SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác thư viện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa

SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác thư viện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh và quy mô rộng lớn. Mỗi quốc gia đều nhận thức rõ hơn vai trò có tính chất quyết định của nhân tố con ng¬ười. Giáo dục và đào tạo đảm nhận trọng trách đào tạo những con ng¬ười lao động mới, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, phù hợp với nền kinh tế tri thức. Có thể nói, ch¬ưa bao giờ giáo dục lại được đặc biệt chú ý như¬ hiện nay. Toàn Đảng, toàn dân ta thực sự quan tâm đến giáo dục, coi "GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Sự quan tâm đó được thể hiện rõ trong các báo cáo chính trị của Đảng. Đảng khẳng định "Phát triển GD & ĐT là một trong những động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con

ng¬ười - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và bền vững".

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI ban hành nghị quyết số 29 – NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “ dạy người, dạy chữ, dạy nghề”

Trong những năm qua, sự nghiệp GD & ĐT của nước ta đã phát triển đem lại những kết quả bước đầu rất quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, giáo dục n¬ước nhà đang đứng trư¬ớc nhiều khó khăn, thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Điều đó đòi hỏi toàn ngành cần cố gắng nhiều hơn nữa về mọi mặt trong đó có đổi mới quản lý chỉ đạo công tác thư viện.

 

doc 21 trang thuychi01 9011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác thư viện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận về công tác quản lý, chỉ đạo thư viện ở trường Tiểu học
2
II. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động thư viên ở trường Tiểu học hiện nay
3
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4
Biện pháp 1:
9
Biện pháp 2:
10
Biện pháp 3:
10
Biện pháp 4:
11
Biện pháp 5:
15
Biện pháp 6:
16
Biện pháp 7:
17
IV. Hiệu quả của các biện pháp.
17 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
19
II. Kiến nghị
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh và quy mô rộng lớn. Mỗi quốc gia đều nhận thức rõ hơn vai trò có tính chất quyết định của nhân tố con người. Giáo dục và đào tạo đảm nhận trọng trách đào tạo những con người lao động mới, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, phù hợp với nền kinh tế tri thức. Có thể nói, chưa bao giờ giáo dục lại được đặc biệt chú ý như hiện nay. Toàn Đảng, toàn dân ta thực sự quan tâm đến giáo dục, coi "GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Sự quan tâm đó được thể hiện rõ trong các báo cáo chính trị của Đảng. Đảng khẳng định "Phát triển GD & ĐT là một trong những động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con 
người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và bền vững".
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI ban hành nghị quyết số 29 – NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “ dạy người, dạy chữ, dạy nghề”
Trong những năm qua, sự nghiệp GD & ĐT của nước ta đã phát triển đem lại những kết quả bước đầu rất quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, giáo dục nước nhà đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Điều đó đòi hỏi toàn ngành cần cố gắng nhiều hơn nữa về mọi mặt trong đó có đổi mới quản lý chỉ đạo công tác thư viện.
Thư viện trường học là một trong những bộ phận góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục. Tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học chính là tạo điều kiện nâng cao chất lượng GD & ĐT trong giai đoạn hiện nay. Việc đưa hoạt động thư viện trường học vào nề nếp, nâng cao hiểu biết kiến thức, nâng cao văn hoá đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Vì vậy chỉ đạo công tác thư viện ở trường Tiểu học là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay.
Tài liệu về biện pháp quản lý chỉ đạo công tác thư viên còn nghèo nàn, những tài liệu nghiên cứu sâu về vấn đề này quá ít, kinh nghiệm về công tác quản lý chỉ đạo thư viện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa hầu như chưa có.
Chính vì những lý do trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng"Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác thư viện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa”.
II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu "Cán bộ quản lý chỉ đạo công tác thư viện ở trường Tiểu học" nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng công tác thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học.
III. Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp chỉ đạo công tác thư viện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa - Thiệu Hóa, Thanh Hóa
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
1.Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp lí thuyết
2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
2.1. Phương pháp quan sát
2.2. Phương pháp điều tra
2.3. Phương pháp lấy ý kiến 
2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
3. Phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê. 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận về công tác quản lý, chỉ đạo thư viện ở trường Tiểu học.
