ đó tạo cơ hội để sau này trẻ giúp ích cho xã hội. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng: đọc rành mạch, lưu loát bài văn, đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. Thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh càng thêm yêu các miền quê của đất nước, đồng cảm với mọi tầng lớp nhân dân, mọi con người trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới, biết quý trọng, giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc ta. 
 Trong quá trình dạy tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc, bản thân là giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, tôi luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm của mình về vấn đề: “Biện pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Thông qua sáng kiến này bản thân tôi hi vọng tìm ra được biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lê Văn Tám, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Tập đọc, tạo tiền đề thực hiện mục tiêu đổi mới dạy và học có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lê Văn Tám.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 a) Nghiên cứu tài liệu
 - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài.
 - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo.
 b) Nghiên cứu thực tế
 - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tập đọc.
 - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 - Tổ chức và thực hành thực nghiệm sư phạm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận 
 Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phân môn này là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mức độ cao hơn là đọc diễn cảm ).
 Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Các kĩ năng này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ nhau. Sự hoàn thiện kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Cũng như khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc đúng. Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ hay tách rời bất kì một kĩ năng nào.
 Hơn nữa, nhiệm vụ của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc có ích lợi cho các em suốt cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường ngắn nhất để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển .
 Vì việc đọc không thể tách rời những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Qua phân môn Tập đọc các em được tiếp xúc với những áng văn, áng thơ hay được chọn lọc dạy trong chương trình. Học sinh được tiếp xúc với thế giới muôn hình, muôn vẻ xung quanh nghệ thuật ngôn từ. Từ đó, làm cho học sinh cảm nhận được vẻ tinh túy của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, bồi dưỡng tâm hồn các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết có tư duy hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh .
 Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển . 
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 2.2.1.Về phía giáo viên 
 Nhìn chung, qua việc dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực đọc văn, đọc thơ vì vậy không làm chủ được các kỹ năng dạy Tập đọc. Thực tế, nhiều giáo viên đọc chưa đúng chính âm, đọc chưa hay, hiểu chưa đầy đủ những điều được đọc từ đến đọc câu, từ đọc câu đến đọc đoạn và cả nội dung, mục đích thông báo của văn bản. Hơn nữa cách giảng dạy của nhiều giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc nhiều vào sách giáo viên, ít phát huy được tính sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh.
 Mặt khác việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh còn hạn chế, phần lớn giáo viên chỉ quan tâm nhiều đến việc đọc đúng, đọc trôi chảy mà chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc rèn đọc diễn cảm cho các em.
 Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học thường dạy nhiều môn trong một buổi học nên một số tiết dạy giáo viên chuẩn bị bài chưa kĩ. Việc khai thác từ ngữ và các yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài đọc còn hạn chế, chưa giúp các em cảm thụ được tác phẩm đó qua nghệ thuật ngôn từ .
 Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của giờ dạy Tập đọc.
2.2.2. Về phía học sinh
 Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh còn hạn chế, vốn ngôn ngữ của các em còn quá đơn giản, ít ỏi chưa phong phú. Hơn nữa, không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học.
 Một số em có chất giọng kém, ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kỹ thuật đọc chưa tốt. Có em đọc ngọng các nguyên âm iê, uô,... do ảnh hưởng của phương ngữ. Một số em có tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu mặc dù đã học đến lớp 4. Các em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát. Chính vì những khó khăn hạn chế trên nên chất lượng đọc diễn cảm học sinh lớp 4 chưa đạt kết quả như mong muốn. 
 Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công dạy lớp 4D. Nắm được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, ngay từ ngày đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp khắc phục. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Lần
Sĩ số
Đọc ê-a, phát âm sai
Đọc đúng, chậm
Đọc to, rõ ràng, hiểu nội dung bài
Đọc diễn cảm
1
44 em
15 em
14 em
12 em
3em
 Qua việc kiểm tra kĩ năng đọc của từng học sinh, tôi nắm bắt được tình hình đọc của lớp mình. Tôi nhận thấy phần đa học sinh đọc mắc lỗi phổ biến như : Phát âm sai ở những tiếng có âm đầu: r, s, tr, những tiếng có nguyên âm iê, uô, những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. Những em đọc lưu loát thì đọc liến thoắng, ngắt nghỉ câu tuỳ tiện theo thói quen, không thể hiện được cái hay của văn bản. Chính vì thế nội dung của bài đọc không được lột tả. Đây cũng là do các em mới từ lớp 3 lên, các bài Tập đọc lớp 4 thường dài, nhiều văn bản đọc khó. Mặt khác, các em chưa có kĩ năng đọc diễn cảm, chủ yếu các em đọc theo ý thích của mình.
 Từ thực trạng trên, để rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 một cách có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
 2.3. Các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 Kĩ năng đọc thành tiếng được thể hiện và đánh giá trên bốn năng lực đọc là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là năng lực đọc cao nhất, bao hàm chung các năng lực đọc còn lại. Để dạy đọc diễn cảm cho học sinh một cách có hiệu quả giáo viên phải đi theo trình tự quy trình của năng lực đọc này. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu năm học tôi đã tiến hành những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh như sau:
 2.3.1. Chuẩn bị thật kĩ cho việc dạy đọc diễn cảm
 a) Sự chuẩn bị của giáo viên. 
 Muốn rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, trước hết giáo viên phải có giọng đọc mẫu chuẩn, hay, có sức cuốn hút với học sinh. Giọng đọc mẫu của giáo viên hay, diễn cảm đó chính là trực quan tốt nhất để học sinh tiếp cận văn bản đọc một cách nhanh nhất, đồng thời cũng tạo tâm thể, hứng khởi cho học sinh khi học bài mới. Theo tôi, người giáo viên không thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà mình không có, không thể gặt hái được những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Đặc biệt, giáo viên Tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng, trang bị cho trẻ em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời. Giáo viên là người có nhiệm vụ đem đến cho học sinh mẫu hình đẹp nhất về mặt âm thanh của tiếng nói dân tộc. Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo viên đọc mẫu, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện thường xuyên để mình có giọng đọc tốt nhất có thể. Trước mỗi bài đọc, tôi đọc văn bản vài lần để thấu hiểu hết nội dung, cảm nhận hết cái hay cái đẹp của ngôn từ, từ đó tìm ra giọng đọc phù hợp để diễn tả được trọn vẹn những cảm nhận về bài đọc. Để có giọng đọc hay, tôi thường lắng nghe và học hỏi cách phát âm, cách đọc, cách nói của các phát thanh viên đài truyền hình và đọc theo. Tôi sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình, điều này giúp tôi phát hiện các nhược điểm để tự mình điểu chỉnh giọng đọc ngày càng hay hơn. Với những cách này, tôi thấy giọng đọc của mình ngày càng tiến bộ, không chỉ đọc đúng chuẩn giọng phổ thông mà còn hay và diễn cảm hơn. Giọng đọc của giáo viên diễn cảm sẽ cuốn hút học sinh cùng hòa mình vào tác phẩm văn học để thấy được tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc.
Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu kĩ nội dung, chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, nắm vững nội dung bài, hiểu rõ ý đồ của người biên soạn để chủ động, sáng tạo, ứng xử linh hoạt với từng đối tượng học sinh. Tôi giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc đề các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ theo từng chủ điểm. Hướng dẫn mỗi em có một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay, có giá trị về nội dung và nghệ thuật. 
 Ngoài ra, giáo viên phải dự tính được các lỗi mà học sinh lớp mình thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa kịp thời, khéo léo, tạo bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao tính tự giác, chủ động của học sinh.
 b) Chuẩn bị tâm thế đọc cho học sinh.
