SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả
Trong thời đại khoa học công nghệ cao hiện nay, chất lượng giáo dục hướng tới con người phát triển toàn diện là yêu cầu cấp thiết. Đó là con người năng động, độc lập, sáng tạo, có lòng ham hiểu biết, có năng lực tự học, biết vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Để có những con người như vậy phải được bắt đầu từ phương pháp học tập, cách suy nghĩ độc lập từ cấp THCS, được sự dẫn dắt của thầy cô trong môi trường giáo dục mà học sinh là trung tâm.
Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà việc tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều vĩ nhân cũng bằng con đường tự học đã làm nên những thành tựu vĩ đại cho nhân loại.
Như chúng ta đã biết, tự học là một thuộc tính vốn có của con người. Hoạt động tự học là một hoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnh tri thức của loài người và khám phá ra các quy luật khoa học, ôn luyện, củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho người học, chính vì vậy hoạt động tự học phải được định hướng, tổ chức, quản lý có phương pháp đối với học sinh: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt” . “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả 1. Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong thời đại khoa học công nghệ cao hiện nay, chất lượng giáo dục hướng tới con người phát triển toàn diện là yêu cầu cấp thiết. Đó là con người năng động, độc lập, sáng tạo, có lòng ham hiểu biết, có năng lực tự học, biết vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Để có những con người như vậy phải được bắt đầu từ phương pháp học tập, cách suy nghĩ độc lập từ cấp THCS, được sự dẫn dắt của thầy cô trong môi trường giáo dục mà học sinh là trung tâm. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà việc tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều vĩ nhân cũng bằng con đường tự học đã làm nên những thành tựu vĩ đại cho nhân loại. Như chúng ta đã biết, tự học là một thuộc tính vốn có của con người. Hoạt động tự học là một hoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnh tri thức của loài người và khám phá ra các quy luật khoa học, ôn luyện, củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho người học, chính vì vậy hoạt động tự học phải được định hướng, tổ chức, quản lý có phương pháp đối với học sinh: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt” X.Y.Z, 2008, Sửa đổi lối làm việc, tái bản lần thứ 3, Nxb. Trẻ, tr. 68. . “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Khoản 2, Điều 28, Luật giáo dục 2005. . Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành là loại hình trường chuyên biệt dành riêng cho con em dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh vùng cao trong huyện học tập. Học sinh dân tộc thiểu số với những đặc trưng riêng như khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức còn chậm. Chất lượng đầu vào chưa được như mong muốn (không thi tuyển, chỉ xét tuyển theo quy định). Hiện tại học sinh ở nội trú ý thức tự học chưa cao, có tính chất đối phó, chưa xây dựng được nề nếp, chưa xây dựng được động cơ học tập, có nhiều học sinh lười học. Trong khi đó, việc tự học, tự đào tạo là hình thức để phát huy nội lực vươn lên trong quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội là một đòi hỏi tất yếu trong thời đại “kinh tế tri thức” của chúng ta ngày nay. Vấn đề đặt ra cần phải hình thành ý thức tự học cho học sinh một cách tự giác và được quản lý chặt chẽ, đưa vào nề nếp, đầy đủ, mạnh mẽ cho học sinh. Từ đó học sinh có thể tự giác tự học, có ý thức tự học suốt đời cần phải có các biện pháp quản lý tự học của học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, xuất phát tự thực tế công tác quản lí, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả” để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động tự học ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành để đề xuất một số biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động tự học đối với học sinh nội trú, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, dạy học của nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Công tác quản lí việc tự học của học sinh tại trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành. - Học sinh trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành trong hai năm học 2016-2017 và 2017-2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quản lí giáo dục, về hoạt động dạy học, các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo của ngành có liên quan đến hoạt động tự học. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tổng hợp thống kê, phân tích các số liệu về thực trạng. Điều tra, quan sát, kết luận. 2. Nội dung. 2.1. Cơ sở lí luận. