SKKN Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vệ 1

SKKN Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vệ 1

 Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.

 Để học tốt phân môn Tập làm văn thì yêu cầu học sinh trước hết phải có vốn từ ngữ phong phú, hiểu từ, dùng từ chính xác để đặt được câu văn đúng. Bởi muốn có được câu văn hay thì trước hết phải có câu văn đúng; “Một bài văn hay trước hết phải là một bài văn đúng”. (Trích Tạp chí GD số 159 quý I-2007).

 Như vậy chúng ta thấy rằng phân môn Tập làm văn rất quan trọng đối với học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh viết được câu đúng, biết sửa lỗi câu để có một bài văn đúng, một bài văn hay. Mà thực tế thì học sinh viết câu còn mắc phải rất nhiều lỗi do vốn kiến thức, vốn từ của các em còn hạn chế, dẫn đến bài viết không lô-gich, lủng củng, không có hồn, thiếu chân thực.

 Xác định rõ những khó khăn từ thực tiễn của quá trình dạy - học Tập làm văn ở Tiểu học trong những năm qua nên tôi đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu: “ Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vệ 1”.

 

docx 14 trang thuychi01 8522
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vệ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.
 Để học tốt phân môn Tập làm văn thì yêu cầu học sinh trước hết phải có vốn từ ngữ phong phú, hiểu từ, dùng từ chính xác để đặt được câu văn đúng. Bởi muốn có được câu văn hay thì trước hết phải có câu văn đúng; “Một bài văn hay trước hết phải là một bài văn đúng”. (Trích Tạp chí GD số 159 quý I-2007).
 Như vậy chúng ta thấy rằng phân môn Tập làm văn rất quan trọng đối với học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh viết được câu đúng, biết sửa lỗi câu để có một bài văn đúng, một bài văn hay. Mà thực tế thì học sinh viết câu còn mắc phải rất nhiều lỗi do vốn kiến thức, vốn từ của các em còn hạn chế, dẫn đến bài viết không lô-gich, lủng củng, không có hồn, thiếu chân thực.
 Xác định rõ những khó khăn từ thực tiễn của quá trình dạy - học Tập làm văn ở Tiểu học trong những năm qua nên tôi đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu: “ Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Vệ 1”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5, đồng thời hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt trong Tiếng Việt cho học sinh ở nhà trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng viết câu trong phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 5. 
- Nghiên cứu “ Một số biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5 ”.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, đối chứng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Các kiến thức về phân môn Tập làm văn trong sách Tiếng Việt lớp 5 trang bị cho học sinh hình thành kiến thức và bài thực hành, luyện tập. Các bài tập làm văn trong sách Tiếng Việt 5 cung cấp những kiến thức về tiếng Việt để các em có thể chủ động, tự tin trong việc dùng từ, viết câu, lựa chọn kiểu câu phù hợp, các cách liên kết câu trong nói và viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Thông qua việc trang bị cho học sinh những kiến thức về phân môn, sách Tiếng Việt 5 đã góp phần bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu theo một số mục đích nói thông thường, dùng một số dấu câu phổ biến khi viết. Thực tế, trong trường tiểu học khả năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế, do đó cần phải có biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
2.2.1. Về phía giáo viên:
