SKKN Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Điện Biên TP Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Điện Biên TP Thanh Hoá

Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới giáo dục.

Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường. Thông qua sinh hoạt để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Với nhận thức đó, từ thực tế quản lí trong nhiều năm, đặc biệt là những thành công từ trường THCS Quang Trung TP Thanh Hóa (nơi trước đây 14 năm công tác), tôi vận dụng, đổi mới để áp dụng tại trường THCS Điện Biên TP Thanh Hóa. Với định hướng đó tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Điện Biên TP Thanh Hoá”

 

doc 16 trang thuychi01 7233
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Điện Biên TP Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới giáo dục. 
Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường. Thông qua sinh hoạt để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Với nhận thức đó, từ thực tế quản lí trong nhiều năm, đặc biệt là những thành công từ trường THCS Quang Trung TP Thanh Hóa (nơi trước đây 14 năm công tác), tôi vận dụng, đổi mới để áp dụng tại trường THCS Điện Biên TP Thanh Hóa. Với định hướng đó tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo để nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Điện Biên TP Thanh Hoá”
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng việc sinh hoạt tổ nhóm các nhà trường. Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của tổ nhóm chuyên môn trong việc triển khai các kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học của nhà trường, từ đó đề ra giải pháp chủ đạo đổi mới tích cực trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu hoạt động giáo dục của giáo viên, của tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường. Kết quả học tập của học sinh, hiệu quả giảng dạy của các thầy cô giáo.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Căn cứ vào điều lệ trường THCS, Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và vai trò của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trong nhà trường và từ thực tế đã thực hiện năm học 2015-2016 để điều tra, phân tích tìm ra nguyên nhân và các biện pháp thích hợp. Từ đó xây dựng định hướng kế hoạch lớn trong kế hoạch 5 năm và từng năm học.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận.
Trong công tác giáo dục của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn đóng vai trò quan trọng, đó là tổ chức triển khai thực hiện chi tiết các kế hoạch, định hướng của nhà trường. Đề xuất những giải pháp cụ thể, tích cực cho các hoạt động giáo dục do nhà trường chỉ đạo, là nơi quy tụ sức mạnh tập thể, gắn kết các thành viên tạo nên tình đoàn kết trong nhà trường để cùng thực hiện nhiệm vụ.
 Chi bộ, ban giám hiệu đã xác định: Xây dựng, chỉ đạo thực hiện tốt sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là một trong nhiều biện pháp quan trọng để:
 - Xây dựng bộ máy nhà trường làm việc hiệu quả.
 - Là một trong nhiều biện pháp then chốt để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
 - Là nơi tốt nhất để các thầy cô giáo trao đổi, góp ý và giúp đỡ nhau trong chuyên môn.
 - Là nơi thực hiện sự phân công công việc (theo đơn vị tập thể) thực hiện các nhiệm vụ nhà trường từng năm học.
 - Là khâu then chốt trong chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Cơ sở thực tiễn
Vài nét về trường THCS Điện Biên – TP Thanh Hoá.
 	Trường THCS Điện Biên hiện nay có:
+ 17 lớp: 710 học sinh
+ 43 Cán bộ, giáo viên: Đạt chuẩn 100%. Trong đó: 86% trên chuẩn (3 thạc sĩ),
BGH: 3 đ/c, hành chính: 2 đ/c
+ Về biên chế hiện có: 2 tổ chuyên môn
- Tổ KHTN: 23 đ/c
Tổ trưởng: Đ/c Lê Thị Thu Hiền 
	 Tổ phó: Đ/c Lê Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu Hường 
- Tổ KHXH: 16 đ/c
Tổ trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Mai Hương	 
	Tổ phó: Đ/c Lưu Thị Yến, Đỗ Thị Thanh Xuân 
- Có 1 tổ chủ nhiệm: 17 đ/c
Tổ trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Thanh Hiền 
 Tổ phó: Đ/c Nguyễn Thị Út 
 Về ưu điểm: Mỗi nhóm chuyên môn có nhiều giáo viên sinh hoạt, đây là thuận lợi để các thầy cô được trao đổi, góp ý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, có nội dung, kế hoạch cụ thể hàng tuần, hàng tháng.
