SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc Trung học cơ sở

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc Trung học cơ sở

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [1].

Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trong những năm qua dưới sự lãnh chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND – UBND huyện, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Sự quan tâm của Cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn và đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ CBGV, HS toàn ngành. Chất lượng giáo dục, đặt biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn được đầu tư và có sự chuyển biến, số lượng chất lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện tăng lên, điểm số thuộc các môn khoa học tự nhiên được nâng lên, một số trường vùng ven, vùng cao đã có giải cao cấp huyện, cấp tỉnh.

Nhận thức về tầm nhìn chiến lược trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn, tạo tiền đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho huyện. Năm học 2015-2016, ngành GD&ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện ban hành Đề án số 141/ĐA-UBND về việc xây dựng trường điểm về chất lượng mũi nhọn bậc THCS giai đoạn 2015-2020.

Từ kết quả dự thi cấp tỉnh năm học 2015-2016 còn nhiều hạn chế, toàn huyện chỉ đạt 4 giải, xếp thứ 24/27 huyện, thị. Bước sang năm học 2016-2017, với cương vị là người đứng đầu ngành GD&ĐT huyện Như Xuân, tôi đã mạnh dạn ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc Trung học cơ sở, kết quả bước đầu đã có những khởi sắc nhất định.

 

