SKKN Một số biện pháp khác phục lỗi thường mắc của học sinh lớp 5 khi giải toán về tỉ số phần trăm

SKKN Một số biện pháp khác phục lỗi thường mắc của học sinh lớp 5 khi giải toán về tỉ số phần trăm

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền móng. Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam. Những kiến thức, kỹ năng môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác và học tiếp ở các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.

Môn Toán có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.

 

doc 23 trang thuychi01 9715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khác phục lỗi thường mắc của học sinh lớp 5 khi giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC PHỤC LỖI THƯỜNG MẮC 
 CỦA HỌC SINH LỚP 5 KHI GIẢI TOÁN 
VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM 
 Người thực hiện: Lê Thị Nghị
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Xương -Thọ Xuân 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THỌ XUÂN NĂM 2017
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
1 . Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài. 
01
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
01
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
02
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
02
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
02
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
02
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
03
2.3. Các biện pháp thực hiện. 
04
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
17
3. Kết luận. 
 18
 Tài liệu tham khảo
 19
1. Mở đầu:
1.1 Lí do chọn chọn đề tài:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền móng. Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam. Những kiến thức, kỹ năng môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác và học tiếp ở các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.
Môn Toán có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.
Ở Tiểu học có nhiều dạng toán khó, trong đó những bài toán về Tỉ số phần trăm là những bài toán mà lần đầu tiên các em tiếp xúc nên thường thấy rất lạ. Đặc biệt là những bài toán về tỉ số phần trăm được cho dưới dạng không có số liệu cụ thể, khá trừu tượng gây nhiều khó khăn cho học sinh khi giải. Tuy nhiên, nó lại là một mảng kiến thức bổ ích, cần thiết vì các bài toán đều mang tính thực tiễn cao, gắn liền với thực tế cuộc sống, các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế - hoạt động đang diễn ra ngày càng sôi động ở nước ta. Từ việc xác định vị trí, vai trò của nội dung toán về tỉ số phần trăm cũng như những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này. Bản thân tôi, sau nhiều năm dạy học lớp 5, tôi có một vài kinh nghiệm giúp học sinh nắm, hiểu và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm một cách chắc chắn hơn, tránh những sai lầm thường mắc phải; giúp các em thấy tự tin, giải tốt các bài toán dạng này. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp khắc phục lỗi thường mắc của học sinh lớp 5 khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm” 
1. 2 Mục đích nghiên cứu: 
Để nghiên cứu, thực nghiệm, nhằm góp phần tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn cho bản thân, cho đồng nghiệp cũng như giúp các em học sinh lớp 5 nắm chắc kiến thức khi học đến nội dung này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp khắc phục lỗi thường mắc của học sinh lớp 5 khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về giải các bài toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
Phương pháp giảng giải minh họa.
Phương pháp thực hành luyện tập.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
Trong chương trình toán lớp 5 hiện hành, nội dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm được đưa vào chính thức là 7 tiết, trong đó có 1 tiết cung cấp về khái niệm tỉ số phần trăm, 3 tiết giải toán về tỉ số phần trăm và 3 tiết luyện tập. Còn lại là những bài toán phần trăm đơn lẻ, nằm rải rác xen kẽ với các yếu tố khác trong cấu trúc chương trình. Mặc dù thời lượng dạy không nhiều nhưng lại chiếm một vai trò quan trọng và trong cấu trúc một đề thi giao lưu học sinh không thể thiếu bài toán về tỉ số phần trăm. Tỉ số phần trăm là một kiến thức mới mẻ so với các lớp học dưới và mang tính trừu tượng cao.
Dạy - học về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xã hội. Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực) trong lớp mình học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định v.vĐồng thời rèn những phẩm chất không thể thiếu của người lao động đối với học sinh Tiểu học. Nhưng việc dạy - học “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh.
Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “đạt một số phần trăm chỉ tiêu; vượt kế hoạch: vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất”, đòi hỏi phải có năng lực tư 
duy, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề.