 Tồn tại: Bên cạnh những thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn như: Năng lực chuyên môn, cơ cấu giáo viên, sức khoẻ, điều kiện của các thành viên một số nhóm chưa đều. Cách thức làm việc của giáo viên còn nhiều hạn chế phải điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của nhà trường đặt ra.
II. Thực trạng của sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường trước khi triển khai đề tài.
1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường trước đây thường thực hiện một số nội dung sau.
 - Phổ biến, nhắc lại một số nội dung công việc của giáo viên trong tuần, trong tháng hoặc trong một giai đoạn theo sự triển khai của ban giám hiệu.
 - Dự giờ, góp ý giờ dạy của các đợt thao giảng theo quy định.
 - Trao đổi một số nội dung chuyên môn theo các chuyên đề BDTX.
 - Bình xét thi đua cuối kỳ, cuối năm theo kế hoạch triển khai của nhà trường.
2. Lịch sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
 Sinh hoạt tổ 02 lần/tháng, nhóm 02 lần/tháng. Tuy nhiên thường nhóm chuyên môn không được phát huy.
Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đã thường nặng về hình thức, thủ tục hành chính, nội dung không cụ thể, tổ chức chệch choạc không có hiệu quả trong việc thúc đẩy chất lượng của nhà trường, không phát huy được sức mạnh tập thể. Muốn tạo nên một diện mạo mới trong sự phát triển đi lên của nhà trường cần phải thay đổi được lề lối làm việc của mỗi giáo viên, của các tổ nhóm chuyên môn, cần phải có những giải pháp cụ thể, sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu hướng tới mục đích các tổ nhóm chuyên môn hoạt động có kế hoạch, bài bản và thực sự hiệu quả.
III. Một số kế hoạch, biện pháp cơ bản của BGH chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thực hiện nhiệm vụ năm học.
1. Công tác tổ chức, sắp xếp nhân sự tổ nhóm chuyên môn.
- Căn cứ vào điều lệ trường THCS.
- Căn cứ vào thực tế thuận lợi, khó khăn về nhân sự hàng năm
- Căn cứ vào năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, uy tín của giáo viên.
Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của nhà trường trong từng năm học.
Trong những năm vừa qua việc lựa chọn, quyết định bổ nhiệm đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, phân công các nhóm trưởng chuyên môn ở trường THCS Điện Biên đã được ban giám hiệu cân nhắc, lựa chọn chính xác, đảm bảo được mục tiêu trước mắt và lâu dài, có tiêu chí xét duyệt rõ ràng nên bộ máy nhà trường hoạt động đều tay, đạt hiệu quả cao trong công việc. Chúng tôi đã thực hiện tốt năm vấn đề sau:
1.1. Tiêu chí chọn.
- Là những đồng chí có năng lực về chuyên môn.
- Có uy tín và sự ảnh hưởng tốt cho tổ.
- Có năng lực quản lý.
- Tổ trưởng, tổ phó là đồng thời là tổ trưởng tổ Đảng, nắm bắt kịp thời tư tưởng của cán bộ Đảng viên trong tổ thực hiện đúng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước, của ngành. Kết hợp với công đoàn để bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Chúng tôi chọn tổ phó chuyên môn là tổ trưởng công đoàn. 
1.2. Phân định trách nhiệm rõ ràng.
- Căn cứ vào Điều lệ nhà trường và các văn bản hiện hành để giao trách nhiệm, quyền hạn.
- Phân công ban giám hiệu phụ trách, theo dõi chỉ đạo sâu từng tổ chuyên môn để nắm bắt kịp thời diễn biến của từng tổ.
- Xây dựng lề lối, cách thức làm việc giữa ban giám hiệu - Tổ trưởng - Tổ viên.
1.3. Tạo được sự tin tưởng khi làm việc.
- Ban giám hiệu phân công công việc cụ thể, mỗi người đều tự chủ và chịu trách nhiệm với công việc được giao.
- Tôn trọng, lắng nghe, dân chủ, công khai trong những định hướng quan trọng.
