SKKN Giải pháp quản lý phòng máy tính trong dạy học môn tin học để nâng cao ý thức và chất lượng học của học sinh ở trường THCS Nga Hải

SKKN Giải pháp quản lý phòng máy tính trong dạy học môn tin học để nâng cao ý thức và chất lượng học của học sinh ở trường THCS Nga Hải

Như chúng ta biết, phòng máy là nơi có giá trị vật chất rất lớn trong trường học, đặc biệt là một trường ở vùng nông thôn như trường THCS Nga Hải. Mặt khác mỗi một máy tính không phải có một người dùng, mà có nhiều lượt học sinh sử dụng và các em đều không phải là “chủ nhân” của những chiếc máy đó nên ý thức bảo quản của các em không cao thậm chí còn có thể nói là ý thức kém. Từ đó, gây nên tình trạng máy nhanh hỏng, cần phải sửa chữa và thường là thay thế. Việc sửa chữa hay thay thế đòi hỏi phải có kinh phí và khoản kinh phí cho mỗi máy tính không hề nhỏ (vì đây là trường học ở địa bàn nông thôn, thu nhập của người dân còn thấp). Và đương nhiên, nếu không có kinh phí thì máy tính không thể được sửa chữa hoặc thay thế. Toàn trường, mỗi một máy tính sẽ tương ứng trung bình 15 học sinh sử dụng. Nên với mỗi một máy hỏng sẽ ảnh hưởng khoảng 30 học sinh (các em phải ngồi ghép vào các máy khác). Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn Tin học cùng với nhiều hoạt động khác có liên quan. Cùng với đó trong quá trình học đại học và khi ra trường đi dạy, được tiếp xúc với nhiều giờ thực hành tin ở các trường khác nhau tôi thấy đều có chung một đặc điểm là việc thực hành tại trường của học sinh không đồng đều, trong một lớp có nhiều em học sinh có thể không bao giờ được thực hành.

Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng phổ biến đòi hỏi trình độ Tin học của học sinh càng cao. Cùng với đó, thực hiện theo chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục, là phải tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Vì vậy việc quản lý phòng máy sao cho có hiệu quả để đảm bảo chất lượng dạy và học là việc làm cần thiết.

Hiện tại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề này. Cùng với đó, nhà trường và đồng nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

 

doc 15 trang thuychi01 15365
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp quản lý phòng máy tính trong dạy học môn tin học để nâng cao ý thức và chất lượng học của học sinh ở trường THCS Nga Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG MÁY TÍNH
TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC ĐỂ NÂNG CAO
Ý THỨC VÀ CHẤT LƯỢNG HỌC CỦA HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THCS NGA HẢI
Người thực hiện: Trần Thị Lập
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Hải
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học 
THANH HÓA, NĂM 2017
 MỤC LỤC
1. Mở đầu  2
1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu .2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ...............................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
 	quyết vấn đề ...5
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho học sinh về nội quy phòng máy  ....5
2.3.2. Tăng cường chỉ đạo phân nhóm cho hoạt động học của học sinh..7
2.3.3. Bảo dưỡng cơ sở vật chất cho phòng máy .9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..10
3. Kết luận, kiến nghị ...12
3.1. Kết luận ...12
3.2. Kiến nghị 12
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta biết, phòng máy là nơi có giá trị vật chất rất lớn trong trường học, đặc biệt là một trường ở vùng nông thôn như trường THCS Nga Hải. Mặt khác mỗi một máy tính không phải có một người dùng, mà có nhiều lượt học sinh sử dụng và các em đều không phải là “chủ nhân” của những chiếc máy đó nên ý thức bảo quản của các em không cao thậm chí còn có thể nói là ý thức kém. Từ đó, gây nên tình trạng máy nhanh hỏng, cần phải sửa chữa và thường là thay thế. Việc sửa chữa hay thay thế đòi hỏi phải có kinh phí và khoản kinh phí cho mỗi máy tính không hề nhỏ (vì đây là trường học ở địa bàn nông thôn, thu nhập của người dân còn thấp). Và đương nhiên, nếu không có kinh phí thì máy tính không thể được sửa chữa hoặc thay thế. Toàn trường, mỗi một máy tính sẽ tương ứng trung bình 15 học sinh sử dụng. Nên với mỗi một máy hỏng sẽ ảnh hưởng khoảng 30 học sinh (các em phải ngồi ghép vào các máy khác). Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn Tin học cùng với nhiều hoạt động khác có liên quan. Cùng với đó trong quá trình học đại học và khi ra trường đi dạy, được tiếp xúc với nhiều giờ thực hành tin ở các trường khác nhau tôi thấy đều có chung một đặc điểm là việc thực hành tại trường của học sinh không đồng đều, trong một lớp có nhiều em học sinh có thể không bao giờ được thực hành.
Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng phổ biến đòi hỏi trình độ Tin học của học sinh càng cao. Cùng với đó, thực hiện theo chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục, là phải tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Vì vậy việc quản lý phòng máy sao cho có hiệu quả để đảm bảo chất lượng dạy và học là việc làm cần thiết.
Hiện tại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề này. Cùng với đó, nhà trường và đồng nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Quản lý phòng máy có hiệu là đảm bảo cho các máy tính cùng với các thiết bị khác khác trong phòng lâu hỏng hóc, được sử dụng lâu dài. Quản lý phòng máy có hiệu quả còn là đảm bảo về chất lượng của một giờ học thực hành. Một giờ thực hành có chất lượng là một giờ học nghiêm túc, học sinh sử dụng máy tính đồng đều và đúng mục đích giờ học, đồng thời các em hiểu và thực hiện được các thao tác trong bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu về phòng máy tính và ý thức của học sinh trong các giờ học thực hành Tin học tại trường THCS Nga Hải từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017. Từ đó tổng kết về chất lượng của phòng máy tính và chất lượng học sinh sau hơn một năm học (3 học kỳ) thực hiện cùng với kỹ năng và ý thức của học sinh khi học Tin học. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các vấn đề mang tính lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, cùng với phương pháp thống kê: với phương pháp này tôi sẽ điều tra các giờ dạy thực hành Tin học, từ đó thu thập các số liệu liên quan tới tình trạng máy móc và chất lượng học Tin học của học sinh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này là sáng kiến mới của tôi, là lần đầu tiên tôi thực hiện về đề tài này. Mọi vấn đề nêu trong đề tài, đều là điểm mới của sáng kiến này.
 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2015-2016[1] và 2016-2017[2] là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy, học, quản lý giáo dục và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, Căn cứ vào chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT[3] của Bộ Giáo dục, về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ Bên cạnh đó, các giờ thực hành Tin học tương đối nhiếu, chiếm khoảng một nửa thời lượng của môn học, do đó cần phải duy trì phòng máy ở trạng thái hoạt động tốt cũng như nề nếp, chất lượng của một giờ học thực hành.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy tại trường tồn tại một số thực trạng sau:
Thứ nhất, đặc điểm của trường là ở vùng nông thôn, thu nhập của người dân còn thấp, nên đa số học sinh không có máy tính ở nhà để có điều kiện thực hành thêm. Do đó, phần lớn các em phải trông chờ vào các giờ học thực hành trên lớp.
Thứ hai chúng ta đều biết giờ dạy thực hành vốn là một giờ học ồn ào, khó quản lý. Do có một bộ phận không nhỏ các em học sinh nhận thức chưa đúng về giờ học thực hành Tin học. Các em coi giờ học thực hành là để chơi, có thể tùy tiện sử dụng máy tính vào việc riêng như lướt web, chơi game, hay không cần học mà có thể làm những việc riêng khác nữa.
