SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Mĩ thuật ở trường THCS thị trấn Vạn Hà

SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Mĩ thuật ở trường THCS thị trấn Vạn Hà

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao tính chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh, môn Mĩ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu chung đó là: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Từ đó hình thành nhân cách con người và kỹ năng sống .

 Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tại trường THCS Thị Trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, đó là lý do làm cho các em này tỏ ra chán nản và không có hứng thú học tập môn Mĩ thuật, vì các em nghĩ rằng mình không có năng khiếu, không có khả năng theo kịp các bạn khác và không thể vẽ được bài vẽ đẹp. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và khi đã nắm được những phần cốt lõi kiến thức của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật ở trường THCS không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh không những đam mê, tích cực, tính tư duy sáng tạo mà còn nắm vững các kỹ năng môn học. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển cho học sinh những kỹ năng để các em có thể học tốt bộ môn Mĩ thuật và tạo hưng phấn trong các môn học khác là tất yếu và cần thiết . Để đạt được mục tiêu trên, học sinh phải được bồi dưỡng và phát triển những kỹ năng cơ bản qua đó hình thành được năng lực của bản thân. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS Thị Trấn Vạn Hà”

 

doc 17 trang thuychi01 21013
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Mĩ thuật ở trường THCS thị trấn Vạn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VẠN HÀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở 
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VẠN HÀ
 Người thực hiện : Lê Văn Cường 
 Chức vụ : Giáo viên 
 Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn Vạn Hà 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Mĩ thuật
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1
Thực trạng chung
4
2.2.2
Thực trạng của vấn nghiên cứu.
5
2.3
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
6
2.3.1
Các giải pháp.
7
2.3.2
Tổ chức thực hiện.
11
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
13
3
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14
3.1
Kết luận
14
3.2
Kiến nghị
14
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao tính chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh, môn Mĩ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu chung đó là: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Từ đó hình thành nhân cách con người và kỹ năng sống.
	Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật tại trường THCS Thị Trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, đó là lý do làm cho các em này tỏ ra chán nản và không có hứng thú học tập môn Mĩ thuật, vì các em nghĩ rằng mình không có năng khiếu, không có khả năng theo kịp các bạn khác và không thể vẽ được bài vẽ đẹp. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và khi đã nắm được những phần cốt lõi kiến thức của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật ở trường THCS không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh không những đam mê, tích cực, tính tư duy sáng tạo mà còn nắm vững các kỹ năng môn học. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển cho học sinh những kỹ năng để các em có thể học tốt bộ môn Mĩ thuật và tạo hưng phấn trong các môn học khác là tất yếu và cần thiết. Để đạt được mục tiêu trên, học sinh phải được bồi dưỡng và phát triển những kỹ năng cơ bản qua đó hình thành được năng lực của bản thân. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS Thị Trấn Vạn Hà” 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Bên cạnh những mục tiêu hiện hành ( thực hiện giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là chính, giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống con người, của một số tác phẩm, cung cấp những kiến thức cơ bản phổ thông, các bài tập theo yêu cầu). Mục đích của đề tài này là phát triển năng lực cao hơn: Rèn kỹ năng môn học qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo. Qua đó góp phần hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Phát triển bốn năng lực chuyên biệt của môn Mĩ thuật cho đối tượng học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn Vạn Hà – Thiệu Hóa đó là:
	- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
	- Năng lực quan sát khám phá.
	- Năng lực thực hành sáng tạo.
	- Năng lực giao tiếp biểu đạt
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: 
- Phương pháp thực nghiệm: 
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
- Phương pháp thống kê: 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Tạo cho các em thật sự đam mê, hứng thú đối với môn Mĩ thuật. Thông qua các phương pháp dạy học mới, đồ dùng trực quan sinh động giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hiệu qua đó là trách nhiệm của người giáo viên. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. 
- Do đặc trưng bộ môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, nên việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng, năng lực là cần thiết. Có được các kỹ năng học sinh sẽ chủ động sáng tạo, thể hiện ý tưởng riêng của mình. Đó được gọi là năng lực cá nhân của các em.
- Khi biết vận dụng những kỹ năng trong bài học ở mỗi học sinh sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn thuận lợi hơn và đỡ vất vả hơn. 
