Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung

Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung

Phương pháp dạy học tích cực là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao đoi hỏi phải có sự phối hợp hợp lý, thống nhất giữa hoạt động dạy của cô và hoạt động học của trẻ. Hoạt động dạy học, một mặt phát huy đúng mức vai trò chủ đạo của cô, mặt khác phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tao, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của trẻ. Phương pháp dạy học là con đường, chìa khóa giúp người học tiếp cận kho báu tri thức nhân loại, là phương tiên của cô và trẻ phát huy mọi khả năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo. Ứng dụng phướng pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất là một trong những vấn đề bản thân đang nghiên cứu.[ Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; Chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý ; Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.] [1]

 Hiện nay, Trường mầm non đã coi trọng việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học trong qua trình tổ chức các hoạt động học có chủ đích cho trẻ . Tuy nhiên vấn đề ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ còn chưa được chú ý nhiều. Cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trẻ em có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, trẻ ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều.Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống. Làm thế nào để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất đó là một bài toán khó mà tôi đang trăn trở muốn tìm ra một phương pháp giáo dục tốt cho trẻ đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Lồng ghép phát triển thể chất cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để tăng khả năng vận động cho trẻ, giúp trẻ có một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mâm non đang có sự quan tâm của các cấp, các ngành, Trẻ bắt đầu phát chuyển không còn hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn. Trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động, luôn chân, luôn tay, thực hiện được các vận động như chạy nhanh, bật nhảy tại chỗ, đứng co một chân, bắt được bóng, bò trong đường ngoằn nghèo.Trẻ cũng rất thích chạy nhảy, chui, bò khắp mọi nơi nhưng làm thế nào để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong phát triển thể chất một cách tốt nhất vẫn là bài toán mà bản thân tôi đang phải suy nghĩ bởi sự chuyền đạt của giáo viên đến trẻ chưa linh hoạt, chưa có sự đầu tư về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ phát triển.

 

doc 24 trang thuychi01 11141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ LỚP 24 – 36 THÁNG TUỔI A ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non TT Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A
MỞ ĐẦU
1
I
Lí do chọn đề tài
1
II
Mục đích yêu cầu
2
III
Đối tượng nghiên cứu
2
IV
Phương pháp nghiên cứu
2
V
Hướng đổi mới của sáng kiến
2
B
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I
Cơ sở lí luận
3
II
 Thực trạng nghiên cứu
4
III
Các giải pháp 
6
1
 Giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của bé.
6
2
Xây dựng môi trường, bổ sung đồ dùng đồ chơi khuyến khích trẻ vận động tích cực và phù hợp
7
3
Biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi chơi cho trẻ.
7
4
 Sử dụng các hình thức dạy học tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày
8
4.1
Hoạt động thể dục sáng
9
4.2
Tổ chức trong giờ chơi – Tập phát triển vận động cho trẻ 
24 - 36 tháng tuổi A:
10
4.3
Tổ chức phút vận động cho trẻ nhà trẻ
12
4.4
Tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời
13
4.5
Tổ chức vận động vào hoạt động chiều
15
5
 Công tác tham mưu với nhà trường.
16
6
Công tác tuyên truyền với phụ huynh
17
IV
Hiệu quả của việc tổ chức sáng kiến kinh nghiệm
18
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
I
Kết luận
19
II
Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 	Phương pháp dạy học tích cực là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao đoi hỏi phải có sự phối hợp hợp lý, thống nhất giữa hoạt động dạy của cô và hoạt động học của trẻ. Hoạt động dạy học, một mặt phát huy đúng mức vai trò chủ đạo của cô, mặt khác phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tao, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của trẻ. Phương pháp dạy học là con đường, chìa khóa giúp người học tiếp cận kho báu tri thức nhân loại, là phương tiên của cô và trẻ phát huy mọi khả năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo. Ứng dụng phướng pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất là một trong những vấn đề bản thân đang nghiên cứu.[ Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; Chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý ; Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.] [1]
 Hiện nay, Trường mầm non đã coi trọng việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học trong qua trình tổ chức các hoạt động học có chủ đích cho trẻ . Tuy nhiên vấn đề ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ còn chưa được chú ý nhiều. Cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trẻ em có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, trẻ ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều.Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống. Làm thế nào để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất đó là một bài toán khó mà tôi đang trăn trở muốn tìm ra một phương pháp giáo dục tốt cho trẻ đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Lồng ghép phát triển thể chất cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để tăng khả năng vận động cho trẻ, giúp trẻ có một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mâm non đang có sự quan tâm của các cấp, các ngành, Trẻ bắt đầu phát chuyển không còn hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn. Trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động, luôn chân, luôn tay, thực hiện được các vận động như chạy nhanh, bật nhảy tại chỗ, đứng co một chân, bắt được bóng, bò trong đường ngoằn nghèo...Trẻ cũng rất thích chạy nhảy, chui, bò khắp mọi nơi nhưng làm thế nào để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong phát triển thể chất một cách tốt nhất vẫn là bài toán mà bản thân tôi đang phải suy nghĩ bởi sự chuyền đạt của giáo viên đến trẻ chưa linh hoạt, chưa có sự đầu tư về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ phát triển. 