Ví dụ: 
+ Việc bố trí sắp xếp chuyên môn hàng năm, sau khi Hiệu trưởng và ban giám hiệu dự kiến xong thì tổ chức cuộc họp giữa ban giám hiệu và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn (mời đại diện công đoàn dự) để có phương án tốt nhất trước khi đưa thông qua ở tổ chuyên môn.
+ Trong các cuộc họp thi đua hàng năm khi đánh giá lại các hoạt động toàn diện của nhà trường các đồng chí tổ trưởng, tổ phó đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho báo cáo tổng kết, rất nhiều vấn đề về chuyên môn như cách tổ chức thao giảng, điều chỉnh biện pháp chỉ đạo đã được bàn bạc kỹ và tìm ra nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm cho những năm sau. 
 - Cùng xác định mục tiêu, nhiệm vụ để xây dựng thương hiệu nhà trường.
 + Giáo viên đủ năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng tập thể đoàn kết, tự giác.
 + Dạy sát đối tượng, chắc kiến thức cơ bản. Giúp học sinh hình thành phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
 + Đánh giá đúng kết quả học tập học sinh. 
 + Nề nếp học sinh là điều kiện không thể thiếu để nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Giúp tổ trưởng tháo gỡ những khó khăn, những vấn đề cần có sự giúp đỡ của Ban giám hiệu.
1.4. Chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
- Ngay từ đầu năm, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch năm học. Mỗi giáo viên đăng ký chỉ tiêu thi đua cho bộ môn, khối, lớp. Xây dựng kế hoạch cho cá nhân, cho tổ trong năm học từ đó ban giám hiệu xây dựng chỉ tiêu toàn trường.
- Ban giám hiệu chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo kế hoạch tháng và năm học.
- Chú trọng chất lượng sinh hoạt, tránh hình thức.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ trưởng.
Ban giám hiệu biết nắm thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Chú ý nhất sau các kỳ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khuyến khích giáo viên thể hiện chính kiến, mạnh dạn đề xuất, Ban giám hiệu nghiêm túc lắng nghe để nắm bắt được nhiều thông tin. Biết khích lệ, động viên kịp thời, quan tâm đội ngũ cốt cán cả tinh thần và vật chất.
2. Một số kế hoạch, biện pháp cơ bản của ban giám hiệu chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn 
Có năm định hướng chính ban giám hiệu đã và đang thực hiện: 
- Bố trí giáo viên phù hợp với năng lực, sở trường.
 	+ Bố trí chuyên môn: Bố trí 2 năm; 4 năm liên tục.
 	+Theo dõi được kết quả và chất lượng giảng dạy của một số môn nhiều giờ.
- Bố trí kết hợp các đồng chí có chuyên môn vững vàng kèm với các đồng chí trẻ hoặc non hơn để giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
- Chọn nhóm trưởng là giáo viên có chuyên môn, uy tín tốt nhất của nhóm.
- Nêu rõ những nhiệm vụ và quy định chung về sinh hoạt nhóm chuyên môn.
 + Có kế hoạch, lịch sinh hoạt rõ ràng của tổ, nhóm chuyên môn.
 + Nội dung: Đi sâu vào nội dung cụ thể trao đổi về kiến thức, phương pháp và thống nhất về chuyên môn như thực hiện chương trình, thảo luận các loại bài dạy, thống nhất kiểm tra đánh giá học sinh ...
- Đánh giá hiệu quả công việc của giáo viên và nhóm chuyên môn: Căn cứ kết quả sau học kỳ I và cuối năm học (Cả chất lượng mũi nhọn và đại trà, cả nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém). Có quy chế khen thưởng cho tập thể và cá nhân.
- Căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn giáo viên 
2.1. Xây dựng kế hoạch tổ nhóm chuyên môn đầu năm học.
 	Dựa theo chỉ tiêu chất lượng của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học. Thông qua hội nghị xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn đầu năm để giao chỉ tiêu chất lượng cho từng bộ môn, từng khối lớp, từng giáo viên.