 - Nhìn chung trong giờ Tập làm văn, Luyện từ và câu đôi khi giáo viên chưa chú trọng một cách đúng mức về sửa lỗi viết câu cho học sinh, có làm song chưa sâu. Nhiều giáo viên còn coi nhẹ việc nhận xét, hướng dẫn cách viết đoạn văn cho học sinh và nếu có làm thì cũng chỉ làm qua loa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như giáo viên chưa có kinh nghiệm viết đoạn văn và chưa biết phát hiện lỗi cũng như chưa biết chỉ ra cách chữa các loại lỗi đó. 
 - Vốn kiến thức, vốn từ của giáo viên chưa nhiều nên dẫn đến khi cung cấp cho học sinh còn hạn chế, hướng dẫn học sinh đôi khi còn thụ động máy móc, rập khuôn. Điều đó dẫn đến bài viết của học sinh thường mang tính kể lể, khô khan, thiếu hình ảnh, cảm xúc và sự mạch lạc.
- Việc dạy tập làm văn còn nhiều lúng túng về mặt lí thuyết cũng như việc xác định các kĩ năng làm bài như kĩ năng xây dựng bố cục, kĩ năng chọn ý và sắp xếp ý để viết đoạn, liên kết bài, kĩ năng sữa chữa bài, rút kinh nghiệm,.....
- Các điều kiện phục vụ cho việc dạy tập làm văn còn nhiều hạn chế, đặc biệt trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều, thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể về phương pháp dạy học tập làm văn, thiếu các đồ dùng dạy học,....
- Phần lớn các tiết trả bài cho học sinh chưa được giáo viên chú trọng chuẩn bị kĩ càng mà đa phần là chỉ tập trung sửa lỗi về chính tả mà chưa phân ra các loại lỗi về câu để chữa cho học sinh, nếu có chữa câu sai thì cũng chưa chọn lọc được những dạng câu sai điển hình mà hay chọn câu chữa nhiều loại lỗi bởi những câu như vậy sẽ gây ''nhiễu'' cho việc rèn kĩ năng chữa câu theo từng dạng và cũng quá sức đối với học sinh tiểu học. Mặt khác cũng có trường hợp giáo viên chỉ kết luận bài làm của học sinh bằng vài lời nhận xét chung chung như : câu văn lủng củng, diễn đạt chưa trôi chảy hoặc dùng từ sai,..nên dẫn đến các em không biết câu văn trong bài văn của mình sai ở chỗ nào, thiếu ở chỗ nào và nếu phải sửa thì sẽ sửa như thế nào,...Và như vậy vô tình giáo viên đã làm mất đi của các em cơ hội rút kinh nghiệm bài đã làm, khắc phục sai sót, phát huy ưu điểm của bản thân....
2.2.2. Về phía học sinh
- Nguyên nhân chính gây nên các loại lỗi về câu cho học sinh như : Học sinh không nắm chắc kiến thức về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu, kĩ năng phân tích, nhận diện các thành phần câu (Các em thường nhầm trạng ngữ với chủ ngữ nhất là khi trạng ngữ không được mở đầu bằng quan hệ từ, nhầm định ngữ với vị ngữ, đặc biệt hay nhầm vị ngữ với định ngữ trong trường hợp chủ ngữ được bắt đầu bằng từ Những, Một. Các danh từ đứng sau Những, Một thường là không xác định nên chúng phải có định ngữ mới xác định nên học sinh hay nhầm định ngữ là vị ngữ và khi phân tích câu hay tập đặt câu đã tạo ra các câu có chủ ngữ không xác định. Với những câu có nhiều danh từ, động từ, nhiều định ngữ, bổ ngữ, học sinh thường không phát hiện ra hết các định ngữ, bổ ngữ này,..). Mặt khác học sinh viết sai lỗi câu còn do không hiểu nghĩa của từ, do không nắm được cấu trúc câu, do đưa cách nói khẩu ngữ vào văn viết, do không dùng dấu câu hay có dùng nhưng dùng dấu câu không đúng quy tắc ( như dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa đủ ý, dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần chủ - vị, ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia, dùng dấu chấm tuỳ tiện khi chưa hết ý cắt đôi câu ra một cách vô lí,...)
