SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh

SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần vào việc học tập của các cháu” [1]. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Ngành học mầm non trong những năm gần đây cũng được sự quan tâm đặc biệt, trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang sạch đẹp, chế độ chính sách của giáo viên được nâng lên, các cháu mầm non vùng khó khăn đến lớp được hưởng các chế độ chính sách ưu tiên. Toàn xã hội đang rất quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy, muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đủ tri thức, hiểu biết để cống hiến cho nhân loại thì ngay từ lúc này chúng ta phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt. Thế giớ xung quanh chúng ta vô cùng rộng lớn, là kho tàng kiến thức vô tận, phong phú. Vì vậy con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá sự vật, hiện tượng, cây cỏ con vật Trong các hoạt động ở trường mầm non, làm quen môi trường xung quanh làm một môn quan trọng. Qua môn học này, giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ. Khi trẻ được trực tiếp quan sát, thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và đặc biệt là vốn từ của trẻ được phát triển. Trẻ có thêm hiểu biết và thái độ đúng đắn với vạn vật xung quanh.

Vậy để giúp trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh thì giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên là người cung cấp, trang bị những kiến thức ban đầu thông qua tổ chức các hoạt động, giúp trẻ tiếp cận những kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng. Để tổ chức cho trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ lên tiểu học đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy học trên nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm và quá trình tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”[2].

 

doc 21 trang thuychi01 61145
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Người thực hiện: Bùi Thị Quỳnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Tân
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
SỐ TRANG
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1
1.1 Lý do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của sáng kiến
2
2.1 Cơ sở lý luận
2
2.2 Thực trạng
3
2.3 Biện pháp tổ chức thực hiện
4
 Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học
4
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng 
9
Biện pháp 3: Cách đặt câu hỏi và tình huống để trẻ trả lời và giải quyết tình huống.
12
Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan
13
Biện pháp 5: Lồng ghép khám phá khoa học vào các tiết học khác.
14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1 Kết luận
16
3. 2 Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần vào việc học tập của các cháu” [1]. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Ngành học mầm non trong những năm gần đây cũng được sự quan tâm đặc biệt, trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang sạch đẹp, chế độ chính sách của giáo viên được nâng lên, các cháu mầm non vùng khó khăn đến lớp được hưởng các chế độ chính sách ưu tiên. Toàn xã hội đang rất quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non. 
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy, muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đủ tri thức, hiểu biết để cống hiến cho nhân loại thì ngay từ lúc này chúng ta phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt. Thế giớ xung quanh chúng ta vô cùng rộng lớn, là kho tàng kiến thức vô tận, phong phú. Vì vậy con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá sự vật, hiện tượng, cây cỏ con vật Trong các hoạt động ở trường mầm non, làm quen môi trường xung quanh làm một môn quan trọng. Qua môn học này, giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ. Khi trẻ được trực tiếp quan sát, thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và đặc biệt là vốn từ của trẻ được phát triển. Trẻ có thêm hiểu biết và thái độ đúng đắn với vạn vật xung quanh. 
Vậy để giúp trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm  quen với môi trường  xung  quanh thì giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên là người cung cấp, trang bị những kiến thức ban đầu thông qua tổ chức các hoạt động, giúp trẻ tiếp cận những kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt,  nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng. Để tổ chức cho trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ lên tiểu học đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy học trên nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm và quá trình tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”[2]. 
Trong những năm gần đây, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã và đang được quan tâm trong các trường mầm non, tuy nhiên giáo viên còn ôm đồm nhiều nội dung khám phá trong một hoạt động, nặng về cung cấp kiến thức hơn là tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá và chưa thực sự chú trọng tới việc hình thành các kỹ năng cho trẻ. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục chưa phong phú. Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động, cách đặt câu hỏi và giải quyết tình huống 
trong tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh. 
Với mong muốn phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn làm quen với môi trường xung quanh, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tôi đã áp dụng những biện pháp mới khi tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh đạt hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm tôi áp dụng với đề tài “Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tìm ra những biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, khắc phục phần lớn những hạn chế chung, đồng thời phát huy tính tò mò, ham hiểu biết, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5- 6 tuổi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Phương pháp thống kê, tổng hợp.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận:
Môi trường xung quanh (MTXQ) là tập hợp tất cả các yếu tố của tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Có thể phân chia MTXQ thành môi truờng tự nhiên và môi trường xã hội. Trong đó: môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và tự nhiên hữu sinh; môi trường xã hội bao gồm con người, mối quan hệ qua lại giữa con người với con người và các đồ vật do con người làm ra. 
Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết bao điều kỳ diệu!” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá! Đặc điểm nhận thưc của trẻ 5- 6 tuổi là ghi nhớ có chủ đích, khả năng tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và đã xuất hiện sự tự nhận thức. Trẻ ở độ tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng, hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những được lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cáchtiếp cận đối tượng, cách thức khám phá hiện tượng trong môi trường xung quanh. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kỹ năng 
nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Đặc biệt là nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về các sự vật và hiện tượng xung quanh. Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, trẻ được hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong việc giúp trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học trong môn học sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát, biết liên hệ những gì trẻ đã biết với những điều mới lạ.
Ngoài ra khám phá khoa học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thông qua việc miêu tả và giải thích những gì trẻ quan sát, khám phá được Tổ chức khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một trong những môn học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ.”[3]. 
2.2. Thực trạng của vấn đề:
a) Thuận lợi:
Trường mầm non Kim Tân nằm trên địa bàn thị trấn Kim Tân, trung tâm kinh tế chính trị của huyện Thạch Thành. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong thị trấn nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, sạch đẹp.
- Nhà trường là trường điểm của huyện, trường chuẩn Quốc gia nên các chuyên đề, hội thi hàng năm huyện thường tổ chức tại trường.
- Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết nhất trí, có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới của ngành
- 100% trẻ ăn ngủ bán trú tại trường và học chương trình Giáo dục mầm non.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, trẻ khỏe, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Giáo viên đã phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ học tập đạt kết quả cao.
b) Khó khăn:
- Việc đầu tư cho môn “Khám phá khoa học” chưa đa dạng, đồ dùng đồ chơi 
chưa nhiều, chưa mang tính hiện đại. 
- Hình thức tổ chức các tiết học ở lớp chưa phong phú, một số trẻ khả năng thực hành về định hướng trong toán học còn hạn chế.
- Ở lớp tôi phụ trách còn một số trẻ nhận thức còn chậm, chưa mạnh dạn, chưa tích cực khi tham tham gia các hoạt động thực tế.
c) Kết quả thực trạng: Tháng 9/2017
Tổng số trẻ được khảo sát
Nội dung và kết quả khảo sát
Trẻ lĩnh hội và tiếp thu kiến thức qua hoạt động trải nghiệm
Trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
35
27
8
26
9
Tỷ lệ %
77,2%
22,8%
74%
26%
Từ thực trạng trên để tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học”.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học.
Lựa chọn các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học (KPKH) về môi trường xung quanh là bước không thể thiếu để phát triển nhận thức một cách có hệ thống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ đang phát triển mạnh nên trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tiến hành cung cấp kiến thức cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. 
+) Khám phá khoa học bằng thí nghiệm.
Thông qua quá trình làm các thí nghiệm trẻ được thực hành, được trải nghiệm, được khám phá, từ đó kỹ năng tư duy, khả năng suy luận được phát triển. Những thí nghiệm mà cô đưa ra giúp thu hút sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào các hoạt động.
* Thí nghiệm “Nước sẽ thay đổi như thế nào” ở chủ đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” 
- Cho trẻ hát bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” và trò chuyện với trẻ về những cơn mưa và nước.
- Cô rót nước đun sôi để nguội vào 4 cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4. Cho trẻ quan sát, nếm, ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thế nào? Và đoán xem nước sẽ thay đổi như thế nào khi cô pha đường, muối, nước cam vào cốc nước. 
Cô pha đường vào cốc nước số 1, muối vào cốc nước số 2, cam vào các 
cốc nước số 3, cho trẻ nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét và so sánh với cốc số 4 và cô giải thích sự thay đổi đó. Cho trẻ cùng làm thí nghiệm.
Hình 1: Trẻ làm thí nghiệm “Pha nước muối, nước đường”
- Trẻ rút ra kết luận: Nước trong suốt không có màu, mùi, vị. Đường có vị ngọt, khi hòa tan vào nước làm nước có vị ngọt, muối có vị mặn nên khi pha vào nước thì nước có vị mặn.
- Kết luận: Trẻ biết tính chất của nước không màu, không mùi, không vị. Nước chỉ bị thay đổi mùi vị khi ta pha vào nước các chất khác nhau.
+) KPKH bằng giác quan.
KPKH bằng giác quan là khám phá bằng cách: Nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi. Một hoạt động mà trong đó trẻ sử dụng phối hợp càng nhiều giác quan bao nhiêu thì khả năng nhận thức của trẻ càng cao bấy nhiêu. Vì vậy trong quá trình lựa chọn giáo viên nên lưu ý lựa chọn hoạt động khám phá khoa học mà ở đó trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan.