Tuy nhiên thực tế chúng ta thấy, đa số trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ hiện nay do điều kiện nền kinh tế thị trường, bố mẹ bận rộn công việc ít có thời gian vui chơi, tập luyện cùng con...; do những địa điểm là nơi vui chơi của trẻ nhỏ nay đã được xây dựng thành các trung tâm mua sắm, các nhà hàng...; hoặc do thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính đã thu hút sự chú ý của trẻ làm cho trẻ không còn hứng thú với các hoạt động phát triển thể chất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể chất cho trẻ nhà trẻ, bản thân tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng rằng phải làm gì, làm như thế nào để đưa ra những biện pháp tốt nhất để tổ chức hoạt động phát thể chất cho trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: ‘ Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung”. Làm đề tài nghiên cứu của tôi.
II. Mục đích nghiên cứu
 Giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức, kỹ năng ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi phù hợp, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại đơn vị.
III. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng mà tôi nghiên cứu trong năm học này là: “Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung”. 
 IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
	Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu hoạt động...
3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu)
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2016 - 2017 tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung” sáng kiến đã được hội đồng khoa học ngành xếp loại C cấp tỉnh. 
Phát huy những kết quả đạt được tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm qua học tập bồi dưỡng thường xuyên, qua học hỏi đồng nghiệp, qua mạng iternet từ dó ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình một cách phù hợp đạt hiệu quả cao. Vì vậy bản thân tôi quyết định tiếp tục lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và mở rộng đi sâu vào những điểm mới sau:
+ Cải tiến nâng cao chất lượng những biện pháp cũ để phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm hoàn thiện hơn trong kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã thay tên đề tài thành “Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung”..
+ Vận dụng phương pháp “Giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của bé” và “Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực”. 
Từ những điểm mới trên với mong muốn giúp trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất, trẻ thể hiện tốt hơn kỹ năng vận của mình một cách tự tin sáng tạo.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận.
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ nhà trẻ. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. 
 	Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Thông qua dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ tập các bài tập, các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa vùng miền của trẻ . Bến cạnh đó cần có chế độ chăm sóc phù hợp, ăn uống, ngủ nghỉ đùng thời gian quy định. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các bài tập và các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém đặc biệt là với trẻ nhà trẻ. Trẻ dễ dàng tham gia vào bài tập và các trò chơi vận động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ nhà trẻ và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tích hợp các vận động cho trẻ nhà trẻ là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
 	Phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất không phải là một phương pháp dạy học hoàn toàn mới mà là sự kế thưa và phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách phù hợp với các hình thức khác nhau nhằm phát huy cao tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Trẻ luôn là trung tâm của các hoạt động đó, cốt lõi của ưng dựng phương pháp dạy học tích cực trong phát triển thể chất là nhằm hướng tới hoạt động, tích cực, sáng tạo của trẻ.
Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung” 
II. Thực trạng nghiên cứu
1. Thuận lợi:
 - Nhờ có sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho bản thân tôi và đồng nghiệp được tham gia nhiều lớp tập huấn chuyên đề học hỏi một số giờ dạy mẫu hàng năm.
 - Cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp học, được xây dựng khang trang, rộng rãi, đúng quy cách. Có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi của trẻ. Có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Trường còn tổ chức những giờ dạy mẫu, thăm lớp, dự giờ. Tổ chức các cuộc thi giao lưu phát triển vận động thông qua hội thi bé khỏe bé tài năng ở trẻ mẫu giáo đạt giải nhất cấp huyện năm học 2018 – 2019, giải 3 cấp tỉnh trong đó trường mầm non thị trấn có tới 2 giải 3 và 1 giải khuyến khích. Từ đó đóng góp ý kiến, nhằm bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực thông qua phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ.
 - Trẻ trong lớp được học đúng độ tuổi, đa số trẻ được sinh sống ở môi trường dân trí có trình độ cao nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục đạt kết quả. Đối với trẻ nhà trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào phát triển thể chất.
- Các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
 2. Khó khăn
 - Việc chăm sóc giáo dục trẻ chiếm nhiều thời gian, vì vậy việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động còn hạn chế, không đạt được kết quả cao.
 	- Một số trẻ do tiếp xúc với môi trường xã hội ít nên chưa mạnh dạn tham gia các vận động nhanh do giáo viên tổ chức .
 	- Thời gian tổ chức cho trẻ tham gia vận động còn hạn hẹp vì các vận động không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ, mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. Bên cạnh đó do cách tổ chức của giáo viên chưa linh hoạt chưa hấp dẫn nhu cầu của trẻ dẫn đến kết quả trên trẻ chưa cao. 
 	- Một số trẻ trong nhóm lớp ngại vận động nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến chất lượng phát triển thể chất cho trẻ.
 	- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc vào các vận động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi các vận động nếu trẻ không còn hứng thú.
 	- Trẻ được gia đình chăm sóc chưa đúng cách, chưa khoa học, dẫn đến tình trạng trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc của mình mà quên mất thời gian dành cho trẻ, không bên trẻ thực hiện các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, bật tại nhà.
 	- Bên cạnh đó do thời đại công nghệ thông tin để có thời gian làm việc, bố mẹ trẻ thường đưa điện thoại hoặc mở ti vi cho trẻ tự chơi mà chưa chú ý đến trẻ, dẫn đến việc trẻ chỉ ngồi một chỗ, không vận động và vẫn có những phụ huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chỉ đơn thuần là trông trẻ chứ có học hành gì đâu. Nên dẫn đến công tác phối hợp tuyên truyền chưa tốt, chưa thống nhất về nội dung và phương pháp tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, nhất là việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động ở trên lớp cũng như việc tổ chức các vận đông cho trẻ tại gia đình mình.
3. Kết quả thực trạng
Từ những thuận lời và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và thu được kết quả sau:
Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ được khảo sát
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Trẻ đạt tốt
Trẻ đạt khá
Trẻ đạt TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
 Khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt trong ăn, uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn 
28
4
14
7
25
12
43
5
18
2
 Trẻ hiểu được nội dung và hình thức hoạt động tích cực
28
3
11
7
25
13
46
5
18
 3
Trẻ nắm được kỹ năng chơi, thích tham gia các vận động tổng hợp tích cực.
28
4
14,2
6
21,4
12
43
6
21,4
4
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động phát triển vận động
28
2
7%
7
25
12
43
7
25
 Kết quả khảo sát trên trước khi thực hiện quá thấp điều này khiến tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
III. Các giải pháp thực hiện
 Để thực hiện được các giải pháp đã đặt ra đạt kết quả cao, trong hoạt động kinh nghiệm tổ chức hoạt động ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 Tháng tuổi A, tôi đã tiến hành qua một số giải pháp sau: 
1. Giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của bé.
 	Chế độ dinh dưỡng một ngày của bé dựa trên nhu cầu năng lượng và chế độ ăn dành cho trẻ, dành cho độ tuổi này được dựa theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016, sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 07 ăm 2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo. Bên cạnh về chế độ dinh dưỡng một ngày thì điều quan trọng trẻ cần có những thói quen sau đây:
1.1 Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt.