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy, hướng tới tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy. Tự học là quá trình người học tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất của mình để lĩnh hội những kinh nghiệm, kiến thức một cách chủ động, tự giác, linh hoạt nhằm không ngừng nâng cao vốn hiểu biết và phát triển nhân cách của bản thân. Trên cơ sở đó, kiến thức trở nên hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng thuần thục và linh hoạt. Có các hình thức tự học như sau: Tự học theo nhu cầu cá nhân; tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên; tự học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Với các yêu tố chi phối khác nhau đến hoạt động tự học như động cơ học tập của người học, năng lực tự học, khả năng nhận thức, lập kế hoạch tự học, phương pháp tự học, nhà trường, gia đình, môi trường xã hội.. Trong thời đại công nghệ thông tin và kinh tế tri thức hiện nay, mỗi con người cần biết định hướng cho bản thân phương pháp học và tự học để nâng cao hiệu quả học tập và hình thành khả năng tự học, tự sáng tạo trong thực tiễn. Các nhà giáo dục tiên tiến đã khẳng định: Hoạt động tự học đóng một vai trò to lớn trong quá trình trau dồi tri thức của người học. Chính việc tự học tạo nên sự chuyển hóa về nhận thức và nhân cách cho người học. Đối với người học, tự học chính là quá trình hoàn thiện bản thân. Việc tự học của học sinh trong nhà trường góp phần quan trong trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Điều đó, đồng nghĩa với việc tự học cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành thuộc hệ thống trường chuyên biệt, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh là con em đồng bào dân tộc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số của địa phương. Trường được chính thức thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1999. Trong quá trình xây dựng và phát triển theo đường lối của Đảng về đổi mới Giáo dục, đặc biệt sau khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW Trung ương 8 khoá XI – Nghị quyết “về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND, Phòng GD&ĐT, cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ CBGVNV, nhà trường đã nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp huyện, cấp tỉnh. Học sinh nhà trường ngoan ngoãn, hiền lành, đa phần là chăm chỉ học tập và rèn luyện. Các em được sự ưu đãi đặc biệt về chế độ của Nhà nước, sinh hoạt, học tập tập trung tại trường, trong tuần, trong tháng không có sự quản lí trực tiếp của cha mẹ, chỉ nhờ vào sự quản lí của thầy cô giáo, tổ quản lí học sinh của nhà trường. Ngoài những khó khăn chung về lứa tuổi, các em còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt. Trước đây, hoạt động tự học của HS chủ yếu được tổ chức tự quản theo lớp, có sự quản lí của giáo viên trực. Thời gian tự học tập trung chủ yếu vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần cho toàn thể học sinh nội trú. Các buổi chiều từ thứ 4 đến thứ 6 không có thời khóa biểu chính khóa và các tiết trống do giáo viên đi công tác hoặc nghỉ ốm mà nhà trường chưa kịp bố trí. Các thành viên trong lớp tự học cá nhân để giải bài tập, học các nội dung tham khảo nâng cao kiến thức theo mục đích cá nhân, hoặc theo cách trao đổi nhóm nhỏ nhưng rất ít vì sợ lớp ồn, mất điểm thi đua. Buổi tối, tự học theo yêu cầu môn học trong thời khóa biểu của ngày hôm sau. Nề nếp tự học do học sinh thống nhất tự quản trên cơ sở yêu cầu, hướng dẫn của nhà trường. Học sinh cố gắng giải quyết các nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên bộ môn và tăng cường luyện tập và thảo luận bài khó. Ngoài ra, nhà trường còn khuyến khích học sinh tự ôn bài vào sau giờ tự học tập trung trên lớp và các buổi sáng sớm trước khi lên lớp. Khuyến khích học sinh giỏi tự giác lập kế hoạch tự học chuyên sâu các nội dung học tập vào các thời gian khác (ngày nghỉ, giờ nghỉ, thứ bảy, chủ nhật). Khó khăn, hạn chế: * Cán bộ quản lý và giáo viên: - Việc quản lí hoạt động tự học của nhà trường còn một số lúng túng, chưa thật sự khoa học, chưa đều tay, thiếu sâu sát. Tổ quản lí học sinh (cũng là do giáo viên trực thực hiện) việc thực hiện quản lí nề nếp tự học chưa có chất lượng tốt, chưa có nhiều biện pháp thúc đẩy việc tự học của học sinh. - Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực quản lí tự học: Nhận thức đúng về vai trò của việc tự học đối với học sinh nhưng hoạt động chưa thống nhất, chưa đồng đều, chưa phát huy hết năng lực chuyên môn và khả năng quản lí học sinh trường chuyên biệt. Một số giáo viên còn nương nhẹ, thiếu kiên quyết đối với những trường hợp học sinh có biểu hiện lười học, vi phạm nội quy trường lớp (thuộc lớp mình chủ nhiệm). * Về học sinh: Học sinh dân tộc nội trú ăn, ở tập trung tại trường, nhận thức về tự học và chấp