 	Mỗi giáo viên đều đăng ký chỉ tiêu chất lượng theo môn, theo từng khối lớp. Phải nêu được giải pháp để thực hiện chỉ tiêu đó
Đây là một vài ví dụ về việc đăng ký chỉ tiêu của tổ KHTN, KHXH 
 (Trích trong kế hoạch tổ KHTN, KHXH năm học 2015-2016)
 Chỉ tiêu phấn đấu:
a. Chất lượng học sinh 
Môn : Toán
Khối
Xếp loại (tính theo %)
Học sinh giỏi (Số học sinh)
Giỏi
Khá
TB 
Yếu
Kém
Trường
Huyện thị, TP
Tỉnh
Quốc gia
6(228)
22,0
34,2
39,4
4,4
25
7(254)
30,7
32,2
32,0
5,1
30
8(120)
30,0
28,3
35,1
6,6
15
9(107)
20,6
45,8
28,0
5,6
03
01
Môn: Vật lí
Khối
Xếp loại (tính theo %)
 Học sinh giỏi (Số học sinh)
Giỏi
Khá
TB 
Yếu
Kém
Trường
Huyện thị, TP
Tỉnh
Quốc gia.
6(228)
31,6
35,1
29,8
3,5
7(254)
31,5
33,1
33,8
1,6
8(120)
25,0
33,0
39,5
2,5
9(107)
22,4
43,0
29,9
4,7
03
01
 Môn: Ngữ văn
Khối
Xếp loại (tính theo %)
 Học sinh giỏi (Số học sinh)
Giỏi
Khá
TB 
Yếu
Kém
Trường
Huyện thị, TP
Tỉnh
Quốc gia.
6(228)
18,4
34,2
43,0
4,4
25
7(254)
23,6
40,9
32,4
3,1
32
8(120)
23,3
36,6
35,9
4,2
13
9(107)
18,7
43,0
33,6
4,7
02
Môn: Tiếng Anh
Khối
Xếp loại (tính theo %)
 Học sinh giỏi (Số học sinh)
Giỏi
Khá
TB 
Yếu
Kém
Trường
Huyện thị, TP
Tỉnh
Quốc gia.
6(228)
32,5
36,0
27,1
4,4
30
05
03
7(254)
31,5
33,1
32,3
3,1
40
06
03
8(120)
23,3
35,0
36,7
5,0
20
03
01
9(107)
20,6
42,1
31,7
5,6
03
Môn:Thể dục
Khối
Xếp loại(tính theo %)
Học sinh giỏi (Số học sinh)
Đạt
Chưa đạt
Trường
Huyện thị, TP
Tỉnh
Quốc gia
6(228)
96,1
3,9
15
05
03
01
7(254)
94,9
5,1
20
06
02
8(120)
95,8
4,2
15
04
01
9(107)
100
0
15
04
 	Cuối mỗi kỳ, việc tổ chức thi, đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện nghiêm túc. Kết quả giảng dạy của từng giáo viên, từng lớp, hiệu quả giảng dạy của giáo viên được công khai. 
2.2. Nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
 Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn BGH thống nhất chỉ đạo: Sinh hoạt tổ nhóm không hình thức, không đi vào các yêu cầu chung chung mà tập trung đi sâu vào các nội dung sau: 
2.2.1. Thời gian sinh hoạt.
 Hai tuần một lần vào chiều thứ sáu của tuần lẻ tổ nhóm sinh hoạt chuyên môn bắt đầu vào lúc 14h00 và kết thúc khi nào đã hoàn thành mọi công việc chuyên môn của tổ nhóm. Đôi khi trong khoảng thời gian đó chúng tôi còn trao đổi thống nhất thêm một số vấn đề nảy sinh từ thực tế giảng dạy để cuối cùng đi đến sự nhất trí cao về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy.(Có nhiều tuần nhóm chuyên môn họp 3 lần)
2.2.2. Thống nhất bài khó dạy trong tuần.
 Với những bài khó dạy trong tuần tổ nhóm thống nhất từ cách soạn giáo án (kiến thức trọng tâm cần truyền đạt, hệ thống câu hỏi (chú ý đầy đủ các đối tượng nhất là học sinh yếu để nâng cao chất lượng đại trà, kể cả việc kiểm tra bài cũ, phương pháp bộ môn, luyện tập củng cố).