 Đối với trẻ 24 - 36 Tháng làm quen với chế độ sinh hoạt một ngày tại trường mầm non đó là vấn đề đáng quan tâm không những với phụ huynh học sinh mà với giáo viên mầm non ngay từ đầu phải có thói quen rèn luyện cho trẻ làm quen với chế độ ăn cơm với các loại thức ăn khác nhau. Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống. Luyện cho trẻ thói quen ngủ một giấc, giấc ngủ vô cùng quan trọng với con người nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng vì vậy ngay tư khi trẻ bắt đầu đi học thì cô giáo cần duy trì một giấc ngủ sâu cho trẻ, luôn giữ in tỉnh trong quá trình ngủ, khi trẻ ngủ luôn đảm bảo ấm áp vào mùa đông thoáng mát vào mùa hè, trẻ ngủ đủ giấc cơ thể mới khỏe mạnh và muốn tham gia tích cực các hoạt động tiếp theo. Luyện cho trẻ thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.
1.2. Làm quen với một số việc tự phục vụ giữ gìn sức khỏe
 Bên cạnh đó tập cho trẻ một số thói quen tự phục vụ như: Xúc cơm, uống nước
Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt, biết cùng cô chuẩn bị chỗ ngủ. Quan trọng hơn nữa tập cho trẻ có thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh, cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, hướng cho trẻ biết lau tay, lau mặt khi ăn cơm xong
 	1.3 Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
 Đối với việc giáo dục tích cực cho trẻ về chế độ dinh dưỡng một ngày của bé thì không thể thiếu đó là giáo viên giúp trẻ nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn. Giúp trẻ nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ và đến gần như: Ổ điện, phích nước, khu vực nước chảy, không đi ra đường khi không có người lớn...
 [ Nhiệm vụ của giáo viên phải tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí, kiên trì tập cho trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt. Hướng dẫn cho trẻ và tổ chức cho trẻ thực hành một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe, kĩ năng tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh môi trường trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày] [3]
-Tổ chức các hình thức hoạt động khác nhau để phát triển thể lực, sức khỏe cho trẻ.Tận dụng các yếu tố thiên nhiên( nước, ánh sáng, không khí) và các điều kiện tự nhiên( Khúc gỗ, mô đất, bãi cỏ và cát)để cho trẻ rèn luyện.Tạo môi trường an toàn và bầu không khi vui vẻ, động viên khích lệ trẻ tự tin và tích cực hoạt động.Theo dõi sát sao trẻ trong quá trình luyện tập, đảm bảo an toan, không để xảy ra tai nạn. Quan tâm và có kế hoạch giáo dục đối với các trẻ có khó khăn về vận động] [3]
2. Xây dựng môi trường, bổ sung đồ dùng đồ chơi khuyến khích trẻ vận động tích cực và phù hợp.
Môi trường tổ chức vận động không đơn thuần là phải rộng rãi mà khi xây dựng môi trường tôi thường trang trí khu vực vận động có những hình ảnh thể hiện các hoạt động vận động mạnh mẽ để trẻ học tập, bắt trước làm theo. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật đồ chơi, tham gia vào hoạt động, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
Trang trí góc vận động để kích thích trẻ vận động
 Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động. Lựa chọn khu vực chơi an toàn cho trẻ, vì đặc điểm của trò chơi mang tính tập thể nên khi lựa chọn vị trí chơi, cần bao quát xung quanh, không có vật gì nguy hiểm, sân phải bằng phẳng sạch sẽ.
 Mỗi bài tập và trò chơi vận động, có một cách chơi khác nhau. Có những bài tập và trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: Trời nắng trời mưa, bóng tròn to,... có như vậy trẻ mới có không gian rộng rãi để trẻ dễ di chuyển trong quá trình chơi.
 	3. Biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi trẻ hoạt động tích cực.
 Đối với các bài tập và trò chơi vận động có một ưu thế chính là ở chỗ: Nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn tập và chơi. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì trong khi tập và chơi cô luôn quan sát tạo tình huống để trẻ luôn chú ý, tập trung vào các bài tập và trò chơi vận động có những trẻ không muốn tham gia tập và chơi, cô là người cổ vũ động viên, khích lệ trẻ có thể trợ giúp các bạn của mình để trẻ mạnh dạn, tự tin trong khi tập và chơi. Đa số trò chơi không quy định số người chơi nhất định. Nếu chơi “ bóng tròn to”, mỗi khi có một người thêm vào, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Các bài tập và trò chơi vận động khác cũng như vậy cần số lượng thực hiện đông và vui. Bên cạnh đó có những trò chơi quy định như: lộn cầu vồng, lặc cò cò. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Trong một lớp, n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_day_h.doc