SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

 “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, đúng như câu nói nổi tiếng của vị cố Tiến sĩ triều Lê -Thân Nhân Trung, đã được sử sách ghi tạc và mãi là chân lí cho mọi thời đại, bởi nó khẳng định: “ đức- tài” - một kho báu vô giá của của đất nước, dân tộc, con người. Vấn đề chăm lo, nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài luôn là mục tiêu đặt hàng đầu và vai trò của giáo dục là vô cùng to lớn. Những con người có đủ đức, đủ tài luôn là kho báu của Tổ quốc. Việc xây dựng và phát triển kho báu ấy chính là mục tiêu của giáo dục.

 Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Hội nhập quốc tế, mục tiêu của giáo dục đề ra là phải đưa nền giáo dục nước nhà theo kịp nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn, người giáo viên Tiểu học cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, thái độ cần thiết giúp các em làm hành trang học tiếp lên các cấp trên, hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Vốn kiến thức đó đòi hỏi phải được tìm hiểu ở tất cả các môn học mà một trong số đó là phân môn Luyện từ và câu.

 Biện pháp tu từ so sánh đã chính thức đưa vào phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Điều đó cũng khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng phép tu từ so sánh. Đối với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ của các em còn nghèo, các em mới chỉ dừng lại ở việc cô hỏi sao thì trò trả lời vậy, thậm chí các em còn nói chưa thành câu, nói trống không. Do vậy, việc rèn cho các em cách diễn đạt đúng, hay, có hình ảnh trong khi nói và viết đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, uốn nắn, trau chuốt cho học sinh từng li từng tí. Giúp học sinh biết, vận dụng những điều đã học vào thực tế nói và viết để vốn từ của các em ngày càng giàu hơn, các em biết sử dụng Tiếng Việt một cách tinh tế nhất. Muốn như vậy các em phải nắm chắc các chức năng của phép tu từ so sánh.Vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “ Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”.

 

doc 22 trang thuychi01 18735
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
Số TT
Mục
Nội dung
Trang
A
 MỞ ĐẦU
01
1
Lí do chọn đề tài
1
02
2
Mục đích nghiên cứu
2
03
3
Đối tượng nghiên cứu
2
04
4
Phương pháp nghiên cứu
2
B
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
05
I
Cơ sở lí luận 
3
06
II
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến KN
3-5
07
III
Giải pháp đã sử dụng để gải quyết vấn đề
5-18
08
IV
Hiệu quả
19
C
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ: 
 9
3.1
Kết luận
19-20
10
2
Kiến nghị
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
 “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, đúng như câu nói nổi tiếng của vị cố Tiến sĩ triều Lê -Thân Nhân Trung, đã được sử sách ghi tạc và mãi là chân lí cho mọi thời đại, bởi nó khẳng định: “ đức- tài” - một kho báu vô giá của của đất nước, dân tộc, con người. Vấn đề chăm lo, nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài luôn là mục tiêu đặt hàng đầu và vai trò của giáo dục là vô cùng to lớn. Những con người có đủ đức, đủ tài luôn là kho báu của Tổ quốc. Việc xây dựng và phát triển kho báu ấy chính là mục tiêu của giáo dục.
 Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Hội nhập quốc tế, mục tiêu của giáo dục đề ra là phải đưa nền giáo dục nước nhà theo kịp nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn, người giáo viên Tiểu học cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, thái độ cần thiết giúp các em làm hành trang học tiếp lên các cấp trên, hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Vốn kiến thức đó đòi hỏi phải được tìm hiểu ở tất cả các môn học mà một trong số đó là phân môn Luyện từ và câu.
 Biện pháp tu từ so sánh đã chính thức đưa vào phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Điều đó cũng khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng phép tu từ so sánh. Đối với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ của các em còn nghèo, các em mới chỉ dừng lại ở việc cô hỏi sao thì trò trả lời vậy, thậm chí các em còn nói chưa thành câu, nói trống không. Do vậy, việc rèn cho các em cách diễn đạt đúng, hay, có hình ảnh trong khi nói và viết đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, uốn nắn, trau chuốt cho học sinh từng li từng tí. Giúp học sinh biết, vận dụng những điều đã học vào thực tế nói và viết để vốn từ của các em ngày càng giàu hơn, các em biết sử dụng Tiếng Việt một cách tinh tế nhất. Muốn như vậy các em phải nắm chắc các chức năng của phép tu từ so sánh.Vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “ Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp học sinh tiểu học hiểu được Luyện từ và câu là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là giúp học sinh tìm từ ngữ, hiểu được vốn từ, từ đó mở rộng vốn từ và vận dụng vào để đặt câu...