Thứ ba, trước năm học 2014 – 2015, khi tôi chưa áp dụng đề tài này vào quản lý phòng máy thì máy tính nhanh hỏng và xuống cấp. Trong năm học 2014-2015, trường có một số giáo viên môn khác được cử sang dạy Tin học thay cho tôi. Kinh nghiệm các thầy cô chưa nhiều, cùng với không phải chuyên môn và nhiều người cùng quản lý phòng máy nên mặc dù phòng máy đã được sửa chữa bổ sung đầu năm học nhưng dần dần các máy đi vào trạng thái ngưng hoạt động. Đến khoảng đầu học kỳ II của năm học cho đến cuối năm chỉ còn 6 máy hoạt động. Điều này dẫn tới kỹ năng thực hành của các em giảm rõ rệt. Cho dù các em đã nắm được lý thuyết nhưng kỹ năng thực hành kém nên các em cũng nhanh quên kiến thức. Đến đầu năm 2015-2016, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của môn học (phần thực hành) thì số lượng học sinh khá, giỏi tương đối thấp, tỉ lệ học sinh yếu, kém cao. Cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 8
70
3
4.3
8
11.4
36
51.4
23
32.9
0
0.0
Khối 7
65
2
3.1
7
10.8
33
50.8
20
30.8
3
4.6
Khối 6
59
2
3.4
10
16.9
29
49.2
13
22.0
5
8.5
Tổng
194
7
3.6
25
12.9
98
50.5
56
28.9
8
4.1
Thứ tư, bên cạnh những vấn đề trên thì đầu năm học 2015 – 2016, có một thuận lợi là phòng máy được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm, thưởng xuyên bổ sung, tu sửa máy tính và các cơ sở vật chất khác. Đây cũng là động lực để tôi thực hiện đề tài này.
Đứng trước thực trạng trên, khi tôi được nhận nhiệm vụ năm học 2015-2016, 2016 - 2017 (dạy Tin học toàn trường gồm các khối 6; 7; 8; ôn tập Nghề khối 9 và quản lý phòng máy tính), tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “giải pháp quản lý phòng máy tính trong dạy học môn Tin học để nâng cao ý thức và chất lượng học của học sinh ở trường THCS Nga Hải”.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho học sinh về nội quy phòng máy.
	Trước tiên, muốn máy tính được sử dụng lâu dài, cần phải “đánh” vào ý thức của học sinh.
	Ở trường, tôi có một điều kiện thuận lợi là được dạy các em từ lúc chập chững bước vào lớp 6. Do đó ngay từ những buổi học đầu tiên, tôi đã đề ra một số quy tắc riêng đối với các em. Điều này sẽ dần tạo ra thái độ học tập nghiêm túc ở học sinh để chuẩn bị cho quá trình thực hành về sau. Khi chuẩn bị đến tiết học thực hành đầu tiên, thì đầu tiết thực hành này hoặc tiết học trước đó, tôi sẽ dành ra một khoảng thời gian nhất định để phổ biến trước các nội quy phòng máy. Cụ thể bảng nội quy tôi đề ra như sau:
(1) Tuyệt đối tuân thủ mọi sự hướng dẫn của giáo viên
(2) Không tự tiện tháo các phích điện ra khỏi ổ cắm, dây điện, các bộ phận ra khỏi máy tính và các thiết bị khác trong phòng
(3) Không tự bật hoặc tắt máy tính khi chưa được phép của giáo viên
(4) Không được đem các thiết bị, dụng cụ, chất làm ẩm ướt, gây cháy nổ vào phòng máy tính
(5) Không được làm hư tổn tài sản
(6) Khi làm hư hại tài sản phải đền bù theo qui định. Nếu là lần đầu tiên thì phạt gấp đôi giá thành của tài sản đó. Từ lần thứ hai trở đi, thì sẽ gấp 5 lần
(7) Khi sử dụng máy tính không được tự bật hoặc tắt các chương trình mà GV không yêu cầu và phải thực hành theo đúng sự hướng dẫn của giáo viên
(8) Không gây ồn, làm mất trật tự, có thái độ nghiêm túc trong giờ học
(9) Khi máy có vấn đề phải báo ngay lại đầu giờ cho giáo viên, nếu không những học sinh tại máy đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
(10) Các buổi thực hành, học sinh phải ngồi theo đúng chỗ quy định, không được tự động đổi chỗ khi giáo viên chưa cho phép
(11) Những học sinh trong một nhóm phải có trách nhiệm báo lại những sai phạm do thành viên của nhóm mình gây ra ngay từ khi bắt đầu sai phạm, nếu không sẽ chịu chung hình phạt với học sinh vi phạm
(12) Trước khi vào phòng máy học sinh bỏ dép bên ngoài phòng theo tổ. Nếu em nào dấu dép, ném dép hoặc lấy dép của bạn sẽ bị phạt bằng cách nộp 200.000 đồng. Số tiền này sẽ được mua dép khác và thưởng cho học sinh phát hiện được.