	Trong hai năm học 2014-2015; 2015-2016, kế hoạch thao giảng ở học kỳ hai ban giám hiệu chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn tổ chức thao giảng trao đổi phương pháp soạn giảng, phương pháp giảng dạy các thể loại bài như: Dạng bài dạy khái niệm mới, dạy định lí, tính chất, dạng bài luyện tập, ôn tập chương. Đặc biệt là các thể loại bài khó dạy như ôn tập chương, thực hành, luyện tập, trả bài kiểm tra( môn ngữ văn)...
	Tổ chức dạy minh họa dưới hình thức: Các nhóm chuyên môn lựa chọn thể loại bài khó dạy, thảo luận, thống nhất phương pháp soạn giảng.
	+ Xác định trọng tâm của bài. Những đơn vị kiến thức cần truyền thụ
	+ Hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với từng loại đối tượng học sinh.
	+ Đăng ký dạy minh họa vào các chiều thứ 6 ( Từ 14h đến 14h45) để nhóm chuyên môn và tổ cùng dự trao đổi rút kinh nghiệm.
	Mỗi giáo viên đi dự đều có trách nhiệm đóng góp ý kiến chỉ rõ ưu điểm, tồn tại của việc soạn giảng, truyền thụ kiến thức, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức giờ dạy của giáo viên.	
	+ Tổ trưởng, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến thống nhất.
	Với cách thức tổ chức như vậy, năng lực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên được nâng lên rõ rệt, các tiết dạy minh họa vào chiều thứ 6, giáo viên đi dự được đông đủ (Có tiết tới 17 giáo viên dự giờ). 
2.2.3. Thống nhất việc sử dụng tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học.
	+ Yêu cầu tất cả các tiết dạy có thí nghiệm chứng minh, thực hành( theo danh mục thiết bị thí nghiệm thực hành đã được tổng hợp), giáo viên phải thực hiện. Các tiết thực hành dạy tại phòng bộ môn.
	+ Giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học ( Máy chiếu đa năng) để hỗ trợ giảng dạy.
	+ Nhà trường khuyến khích việc tổ chức thí nghiệm, thực hành cho học sinh. 
2.2.4. Thống nhất đề kiểm tra ( từ kiểm tra 15 phút đến kiểm tra 1 tiết)
	- Trong sinh hoạt tổ nhóm phải thống nhất những nội dung cần kiểm tra - từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng ở từng phân môn.
	- Thống nhất kiểm tra sẽ kiểm tra ở các lớp theo mặt bằng chung sau đó ở những lớp khá có thêm câu hỏi khó để phát hiện học sinh khá, giỏi.
	- Mỗi đề kiểm tra thông thường yêu cầu phải làm hai đề (chẵn lẻ) để tránh việc vi phạm quy chế thi đồng thời là sự nhắc nhở các em học bài đầy đủ, toàn diện hơn.
	- Phân công trong nhóm chuyên môn phụ trách ra đề.
	- Trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần thống nhất việc xem bài kiểm tra thật nghiêm túc để đánh giá học sinh chính xác hơn.
2.2.5. Thống nhất phương pháp kiểm tra việc học bài, làm bài. Rèn kĩ năng trình bày bài cho học sinh.
 	Đây là một nội dung quan trọng ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Giáo viên cần phân chia thời gian của mỗi tiết dạy cho việc kiểm tra đầu giờ, hệ thống câu hỏi trong bài giảng đan xen giữa kiến thức đã học với tìm tòi phát hiện những đơn vị kiến thức mới. Việc giao bài về nhà phải có sự lựa chọn câu hỏi, bài tập hợp lý với từng lớp, từng đối tượng học sinh để nâng cao ý thức học bài và làm bài ở nhà của học sinh. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ... Sử dụng nhiều hình thức để cùng lúc kiểm tra được nhiều em. Kiểm tra như vậy là hình thức nhắc nhở yêu cầu các em phải học bài, làm bài ở nhà đều đặn (khi kiểm tra lồng kiến thức có trong sách vở được học của nhà trường với kiến thức mở rộng để khuyến khích học sinh tìm tòi, học hỏi thêm ở tài liệu tham khảo). Cách kiểm tra này gây hứng thú cho học sinh. Việc kiểm tra bài cũ tổ nhóm chuyên môn thống nhất phải thực hiện đầy đủ, đều đặn ở các tiết học chính khóa và cả các tiết học bồi dưỡng tại trường.