 - Giúp cho học sinh có lòng yêu phân môn Luyện từ và câu, thường xuyên có thói quen tìm hiểu, trau dồi ngôn ngữ, hiểu và mở rộng vốn từ ngữ phong phú..
 - Bản thân tôi đi sâu tìm hiểu thực tế, thực trạng việc dạy, học luyện từ và câu để từ đó giúp học sinh học tốt luyện từ và câu, cụ thể là nhận biết phép tu từ so sánh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và tìm những biện pháp để giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 
4. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Nghiên cứu tài liệu:
 - Nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, Tập 2; sách giáo viên. 
 - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục, ... có liên quan đến nội dung đề tài.
 - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, từ điển và các loại sách tham khảo.
 b. Nghiên cứu thực tế:
 - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các các tiết dạy có liên quan đến phép tu từ so sánh.
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Thông qua các tiết dạy của bản thân và giáo viên trong tổ để kiểm tra tính khả thi của đề tài).
 - Đúc kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Dạy Tiếng Việt không chỉ dạy tri thức mà quan trọng là dạy kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ cho việc nói, viết của học sinh. Con người thời đại mới không chỉ cần khả năng diễn đạt đúng, chính xác những gì mình cần nói mà còn phải có khả năng diễn đạt hay, hấp dẫn và có sức thuyết phục cao. Biện pháp so sánh được đưa vào dạy đã phần nào thể hiện rõ quan điểm trên. Phép tu từ so sánh là một vấn đề mới và khó đối với học sinh lớp 3. Mặc dù có cấu trúc đơn giản và gần gũi với học sinh, nhưng nó lại là một hình thức, một phương diện diễn đạt nghệ thuật mà muốn có nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên tưởng - quan sát Và để có được những điều kiện trên đòi hỏi con người phải có vốn kinh nghiệm sống, càng nhiều vốn kinh nghiệm sống bao nhiêu thì khả năng liên tưởng, tưởng tượng ra những hình ảnh so sánh càng phong phú, thú vị và độc đáo bấy nhiêu. Học sinh Tiểu học có đủ điều kiện cần thiết để có thể tiếp nhận và sử dụng so sánh trong hoạt động nói, viết của bản thân. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải tổ chức và khởi nguồn như thế nào để các em có thể phát huy được tối ưu khả năng học tập tích cực của mình bằng cách khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức, xử lý tình huống một cách nhanh nhẹn, chính xác. Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Với những bài thơ, bài văn viết cho thiếu nhi, các tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh tu từ, dùng hình ảnh này để nói lên hình ảnh khác, nhằm giúp các em hiểu và cảm nhận được các bài thơ, bài văn đều bắt nguồn từ những hình ảnh cụ thể trong cuộc sống. Từ đó, giúp học sinh có khả năng và thói quen quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh mình vô cùng phong phú, sẽ tạo hứng thú cho các em khi viết văn và ngày càng yêu quý sự “ giàu có của Tiếng Việt”. 
 Vì vậy làm thế nào để dạy tốt phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Về phía giáo viên:
 - Giáo viên dạy theo sách giáo viên và sách giáo khoa mà thiếu sự đầu tư thêm. Đôi khi còn thả nổi việc luyện tập kĩ năng thực hành cho học sinh. 
 - Trong khi dạy, giáo viên chưa định hướng cho học sinh nhận biết về phép tu từ so sánh. 
 - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn ôm đồm, sợ học sinh không hiểu bài nên còn nói nhiều, giảng giải nhiều.
 - Đôi lúc giáo viên còn nặng nề về việc truyền thụ kiến thức một cách áp đặt, chưa phát huy tinh thần tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
 - Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2. Về phía học sinh:
 - Một số học sinh nắm kiến thức chưa vững, chưa sâu, còn mơ hồ về những hình ảnh so sánh qua hệ thống bài tập.
 - Phần lớn các em còn rất lúng túng khi tạo lập một câu nói có hình ảnh so sánh.