 Để luyện đọc cho học sinh có hiệu quả trước tiên tôi giúp học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc, học sinh phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30- 35cm, cổ và đầu thẳng, thở chậm, sâu để lấy hơi. Khi đứng lên đọc phải bình tĩnh, tự tin đứng dậy không hấp tấp đọc ngay để có thời gian tạo tâm thế. Thỉnh thoảng, tôi gọi học sinh lên bảng đọc để đối diện với tất cả các bạn, tạo cho học sinh tự tin, đồng thời tôi sửa luôn tư thế đọc cho học sinh: vừa đàng hoàng, thoải mái, sách mở rộng và cầm bằng hai tay: tay trái để dọc cầm gáy sách, tay phải cầm góc sách phải phía dưới để dễ giở sang trang mới khi đọc hết trang.
 Hơn thế nữa, đọc thành tiếng khác đọc thầm ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận cho mình mà còn là hoạt động nhằm cho người khác tiếp nhận được văn bản giống mình. Khi đọc thành tiếng, học sinh phải hiểu rằng mình không chỉ đọc cho mình, cho cô giáo nghe mà còn phải đọc cho cả lớp cùng nghe. Vì vậy, nếu học sinh đọc quá nhỏ, tôi tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Muốn đọc to, học sinh phải biết cách nâng cao giọng hơn, biết cách thở sâu và lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc. Nhưng đọc to không có nghĩa là đọc quá to và gào lên. Nếu học sinh đọc chưa đúng yêu cầu tôi đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải. 
 Mặt khác, trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo
 Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ Tập đọc và đây chính là cơ sở để đọc diễn cảm tốt. Vì thế, tôi đặc biệt chú ý làm tốt khâu luyện đọc đúng. Đọc đúng là cách phát âm thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm, không đọc theo cách phát âm địa phương vì phát âm địa phương sẽ có chỗ sai với âm chuẩn.
 Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh (đúng các âm vị), đọc đúng trọng âm, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu)
Đọc đúng chính âm.
 Tùy thuộc vào phương ngữ, giáo viên chọn nội dung thích hợp để học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt bao gồm các phụ âm đầu, vần và các thanh. Giáo viên nắm chắc các biện pháp sửa lỗi gồm: biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm, biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tùy thuộc vào âm, thanh sai lạc, tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp hoặc phối kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc. Vì thế, tôi đã hướng dẫn các em đọc đúng như sau:
 Để luyện đọc đúng cho học sinh có hiệu quả, trước khi lên lớp, tôi thường đọc kỹ bài đọc, dự tính các lỗi học sinh hay mắc và phương án sửa lỗi, ưu tiên đối với các tiếng, từ khó, tôi giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, tìm ra lỗi học sinh phát âm sai ở âm hay vần, thanh Tôi đọc mẫu các tiếng, từ này cho học sinh đọc theo. Nếu học sinh vẫn đọc sai, tôi mô phỏng cách phát âm.
	Ví dụ:
- Đọc đúng các phụ âm: r, s: Uốn đầu lưỡi về phía vòm hơi thoát ra rất mạnh. Gặp tiếng có âm tr: Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra. Nếu đọc những tiếng có âm đầu lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi xát khe
- Khi đọc các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thì phải thì cần qua các bước sau:
+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh, ví dụ:
 Thanh hỏi: sỏi, thỏi, gỏi 
 Thanh ngã: bã, đã, giã
+ Sau đó, chắp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh
 Thanh hỏi: thảo, phải, kẻo (âm tiết nửa mở)
 Thanh ngã: ngõ, khẽ, cũ (âm tiết mở)
+ Cuối cùng, chắp bất kì âm đầu, các vần với các thanh.
 Ví dụ: tiếng “cười” phần lớn các em đọc là “cừi”, hướng dẫn cho các em cách phát âm “cười”, có nguyên âm đôi “ươ” khi đọc đến nguyên âm đôi chúng ta cần chú ý đọc lướt từ ư sang ơ, không đọc nhấn mạnh ở “ư” hay “ơ”. Nếu đọc nhấn mạnh ở “ư” thì tiếng đó sẽ đọc thành “cừi”. Giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc theo.