doc 9 trang thuychi01 6550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.
Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.2. Giải pháp thực hiện và ứng dụng thực tiễn
3
2.2.1. Một số giải pháp thực hiện trong năm học 2016-2017
3
2.2.2. Nhóm giải pháp tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng mũi nhọn trong năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo.
4
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
5
3.
Kết luận và kiến nghị
7
3.1. Kết luận
7
3.2. Kiến nghị
7
Tài liệu tham khảo
8
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [1].
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trong những năm qua dưới sự lãnh chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND – UBND huyện, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Sự quan tâm của Cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn và đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ CBGV, HS toàn ngành. Chất lượng giáo dục, đặt biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn được đầu tư và có sự chuyển biến, số lượng chất lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện tăng lên, điểm số thuộc các môn khoa học tự nhiên được nâng lên, một số trường vùng ven, vùng cao đã có giải cao cấp huyện, cấp tỉnh.
Nhận thức về tầm nhìn chiến lược trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn, tạo tiền đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho huyện. Năm học 2015-2016, ngành GD&ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện ban hành Đề án số 141/ĐA-UBND về việc xây dựng trường điểm về chất lượng mũi nhọn bậc THCS giai đoạn 2015-2020.
Từ kết quả dự thi cấp tỉnh năm học 2015-2016 còn nhiều hạn chế, toàn huyện chỉ đạt 4 giải, xếp thứ 24/27 huyện, thị. Bước sang năm học 2016-2017, với cương vị là người đứng đầu ngành GD&ĐT huyện Như Xuân, tôi đã mạnh dạn ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc Trung học cơ sở, kết quả bước đầu đã có những khởi sắc nhất định.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Như Xuân
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Khảo sát kết quả đạt được.
+ Phân tích rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến 
	 Trong những năm qua dưới sự lãnh chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND – UBND huyện, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Sự quan tâm của Cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn và đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ CBGV, HS toàn ngành. Chất lượng giáo dục, đặt biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn được đầu tư và có sự chuyển biến, số lượng chất lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện tăng lên, điểm số thuộc các môn khoa học tự nhiên được nâng lên, một số trường vùng ven, vùng cao đã có giải cao cấp huyện, cấp tỉnh. 
	Tuy nhiên, số lượng và chất lượng HSG cấp tỉnh còn ít, số lượng giải các môn Khoa học tự nhiên còn hạn chế; xếp hạng chất lượng mũi nhọn của huyện trong toàn tỉnh năm cao nhất 2013-2014 củng chỉ ở thứ 20/27 huyện, thị; năm học 2015-2016 chỉ có 01 học sinh thi đậu vào chuyên Toán Lam Sơn; 05 học sinh đậu vào chuyên Bộ - Đại học Vinh. Số lượng, chất lượng thí sinh dự thi vào các lớp mũi nhọn còn hạn chế, tỷ lệ thí sinh đạt điểm giỏi trong bài thi từ 17 điểm trở lên còn thấp, chỉ đạt 1,1%; Chất lượng bài thi vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017 chưa cao, công tác ôn tập, phụ đạo ở các trường THCS chưa đáp ứng yêu cầu; số bài thi đạt điểm giỏi từ 8,0 điểm trở lên chỉ có 20 bài, và vẫn còn những bài thi bị điểm 0. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ở mức cao nhưng số học sinh tham gia thi Đại học, cao đẳng không nhiều, điểm số của thí sinh dự thi thấp, chỉ đỗ vào những trường thuộc tốp trung bình, trong những năm qua toàn huyện chỉ có 2 học sinh đậu thủ khoa các trường Học viện, Đại học. 
2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
2.2.1. Một số giải pháp thực hiện trong năm học 2016-2017
- Tập trung chỉ đạo các nhà trường nâng cao chất lượng mũi nhọn, chọn lựa những giáo viên có kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi, có biện pháp kích cầu cho giáo viên và học sinh như: Dân Tộc Nội Trú, Xuân Bình, Cát Vân, Yên Lễ, Hóa Quỳ.
- Đầu tháng 11/2016, Phòng GD đã tổ chức kỳ thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 với 75 trúng tuyển; tổ chức ôn luyện tập trung tại các lớp mũi nhọn từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017, qua 06 lần sát hạch đã chọn 56 học sinh học sinh vào đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh.
- CBQL, GV các lớp mũi nhọn tích cực tăng cường thời lượng ôn luyện đội tuyển học sinh vào các buổi chiều; năng động trong việc dạy kèm thêm cho các em vào buổi tối tại gia đình của các thầy, cô. 
- Tổ chức cho CBQL, GV các lớp mũi nhọn tham gia học tập kinh nghiệm tại Trường THCS Nguyễn Du – huyện Quảng Xương. Mời các thầy, cô ở Phòng GDTrH của Sở GD&ĐT Thanh Hóa trao đổi và định hướng về công tác ôn luyện, bồi dưỡng cho GV và HS đội tuyển.
- Bên cạnh việc tập trung nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, phòng GD đã tổ chức tốt kỳ thi giải Toán trên máy tính CASIO, chọn đội tuyển gồm 06 học sinh, tổ chức ôn luyện tại trường THCS Yên Cát và dự thi cấp tỉnh vào tháng 1/2017.
- Tổ chức thi Kiến thức liên môn và Dạy học tích hợp cho học sinh và giáo viên. Đã chọn lựa được 05 sản phẩm của học sinh và 08 sản phẩm của giáo viên tham gia cấp tỉnh vào tháng 12/2016.