	(13) Mỗi HS đều phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ máy tính và toàn bộ phòng học.
	Với mỗi nội quy, tôi đều phân tích để học sinh nắm được. 
Tôi nhận thấy, trong giờ thực hành, giáo viên không quán xuyến hết lớp học được (do phải thường xuyên hướng dẫn cho các nhóm học sinh riêng biệt), lúc đó những học sinh khác ý thức chưa tốt sẽ có thể phá hoại tài sản hoặc lấy một số bộ phận trong máy tính đem về. Mà đặc thù của trường là các em học sinh đang còn trong độ tuổi cấp 2 với ở vùng nông thôn còn nghèo khó. Do đó, tôi đã đưa thêm nội quy số (3), (6), (7), (9), (10), (11) vào bảng nội quy của nhà trường. 
Với các nội quy (6), (7), (9) và (11), các em sẽ có ý thức sử dụng và bảo quản máy tính. Riêng với nội quy số (6) đưa ra chỉ mang hình thức “răn đe”, còn nếu các em có vi phạm thì hình thức xử lý sẽ do nhà trường quyết định. Đến tại thời điểm này ở trường tôi, không có em nào vi phạm nội quy số (6).
Nội quy (7) và (11), sẽ tránh được việc các em sử dụng máy tính vào việc riêng như lướt web, chơi game, và bắt buộc phải thực hành theo đúng yêu cầu đề ra.
Để tránh tình trạng học sinh ngồi lộn xộn, và không truy cứu được trách nhiệm khi máy tính hỏng do các em phá phách thì nội quy (10) và (11) là rất quan trọng. Với 2 nội quy này thì độ an toàn của máy tính càng được nâng cao. Không những vậy, các em ngồi đúng chỗ còn bổ trợ cho nhau trong học tập (điều này tôi sẽ đề cập ở phần tiếp theo).
Đối với những học sinh vi phạm những nội quy nhẹ như nói chuyện, không học bài, sẽ phạt trực nhật phòng máy.
Các nội quy đưa ra, tôi đều lấy ý kiến của học sinh và được 100% các em chấp thuận.
Tuy nội quy không phải là kiến thức cho học sinh học nhưng nó lại giúp một giờ thực hành vốn phức tạp, khó khăn trong quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó, tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc hướng dẫn, truyền tải kiến thức, kỹ năng cho các em. Bảng nội quy còn là bàn đạp cho các giờ học thực hành sau này, hình thành nên thói quen tốt cho các em trong mỗi giờ học. Chính vì vậy, việc dành ra một khoảng thời gian nhất định để phổ biến nội quy là điều vô cùng cần thiết. Bảng nội quy cũng chính là chìa khóa đi đến thành công trong việc quản lý phòng máy.
2.3.2. Tăng cường chỉ đạo phân nhóm cho hoạt động học của học sinh
Trước tiên tôi sẽ phân chia nhóm thực hành theo máy và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp, để nâng cao ý thức của học sinh về nề nếp cũng như bảo quản cơ sở vật chất
Tùy theo sỹ số lớp học mà phân nhóm thực hành cho phù hợp. Với đặc điểm của trường thì trong 1 tiết học tương ứng 2à3 em học sinh/ máy tính. Cùng với đó, tôi yêu cầu các em sẽ ngồi theo đúng quy định phân nhóm này (có trong nội quy (10)).
Phân nhóm thực hành không những căn cứ theo sĩ số lớp mà còn căn cứ vào lực học của học sinh. Sau khoảng một thời gian ngắn nhận lớp, tôi sẽ tìm ra những em học tốt môn Tin học. Mỗi lớp tôi sẽ chọn ra khoảng 12 à 15 em đứng đầu. Sau đó, phân từng em vào từng máy đồng thời cử các em đó làm nhóm trưởng của máy. Những em học sinh còn lại tiếp tục được phân chia đồng đều vào các máy (thường những em có học lực yếu kém sẽ được ghép với những em học tốt nhất). Trong quá trình giảng dạy, được hiểu cặn kẽ hơn về tính cách, lực học và kỹ năng thực hành của các em mà tôi có thể phân chia lại nhóm thực hành cho phù hợp. Phân nhóm thực hành theo lực học của học sinh phải đi đôi với một số quy định thì mới đem lại hiệu quả (điều này tôi sẽ đề cập tới trong phần 2.3.3.).