 Sau khi phân tích và mô phỏng cách phát âm tôi thấy học sinh phát âm chính xác hơn đúng hơn.
 b) Đọc đúng chỗ ngắt giọng (ngắt giọng lôgíc)
 Khi luyện đọc câu, tôi giúp học sinh dựa vào các dấu hiệu: trên văn bản có dấu chấm câu phải “nghỉ hơi”, dấu phẩy thì “ngắt hơi”. Sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn hai lần so với chỗ ngừng sau dấu phẩy. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ lâu gấp đôi so với chỗ nghỉ sau dấu chấm. Nói như thế để nhấn mạnh rằng thời gian dùng sau mỗi dấu câu là khác nhau. Thời gian ngừng sau dấu phẩy không phải lúc nào cũng bằng nhau:
 + Dấu phẩy phân cách cách các ý trong câu ngừng lâu hơn dấu phẩy phân cách các từ hoặc cụm từ. 
 + Dấu phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập có tính chất liệt kê ngắn chỉ nên ngắt hơi ngắn, nhẹ, nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe không tự nhiên.
 Ví dụ: Không ngừng quá lâu sau dấu phẩy trong câu sau: 
 “Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận” ( Đường đi Sa Pa – Tiếng Việt 4, tập 2, trang102 )
 Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp, các quan hệ ngữ pháp này có lúc được biểu hiện trên chữ viết bằng các dấu câu nhưng có lúc không được biểu hiện gì trên chữ viết. Lúc này, muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng phải dựa vào các quan hệ ngữ pháp, dựa vào nghĩa của câu.
 Ví dụ: Bài “Trung thu độc lập” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 66) : 
 “Anh mừng/cho các em vui tết trung thu độc lập đầu tiên//và anh mong ước/ ngày mai đây,/những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em//. 
 Ngoài việc tách các vế câu như trên cần đặt câu này trong mối tương quan với các câu phía trước “Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn”. “Trăng đêm nay sáng quá!” dẫn đến “Anh mừng”. “Trăng mai còn sáng hơn” nên anh có quyền và tràn đầy lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, của thế hệ trẻ “và anh mong ước,”
 Với bài thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ một cách tự nhiên, nếu không được lưu ý về nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực nghĩa, học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh đọc từng câu thơ. Với thơ 4 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 3/4, 4/3 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ được ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Có những bài thơ ngắt nhịp không theo các quy luật trên. Các em sẽ mắc lỗi ngắt nhịp do áp lực của nhạc thơ.
 Ví dụ: Bài “Truyện cổ nước mình” (Tiếng Việt 4, tập1, trang 19) Các em ngắt nhịp sai ở các câu như:
 - Vừa nhân hậu lại/tuyệt vời sâu xa.
 - Con sông/chảy có rặng dừa nghiêng soi. 
 Gặp những trường hợp này, tôi phải kiên trì hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp đúng theo nghĩa của từ, của câu như sau:
 - Vừa nhân hậu/lại tuyệt vời sâu xa.
 - Con sông chảy/có rặng dừa nghiêng soi. 
 Trong các giờ Tập đọc, tôi đều để học sinh tự tìm nhịp ngắt của các câu thơ, câu văn dài. Nếu gặp những câu khó, tôi để các em đọc tốt đọc mẫu hoặc tôi đọc mẫu cho học sinh nghe và học sinh tự phát hiện chỗ ngắt nghỉ đúng trong các câu này. Sau đó học sinh đọc cá nhân. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh đoạn, cả bài.
Đọc đúng kiểu câu
Đối với học sinh đọc lên xuống giọng tùy tiện, để khắc phục, tôi phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:
Câu kể ở cuối câu có dấu chấm, khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.
Câu hỏi ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu.
Câu kể có dấu chấm lửng khi đọc phải kéo dài giọng.
Câu cảm, cầu cầu khiến ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên giọng ở cuối câu.
Ví dụ: 
Trong bài “Chú Đất Nung” (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 138), tôi hướng dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau:
Chép đoạn văn vào bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_doc_dien_cam_nham_nang_c.doc