Ví dụ: - KPKH với đề tài “Món ăn của bé.Thực hành: Rán trứng” ở chủ điểm “Gia đình” (Trẻ biết được các quy trình để chế biến món trứng rán và cảm nhận được mùi vị của nó).
- Với đề tài: Trò chuyện về một số loại quả “Quả mít, Quả xoài” ở chủ đề “Thế giới thực vật ” (Bằng việc sờ, ngửi, nếm trẻ cảm nhận được màu sắc quả, mùi vị đặc trưng của các loại quả...). 
+) KPKH theo thời gian:
KPKH là những hoạt động không gò bó trong khoảng thời gian nào cả, nó phụ thuộc vào thao tác nhanh hay chậm của trẻ hay phụ thuộc vào yếu tố khách quan của môi trường. Có những hoạt động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có những hoạt động là cả một quá trình kéo dài 5-7 ngày.
* KPKH theo thời gian ngắn.
Là những hoat động có kết quả ngay sau 1-2 phút, giúp trẻ lý giải được những điều mình thắc mắc sau khi trải nghiệm.
Ví dụ: Hoạt động KPKH “Nam châm hút gì?”
- Cho trẻ quan sát những vật được chuẩn bị và gọi tên chúng.
- Cô đưa ra từng vật và cho trẻ nói lên vật đó làm bằng gì?
- Đoán xem vật đó có bị nam châm hút không?
- Đưa nam châm lại gần vật đó xem có bị nam châm hút không?
- Cho trẻ để riêng những vật bị nam châm hút và những vật không bị hút.
Hình 2: Trẻ làm thí nghiệm: “Nam châm hút gì”
- Trẻ rút ra kết luận: Những vật làm bằng sắt thì bị nam châm hút, còn những vật làm bằng chất liệu khác thì không bị nam châm hút.
* KPKH diễn ra trong thời gian dài.
Hoạt động KPKH có khi là một quá trình dài 5-7 ngày, với đặc điểm này giáo viên nên linh động sáng tạo lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với chủ điểm,với từng thời điểm khác nhau để trẻ hoạt động một cách thoải mái và hứng thú.
Thí nghiệm “Có cây không thích nước mặn” ở chủ điểm “cây xanh”. (Tưới 2 loại nước (nước ngọt, nước mặn) lên hai cây con. Thấy cây tưới nước mặn bị chết, do cây này không thích muối, còn cây tưới nước ngọt thì sống xanh tốt).
Thí nghiệm “Thực nghiệm với cây và hạt” ở chủ đề “Thế giới thực vật”.
- Trong hạt có gì ?
+ Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm.
+ Cho gọi tên hạt.
+ Cho trẻ đoán trong hạt có gì?
+ Cho trẻ bóc hạt và tách hạt ra thành đôi.
+ Cho trẻ quan sát và nhận xét.
 - Trẻ rút ra kết luận: Trong hạt có cây con nhỏ xíu, cây con nhỏ xíu đó chính là mầm cây, nếu để nguyên hạt gieo xuống đất thì hạt đó sẽ nảy mầm và phát triển thành cây to. 
+ Gieo hạt?
- Cho trẻ ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, sau đó vớt lấy hạt và gieo vào 2 cái khay (Một khay có đất, một khay không có đất), hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào khay có đất và tại khay có đất được tưới nước thì hạt sẽ nảy mầm thành cây và lớn lên.
- Trẻ rút ra kết luận: Hạt nếu được gieo vào đất, được tưới nước thì hạt sẽ nảy mầm, còn hạt ở khay không có đất và không được tưới nước thì sẽ không nảy mầm.
+ Sự phát triển của cây?
- Cho trẻ tiến hành gieo hạt vào 5 chậu như ở thực nghiệm “Gieo hạt”. Khi hạt đã nảy mầm thì cho trẻ trò chuyện về quá trình gieo hạt và nảy mầm Cho trẻ đoán xem cây cần gì để lớn lên và phát triển, cô và trẻ lần lượt tiến hành thực nghiệm:
Chậu 1: Cho cây vào trong hộp kín.
Chậu 2: Dùng ni lông bọc kín phần cây và thân cây.
Chậu 3: Để cây vào chậu không có đất.
Chậu 4: Hàng ngày không tưới nước.
Chậu 5: Chăm sóc cây bình thường.
 Cô và trẻ đoán xem chuyện gì sẽ sảy ra.
 Hàng ngày cho trẻ tưới nước cho cây 1,2,3,5 bình thường , còn cây 4 thì không tưới.
 Sau một thời gian cô và trẻ cùng quan sát 5 cây, nhận xét kết quả thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xẩy ra ở các cây và so sánh với 5 cây và chỉ có cây 5 là phát triển bình thường, còn các cây còn lại bị héo, lá úa, vàng lá và chết.