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1 Thuận lợi:
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường cùng bạn bè đồng nghiệp trong giảng dạy. Nhiều gia đình quan tâm dạy bảo, chăm sóc con cái. Các em có đủ sách, đồ dùng học tập, và nhiều em được cha mẹ mua các loại tài liệu nghiên cứu để phục vụ cho việc học. Trong lớp có nhiều em ham học và thích giải toán, tinh thần giúp đỡ bạn bè trong học tập tốt,
2.2.2 Khó khăn:
Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học được thực hiện từ trực quan đến tư duy trừu tượng chưa cao, mới chỉ ở trong giai đoạn hình thành và phát triển. Do vậy, việc tiếp nhận tri thức của các em trong quá trình học tập chủ yếu vẫn đang thiên về tính cụ thể, bắt chước, làm theo, học tập theo mẫu. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải các bài toán liên quan đến Tỉ số phần trăm. Thông thường các em hay nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập: “Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước” và “ Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó”. Điều này thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề đặt ra của bài toán. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Đặc biệt là những bài toán khó, có tính trừu tượng cao, các mối tương quan hoàn toàn không được nêu rõ trong lời bài toán làm cho học sinh dễ nhầm lẫn hoặc không có hướng suy luận phù hợp. Chính vì thế, học sinh rất ngại phải giải những bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 
Về phía phụ huynh: bố mẹ không hướng dẫn, dạy thêm được cho con vì nhiều dạng toán khó. Nhiều gia đình học sinh là công giáo, con đông. Điều kiện kinh tế còn nhiều nhà quá khó khăn. Bố mẹ phải đi làm ăn xa nên ít có thời gian dạy bảo con cái tất cả còn phó thác cho ông bà, thầy cô.
Về phía giáo viên: nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung này, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tài liệu nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành ra lúng túng. 
Qua những năm giảng dạy tôi nhận thấy các em gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu phần giải toán về tỉ số phần trăm. Nhiều em tiếp thu còn chậm, chưa nắm được kiến thức, cách làm. Các em chỉ vận dụng một cách máy móc trên những mẫu bài có sẵn, chưa chịu khó suy nghĩ để làm bài nên nhiều em còn sai. 
Để kiểm chứng hiệu quả của những biện pháp đưa ra trước khi thực hiện sáng kiến này tôi đã ra một đề thi khảo sát. 
Đề bài ( Thời gian 40 phút)
Bài 1:(1,5 điểm) Tính tỉ số phần trăm của hai số sau:
 a. 1,2 và 26 b. 37 và 42 c. Tìm 15% của 320 kg
Bài 2: (2,5 điểm). Lớp 5A có 24 học sinh nữ, 12 học sinh nam. Tìm tỉ số phần trăm của học sinh nam so với học sinh nữ ?
Bài 3:(2,5 điểm) Biết 35,5 km là 40% chiều dài của con đường. Tính chiều dài của con đường ?
Bài 4: (3,5 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 13m. Người ta dành 25% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất còn lại ? 
Qua bài kiểm tra khảo sát về giải toán tỉ số phần trăm của lớp 5C ở năm học (2015 - 2016) và lớp 5A năm học (2016 - 2017) tôi thu thập được kết quả như sau:
Tổng số bài 
 kiểm tra
2015 - 2016 
Học kì
 Điểm 9 - 10
 Điểm 7 - 8
 Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
28 HS/ 5C
Đầu năm
1 
3.7
9
32,1
9
32.1
9
32.1
Tổng số bài 
 kiểm tra
2016- 2017
Học kì
 Điểm 9 - 10
 Điểm 7 - 8
 Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
28 HS/ 5A
Đầu năm
 4
14,2 
 12
42,8
5
17.8
 7
25,2
Từ bảng khảo sát trên, tôi có thể biết được tỉ lệ học sinh của hai lớp theo hai năm không đồng đều, nhiều em kĩ năng nhận dạng toán và giải chưa chắc chắn.
Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp của sáng kiến này vào dạy học sinh lớp 5A năm học 2016 - 2017. Mục đích chính giúp các em có phương pháp giải toán nói chung, phương pháp giải dạng toán vể tỉ số phần trăm nói riêng. Làm cho các em biết chủ động thực hiện giải toán không máy móc mà phải dựa vào tư duy, phân tích tổng hợp từ bản thân để vận dụng vào làm bài một cách thành thạo ở 3 dạng toán cần nắm được đó là: 
*Các dạng toán cần dạy về tỉ số phần trăm:
 Các dạng toán tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 Các dạng toán tìm một số phần trăm của một số.