 - Lứa tuổi các em còn quá nhỏ, do đó vốn từ ngữ của các em còn quá ít, trong khi đó phân môn Luyện từ và câu lại đòi hỏi các em phải có vốn từ phong phú để so sánh trong bài học. 
 - Một số em còn rụt rè, nói nhỏ do nhút nhát, thụ động, thiếu tự tin, nói viết chưa trọn câu, vốn từ ngữ tiếp thu qua các bài học, môn học chưa cao.
 - Khi học xong, học sinh thường không có ý thức vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết, nhất là trong khi tạo lập văn bản.
 3. Kết quả của thực trạng trên:
 Qua kiểm tra bằng cách kiểm tra miệng, kiểm tra viết và hỏi đáp về kỹ năng nhận biết phép tu từ so sánh của học sinh lớp 3D và thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh lớp 3D: 30 em.
Lỗi nhận diện phép so sánh
Lỗi về vận dụng phép so sánh
Nhận diện sự vật so sánh
Nhận diện các từ so sánh
Nhận diện sự vật được so sánh
Chưa tạo được hình ảnh so sánh hoặc hình ảnh so sánh chưa hợp lí
Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
 12
 18
 14
 16
 12
 18
 10
 20
 8
 22
 Thực trạng trên cho thấy số học sinh nhận biết và sử dụng chưa tốt phép tu từ so sánh khá cao.
III/ GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Dạy đúng quy trình:
 Để giúp học sinh học tốt dạng bài tu từ so sánh. Bất cứ một bài tập nào, giáo viên cần phải yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau:
 - Đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu của bài
 - Học sinh làm bài.
 - So sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án (Giáo viên giúp học sinh lí giải được đáp án của mình ).
 Ví dụ : Bài tập 2 - Sách Tiếng Việt 3 - tập I (Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau: Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ 
 Hỏi rồi lắng nghe
 - Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.
 - Học sinh gạch chân bằng bút chì dưới từ chỉ sự vật vào SGK
 - Học sinh trình bày ( Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do tại sao em chọn từ đó ).
 - Giáo viên đưa ra đáp án. 
 Sự vật so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Cái dấu hỏi
như
vành tai nhỏ
2. Dạy phép tu từ so sánh tích hợp qua các môn học khác: 
 a. Dạy tích hợp trong phân môn Tập đọc:
 Khi dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần tích hợp, lồng ghép phép tu từ so sánh: 
 Ví dụ 1: Khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I- 
Trang 7. Trong bài này có hình ảnh so sánh như: “ Hai bàn tay em như hoa đầu cành”, giáo viên giúp học sinh tự phát hiện ra hình ảnh so sánh trong câu thơ, nhằm tạo hứng thú cho tiết "Luyện từ và câu".
 Ví dụ 2: Khi dạy bài Tập đọc “Cửa Tùng”, để giải thích từ ngữ (chiếc thau đồng, bờ biển Cửa Tùng) giáo viên tổ chức cho học sinh tìm những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh. Học sinh sẽ rất dễ dàng tìm ra câu:
 - Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.
 - Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. 
 Với những câu văn hay như thế, học sinh đã tìm được thì sẽ nhớ rất lâu và vận dụng tốt trong việc viết văn của mình .
b. Dạy tích hợp trong môn Tự nhiên và xã hội:
 Khi dạy bài “Các thế hệ trong gia đình’’ Giáo viên có thể cho học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình có sử dụng biện pháp so sánh như:
 - Anh em như thể tay chân. 
 - Con hơn cha là nhà có phúc.
 - Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
c. Dạy tích hợp qua môn Toán: 
 Tích hợp biện pháp so sánh khi dạy Toán qua các dạng về nhiều hơn, ít hơn, Điền dấu , =, So sánh Số lớn gấp mấy lần số bé, Số bé bằng một phần mấy số lớn, 
3. Các dạng bài tập về nhận biết phép tu từ so sánh ở lớp 3:
 Bài tập về phép tu từ so sánh lớp 3 được chia làm 2 dạng:
DẠNG 1 : BÀI TẬP THEO MẪU (BÀI TẬP NHẬN BIẾT) 
 Giúp học sinh nhận biết các từ chỉ sự vật so sánh. Dạng bài tập này rất đơn giản. Chủ yếu là nhận biết các sự vật so sánh thông qua các bài tập. Dạng này chiếm đa số trong chương trình. Nó được xây dựng dựa trên 4 mô hình sau: 
 b. DẠNG 2: BÀI TẬP SÁNG TẠO
 Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn. Tuy nhiên, dạng bài tập này trong sách giáo khoa rất ít và được chia thành các dạng sau đây:
4. Biện pháp dạy từng dạng bài tập cụ thể:
 4. 1. DẠNG 1: BÀI TẬP THEO MẪU (BÀI TẬP NHẬN BIẾT) 
 Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có thủ thuật khi hướng dẫn bài mới, để học sinh dễ hiểu dựa vào các mô hình như ta vừa phân tích.