1)Vai trò của thư viện nhà trường đối với hoạt động dạy học 
 Như chúng ta đã biết thư viện nhà trường là tổ chức có nhiệm vụ su tập, tàng trữ, bảo quản, giới thiệu, phổ biến, cho mượn tất cả các loại ấn phẩm, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, học sinh, nhân viên trường Tiểu học đến đọc sách, báo, tìm kiếm thông tin cần thiết cho học tập, công tác và đời sống. Thư viện trường Tiểu học là thư viện trường học, thuộc thư viện khoa học chuyên ngành GD & ĐT, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện của Nhà nước. Đồng thời thư viện trường Tiểu học phải đáp ứng những điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học theo quy định ở Điều 47, Điều 48 - Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
 Thư viện trường Tiểu học còn một nhiệm vụ quan trọng là tổ chức cho HS theo từng loại đối tượng được mượn SGK, góp phần đảm bảo tất cả các HS đều có SGK để học tập, tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường. Mỗi trường Tiểu học có một thư viện bao gồm: Kho sách, phòng đọc cho HS, cho GV 
với đầy đủ các phương tiện cần thiết như tủ, giá, hộp thư mục, bàn ghế,... 
2) Nội dung công tác thư viện trong nhà trường
Thư viện nhà trường là nơi xây dựng, bảo quản, sử dụng ( tổ chức cho giáo viên và học sinh mượn và đọc) sách, báo. Thư viện nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của học sinh. Thư viện còn là nơi tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá, phát triển văn hoá đọc cho mọi thành viên trong nhà trường. Với học sinh Tiểu học nhu cầu đọc sách của các em rất lớn, vậy các em đọc sách ở đâu? Chúng ta hiểu rằng không đâu bằng thư viện nhà trường.
3)Tuyên ngôn của IFLA/UNESCO
 Thư viện trường học là một phần không thể thiếu của quá trình giáo dục. Nó cung cấp các dịch vụ học tập, sách và các nguồn tư liệu khác tạo điều kiện cho các thành viên của trường học trở thành những người biết suy nghĩ quyết đoán và biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau một cách hiệu quả. Thư viện trường học là một cơ quan truyền thông của nhà trường hoạt động hướng tới các mục tiêu sau:
- Phát triển học vấn, kiến thức thông tin, văn hóa, việc dạy và học. 
- Hỗ trợ tăng cường các mục tiêu giáo dục.
- Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu và 
thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ.
- Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để 
có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn. 
- Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp trong cộng đồng. 
- Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng. 
- Tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn hóa, xã hội.
- Cộng tác chặt chẽ với học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh nhằm thực hiện nhiệm vụ của trường học. 
- Đề cao quan điểm cho rằng tự do trí tuệ và sự tiếp cận thông tin là cần thiết đối với quyền công dân và cuộc sống trong xã hội bình đẳng. 
- Khuyến khích việc đọc, khai thác các nguồn lực và dịch vụ của TVTH đối với tất cả các thành viên trong cũng như ngoài trường học.
4) Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác thư viện trong nhà trường
 Chính vì thư viện trường học có vai trò quan trọng như trên nên Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác thư viên trong trường học. Điều đó thể hiện qua các hệ thống văn bản của Đảng, nhà nước và của ngành dọc. Trường tồn cùng thời gian, những văn bản chỉ đạo đó thể hiện Đảng, Nhà nước và Bộ GD & ĐT rất kiên định mục tiêu phát triển thư viện cũng như phát triển giáo dục. Chúng ta cùng điểm lại một số văn bản của các cấp lãnh đạo. Ngày 9/7/1990 Bộ GD & ĐT đã ban hành Quyết định số 659/QĐ về "Tiêu chuẩn thư viện trườngTiểu học" để các nhà trường xác định rõ phải xây dựng thư viện nhà trường như thế nào cho đáp ứng 
được với yêu cầu đặt ra cho Giáo dục hiện tại. Ngày 10/7/1990 Bộ GD & ĐT lại ra thông tư "Hướng dẫn thực hiện phương thức phát hành sách giáo khoa và tổ chức thư viện trong các nhà trường phổ thông". Ngày 6/11/1998 Bộ GD & ĐT ban hành QĐ số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT. V/v: “ban hành quy chế và tổ chức, hoạt động thư viện trường phổ thông”. Ngày 02 tháng 01 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT về “Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”. Ngày 28 tháng 01 năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT về sửa đổi bổ sung quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT,.....