 Các dạng toán tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc một số lỗi trong việc giải toán, tôi đã đưa ra một số biện pháp để hạn chế, khắc phục những sai lầm đó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học bộ môn toán và kiến thức về giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng đạt hiệu quả cao.
2.3.1. Củng cố lí thuyết và khắc phục lỗi thường khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm qua ba dạng toán cơ bản.
Để giúp học sinh hiểu và nhận ra bài tập thuộc từng dạng toán có liên quan đến tỉ số phần trăm, tôi đã trang bị cho học sinh một số quy tắc ở các dạng đó để hạn chế việc làm sai và hiểu nhầm giữa các dạng bài tập sau:
Dạng 1. Tìm tỉ số phần trăm của hai số (của A so với B).
Cách làm: 
- Tìm thương của hai số đó (bằng cách lấy A : B) dưới dạng số thập phân.
- Nhân nhẩm thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Ví dụ 1: Tìm tỉ số phần trăm của 16 và 40.
Ví dụ 2: Một vườn cây có 1000 cây, trong đó có 540 cây lấy gỗ và còn lại là cây ăn quả. Tìm tỉ số phần trăm của cây ăn quả so với số cây có trong vườn.
* Lỗi thường mắc của học sinh:
Sau khi tìm được thương các em lấy thương đó nhân với 100 
Một số em sau khi nhân nhẩm thương với 100 thì quên không viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Những bài tập kiểu như ví dụ 2 các em không xác định rõ tìm tỉ số phần trăm của hai số nào.
* Nguyên nhân:
- Không đọc kĩ đề bài.
- Vận dụng quy tắc một cách máy móc mà không hiểu ý nghĩa của tỉ số phần
 trăm.
* Biện pháp khắc phục:
Ở ví dụ 1, học sinh chỉ việc áp dụng quy tắc trên để làm. Giáo viên cần lưu ý
là bước nhân với 100 ta chỉ nhân nhẩmvà phải viết % vào 
bên phải tích tìm được.
Ở ví dụ 2, tôi hướng cho học sinh phân tích đề để làm rõ các bước làm:
Bài toán yêu cầu tìm tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây có trong
vườn. Nhưng số cây ăn quả chưa biết cụ thể. Cho nên, trước hết phải tìm số cây ăn quả. Sau khi tìm được số cây ăn quả, vận dụng cách tìm tỉ số phần trăm của hai số để tìm đáp số của bài toán.
Dạng 2. Tìm một số phần trăm của một số: 
Ví dụ 1: Tìm 35% của 83.
* Lỗi thường mắc của học sinh:
- Lúng túng không biết lấy hay lấy 
- Nhầm lẫn giữa dạng 2 và dạng 3.
* Nguyên nhân:
Sách giáo khoa chỉ thể hiện dưới dạng mẫu rồi yêu cầu học sinh vận dụng chứ không khái quát thành quy tắc như dạng 1. Giáo viên dạy thường theo cách trình bày của sách giáo khoa chứ chưa giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán dẫn đến học sinh mơ hồ, lẫn lộn.
* Biện pháp khắc phục:
Với dạng bài tập này, tôi hướng dẫn để cho học sinh hiểu ý nghĩa: 
Tìm 35% của 83 có nghĩa là số 83 tương ứng với 100 % (100 phần bằng nhau). Tìm 35% là tìm 35 phần trong 100 phần đó. Hiểu được ý nghĩa đó, học sinh sẽ tư duy được: muốn tìm 35 phần thì phải tìm giá trị 1 phần rồi nhân với 35.
 35% của 83 là: 
Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức của dạng toán này tôi quy ước cho học sinh như sau: ta coi 1 số phần trăm của 1 số là n% , sau đó giúp học sinh khái quát thành cách làm dạng này là: 
Muốn tìm n% của một số A, ta lấy A n % ( tức là A n : 100 hoặc
 A : 100 n ). 
Về bản chất, dạng toán này giống dạng tìm phân số của một số. Khi đã
hiểu được ý nghĩa, bản chất và nắm vững quy tắc như thế, học sinh dễ dàng làm
các bài toán ở dạng 2 này mà không lúng túng hoặc nhầm lẫn với dạng 3.