hành đúng các quy định tự học của từng học sinh chưa thật đầy đủ. Đa số có nhận thức đúng về yêu cầu của việc tự học nhưng lại không cầu tiến, thiếu nỗ lực, nên kết quả học tập chưa cao. Việc tự học của học sinh còn mang tính thụ động, khi có hiệu lệnh thì vào lớp và ra chơi; lên lớp, nghỉ ngơi (có khi nhiều em chỉ mong có hiệu lệnh là ùa ra khỏi lớp để chạy nhảy, đùa nghịch...). Việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau lên lớp nhiều khi còn mang tính chất đối phó, chưa chủ động sáng tạo để tự học nâng cao kiến thức và kỹ năng. Có nhiều học sinh lúng túng, thiếu bài tập hoặc không thuộc bài cũ vào ngày học hôm sau nên bị điểm yếu, kém. Nói chung, các em chưa có kế hoạch và phương pháp tự học tốt. Học sinh nội trú tự học, tự quản Học sinh nội trú tự học, tự quản buổi tối Việc tự học ở các đối tượng học sinh có sự khác nhau. Đối tượng học sinh yếu, trung bình chỉ học theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn và làm bài tập trong sách giáo khoa, nhưng việc làm bài tập còn mang tính chất đối phó; đối tượng học sinh khá, giỏi có tìm hiểu thêm kiến thức mở rộng nhưng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi các cấp hằng năm. - Hoạt động của Đoàn – Đội – Hội: tổ chức Chi đoàn thanh niên hoạt động chưa năng động nên tác dụng chưa cao. Hoạt động Đội đã có phần tích cực nhưng mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép, phản ánh, nhắc nhở, đôi khi còn có hiện tượng bao che lẫn nhau, chưa thuyết phục được tính tự giác của HS. * Chất lượng đại trà những năm học trước: Năm học Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2015-2016 (231 HS) 30 135 64 2 0 201 30 0 0 2016-2017 (226 HS) 30 136 58 2 0 209 17 0 0 *Chất lượng HSG các môn văn hóa các cấp hằng năm: số giải đạt được: Năm học Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia Ghi chú 2015-2016 (231 HS) 31 3 0 2016-2217 (226 HS) 32 1 0 Giải môn khác cấp tỉnh: 6 giải. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Năm học 2017-2018, trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành có 222 học sinh với 8 lớp trong đó học sinh ở nội trú 150 em. Trường có 18 giáo viên, 2 nhân viên và 01 cán bộ quản lý. Học sinh của trường đa số là người dân tộc Mường, Thái, Tày, Nùng, dân tộc Kinh cư trú lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn... Phần lớn các em ngoan, chăm học nhưng cũng có một phần học yếu. Nhà trường còn thiếu cán bộ quản lí so với quy định của trường chuyên biệt Thông tư 01/2016/TT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 1 năm 2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo, ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. . Bản thân là Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường. Không có Hiệu trưởng, thiếu 1 Phó hiệu trưởng. Đến tháng 4 năm 2018, mới được bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng, nhưng lại thiếu 2 Phó hiệu trưởng. Bên cạnh đó, nhà trường còn thiếu nhân viên làm công tác nội vụ quản lí học sinh. Đội ngũ GV, CBCNV còn trẻ, nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm đối với công tác giúp đỡ học sinh trong việc tự học. Tâm lý lứa tuổi, môi trường sinh hoạt thay đổi,... cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. Với những thuận lợi và khó khăn như trên, bản thân tôi đã nỗ lực nghiên cứu các biện pháp tổ chức quản lí nhà trường như thế nào để có kết quả cao nhất, trong đó đã áp dụng những biện pháp như sau để quản lí có hiệu quả hoạt động tự học của học sinh trường THCS dân tộc nội trú: 2.3.1. Giáo dục nhận thức về tự học. Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Đối với học sinh, học có thầy cô hướng dẫn để tiếp thu kiến thức cơ bản và nhất là việc tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức có vai trò vô cùng quan trọng. “Tự học- là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn. . Tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu theo nhu cầu cá nhân, tự học có sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp của thầy cô giáo Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất. Trước hết, Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc tự học đối với mỗi người nói chung và học sinh dân tộc nội trú đặc thù nói riêng. Vào đầu mỗi năm học, khi tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, bên cạnh những nhiệm vụ chung của cấp học, của ngành, cán bộ quản lí cần nhấn mạnh thêm nội dung đặc thù của trường chuyên biệt là quản lí hoạt động tự học của học sinh tại trường. Đây là nhiệm vụ của giáo viên – chủ thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và dạy học. Để tổ chức thực hiện hoạt động tự học cho học sinh, giáo viên cần được quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ, nắm chắc vai trò và ý nghĩa của hoạt động tự học trong nhà trường. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng cần tận dụng thời gian để tuyên truyền cho học sinh về vai trò của việc tự học tại trường THCS Dân tộc nội trú một cách khoa học. Đối với học sinh – chủ thể thực hiện hoạt động tự học, kể cả học sinh đầu cấp lớp 6, các em cần được tuyên truyền để có những hiểu biết đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của tự học. Thông qua các giờ tự học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phong trào thi đua... các em có được nhận thức đầy đủ và thay đổi tác phong học tập, hình thành được thói quen học tập tích cực, hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động tổ chức và quản lí tự học của nhà trường phải được học sinh thừa nhận. Việc thừa nhận đó không chỉ tồn tại trong nhận thức mà còn được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể trong việc khắc phục những khó khăn trong học tập, vươn lên để có thành tích học tập tốt hơn. Như vậy, học sinh sẽ có những nhận thức đúng về việc tự học, có ý thức vươn lên, có thái độ tích cực trong tự học. Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh sự nghiêm túc, trách nhiệm, tính khiêm tốn, độc lập, tự chủ, kỹ năng tự học phù hợp... trong học tập. Trang bị cho học sinh những kỹ năng giúp các em hòa đồng trong việc tổ chức tự học của nhà trường, tự học có phương pháp. Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, phổ biến công tác tự học cho HS DTNT Đối với cha mẹ học sinh: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tuyên truyền để gia đình học sinh có nhận thức đầy đủ, tích cực về vai trò và ý nghĩa của việc tự học đối với con em mình để thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong việc động viên, tạo điều kiện cho con em trong học tập. 2.3.2. Quản lí việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động tự học. Để tổ chức hoạt động tự học một cách hiệu quả, cần phải có kế hoạch khoa học, sát thực tế. Việc xây dựng kế hoạch cần được tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện từ cán bộ quản lí đến giáo viên và học sinh. Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậm chí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu tiên dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi. Để quá trình thực hiện hoạt động tự học đạt được mục tiêu đề ra thì công tác chỉ đạo hướng dẫn học sinh nội dung và hình thức tự học là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, cán bộ quản lí, giáo viên tổ chức giao nhiệm vụ học tập, tư vấn cách học tập hiệu quả cho các em, giúp các em phát huy đầy đủ vai trò chủ thể, tự giác tích cực trong tự học. Xây dựng bầu không khí tự học tích cực ở mỗi lớp và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở tôn trọng nhu cầu chính đáng của người học. - Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn tổ chức thảo luận và hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học để nâng cao tính chủ động của học sinh, phù hợp nhu cầu tự học của các em và nhu cầu phấn đấu đạt chỉ tiêu của bản thân học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch phân loại học sinh, phân công các nhóm học tập, nhóm tự học tự quản, mỗi nhóm ít nhất có 1 cán sự môn học. Trong nhóm có các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để các em giúp đỡ nhau trong học tập. Việc xây dựng kế hoạch tự học phải dựa vào thời khóa biểu chính khóa, thời khóa biểu bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường để thực hiện cho hợp lí. - Việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh phải cụ thể đối với từng môn, từng buổi học. Không thể thích môn nào học môn đó một cách tự tiện. Riêng học sinh giỏi tham gia các đội tuyển, các em có thể có những kế hoạch riêng để mở mang kiến thức, nhưng phải được giáo viên bộ môn phê duyệt, quản lí. - Việc tự học của học sinh đại trà cụ thể là học bài cũ, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài học cho ngày mai. Đối với học sinh khá, giỏi, các em làm những bài tập nâng cao, mở rộng theo yêu cầu của giáo viên bộ môn. - Quản lý nội dung tự học của học sinh: Đây là hoạt động quản lý nhằm tận dụng thời gian tự học của học sinh bằng những nội dung tự học hướng tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Giáo viên giao nhiệm vụ tự học cho học sinh một cách cụ thể sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học, đồng thời phát huy được trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ quản lý trong nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học của học sinh. Giáo viên trực quản lí giờ tự học của HS nội trú - Giáo viên phải giao nhiệm vụ tự học cho học sinh một cách hệ thống và cụ thể: + Hướng dẫn đọc sách, tài liệu bắt buộc theo bộ môn. + Hướng dẫn đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_tu_hoc_cua_hoc_sinh.doc