 a. MÔ HÌNH 1: So sánh Sự vật - Sự vật: 
 Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ so sánh: như, là, giống, tựa, chẳng bằng, ...
 * Tìm hiểu dạng A như B:
 Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên suốt đến cuối chương trình.
 Ví dụ 1: Bài 2 - Sách Tiếng Việt 3 tập 1 - trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
	Hai bàn tay em
	Như hoa đầu cành. (Huy Cận)
 Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
 (Vũ Tú Nam)
 Cánh diều như dấu “á”
	Ai vừa tung lên trời. (Phạm Như Hà)
	 Khi dạy bài tập này, tôi đã thực hiện các bước sau:
 - Tổ chức cho học sinh đọc đề. Tìm hiểu xem đề bài yêu cầu gì?
 - Để làm tốt bài tập này, tôi đã tổ chức một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh, giúp các em tự phát hiện những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu thơ, câu văn.
 - Với ví dụ trên để học sinh nắm và khắc sâu được bài học tôi đã đưa ra hai phương án: 
 + Phương án 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật so sánh trong các câu trên bằng bút chì vào sách giáo khoa.
 - Trong phương án này tôi lựa chọn phương pháp động não nhằm phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tôi yêu cầu cả lớp suy nghĩ tìm và gạch chân dưới những sự vật được so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
 Hai bàn tay em
	Như hoa đầu cành. (Huy Cận)
 Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
 (Vũ Tú Nam)	 Cánh diều như dấu “ á”
	Ai vừa tung lên trời. (Phạm Như Hà)
 - Học sinh làm xong tôi cho các em trình bày ý kiến của mình trước lớp - các bạn khác theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến càng nhiều càng tốt. Khi học sinh trình bày tôi đã liệt kê tất cả ý kiến phát biểu của các em và sau đó tôi cùng các em phân loại ý kiến để chọn ra ý đúng nhất.
Trong quá trình liệt kê phân loại ý kiến tôi đã kết hợp nêu câu hỏi: 
H. Muốn so sánh chúng ta phải có mấy sự vật? ( Có hai sự vật.)
H. Đó là sự vật nào?
Sự vật 1: Hai bàn tay em
Sự vật 2: Hoa đầu cành
H. Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành?
(Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa.)
H. Vì sao cánh diều lại so sánh được với dấu á? 
 (Vì cánh diều và dấu á đều cong cong giống nhau.)
 + Phương án 2: Làm trên phiếu học tập.
 Ở phương án này tôi cũng khai thác triệt để phương pháp dạy học tích cực bằng cách tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm bốn em.
 - Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm. Các nhóm điền vào phiếu. 
 - Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm của mình. 
 - Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình: 
Câu
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a
Hai bàn tay em
như
hoa đầu cành.
b
Mặt biển
Như
tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c
Cánh diều
Như
dấu “ á”
 + "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
 + "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ".
 + "Cánh diều" so sánh với "dấu á"
 Khi học sinh trình bày, nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó giáo viên phải hướng cho học sinh tìm xem các sự vật so sánh này có điểm nào giống nhau, chẳng hạn:
 + Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
 + Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
 + Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
 Giáo viên chốt ý cho cả hai phương án trên bằng tranh ảnh kết hợp với sơ đồ tư duy giúp học sinh khắc sâu kiến thức vừa học.
 Hai bàn tay em như hoa đầu cành.