Dạng 3: Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó. 
Ví dụ 1: Lớp 5A có 6 học sinh giỏi. Số học sinh giỏi chiếm 24% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh ?
* Lỗi thường mắc của học sinh:
Lúng túng khi viết phép tính không biết 1% sẽ ứng với mấy học sinh hoặc số học sinh cả lớp sẽ ứng với bao nhiêu phần trăm nên học sinh sẽ lấy
 hay lấy 
Nhầm lẫn giữa dạng 2 và dạng 3.
* Nguyên nhân:
Cũng như dạng 2 nêu trên, sách giáo khoa chỉ thể hiện dưới dạng mẫu rồi yêu cầu học sinh vận dụng chứ không khái quát thành quy tắc như dạng 1. Giáo viên dạy thường theo cách trình bày của sách giáo khoa chứ chưa giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán dẫn đến học sinh mơ hồ, lẫn lộn.
Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng.
* Biện pháp khắc phục: 
Với dạng bài tập này, tôi hướng dẫn để cho học sinh tóm tắt hiểu ý nghĩa bài toán
Học sinh khá, giỏi: 24% : 6 em
Học sinh lớp 5A: 100% ....? em
- Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với học sinh cả lớp) 
- Muốn tìm tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với học sinh cả lớp ta làm như thế nào? 
(Ta lấy số học sinh giỏi toán chia cho số học sinh cả lớp nhân với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải số đó) 
Giáo viên giải thích lại cho học sinh về ý nghĩa của tỉ số phần trăm: Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi toán và học sinh cả lớp là 24% thì phải hiểu là: Coi số học sinh cả lớp là 100 phần thì số học sinh giỏi là 24 phần. 
Giáo viên chỉ ra cho học sinh phân biệt: Phân số, tỉ số, tỉ số phần trăm: Hiểu bản chất bài toán, cách trình bày.
* Học sinh nhắc lại cách giải đúng, cả lớp nhẩm nhớ. 
* Vậy muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?
 (Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như sau: 
+ Tìm thương của hai số. 
+ Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Vì vậy, số học sinh của lớp 5A là:( học sinh)
Từ những ví dụ trên tôi hướng dẫn học sinh xem số phần trăm đã biết là
n%, sau đó giúp học sinh khái quát thành cách làm dạng này là: Muốn tìm một số biết n% của nó là một số A cho trước, ta lấy A : n % ( tức là A : n 100 hoặc A 100 : n ). 
Về bản chất, dạng toán này giống dạng toán tìm một số biết giá trị một phân số của nó. Hiểu được bản chất và cách làm qua việc giáo viên hướng dẫn, học sinh không còn cảm thấy lúng túng nữa mà rất hào hứng với các bài tập.
2.3.2. Mở rộng kiến thức qua các dạng bài, mẫu bài tập nâng cao.
Dạng 1: Các bài toán liên quan đến việc mua bán và lãi suất ngân hàng. 
Thứ nhất: Tìm giá bán khi biết giá gốc và lãi. Tính lãi so với giá gốc, giá bán.
Ví dụ 1: Một người mua một chiếc áo với giá 200 000 đồng. Hỏi người đó phải bán chiếc áo với giá bao nhiêu để được lãi 20% so với tiền vốn ?
Ví dụ 2: Một người mua một chiếc áo với giá 200 000 đồng. Hỏi người đó phải bán chiếc áo với giá bao nhiêu để được lãi 20% giá bán ? 
Ví dụ 3: Một người bán một tấm vải được lãi 25% theo giá bán. Hỏi người ấy được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá mua?
Ví dụ 4: Một người bán cam được lãi 25% theo giá mua. Hỏi người ấy được lãi bao nhiêu phần trăm theo giá bán ?
* Lỗi thường mắc của học sinh:
- Học sinh thường nhầm lẫn các điều kiện giá bán, giá mua, lãi, lỗ.
- Lúng túng, không hiểu ý nghĩa % có trong bài toán.
* Nguyên nhân:
- Vốn sống của các em còn ít.
- Không xác định được cái đã cho và cái đi tìm tương ứng với bao nhiêu
 phần trăm. 
* Biện pháp khắc phục: Tôi hướng dẫn học sinh 
- Để tính tỉ số phần trăm tiền bán áo và tiền vốn ta làm như thế nào ? 