 - Nhiều học sinh khi làm bài tập làm văn cảm thấy khó và bí, thấy không biết viết gì, nói gì. Nguyên nhân quan trọng vì các em thiếu vốn sống, thiếu kiến thức thực tế, thiếu hiểu biết những gì liên quan đến bài làm. Không có nguyên liệu làm sao có sản phẩm? Chưa đi thăm một cảnh đẹp nào bao giờ thì làm sao có thể làm được bài tường thuật cuộc đi thăm đó? Học sinh ở thành phố không có vườn rau làm sao làm dược bài văn tả vườn rau nhà em? 
 Ngược lại học sinh nhiều em vẫn chưa nắm vững khả năng biểu đạt ý nghĩa trọn vẹn của câu. Các em chưa biết kết hợp về hai hình thức của câu đó là: nội dung và hình thức
 - Tập làm văn là môn học thực hành. Kết quả của tập làm văn dựa trên sự huy động nhiều kĩ năng khác nhau: kĩ năng phát âm, kĩ năng nói, kĩ năng viết chữ, kĩ năng dùng từ đặt câu, viết bài,...Kĩ năng là kết quả của sự luyện tập thực hành gian khổ nhưng hiện nay học sinh được luyện tập quá ít. Các kĩ năng chưa hình thành, chưa được rèn luyện nhưng vẫn cứ phải sử dụng vào bài tập làm văn vì thế gây ra nhiều loại lỗi viết câu không đáng có.
- Để nắm được cụ thể về lỗi viết câu của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 37 em học sinh lớp 5D trường Tiểu học Đông Vệ 1 về viết một đoạn văn tả cảnh.
 Kết quả thu được như sau: 
Tổng số HS
Số HS không mắc lỗi
Số HS mắc lỗi
SL(em)
TL(%)
SL(em)
TL(%)
37 em
22
59,5
15
40,5
 Cụ thể về các dạng lỗi HS mắc phải ở trên là:
Tổng số HS
Các lỗi câu HS mắc phải
Số HS mắc lỗi
SL(em)
TL(%)
15 em
Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
6
40
Lỗi về dấu câu
4
26,7
Lỗi về nghĩa
5
33,3
Chữa câu sai có tác dụng rất tích cực đối với việc rèn luyện kĩ năng viết câu đúng cho học sinh. Theo lí thuyết hoạt động lời nói, giai đoạn cuối của hoạt động lời nói là kiểm tra kết quả. Phát hiện, phân tích và chữa lỗi trong bài viết chính là kiểm tra kết quả của quá trình viết. Việc làm này một mặt giúp học sinh loại bỏ lỗi viết câu trong bài làm của mình, hình thành kĩ năng viết đúng ở các em; mặt khác, giúp giáo viên nắm được trình độ của học sinh, từ đó có biện pháp dạy học thích hợp. Qua thực tế giảng dạy, qua bài kiểm tra của học sinh, tôi thấy lỗi viết câu của học sinh thường mắc lỗi như sau:
* Lỗi trong câu: 
- Lỗi về nghĩa:
+ Câu không rõ nghĩa.
+ Câu sai nghĩa.
+ Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần, giữa các vế câu, như: Các vế câu không tương hợp; trạng ngữ và nòng cốp câu không tương hợp; chủ ngữ và vị ngữ không tương hợp; Câu có thành phần đồng chức không tương hợp.
- Lỗi dấu câu:
+ Lỗi dùng dấu câu sai.
+ Lỗi không dùng dấu câu.
- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:
+ Câu thừa thành phần.
+ Câu không đủ thành phần: Câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ; câu thiếu chủ ngữ; câu thiếu vị ngữ.
+ Câu không phân định rõ thành phần, Câu sắp xếp sai vị trí của thành phần, câu không xác định được thành phần.
* Lỗi ngoài câu:
- Câu không phù hợp với các câu khác.
+ Lỗi câu lạc chủ đề
+ Lỗi câu mâu thuẫn nhau.
- Câu không phù hợp với nhân vật giao tiếp
2.3. Các biện biện pháp nhận diện và khắc phục các dạng lỗi viết câu cho học sinh lớp 5”.
Trong quá trình giao tiếp, câu bị chi phối hai loại quan hệ: Quan hệ hướng nội (còn gọi là quan hệ trong câu) là quan hệ giữa các yếu tố cấu thành câu và quan hệ hướng ngoại ( còn gọi là quan hệ ngoài câu) là quan hệ giữa các câu với các yếu tố ngoài câu; giữa câu với nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp, giữa câu với các câu khác trong văn bản, với toàn văn bản.
Dựa vào mối quan hệ này tôi chia lỗi viết câu thành hai loại: lỗi trong câu và lỗi ngoài câu. Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu về cách nhận diện và khắc phục lỗi trong câu.