Hai bàn tay em
hoa đầu cành
như
tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
 Mặt biển như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
như
Mặt biển
Cánh diều như dấu “ á”
 Cánh diều
 như
dấu “á”
* Tìm hiểu dạng A là B: 
 Dạng này học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa câu so sánh với câu giới thiệu. Bởi lẽ, cả 2 kiểu câu này đều có từ “ là ” 
 Ví dụ 2: (Bài 1- Sách Tiếng Việt tập 1 - trang 24, 25): Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
 Khi dạy bài này tôi cũng thực hiện các bước đọc đề và phân tích đề như ở VD1.
 - Với bài tập này, tôi cũng lựa chọn phương pháp động não, để phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh tự xác định từ chỉ sự vật được so sánh trong từng câu thơ, câu văn và dùng bút chì gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong từng câu văn, câu thơ.
 - Học sinh làm bài xong tôi cho các em trình bày ý kiến của mình trước lớp - các bạn khác theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến càng nhiều càng tốt. Khi học sinh trình bày tôi cũng liệt kê tất cả ý kiến phát biểu của các em và sau đó tôi cùng các em phân loại ý kiến để chọn ra ý đúng nhất.
 a) Mắt hiền sáng tựa vì sao
	 Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.( Thanh Hải)
 b) Em yêu nhà em
 Hàng xoan trước ngõ
 Hoa xao xuyến nở
 Như mây từng chùm (Tô Hà)
 c/ Mùa đông : Trời là cái tủ ướp lạnh
 Mùa hè : Trời là cái bếp lò nung (Lò Ngân Sủn)
d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 
 Đất Nước Ngàn Năm 
 - Giáo viên giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật được so sánh bằng hình ảnh trực quan.
 Giáo viên cũng chốt ý bằng hình ảnh kết hợp với sơ đồ tư duy để giúp học sinh khắc sâu hơn những hình ảnh so sánh trên.
 tựa
vì sao
Maét hieàn 
saùng 
 Mắt hiền sáng tựa vì sao
maây töøng chuøm
.
Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm
Hoa xao xuyeán nôû
 như
cái tủ ướp lạnh
Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh.
Trôøi mùa đông 
là
cái bếp lò nung
 - Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung.
là
Trôøi mùa hè
 Ở cả hai ví dụ này tôi đã tổ chức dạy phân hóa đối tượng bằng hình thức sau:
 - Học sinh khá, giỏi: Tôi tổ chức cho các em tự tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn.
 - Học sinh trung bình, yếu: Tôi sẽ trợ giúp các em bằng những câu hỏi gợi ý.
 Ví dụ: Hai bàn tay em được so sánh với sự vật nào? Mặt biển được so với sự vật nào? ...
 Để giúp học sinh không bị nhầm lẫn giữa câu so sánh với câu giới thiệu. Tôi đã đưa ra ví dụ và hướng dẫn giúp các em hiểu được cách phân biệt sau: 
 Trong câu: Mẹ em là giáo viên (từ “là” trong câu trên có tác dụng giới thiệu, nên câu này không phải là câu có hình ảnh so sánh. Trong trường hợp này, giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và của câu).
 b. MÔ HÌNH 2: So sánh: Sự vật - Con người. 
 Dạng của mô hình so sánh này là: 	
 + A có thể là con người. 
 + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh.
 * Dạng A như B: 	 
 Ví dụ 3: Bài tập 1- Sách Tiếng Việt tập 1 - trang 58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
	 Trẻ em như búp trên cành
	Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh)
 Bà như quả ngọt chín rồi
	Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An)
 Khi dạy dạng bài tập này tôi đã triển khai phương pháp dạy học tích cực bằng cách tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm bốn em.
 - Giáo viên cũng tổ chức cho học sinh nắm yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm. Các nhóm điền vào phiếu. 
 - Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm của mình. 
 - Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
 Giáo viên cũng trình chiếu tranh ảnh kết hợp với sơ đồ tư duy để chốt kiến thức cho học sinh, gây sự hứng thú trong học tập cho các em.
 Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì thế, giáo viên cần phải tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn:
 + "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non nớt, chứa chan niềm hy vọng.
 + "Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
 Trẻ em như búp trên cành. 
búp trên cành
như
Trẻ em
 Bà như quả ngọt chín rồi. 
quả ngọt 
chín rồi.
Bà
như
 Ở bài tập này, tôi cũng kết hợp dạy phân hóa đối tượng bằng cách:
 - Với họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_nhan_biet_phep_tu_tu_so_sa.doc