- Muốn xem người đó thu lãi bao nhiêu ta làm như thế nào ? 
- Tôi đã giúp các em liên tưởng bài toán ra thực tế của một người bán hàng. Trong mua bán thường có:
+ Tiền mua vào hay còn gọi là tiền vốn, tiền gốc (một chiếc áo với giá 200000 đồng ứng với (100%)
+ Tiền bán có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu có lãi thì 
 Tiền bán = Tiền vốn (gốc) + Tiền lãi 
Trường hợp 1: Nếu lỗ thì :
 Tiền bán = Tiền vốn (gốc) - tiền lỗ 
+ Tiền lãi = Tiền bán - Tiền vốn 
+ Tiền lỗ = Tiền vốn - Tiền bán .
- Sau khi hiểu ý nghĩa của các đại lượng trên, tôi hướng dẫn học sinh ghi nhớ mấu chốt của dạng toán này là: So sánh với đại lượng nào thì đại lượng đó được coi là 100%.
Ở ví dụ 1: “ bán chiếc áo với giá bao nhiêu để lãi 20% tiền vốn ” thì: tiền vốn là 100%, tiền lãi 20%, và từ đó các em xác định được tiền bán cần tìm là (tiền vốn). Bài toán trở thành dạng 2 của bài toán cơ bản.
Vậy giá bán của chiếc áo là: (đồng). 
Khi học sinh đã làm tốt được ví dụ 1 thì đến ví dụ 2 các em đã biết phân tích đề và xác định tốt ý nghĩa % “lãi 20% giá bán ” là coi giá bán cần tìm 100%, lãi 20% thì giá mua vào 200 000 đồng tương ứng với: 
Bài toán trở thành dạng 3 của toán cơ bản.
 Để lãi 20% giá bán người đó phải bán chiếc áo với số tiền là: 
 (đồng)
Ví dụ 3: Coi giá bán tấm vải đó là 100% thì giá mua tấm vải đó là:
 .
 Vậy người đó được lãi số % so với giá mua là:
Ví dụ 4: Học sinh dễ dàng làm được: Coi giá mua là 100% thì giá bán sẽ là 125%. Vậy người đó được lãi số phần trăm so với giá bán là: Đến bài toán sau, học sinh sẽ tự giải được.
Ví dụ 5: Một người bán buôn mua một lô hàng trong siêu thị được giảm 20% so với giá niêm yết. Sau đó, người ấy lại bán lô hàng đó đi được số tiền đúng bằng giá niêm yết siêu thị. Hỏi người đó lãi bao nhiêu % so với số tiền vốn 
đã bỏ ra? 
 Giải
 Coi giá niêm yết là 100% thì giá người đó mua là:
(giá niêm yết)
Vì giá bán bằng giá niêm yết nên giá bán bằng số % giá mua là:
(giá mua)
 Người ấy lãi số % so với giá mua là:
	 Đáp số: 25%
Ví dụ 6: Một cửa hàng hạ 20% giá bán mỗi loại sản phẩm. Hỏi muốn bán với giá ban đầu thì cửa hàng phải tăng giá thêm bao nhiêu phần trăm ?	 Giải
 Coi giá ban đầu của mỗi loại sản phẩm là 100% thì giá bán sau khi hạ là:
 Tỉ số phần trăm giữa giá ban đầu và giá sau khi hạ là:
 Vậy muốn bán với giá ban đầu thì cửa hàng phải tăng giá thêm là:
 	 Đáp số: 25%
Thứ hai: Tìm giá bán, giá gốc sau khi giảm giá, tăng giá so với giá dự định. (Giảm giá một lần, giảm giá hai lần)
Ví dụ 1: Một cửa hàng điện lạnh định bán 1 chiếc máy giặt là 4 500 000đ. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng thì cửa hàng quyết định giảm giá 2 lần liên tiếp mỗi lần giảm 10% so với giá trước đó. Hỏi sau 2 lần liên tiếp giảm giá thì giá chiếc máy giặt đó là bao nhiêu ?
Ví dụ 2: Nhân dịp ngày 1 - 6, cửa hàng sách nhân dân đã hạ giá 10% so với giá định bán, tuy vậy cửa h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_thuong_mac_cua_hoc_sinh.doc