 Bộ đã cung cấp cho tất cả các nhà trường đầy đủ phương tiện dạy học. Thư viện các nhà trường đã đủ sách, báo, tài liệu. Theo triết học "Lượng đổi dẫn đến chất đổi". Có nghĩa là khi đã được trang bị đầy đủ cho thư viện nhà trường đòi hỏi phải thay đổi cách chỉ đạo thư viện nhà trường. Chính vì vậy cần đổi mới cách chỉ đạo thư viện ở trường Tiểu học. Thay đổi tức là xoá bỏ toàn bộ cái cũ thay vào đó là cái hoàn toàn mới, tức là quản lý mang tính khoa học, tính cụ thể và mang tầm chiến lược lâu dài và phải chú ý tới hiệu quả công việc chứ không còn mang tính hình thức như trước đây nữa. Có như vậy thì công tác thư viện mới mang lại hiệu
quả cao trong giáo dục.
 Để đảm bảo được những yêu cầu trên đòi hỏi GD & ĐT phải có những đổi mới phù hợp với thực tiễn của xã hội cũng như thực tiễn phát triển của đất nước. Xuất phát từ thực tế đó Bộ GD & ĐT đã tiến hành đổi mới một số khâu đột phá trong quá trình giáo dục. Một quan điểm quan trọng trong đổi mới lần này là trọng tâm
 hướng vào người học, tức là học sinh phải tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bộ đã đưa vào thử nghiệm mô hình trường học mới Việt Nam VNEN và ban hành Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 về đánh giá học sinh Tiểu học. Theo thông tư, ngoài việc hình thành kiến thức cho học sinh, giáo viên còn phải chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực cho người học. 
II. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học hiện nay.
a) Thực trạng chung
 - Cách học từ xa xưa nay ăn đậm vào tiềm thức của mỗi học sinh,đó là không 
tự mình tìm hiểu bất cứ một vấn đề nào mà hầu như tất cả đều trông chờ vào thầy cô.
 - Trong những năm trước đây hầu hết ở các nhà trường Tiểu học đều không có cán bộ thư viện mà đều là cán bộ thư viện kiêm nhiệm. Do vậy trình độ cũng như năng lực còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là tâm lý coi thư viện chỉ là nơi cất giữ tài liệu,SGK và các tài liệu khác liên quan đến nhà trường chứ không phải là nơi để học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường đến tham khảo. Do vậy cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đặc biệt, hiện nay mặc dù một số trường đã được biên chế cán bộ thư viện chuyên trách, được đào tạo cơ bản qua trường lớp, nhưng cũng còn tồn tại khá nhiều bất cập. Đời sống của cán bộ thư viện còn nhiều khó khăn. Cán bộ thư viện khi được biên chế, tuyển dụng vào các 
trường học làm công tác thư viện, được hưởng mức lương khởi điểm nếu đem so sánh với giá cả thị trường hiện tại thì mức thu nhập như vậy có thể nói là còn quá thấp. Điều đó dẫn đến hiệu quả công việc của cán bộ thư viện chưa cao bởi khi cuộc sống chưa đảm bảo thì thời lượng đầu tư cho công việc còn chưa được nhiều, ắt hiệu quả phục vụ còn thấp. Ngoài lương ra cán bộ thư viện không có một khoản thu nhập nào khác.Vậy làm thế nào để thu nhập của cán bộ thư viện được nâng cao hơn nhằm khuyến khích cán bộ thư viện yên tâm công tác và góp sức mình vào nâng cao chất lượng giáo dục, đó là điều băn khoăn trăn trở của không riêng gì ngành giáo dục mà là nỗi trăn trở của các cấp, các ngành trong quá trình đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay.