Kết hợp với nội quy (10) và (11), việc phân nhóm này, sẽ giúp giáo viên dễ dàng trong việc quản lý học sinh và máy tính. Để tránh vi phạm học sinh sẽ không đổi chỗ ngồi hay tùy tiện sang máy tính khác, đồng thời các em sẽ có trách nhiệm bảo quản máy tính của mình. Điều này sẽ giảm thiểu sự cố hỏng hóc cho máy tính đáng kể đồng thời góp phần tạo ra một giờ thực hành nghiêm túc hơn.
Qua đó có thể thấy, việc phân nhóm thực hành sẽ giảm thiểu sự cố hỏng hóc cho máy tính đáng kể, đồng thời góp phần tạo ra một giờ thực hành nghiêm túc hơn.
Sau khi phân nhóm học sinh thì việc học và thực hành của học sinh sẽ thực hiện theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng của học sinh.
Như tôi đã đề cập tới trong phần thực trạng thì trường THCS Nga Hải là trường ở vùng nông thôn nên đa phần các em ít được tiếp xúc với máy tính. Chủ yếu khi bước vào học ở trường các em mới được sử dụng máy tính. Nên mọi kỹ năng đơn giản như sử dụng chuột và bàn phím của các em hầu như chưa có. Cùng với đó là lực học của nhiều em chưa cao. Dó đó, việc hướng dẫn cho các em thực hành vô cùng vất vả. Ngoài việc hướng dẫn chung cho cả lớp, giáo viên phải hướng dẫn lại cho từng nhóm thậm chí từng học sinh. Với thời lượng 1 tiết học là 45 phút thì với cách làm này dễ dàng nhận ra là không hiệu quả. Chính vì vậy, tôi đã chọn giải pháp là thực hành theo nhóm.
Với mỗi một thao tác, giáo viên sẽ hướng dẫn chung cho cả lớp. Sau đó, nhóm trưởng sẽ là người thực hành trước, các thành viên còn lại trong nhóm sẽ quan sát. Khi nhóm trưởng thực hiện xong, các thành viên lần lượt thực hành, đồng thời nhóm trưởng sẽ hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm thực hiện. Mỗi lượt học sinh hoặc nhóm thực hiện xong, sẽ báo cáo kết quả và giáo viên kiểm tra nhanh. Các nhóm muốn chuyển sang thực hành nội dung khác thì yêu cầu bắt buộc là mọi thành viên trong nhóm đều phải thực hành được nội dung trước đó. Đây cũng là động lực để nhóm trưởng hướng dẫn cho thành viên trong nhóm làm. Với cách làm này, giáo viên sẽ không phải hướng dẫn rời rạc nhiều mà có thể dành thời gian giám sát việc thực hành và kiểm tra nhanh kết quả thực hiện của học sinh. Giáo viên còn có thể phát hiện được những nhóm thực hành còn vướng mắc hay những vi phạm của học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ có sự hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời. 
Câu hỏi đặt ra với cách làm này là liệu nhóm trưởng hay các thành viên khác trong nhóm có thực hiện theo yêu cầu này hay không? Câu trả lời là: Với các nội quy của phòng máy như tôi đã đề cập và phân tích ở trên sẽ là điều kiện để cho các em phải tuân theo. Bên cạnh đó, giáo viên ít phải hướng dẫn hơn nên sẽ giám sát được việc thực hiện của các em đồng thời thường xuyên kiểm tra kết quả thực hành. Từ đó dần hình thành ý thức, thói quen cho các em thực hiện. Cùng với đó, tôi cũng kết hợp với việc chấm điểm theo nhóm. Việc này cũng giúp thúc đẩy các nhóm trưởng “chịu khó” hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm thực hiện.