- Các kỹ năng được phát triển ngoài mục tiêu được đặt ra cho môn Mĩ thuật ở THCS là dạy học sinh biết nhận ra cái đẹp, tập sáng tạo và biết vân dụng cái đẹp vào thực tiễn học tập và sinh hoạt hàng ngày, nó còn tạo cho học sinh sự đam mê dẫn tới những thành công của các em trong môn học. Ngoài ra có thể sau này theo chương trình phổ thông mới, nó sẽ theo các em vào các trường THPT, trường chuyên nghiệp có bộ môn Mĩ thuật. 
 Để mục đích đề ra đạt hiệu quả cao thì giáo viên giảng dạy bộ môn thực hiện sử dụng đồ dùng dạy học; sưu tầm những tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến các bài học môn mỹ thuật được tải trên mạng Internet trong các tiết học ở các khối lớp ở từng phân môn.
 Nhiệm vụ của giáo viên là phải thực hiện tốt giờ dạy tạo nên một tiết học sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tham gia tích cực các kĩ năng, cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua, bố cục, đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, không gian, ánh sáng, màu sắc... Từ đó các em có sự lựa chọn nội dung đề tài theo ý thích mà thể hiện các kĩ năng theo cảm xúc riêng.
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng chưa phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ sung.
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học: phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực quan; phương pháp luyện tập
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. 
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài đó có liên quan đến bài học.
+ Tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ. 
	Trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, thu thập tài liệu, tranh ảnh từ sách, báo, trên mạng internet, thực tế cuộc sống sinh động,để thể hiện vào trong từng tiết dạy cụ thể trên lớp.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung.
a. Những thuận lợi:
- Trường THCS Thị Trấn Vạn Hà là một trường trung tâm chất lượng cao của huyện Thiệu Hóa, trong những năm gần đây nhà trường đã được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Trường đạt trường chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc dạy học.
- Học sinh của trường đã có ý thức hơn trong việc học tập. Phần lớn các em học sinh đã có ý thức trong việc thực hiện các nền nếp nội quy của nhà trường.
- Giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, dạy đúng chuyên môn đào tạo.
- Cơ sở vật chất của lớp học tương đối đầy đủ, bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng th­êng xuyªn quan t©m vµ cã nh÷ng chØ ®¹o kÞp thêi ®Õn b¶n th©n.
- Häc sinh ®­îc tiÕp cËn víi m«n mÜ thuËt tõ cÊp TiÓu häc ®· t¹o tiÒn ®Ò cho viÖc tiÕp thu nh÷ng kiÕn thøc míi cao h¬n ë khèi THCS.
b. Những khó khăn:
- Đây là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học”. Tuy nhiên cơ sở vật chất lớp học của trường THCS Thị Trấn Vạn Hà-Thiệu Hóa vẫn chưa đáp ứng đủ điểu kiện để có thể đưa công nghệ thông tin vào việc dạy học. ( chỉ có một số lớp có máy chiếu)
- Một số thiết bị phục vụ cho công tác dạy học mĩ thuật đã cũ nát, hư hỏng, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học bộ môn.
- Đồ dùng dạy học cho môn Mĩ thuật thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao.
 ( đa số đồ dùng là do giáo viên và học sinh tự chuẩn bị)
- Nhµ tr­êng ch­a cã phßng häc dµnh riªng cho bé m«n MÜ thuËt, ®å dïng d¹y häc cßn thiÕu vÒ sè l­îng vµ kÐm vÒ chÊt l­îng.
- S¸ch tham kh¶o cho gi¸o viªn MÜ thuËt cßn ch­a cã dÉn ®Õn viÖc nghiªn cøu bµi tr­íc khi lªn líp cßn h¹n chÕ.
- Một bộ phận học sinh chưa ý thức được việc học tập, chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa tập trung vào học. kết quả học tập còn chưa cao.