 - Tuy nền kinh tế phát triển nhưng đất nước ta vẫn là một nước nghèo trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế xuất phát điểm là một nước với nền nông nghiệp lạc hậu. Đời sống của nhân dân mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn khá cao do điều kiện tự nhiên dẫn đến. Chính vì vậy việc đầu tư cho giáo dục ở các vùng miền còn rất khác nhau về mức độ cũng như quy mô, kéo theo là quan niệm chưa hoàn toàn đúng đắn về công tác giáo dục và đào tạo ở nhiều nơi. Công tác xã hội hoá giáo dục ở những vùng kinh tế khó khăn còn rất nhiều hạn chế. Nơi nào công tác xã hội hoá giáo dục còn chưa lan rộng trong mọi tầng lớp quần chúng nhân dân thì ở đó nếu việc đầu tư của Nhà nước chưa kịp thời ắt cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học sẽ còn thiếu thốn. Hiển nhiên ở những nơi đó thư viện nhà trường cũng sẽ chưa được đầu tư đúng mức và công tác chỉ đạo thư viện của Ban giám hiệu ở nơi đó còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi công tác xã hội hoá giáo dục chưa lan rộng thì việc xây
 dựng mô hình xã hội hoá công tác thư viện sẽ chưa bàn tới được. Cơ sở vật chất 
chưa được đầu tư một cách cơ bản thì ở đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo duc. Chính vì vậy điều kiện kinh tế xã hội cũng đã tác động không nhỏ đến công tác chỉ đạo thư viện ở trường Tiểu học. 
 - Thư viện nói chung, thư viện trường Tiểu học nói riêng là một bộ phận thuộc nhà trường. Do vậy phụ thuộc vào quỹ đất hiện có của đơn vị mình mà các nhà
 trường bố trí khu nhà cho thư viện. Nói đến thư viện, trước khi chưa có quy định chung về thư viện thì thư viện của các nhà trường muôn hình, muôn vẻ vì nó là các khu nhà tận dụng của nhiều phòng khác nhau khi các phòng đó được đưa đến phòng mới thì "nghiễm nhiên" nó được dành cho phòng thư viện. Từ khi có công văn hướng dẫn về xây dựng thư viện chuẩn thì thư viện các nhà trường đã được quan tâm chú ý. 
 - Trong những năm gần đây, “văn hóa đọc” có chiều hướng đi xuống trầm trọng. Khi cần một thông tin gì trong học tập, công việc mọi người thường vào mạng để tìm kiếm, sau đó lãng quên luôn chứ không tìm đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo với mục đích tích lũy kiến thức, tích lũy nghiệp vụ. Với giáo viên và học sinh Tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu học Thiệu Hòa nói riêng thì sự tìm kiếm thông tin, tri thức khi đến phòng đọc lại càng hạn chế. Việc sử dụng các loại tài liệu hiện có trong thư viện vẫn chưa được thường xuyên. Đầu năm giáo viên cùng học sinh đến mượn sách giáo khoa cùng sách giáo viên để phục vụ cho công tác giảng dạy của lớp mình phụ trách. Nếu bỗng dưng cán bộ giáo viên đến thư viện tìm tài liệu tham khảo thì đó sẽ là trước tiết thao giảng hoặc kiểm tra hoạt động nhà giáo
 - Khi đến phòng đọc thì việc giữ ổn định trật tự với học sinh Tiểu học là hết sức khó khăn do đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Mặt khác, thư viện ở trường Tiểu học chủ yếu là sự đầu tư của Nhà nước, là các nguồn tài liệu, sách, báo đều do cấp trên bổ sung hàng năm dựa vào nguồn kinh phí của ngân sách. Nguồn tài liệu trong thư viện còn nghèo nàn. Việc bổ sung nguồn tài liệu hàng năm là việc làm không riêng gì của cán bộ nhà trường mà là trách nhiệm chung của tất cả các ngành. Cần huy động tất cả các thành phần xã hội cùng tham gia vào công tác thư viện và công tác thư viện là trách nhiệm chung của tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
b)Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học Thiệu Hòa – Thiệu Hóa - Thanh Hoá
*Đặc điểm tình hình địa phương
 - Đây là một xã thuần nông của huyện Thiệu Hóa, nằm cách trung tâm huyện 11 km về phía Tây, kinh tế còn nhiều khó khăn. Toàn xã được chia làm 6 thôn với diện tích tự nhiên khoảng 655,7ha; tổng số dân khoảng 6231 người.