Việc thực hành theo nhóm sẽ phân bổ được kiến thức, kỹ năng thực hành tới hầu hết mọi học sinh trong lớp, đồng thời phát huy được tính tự học và cách làm việc theo nhóm ở học sinh.
2.3.3. Bảo dưỡng cơ sở vật chất cho phòng máy
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường đề nghị mua các vật dụng cần thiết để vệ sinh máy như chổi lông, chổi sơn; thay thế sửa chữa bàn ghế, máy tính hay các cơ sở vật chất khác trong phòng
	- Bên cạnh việc dạy và học thì tôi cùng thường xuyên cho học sinh lau chùi, dọn vệ sinh phòng máy để tránh bụi bám vào máy gây hỏng hóc. Những học sinh vi phạm nội quy phòng máy hoặc không học bài sẽ làm nhiệm vụ này.
	- Còn về phía giáo viên, nếu máy gặp trục trặc, tôi sẽ tự sửa chữa, khi không tự sửa được tôi báo với nhà trường để thuê thợ sửa máy kịp thời. 
	Việc bảo dưỡng phòng máy sẽ duy trì được hoạt động của phòng siên suốt quá trình học.
	Trong các giải pháp nêu trên, giải pháp thứ nhất - nâng cao nhận thức của học sinh về nội quy phòng máy – là tiền đề cho việc quản lý phòng máy tính và tạo ra một giờ học thực hành có chất lượng. Và mỗi một giải pháp đều có một vai trò quan trọng nhất định:
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3
- Nâng cao ý thức của học sinh.
- Bảo vệ cơ sở vật chất trong phòng.
- Góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc sử dụng máy tính.
- Tạo kỹ năng tự học và làm việc theo nhóm.
- Nâng cao chất lượng học của học sinh.
- Bảo quản cơ sở vật chất.
- Giảm kinh phí tu bổ cơ sở vật chất trong phòng.
 	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
	* Về tình trạng hoạt động của máy tính: Đầu năm học 2015-2016, nhà trường đã tu sửa và bổ sung thêm các máy cho phòng máy tính. Trong phòng có 14 máy hoạt động được. Đến cuối năm chỉ có 1 máy hỏng (có thể sửa chữa được). Đầu năm học 2016 – 2017, nhà trường tiếp tục tu sửa và bổ sung thêm máy tính. Tổng số máy hoạt động là 15 máy. Đến hết học kỳ I, còn 14 máy hoạt động, 1 máy hỏng do máy đã hoạt động được hơn 10 năm. Trong 2 máy hỏng đó, không có lỗi trực tiếp học sinh gây ra mà do nguyên nhân khách quan.
	* Về các tài sản khác trong phòng: Vẫn hoạt động bình thường.
	* Về ý thức kỷ luật: 100% các em đều có ý thức bảo quản máy tính và phòng máy. Chỉ có 1 em (Mai Hoàng Minh - lớp 6B - năm học 2016-2017) vi phạm sử dụng máy tính để lướt web (do nhóm này đã thực hiện xong nội dung thực hành). Vẫn còn một số học sinh vi phạm một số nội quy về trật tự hoặc lười thực hành. 
	* Về kỹ năng thực hành của học sinh: Sau mỗi tiết học thực hành, trung bình có khoảng 95% các em thực hành được nội dung đề ra, trong đó có khoảng 85% các em thực hiện thành thạo.	
* Về chất lượng môn học cuối kỳ:
	- Cuối năm học 2015-2016:
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối8
71
25
35.2
39
54.9
7
9.9
0
0
0
0
Khối7
66
17
25.8
23
34.8
24
36.4
2
3
0
0
Khối6
59
13
22
21
35.6
23
39
2
3.4
0
0
Tổng
196
55
28.1
83
42.3
54
27.6
4
2
0
0
- Cuối học kỳ I năm học 2016-2017:
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối8
68
19
27.9
34
50.0
15
22.1
0
0.0
0
0
Khối7
56
20
35.7
18
32.1
13
23.2
5
8.9
0
0
Khối6
49
11
22.4
18
36.7
17
34.7
3
6.1
0
0
Tổng
173
50

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_quan_ly_phong_may_tinh_trong_day_hoc_mon_tin.doc