SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn

Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai. Thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, tính khiêm tốn, công bằng.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực. Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ.

Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển biến về mọi mặt của xã hội đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, sự dồi dào nguồn thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức, cũng như việc trẻ được xem ti vi, vi deo, trò chơi điện tử, điện thoại đã tạo nên tình trạng dư cân béo phì. Ngoài ra việc ít vận động dẫn đến sự hạn chế hình thành và phát triển vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.

 

doc 22 trang thuychi01 27545
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC 
TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 
LAM SƠN
	 Người thực hiện: Bùi Thị Hường
 	 Chức vụ: Giáo viên
 	 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Lam Sơn
 	 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
 1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận.
3
2.2. Thực trạng của tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn
4
2.3. Một số biện pháp phát huy tính cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi
6
2.3.1. Tạo môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực
6
2.3.2. Thông qua trò chơi để rèn ruyện và phát huy tính tích cực
7
2.3.3. Luôn thay đổi làm mới hình thức tổ chức hoạt động phong phú và đa dạng thông qua thi đua
8
2.3.4. Tổ chức ngày hội ngày lễ
10
2.3.5. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống đảm bảo tính vừa sức
12
2.3.6. Tinh thần giảng dạy của giáo viên
13
2.3.7. Tổ chức cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi (đi dạo chơi,tham quan)
14
2.4. Hiệu quả của việc phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
 Kết luận
17
 Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ  đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai.... Thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, tính khiêm tốn, công bằng...
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực. Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển biến về mọi mặt của xã hội đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế -  xã hội, sự dồi dào nguồn thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức, cũng như việc trẻ được xem ti vi, vi deo, trò chơi điện tử, điện thoại đã tạo nên tình trạng dư cân béo phì. Ngoài ra việc ít vận động dẫn đến sự hạn chế hình thành và phát triển vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.
Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết cùng với giờ học thể dục, tổ chức vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi có kích thích giải phóng năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ và tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối khỏe mạnh. Các bài tập vận động có tác động đến toàn bộ cơ thể kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đậy sự hoạt động toàn bộ các hệ cơ quan của cơ thể.
 Trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ phát triển vận động được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. 
Ở trường mầm non sử dụng hình thức phát triển vận động thông qua các hoạt động thể dục, thể dục sáng và các hoạt động ngoại khoá. Hoạt động thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo nhưng các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. 
Bên cạnh đó giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực trong vận động của trẻ, mặt khác do lớp học chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nên các cô thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia hoạt động phát triển vận động, tạo tinh thần sảng khoái.
- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ em trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh.
- Trẻ có một số kỹ năng vận động, thực hiện được một số bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, biết chơi một số trò chơi vận động.
- Nghiên cứu và tìm ra phương pháp, hình thức dạy cho trẻ phát triển tối đa tính tích cực vận động trong hoạt động .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận, Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu, Phương pháp quan sát.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và  đào tạo, nêu lên mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Từng bước chuẩn hóa các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”. Để thực hiện được mục tiêu này thì giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bởi từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Nhà sáng lập lý luận giáo dục ở nước Nga, ông P.ph.Lexgáp cho rằng, “Cơ sở để lựa chọn bài tập vận động là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của bài tập. Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao động. Quá trình thực hiện bài tập vận động ông coi như là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất”. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng đến sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy móc. Ông yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thay đổi bài tập và đa dạng hoá chúng. Ông nghiên cứu lý luận và phương pháp tiến hành trò chơi vận động, coi trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Trong những trò chơi, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hành vi tính cách của nó. Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, thái độ của trẻ cần phải có ý thức, tự giác và có trách nhiệm. Nhiệm vụ quy tắc này đặt ra đối với tất cả trẻ, vì thế chúng có ý nghĩa giáo dục lớn. Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng, giúp đỡ lẫn nhau. Ông coi trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách.
Đối với trẻ mầm non, trong nhiều thí nghịêm cho rằng đây là thời kỳ hình thành tới 90% tế bào não, là thời kỳ phát triển hệ thần kinh, não, răng, xương, cân nặng, chiều cao. Về phương diện phát triển kỹ thuật vận động là thời kỳ hình thành khả năng tiếp thu những động tác liên quan đến vận động, không chỉ các động tác cơ bản và động tác bổ trợ. Với phương diện phát triển tình cảm xã hội thì đây là thời kỳ trẻ bỏ đi những suy nghĩ bản thân và dần dần hình thành tính cộng đồng.