2.2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Từ những thực trạng chung tại trường THCS Thị Trấn Vạn Hà, giáo viên giảng dạy Mĩ thuật nói riêng gặp không ít khó khăn để nghiên cứu bài, thiết kế bài soạn rồi sử dụng một số đồ dùng thiết bị và tiến hành giờ dạy đạt hiệu quả, ít có điều kiện để đến phát triển năng lực cá nhân cho học sinh. Mục tiêu của môn Mĩ thuật ở cấp THCS là dạy cho học sinh phát triển nhiều kĩ năng; bao gồm các kỹ năng bộ môn cũng như kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó mà dẫn tới các tiết học chưa thực sự đạt kết quả cao, các em chưa phát huy được năng lực của bản thân mình là vì chưa nắm vững kỹ năng trong học tập bộ môn, các em không mạnh dạn khám phá sáng tạo, rất hạn chế ở khả năng về: 	
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
	- Năng lực quan sát khám phá.
	- Năng lực thực hành sáng tạo.
	- Năng lực giao tiếp biểu đạt.
Bên cạnh việc thiếu kỹ năng trong học tập, các em còn lơ là xem nhẹ môn học, không có động lực học môn mĩ thuật, đồ dùng học tập thiếu thốn, thậm chí không có.
Từ thực trạng đó đầu năm học 2016-2017 tôi đã có kế hoạch nâng cao chất lượng các giờ học mĩ thuật tại nhà trường. Sau khi ổn định nề nếp học tập nói chung vào giữa học kỳ 1 là thời tôi bắt đầu sử dụng các biện pháp. 
Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm: ( Thời điểm khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2016-2017)
Khối lớp 7
Đạt (Đ)
Chưa Đạt (CĐ)
Lớp
Sĩ số
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
7A
32
25
78 %
7
22 %
7B
36
25
69 %
11
31 %
7C
31
18
58 %
13
42 %
7D
30
16
53 %
14
47 %
Qua kết quả sát tôi rất thất vọng với kết quả các em đạt được. Tỉ lệ các em “ chưa đạt” ( dưới điểm trung bình) còn nhiều, các em khác “đạt” nhưng điểm chưa cao. Điều đó càng khiến người giáo viên có tâm huyết với các em thêm quyết tâm đưa chất lượng học của các em lên cao hơn.
Để đạt được mục tiêu đó giáo viên Mĩ thuật phải dạy và bồi dưỡng cho học sinh những năng lực cơ bản, kỹ năng cần thiết mà các em cần phát triển khi học Mĩ thuật
Đối với bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn tại trường THCS Thị Trấn Vạn hà Huyện Thiệu Hóa, tôi thấy việc rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh là việc làm cần thiết, qua đó phát triển năng lực bản thân cho các em và là chìa khoá cho việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật tại trường. Tôi đã luôn chú trọng và vận dụng nhiều phương pháp nhằm phát triển các kỹ năng cho học sinh khi học môn mĩ thuật. Thực tế học sinh trường THCS Thị Trấn Vạn Hà các em không đồng đều về khả năng và động cơ học tập môn mĩ thuật. Học sinh còn lười học cũng như trong việc rèn luyện các kỹ năng, việc thể hiện năng lực ở môn mĩ thuật rất hạn chế nên chất lượng giáo thẩm mĩ chưa cao.
Do vậy, việc sưu tầm và sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn Mỹ thuật để Bồi dưỡng và phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là một vấn đề cần thiết để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức bài. Thông qua hình ảnh sống động trong đồ dùng sẽ kích thích học sinh hưng phấn trong học tập. Người giáo viên có đầu tư khai thác tranh ảnh trên mạng thì kiến thức mới được mở rộng để áp dụng vào việc dạy có hiệu quả hơn, giúp các em yêu môn học hơn.
	Theo yêu cầu chung, một tiết dạy tốt và bồi dưỡng, phát triển các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS là phải có sử dụng đồ dùng dạy học. Từ đồ dùng trực quan đó học sinh thấy thích thú trong quá trình học tập qua đó dám thể hiện bản thân, từ đó mà chất lượng giáo dục thẩm mĩ được nâng cao. Các em tạo cho mình được nhiều kĩ năng ví dụ như:
+ Khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng, chính xác. khả năng nhận biết cái đẹp, khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình tượng. 
+ Khả năng vân dụng những hiểu biết qua quan sát so sánh vào trong bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu
Đối với mỗi phân môn thì vai trò của các kỹ năng có những chức năng có thể nói là khác nhau nhưng đều có tầm quan trọng riêng không thể tách rời trong mỗi giờ học Mĩ thuật.