- Tổ chức tốt giao lưu Câu lạc bộ Trí tuệ tuổi thơ cho học sinh lớp 3, 4, 5 tại hai cụm (Cụm 1: Thanh Quân gồm 7 đơn vị tham gia với 101 học sinh giao lưu; cụm 2: Thượng Ninh với 246 học sinh giao lưu của 11 đơn vị). Việc tổ chức giao lưu đã nhận được sự đồng thuận cao trong CBGV và nhân dân; đây là hoạt động thiết thực nhằm không chỉ nâng cao chất lượng dạy-học ở bậc Tiểu học mà còn để tạo nguồn vững chắc cho chất lượng mũi nhọn bậc THCS.
2.2.2. Nhóm giải pháp tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng mũi nhọn trong năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo.
	- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tập trung nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong toàn ngành, khắc phục những hạn chế, yếu kém; lấy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của CB, GV làm nhiệm vụ trọng tâm có tính quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; lấy chất lượng giáo dục, hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ, giáo viên.
	- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp, thi cử, kiểm tra, nhận xét, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh đảm bảo công bằng, khách quan. 
	- Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả Đề án 141 về việc xây dựng trường điểm về chất lượng mũi nhọn bậc THCS giai đoạn 2015-2020; Đề án nâng cao chất lượng giáo dục Miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc xây dựng, phát triển số lượng, chất lượng các lớp mũi nhọn; phấn đấu đạt 100% các xã, thị trấn có học sinh tham gia học tập tại các lớp mũi nhọn; 
- Tiếp tục tổ chức tốt giao lưu CLB trí tuệ tuổi thơ lớp 3,4,5; thi HSG các môn văn hóa lớp 9; giao lưu kiến thức lớp 6,7,8; tuyển sinh vào các lớp mũi nhọn đạt chỉ tiêu Đề án.
- Tổ chức thi chọn đội tuyển HSG các môn văn hóa lớp 9 ngay tư tháng 9/2017, tổ chức ôn luyện tập trung từ tháng 9/2017 – 3/2018; tiếp tục tăng cường hoạt động trao đổi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng HSG với những trường, huyện tốp trên.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; tiếp tục thực hiện phương châm: Toàn xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để thực hiện yêu cầu này, cần tăng cường phát huy vai trò các đoàn thể, hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục, kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phát triển giáo dục và đào tạo; huy động các nguồn học bổng, học phẩm, học cụ để hỗ trợ học sinh nghèo, gặp khó khăn, khen thưởng, tôn vinh học sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện [3].
 2.3. Một số kết quả cơ bản sau khi áp dụng sáng kiến
- Kỳ thi HSG giải toán trên máy tính CASIO có 01 HS đạt giải khuyến khích.
- Hội thi dạy học theo chủ đề tích hợp có 06 sản phẩm của GV THCS đạt giải, trong đó có 02 giải Ba, 04 giải Khuyến khích.
- Thi HSG các môn văn hóa lớp 9: 17 HS đạt giải, trong đó có 6 giải Ba, 11 giải Khuyến khích, cơ bản tất cả các môn dự thi đều có giải, 51/56 học sinh có điểm bài thi từ 10 điểm trở lên; tổng điểm đội tuyển đạt được 80 điểm, xếp hạng 19/27 huyện, thị; xếp thứ 3 trong 11 huyện miền núi (xếp sau Thạch Thành, Ngọc Lặc) tăng 5 hạng so với năm học trước.
- Khối THPT có 05 giải ba, 07 giải Khuyến khích HSG các môn văn hóa lớp 12; 03 giải ba, 01 khuyến khích thi HSG trên máy tính CASIO; 03 giải ba, 03 khuyến khích Hội thi Giáo dục Quốc phòng. TT GDTX có 01 học sinh đạt giải KK.
- Kết quả kỳ thi HSG lớp 9, giao lưu kiến thức lớp 6,7,8 cấp huyện:
Stt
Trường
Tổng số thí sinh
dự thi
Số giải
Điểm
Điểm (Trường có học sinh thuộc đội tuyển tỉnh)
Tổng điểm
Xếp hạng
Nhất
Nhì
Ba
KK
Tổng giải
1
THCS Yên Cát
63
2
13
9
16
40
179
112
291
1
2
THCS Bãi Trành
45
5
7
14
13
39
181
18
199
2
3
THCS DTNT
52
0
1
12
23
36
101
66
167
3
4
THCS Xuân Bình
43
0
5
7
18
30
99
20
119
4
5
THCS Thượng Ninh
38
0
2
3
8
13
42
27
69
5
6
THCS Hóa Quỳ
22
0
0
1
8
9
20
48
68
6
7
THCS Xuân Quỳ
24
0
0
2
4
6
16
48
64
7
8
THCS Xuân Hòa
18
0
1
6
5
12
41
10
51
8
9
TH&THCS Cát Vân
12
0
2
4
2
8
34
11
45
9
10
THCS Bình Lương
15
1
1
1
1
4
23
15
38
10
11
TH&THCS Yên Lễ
8
0
0
2
2
4
12
20
32
11
12
THCS Cát Tân
12
0
0
0
4
4
8
21
29
12
13
THCS Thanh Lâm
18
0
0
1
5
6
14
0
14
13
14
THCS Thanh Quân
22
0
0
1
5
6
14
0
14
14
15
THCS Thanh Xuân
12
0
0
1
4
5
12
0
12
15
16
THCS Tân Bình
18
0
0
1
4
5
12
0
12
16
17
THCS Thanh Sơn
7
0
0
1
3
4
10
0
10
17
18
THCS Thanh Phong
21
0
0
1
3
4
10
0
10
18
19
TH&THCS Thanh Hòa
5
0
0
0
3
3
6
0
6
19
Tổng
455
08
32
67
131
238
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kết quả các kỳ thi, hội thi cấp huyện, tỉnh trong năm học 2016-2017 cho thấy công tác chỉ đạo từ Phòng đến các trường đã có những đổi mới tích cực; công tác bồi dưỡng, ôn luyện đội tuyển đã dần đi đúng hướng, đem lại tín hiệu khả quan về giáo dục mũi nhọn huyện nhà. Những thành quả nêu trên là nỗ lực phấn đấu không ngừng của CBQL, GV, HS toàn bậc học nói chung và GV các lớp mũi nhọn nói riêng đáng được trân trọng, biểu dương và tiếp tục phát huy.
	3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với UBND huyện
- Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để duy trì, củng cố số lượng, chất lượng các lớp mũi nhọn tại trường THCS Yên Cát theo lộ trình Đề án 141.
- Tăng cường CSVC, trang thiết bị trường lớp học; tạo điều kiện tốt nhất có thể để các trường nâng cao chất lượng giáo dục
3.2.2. Đối với Sở GD&ĐT
	Tiếp tục định hướng dạng đề thi, giới hạn chương trình ôn tập để các trường có điều kiện tổ chức bồi dưỡng, ôn luyện tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Như Xuân, ngày tháng 5năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Lê Nhân Trí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
[2]. Đề án số 141/ĐA-UBND ngày 10/10/2015 của UBND huyện Như Xuân.
[3]. Nguyễn Văn Huấn, Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_mui_nhon.doc