- Trẻ rút ra kết luận: Trẻ biết được quá trình phát triển của cây, biết điều kiện sống của cây, cây cần gì để lớn lên và phát triển, giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. cây cần đủ bốn yếu tố: nước, không khí, ánh sáng và đất, thiếu 1 trong 4 yếu tố trên thì cây sẽ bị héo úa, vàng lá, và chết.
+) Khám phá khoa học dựa vào đặc điểm cá nhân trẻ.
Cùng một lứa tuổi nhưng mỗi đứa trẻ được sinh ra trong gia đình khác nhau, sống trong hoàn cảnh khác nhau nên khả năng, ý kiến, suy nghĩ sự sáng tạo, phán đoán ở từng trẻ khác nhau. Giáo viên cần tôn trọng khác biệt ở từng cá nhân để có biện pháp phù hợp đưa ra.
Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: "Chơi với sỏi" Với đề tài này trẻ biết được tính chất của sỏi là không tan được trong nước, nặng, chìm trong nước. Chơi trò chơi với sỏi như: Chơi ô ăn quan, sỏi làm nhạc cụ gõ tiết tấu bài hát, dùng sỏi chơi ghép hình con vật, nhà...mà trẻ thích.
Hình 3: Trò chơi với sỏi
Cùng một đề tài nhưng đối với trẻ nhút nhát giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, có thể chơi cùng trẻ, gợi ý cho trẻ nói lên ý kiến của mình. Mỗi trẻ có những ý kiến khác nhau, có thể sai, có thể đúng nhưng giáo viên không nên bác bỏ ý kiến của trẻ. Làm như vậy trẻ càng mất tự tin, càng trở nên nhút nhát hơn. Cô giáo ân cần, nhẹ nhàng, từ từ chứng minh để trẻ tìm ra kết quả đúng, từ đấy trẻ cảm thấy hào hứng và tự tin trước những tình huống khác nhau. 
Ví dụ: Hoạt động KPKH: Thử xem nước chanh có vị gì ? Chủ đề: “ Thế giới thực vật”
Cô và trẻ cùng nhau pha nước chanh, cho trẻ nếm và nêu nhận xét của mình về vị của nước chanh. Có thể một vài trẻ nhận xét chưa đúng nhưng cô không nên bác bỏ mà giải thích từ từ. 
Việc lựa chọn các hoạt động thực hành trải nghiệm khám phá khoa học để phát triển nhận thức cho trẻ là rất quan trong, trẻ có thể được khám phá bằng cách sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng, nhưng có khi trẻ phải thực hiện những thí nghiệm để biết sự khác nhau về đặc điểm như mùi,vị của từng loại quả có trong thiên nhiên. Quá trình hoạt động có thể ngắn, có thể dài không gò bó ép buộc về thời gian. Lựa chọn một hoạt động phù hợp khả năng nhận thức của độ tuổi, phù hợp với đặc điểm riêng biệt của cá nhân trẻ phải dựa vào sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên. 
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng 
Khám phá khoa học không tách khỏi hoạt động trong ngày, nếu tìm ra được các hoạt động khám phá khoa học thì giáo viên nên tích hợp chúng vào từng họat động phù hợp: Hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều... Như vậy sẽ tạo cho trẻ cơ hội được khám phá khoa học mọi lúc mọi nơi, nhận thức của trẻ cũng được phát triển một cách tự nhiên, thoải mái.
*) Tổ chức qua hoạt động chung:
Là hoạt động mà tập trung toàn bộ trẻ trong lớp, những kiến thức mang đến cho trẻ ở hoạt động chung rất bài bản có hệ thống. Đây chính là thời điểm thích hợp sử dụng khám phá khoa học để tất cả trẻ được trải nghiệm như nhau. Tạo cơ hội cho nhận thức của trẻ phát triển đồng đều.
Ví dụ 1: Khám phá khoa học “ Một số bộ phận của cơ thể con người” chủ đề: “Bản thân”.
+ Cô cho trẻ hát bài “ Tôi bị ốm” hướng trẻ quan sát các giác quan và một số bộ phận trên chính cơ thể trẻ hoặc tranh ảnh.
+ Cho trẻ kể về bạn, về bản thân mình. Thảo luận về các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng
+ So sánh độ cao- thấp.
+ Cho trẻ nghe kể chuyện và nói về chức năng của các bộ phận cơ thể.
+ Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm bằng các giác quan. Thảo luận về những điều đã được trải nghiệm. Trẻ tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng.
+ Cô cho trẻ sử dụng kính lúp cho trẻ quan sát và so sánh điểm giống và 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nhan_thuc_cho_tre_5_6_tuoi.doc