Học sinh cùng có vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe ý kiến và tiếp thu kiến thức từ giáo viên. 
Vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách bút, góc học tập Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng có thể giúp cho học sinh có vốn sống và hiểu biết xã hội cao hơn, sinh động và phong phú hơn.
 Môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hành ngày và cho công việc mai sau góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các giải pháp
Muốn truyền thụ kiến thức để “phát triển năng lực và các kĩ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS” thì mỗi giáo viên đều có một giải pháp riêng của mình, việc biết vận dụng từng giải pháp vào giảng dạy cụ thể từng bài đó là kinh nghiệm của từng giáo viên. Với tôi, các giải pháp chủ yếu được tôi vận dụng trong giảng dạy để phát triển năng lực cho học sinh đó là:
a. Nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, có độ tuổi từ 11 đến 14. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ với nhiều đặc điểm, tính cách, nhận thức riêng. Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành, là tuổi “không còn là trẻ em, nhưng chưa hẳn là người lớn”. Ở lứa tuổi này, sự phát triển của các em được gọi bằng các tên khác nhau như: thời kỳ quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng khoảng, khủng khoảng tuổi dậy thì, tuổi bất trị,... Đây là giai đoạn tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: Phát triển thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội,... Chính những yếu tố này đã tác động, làm thay đổi nhiều đến quá trình học tập của các em.
b. Nắm được đặc điểm về tư duy tạo hình của học sinh THCS.
Học sinh THCS có khả năng tư duy chủ yếu là tư duy trừu tượng, nó đóng vai trò chủ đạo thay vì tư duy của học sinh bậc tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan. Ở lứa tuổi này trí nhớ và tư duy của các em thay đổi so với cấp học Tiểu học. Do học sinh THCS có thay đổi lớn về sinh lý và thể chất, cho nên khả năng nhận thức và tư duy của các em ngày càng cao. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa tư duy hình tượng cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát mà sự chiếm ưu thế của tư duy trừu tượng trong hoạt động của lứa tuổi THCS đã góp phần làm thay đổi rõ rệt về mặt nhận thức và khả năng phân tích, tổng hợp, logic của học sinh ngày càng tốt hơn.
Học sinh THCS có cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải về các sự vật, hiện tượng xung quanh, hình khối, màu sắc... khác biệt so với sự cảm nhận của người lớn, nhưng cũng không còn hồn nhiên ngây thơ như tuổi Tiểu học. Những nét vẽ của học sinh THCS biểu lộ tâm sinh lý của lứa tuổi. So với lứa tuổi học sinh tiểu học thì các em học sinh THCS đã có những hiểu biết và thay đổi vượt trội hơn trong tư duy thẩm mỹ.
Theo chương trình năm 2000, môn mĩ thuật bậc THCS gồm có 4 phân môn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thưởng thức mĩ thuật. Sang bậc THCS, phần thực hành chủ yếu là vẽ như vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng, tư duy tạo hình của học sinh. Dưới đây là một số đặc điểm tư duy tạo hình đặc trưng ở học sinh THCS mà sau nhiều năm giảng dạy tôi đã phát hiện.
Ở tuổi lớp 6 các em không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trước môi trường học tập mới, trước cách thức học tập mới cùng với yêu cầu mới của môn học cao hơn cấp tiểu học, những điều đó đã có tác động không nhỏ đến tư duy tạo hình của các em. 
Đến khi lên lớp 7 thì mức độ nhận thức và trình độ của các em đã quen dần với cấp học, tư duy của các em có những chuyển biến và hòa nhập với môi trường THCS. Song nhìn chung, tranh vẽ của các em lớp 6 và lớp 7 vẫn giữ được những nét ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và ngộ nghĩnh đáng yêu. Tranh vẽ của các em vẫn hay sử dụng những màu nguyên chất, mạnh mẽ về độ đậm nhạt, sắc màu rực rỡ, tươi vui. Nét vẽ và hình vẽ của các em cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn so với lứa tuổi tiểu học. Nhiều học sinh bước đầu đã thể hiện được luật xa gần vào tranh để miêu tả sự vật, hiện tượng mà các em quan sát được trong thực tế. Tuy nhiên, ở trình độ của các em thì lối vẽ này có thể tạo nên sự gò bó, vô tình làm mất đi vẻ hồn nhiên, ngây thơ của các em.