 - Mấy năm trở lại đây, nền kinh tế của xã đã có chuyển biến. Đời sống nhân dân ổn định hơn, văn hoá giáo dục có sự phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được giữ vững. Nhưng công tác xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn chưa kịp thời. Vì vậy thư viện nhà trường chưa được đầu tư đúng mức và nó chưa có tác dụng cộng hưởng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
*Tình hình nhà trường
+ Về đội ngũ:
Tổng số cán bộ giáo viên: 17 đồng chí
Cán bộ quản lý: 03
Đại học: 12
Cao đăng: 4
THSP: 1
 - Ban giám hiệu đều có trình độ đại học sư phạm, tuổi đời còn trẻ, năng lực công tác cũng như năng lực chuyên môn khá vững vàng. Bên cạnh đó là đội ngũ cốt cán, các tổ khối trưởng nhiệt tình tham gia các hoạt động khác ngoài hoạt động chuyên môn.Trường có 12 lớp với số lượng học sinh 358 em, thực hiện giảng dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD & ĐT. 
 - Bên cạnh đó trường Tiểu học Thiệu Hòa gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thư viện. Nhà trường thiếu cán bộ thư viện, thiết bị đã nhiều năm. Cơ sở vật chất thiếu thốn. Trong. những năm qua, nhà trường đã vươn lên khắc phục khó khăn. Tuy vậy, để làm bất cứ điều gì phải mang tính đồng bộ thì hiệu quả mới cao. Thư viện nhà trường chủ yếu là sách, tài liệu được cấp. Nhà trường hàng năm có mua sắm bổ sung nhưng còn ít do điều kiện tài chính. 
Thư viện có các danh mục sau:
TT
Tên tài liệu, tạp chí
Số lượng
1
Sách giáo khoa các khối
494 cuốn
2
Sách tham khảo
514 cuốn
3
Sách nghiệp vụ
507 cuốn
4
Sách thiếu nhi
241 cuốn
5
Báo GD - TĐ
1 đầu báo
6
Toán tuổi thơ
1 đầu báo
7
Văn học tuổi trẻ
1 đầu báo
8
Giáo dục Tiểu học
1 đầu báo
- Tổng diện tích dành cho thư viện: 28 m2 
Trong đó:	+ Phòng đọc sách: 16m2 	+ Kho sách: 12 m2
 - Bàn ghế phòng đọc: đủ 15 chỗ ngồi đọc.
 - Giá treo, tủ sách, giá để sách chưa đủ, chưa khoa học. 
 - Nếu trước kia thư viện lúc nào cũng đông người đến đọc tài liệu và tham khảo thì hiện nay con số đó giảm đi rất nhiều do “văn hoá đọc” đang xuống dốc. Mặt khác các phương tiện công nghệ thông tin phát triển nhanh như: truyền hình, điện thoại, internet, ... làm cho con người giảm khả năng hứng thú đọc sách. Một số giáo viên có thể ngồi một chỗ truy cập thông tin cần thiết trên mạng và sử dụng nó như một thông tin chính thống làm cho việc quản lý dạy học gặp nhiều khó khăn. Chính điều đó cũng ảnh hưởng rất nhiều trong công tác chỉ đạo thư viện ở 
trường Tiểu học Thiệu Hòa. Muốn chỉ đạo đồng bộ thì thư viện nhà trường cần được đầu tư theo kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất nghèo nàn không theo kịp, không có cán bộ thư viện, thiết bị, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo của cán bộ quản lý.
 - Đối tượng phục vụ ở đây là học sinh Tiểu học, hơn nữa lại là học sinh ở vùng nông thôn. Mặc dù trình độ dân trí đã được nâng lên, xong để học sinh có thói quen đến phòng đọc của nhà trường thì quả là một vấn đề cần bàn nhiều. Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải trí đến với các em rất nhanh nhạy. Các em ham mê phim Hàn Quốc, các trò chơi game trên mạng hơn là đọc sách. Nhưng cái khó cơ bản là thói quen trong cách nghĩ của một bộ
phận giáo viên và học sinh. Ngại tìm và nghiên cứu tài liệu tại thư viện.
Thể hiện ở số liệu điều tra như sau:
Số GV mượn sách thường xuyên:	25 %
Số GV đọc sách thường xuyên:	30 %
Số HS mượn sách thường xuyên:	30 %
 Số HS đọc sách thường xuyên:	20 %
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
 Qua nghiên cứu thực tiễn và lý luận của công tác chỉ đạo thư viện ở trường Tiểu học của chúng tôi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_cong_tac_thu_vien_gop.doc