Tất cả các hoạt động mạnh cần có sự khéo léo và bền bỉ, nó có sử dụng đến sức lực, sự vận động của bản thân. Ở những năm đầu tiên của cuộc sống, vận động của trẻ chỉ là các vận động lẫy, đi, bò.. Khi trẻ bước vào tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và nhất là mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thì vận động đã được đưa ra thành những bài tập vận động đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả các bộ phận, giác quan trên cơ thể. Chính vì vậy mà giáo dục phát triển vận động cho trẻ là phương tiện nhằm góp phần tạo nên ở trẻ một thể lực cường tráng, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thề dục sáng, tiết thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động, các ngày hội, ngày lễ. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.
 Đặc biệt để nâng cao các tố chất vận động ở trong trẻ thì giáo viên phải tự tạo và xây dựng lên những bài tập, những giáo án hay, những đồ chơi, đồ dùng dạy học đẹp mắt, phù hợp, tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động với các hoạt động khác trong cuộc sống hằng ngày ở lớp một cách lôgic, có hiệu quả thì mới mong thực hiện được các yêu cầu đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn”.
2.2. Thực trạng của tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn.
Trong năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Hoa Hồng 5-6 tuổi với số cháu là 40. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi này tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Trong những năm gần đây Trường mầm non Lam Sơn luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể và của các bậc phụ huynh nên 100% trẻ MG trong độ tuổi đã đến trường học, các cháu đi học đều và chuyên cần
- Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ cho phát triển vận động.
- Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm.
- Một số phụ huynh đã có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập, rèn luyện sức khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên.
 Bản thân tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non và cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong việc phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng còn một số khó khăn như sau:
- Số trẻ trong độ tuổi mầm non vài năm gần đây tăng nhanh, trong khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn: Thiếu phòng học, phòng chức năng.
- Môi trường trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của nhà trường cho trẻ vận động chưa phong phú đa dạng để phục vụ cho các hoạt động giáo dục phát triển vận động, chơi tập của trẻ chưa cao.
- Giáo viên tổ chức cho trẻ vận động còn cứng nhắc chưa linh hoạt, thiết kế giờ dạy chưa mềm dẻo.
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi, dạo chơi, thăm quan, các ngày hội ngày lễ chưa chú trọng đi sâu vào phát triển vận động cho trẻ.
- Khả năng sáng tạo trong cách dạy trò chơi vào các vận động của giáo viên đang còn ít, kết quả chưa cao.
*Kết quả của thực trạng:
- Thực trạng qua khảo sát trên trẻ 5 tuổi ở học kỳ 2 năm 2015-2016 tại trường MN Lam Sơn đạt kết quả như sau: Tổng số trẻ khảo sát là 40 cháu
Kết quả khảo sát trẻ vào đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
TT
Nội dung
Tổng số trẻ
Kết quả trên trẻ
Tốt
Khá
TB
Chưa Đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
- Trẻ tích cực tham gia vận động
40
7
17,5
8
20
10
25
15
37,5
2
- Trẻ có kỹ năng vận động
40
6
15
5
12,5
8
20
21
52,5
3
- Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn có thể lực tốt
40
5
12,5
5
12,5
6
15
24
60
Trước thực trạng như vậy, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi tôi nhận thức được rằng: Việc “Phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn” là vô cùng quan trọng. Bởi đó là nơi giúp trẻ lĩnh hội những nguồn thông tin phong phú. Do đó tôi đã băn khoăn trăn trở suy nghĩ về vấn đề này để tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ 5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động phát triển vận động cụ thể như sau:
2.3. Một số biện pháp phát huy tính cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi..
2.3.1. Tạo môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực.
Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn lôi cuốn trẻ tích cực vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường cần cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “ Chỉ khi ở trong môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội đầy đủ và bộc lộ tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động.
Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Như vậy, làm thế nào để giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tham gia vận động có hiệu quả? Tôi chia làm hai môi trường môi trường hoạt động trong lớp và môi trường hoạt động ngoài trời.
+ Môi trường hoạt động trong lớp: Tạo được góc vận động có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi. Cần sắp xếp không gian đủ rộng, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ, đi thăng bằng trên dây hoặc trên ghế thể dục, ném còn ném vòng vào cổ trai. Ngoài ra còn treo các quả bóng ở nhiều độ cao thấp khác nhau để trẻ nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua hầm, các hình khối để trẻ có thể leo trèo bật nhảy để từ đó cơ của trẻ được hoạt động.