Ở tuổi lớp 8 và lớp 9, nét và hình vẽ của các em đã đi vào diễn tả nhiều hơn, sự sáng tạo được các em thể hiện trong tranh vẽ của mình, các bài vẽ có ý đồ hơn, các em thích thể hiện những hiểu biết của mình vào tranh hơn. Do vậy mà yếu tố ngây thơ và hồn nhiên vốn có của tranh thiếu nhi bị giảm đi phần nào. Nhưng rõ ràng yếu tố tư duy được các em thể hiện rất rõ nét thông qua các loại bài tập cụ thể như sau:
Ở loại bài vẽ theo mẫu, các em đã quan sát được đặc điểm của vật mẫu sát hơn, diễn tả mẫu chi tiết hơn, và vẽ được đậm nhạt tốt hơn. Các em vẽ theo trình tự của các bước, từ bao quát đến chi tiết chứ không vẽ theo cảm hứng. Do vậy mà bài vẽ của các em đúng hình hơn, có đặc điểm hơn.
Ở loại bài vẽ tranh, các em có cách chọn nội dung, chủ đề đa dạng phong phú hơn. Các em ý thức về bố cục tốt hơn, biết sắp xếp những mảng chính phụ trong tranh, biết sắp xếp các hình vẽ hợp lý hơn, hình ảnh trong tranh động hơn, nét vẽ cũng tỉ mĩ hơn chi tiết hơn, các em đã biết vẽ màu theo gam và có đậm nhạt hơn, làm cho bức tranh của mình thêm sinh động và có không gian hơn.
Ở loại bài vẽ trang trí, kỹ năng làm bài của học sinh cũng khác trước rất nhiều. Có thể nói nếu tranh vẽ của các em phàn nào giảm đi yếu tố hồn nhiên, ngây thơ do những thay đổi trong nhận thức, tư duy cũng như khả năng sáng tạo nghệ thuật của các em, trong các bài trang trí màu vẽ trong bài ít bị lem nhem hơn, biên giới các mảng màu gọn hơn, ke hơn, hình vẽ các họa tiết cách điệu đã có sáng tạo và trau chuốt hơn, các nét vẽ liền mạch, không còn vụn vặt như ở lứa tuổi trước. Rõ ràng các bài trang trí của các em đẹp hơn trước rất nhiều.
Ngoài ra, trong chương trình học của mình, các em còn được giới thiệu về các tác giả và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới. Nhờ vậy mà các em được củng cố thêm những hiểu biết của mình về môn học (như cách xây dựng hình tượng nhân vật, cách sắp xếp bố cục sao cho hài hòa, cân đối, thấy được sự phong phú của màu sắc trong tranh). Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin, internet... các em được mở rộng kiến thức, những kiến thức đó được các em vận dụng vào bài vẽ rất hiệu quả.
c. Chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động.
Mĩ thuật là môn học thực hành là chính, do vậy đồ dùng dạy học phải sinh động., làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có chất lượng và có chọn lọc mới đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi 16 năm công tác tại trường THCS Thị Trấn Vạn Hà, tôi luôn đề cao vai trò của đồ dùng dạy học, bởi vậy mà tôi luôn tìm tòi sáng tạo để có những đỗ dùng tốt nhất phục vụ cho từng tiết dạy. 
d. Nghiên cứu kĩ từng loại bài trước khi lên lớp.
- Việc đầu tiên tôi cần nghiên cứu là nội dung bài học và các kỹ năng chủ yếu. (Ví dụ hôm này bài học có chủ đề là gì và thông qua bài học giáo viên cần phát triển cho các em kỹ năng nào.)
- Sự thể hiện của các kỹ năng qua các loại bài dạy. (mỗi phân môn trong mĩ thuật có các kỹ năng khác nhau, do vậy giáo viên không áp dụng máy mọc mà phải linh hoạt.)
- Tìm ra những kỹ năng được phát triển thuận lợi, những kỹ năng còn hạn chế. ( khả năng của học sinh không đồng đều nên giáo viên phải biết phân loại đối tượng để bồi dưỡng mới có kết quả). Cách k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_trong.doc