 Cuối tuần ban giám hiệu tổng hợp, đánh giá việc học bài của học sinh thông qua việc tổng hợp trong sổ đầu bài: Số lượt kiểm tra, số lần thuộc bài, không thuộc bài, số điểm 9, 10 ở mỗi lớp. Tuyên dương những học sinh đạt nhiều điểm cao, lớp có tỉ lệ thuộc bài cao, lớp có nhiều điểm 9, 10. Nhắc nhở lớp còn có tỉ lệ thuộc bài thấp. Đó là một trong những kênh giúp ban giám hiệu theo dõi việc hướng dẫn học sinh học bài và làm bài của giáo viên.
2.2.6. Thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
	Trong họp tổ nhóm chuyên môn, ban giám hiệu chỉ đạo đi sâu vào các nội dung cụ thể.
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi: Trong hai năm học 2014-2015; 2015-2016 nhà trường đã thành lập các lớp khá giỏi môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ở khối 6; 7, thi chọn đội tuyển cho khối 8. Các nhóm chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, phân công phụ trách chuyên đề. Nhà trường khuyến khích việc sử dụng tài liệu tham khảo. Hàng tháng, mỗi giáo viên dạy Toán được phát một tờ báo “Toán học tuổi thơ 2”, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn một tờ “ Văn học tuổi trẻ’. Môn Tiếng Anh kết hợp với trung tâm Anh ngữ Quốc tế BIGBEN nâng cao kĩ năng nghe nói, kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Học sinh được học với giáo viên là người bản địa.
	- Các nhóm chuyên môn trao đổi, bàn sâu việc giảng dạy từng chuyên đề, những vướng mắc cần được khắc phục. Nhà trường xếp lịch học, duyệt giáo án dạy chính khóa, giáo án dạy thêm, giáo án dạy đội tuyển và các lớp khá giỏi từng tuần. Tổ chức kiểm tra theo chuyên đề, có tổng hợp theo dõi 04 lần/năm gồm hai bài kiểm tra học kỳ và kiểm tra chuyên đề giữa kỳ.
	- Kết quả đạt được về chất lượng mũi nhọn: Năm học 2013-2014 và 2015-2016 đội tuyển Toán xếp thứ 1/37; Vật lý, Giải toán bằng máy tính cầm tay xếp thứ 5/37... Đội tuyển 9 môn văn hóa lớp 9 năm 2015-2016 tăng 2 bậc so với năm trước.
	Học sinh ở các lớp khá giỏi say mê học tập, hầu hết đạt điểm 9; 10 trong các bài kiểm tra học kỳ.
2. Phụ đạo học sinh yếu kém: Để nâng cao dần chất học sinh từ yếu kém đến trung bình. Ban giám hiệu khuyến khích giáo viên kèm cặp, phụ đạo thêm cho học sinh.Học kỳ I năm học 2013-2014 tỉ lệ học sinh yếu kém đang là 12,04%. Học kỳ II còn 6,58%. Mùa hè 2014 giáo viên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đều thống nhất đồng lòng theo sự động viên của nhà trường dạy phụ đạo thêm hè cho đối tượng học sinh yếu kém không thu tiền, nâng được một phần chất lượng của số học sinh yếu kém. Năm học 2014-2015, kế hoạch năm học đề ra nâng cao chất lượng đại trà, tổ nhóm chuyên môn luôn bàn sâu, chú trọng tìm biện pháp, phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc thù từng bộ môn. Kết quả năm học 2014-2015 tỉ lệ yếu kém toàn trường còn 3,84%.
	Bảng thống kê hiệu quả phụ đạo học sinh yếu kém.
Năm học 
Sĩ số 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HKI
2013-2014
438
65
14.84%
164
37.44%
130
29.68%
78
17.81%
1
0.23%
HKII
2013-2014

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_li_chi_dao_de_nang_cao_chat_luong.doc