+ Môi trường hoạt động ngoài trời: Tạo cho trẻ nhiều cơ hội được thử thách và vận động. tất cả các trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng dẻo dai và phối hợp, thiết bị leo trèo phải phù hợp an toàn. Những đồ chơi để cho trẻ có thể leo trèo như: Leo thang dây, lên xuống thang thể dục, đi qua cầu khỉ....
2.3.2. Thông qua trò chơi để rèn ruyện và phát huy tính tích cực.
Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt đạo của trẻ mẫu giáo trong đó trò chơi vận động có vai trò rất to lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Là một cô giáo tôi phải tạo ra cho trẻ bầu không khí thật hững thú để từ đó trẻ tích cực để trẻ bộc lộ khả năng khi thực hiện kỹ năng vận động của trẻ, thông qua đó để điều chỉnh kịp thời giúp trẻ thực hiện các kĩ năng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp trò chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ vào bài tập vận động, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, từ đó đánh giá khách quan hơn kết quả vận động của trẻ. Khi tham gia trò chơi trẻ vận động tích cực hơn, trẻ tự nhiên, thoải mái có tác dụng củng cố kĩ năng, kĩ sảo vận động phát triển tố chất vận động cảu từng trẻ. Khi tham gia trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các cơ bắp trên cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố tăng cường sức khỏe, củng cố kĩ năng vận động trong mọi điều kiện. Hoạt động trò chơi mamg tính tổng hợp được xây dựng kết hợp với kỹ năng vận động khác nhau như: Chạy, nhảy, bò, trườn, trèo. Trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí lựa chọn hình thức vận động, những tình huống thay đổi bất ngờ trong khi chơi, sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn khéo léo hơn.
Việc lựa chọn địa điểm và trò chơi cho trẻ tập cũng rất quan trọng đến sức khoẻ của trẻ, nếu trời lạnh, mưa cần tập trong phòng học và phòng học cần thoáng và sạch sẽ. Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên.
Tôi đã áp dụng và tiến hành biện pháp này dưới hai dạng tổ chức như sau:
Thứ nhất: Đưa yếu tố chơi vào bài tập khi tiến hành cho trẻ tập động tác hô hấp “vươn thở”. Đối với động tác thở ra tôi tổ chức cho trẻ làm những chú gà trống bắt trước tiếng gà gáy, hay là cho trẻ thổi bóng bay, thổi nơ bay, với động tác hít vào tôi tổ chức cho trẻ ngửi hoa.
Khi thực hiện bài tập vận động tôi chọn những hình thức vận động như: Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót, giả làm phương tiện giao thông: Tàu hỏa, máy bay, ô tô....
Ví dụ: Như bài vận động “Nhảy qua suối nhỏ” tôi chọn hình thức cho trẻ làm những chú thỏ để nhảy qua suối để không bị ngã xuống suối.
Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập. Ví dụ đối với vận động chạy tôi lựa chọn trò chơi “Đuổi bắt”. Đối với vận động “Ném xa bằng 1 tay” tôi lựa chọn trời chơi “Ném bóng rổ” thông qua trò chơi để phát huy tính tích cực của trẻ từ đó trẻ, trẻ thoải mái tham gia vận động.
Trong một giờ hoạt động học thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn, tôi tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
Thông qua trò chơi từ đó trẻ có ý thức, tính tự giác, chấp nhận vui vẻ khi bị thua cuộc.
2.3.3. Luôn thay đổi làm mới hình thức tổ chức hoạt động phong phú và đa dạng thông qua thi đua.
Nắm được mục đích yêu cầu phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. xây dựng kế hoạch hoạt động thể chất cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ ở lớp, nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ tại lớp. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những giải pháp, biện pháp phù hợp với khả năng hoạt động thể dục của trẻ, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người dẫn dắt chương trình, chỉ bảo cho trẻ.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, dạo chơi, trò chơi vận động, thăm quan hội khỏe, ngày hội nhưng hình thức tiết học mới là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức kĩ năng kĩ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, có hệ thống. Tổ chức bài tập dưới nhiều hình thức, và để trẻ tham gia vận động dật hiệu quả cao thì biện pháp thi đua nhằm củng cố kĩ năng kĩ xảo vận động ở mức độ cao và thông qua thi đua để rèn luyện phẩm chất đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_giao_duc.doc