Lỗi trong câu bao gồm: + Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
 + Lỗi về nghĩa 
 + Lỗi về dấu câu.
2.3.1. Biện pháp 1: Nhận diện và sửa lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu.
 	Khi hướng dẫn học sinh Tiểu học chữa câu sai, trước hết nên chú ý tới các câu sai về cấu tạo. Bỏi vì chỉ cần chữa một số câu sai cấu tạo điển hình, học sinh có thể theo mẫu mà chữa được nhiều câu sai tương tự. Mặt khác do mối quan hệ đi đôi giữa cấu tạo và nội dung của câu, khi đã hiểu rõ cấu tạo câu, viết được câu đúng cấu tạo ngữ pháp, học sinh cũng hạn chế bớt những câu ''có vấn đề'' trong lời nói của mình.
 Có hai loại câu sai phổ biến là câu thiếu hoặc thừa các thành phần câu, không phân định được các thành phần câu hoặc sắp xếp sai các thành phần câu.
a. Câu không đủ thành phần: Do năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ xét về câu không đủ thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ. Các lỗi câu không đủ thành phần bao gồm:
 * Câu thiếu thành phần chủ ngữ:
Câu thiếu chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi học sinh nhiều khi nhầm đối tượng, chỉ mới có ở trong tư duy chưa được thực hiện hoá ở lời (câu) với chủ ngữ. Trong tư duy của học sinh đối tượng cần nói đến đã hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy các em viết câu không đủ thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ cũng có thể do học sinh lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ. Câu thiếu chủ ngữ khiến cho nghĩa của câu không trọn vẹn hoặc làm cho người đọc hiểu sai nghĩa.
 - Ví dụ 1: Em rất thích chiếc áo mẹ mua cho em vào dịp Tết năm ngoái. Có màu hoa cà rất đẹp.
 - Ví dụ 2: Trong truyện “ Cây vú sữa” đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ.
 Giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện câu “Có màu hoa cà rất đẹp” trong ví dụ 1 thiếu bộ phận chủ ngữ. Vì vậy cần chữa lại bằng cách thêm chủ ngữ nhưng tránh lặp từ. Có thể chữa lại là:
 Em rất thích chiếc áo mẹ mua cho em vào dịp Tết năm ngoái. Nó có màu hoa cà rất đẹp.
 Ở ví dụ 2 giáo viên hướng dẫn để học sinh thấy câu này chúng ta không thể xác định được đâu là bộ phận chủ ngữ. Vì thế có thể hướng dẫn chữa bằng hai cách sau: 
Cách 1: Ta bỏ từ “ trong” để “truyện Cây vú sữa” thành chủ ngữ:
 Truyện “ Cây vú sữa” đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ.
Cách 2: Thêm chủ ngữ cho câu: 
 Trong truyện “ Cây vú sữa” , tác giả đã đã nhắc nhở em phải biết quý trọng tình yêu của mẹ.
 	 * Câu thiếu thành phần vị ngữ:
 	 Học sinh viết những câu thiếu vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau: với những ngữ danh từ được phát triển dài, học sinh nhầm tưởng đã có giá trị thông báo mặc đầu nó chỉ mới nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo. Học sinh không hiểu rằng phần lớn các ngữ danh từ có: cái, những, một, ...mở đầu là không xác định, muốn xác định chúng phải được thêm định ngữ ở sau. Do đó những tính từ, động từ sau danh từ trong các ngữ danh từ ấy chỉ có khả năng làm định ngữ, không thể làm vị ngữ.
 Ví dụ 1: Chiếc cặp sách mà bố tặng em.
 Ví dụ 2: Những bông hoa thơm ngát.
 Trường hợp này cần hướng dẫn để học sinh nhận ra đây là câu thiếu vị ngữ. Với câu này có thể hướng dẫn chữa bằng những cách khác nhau tuỳ vào mục đích thông báo của câu. Chỉ có thể xác định được mục đích thông báo khi xét câu trong văn bản. Có thể hướng dẫn chữa câu này bằng cách thêm vị ngữ hoặc cấu tạo lại hoàn toàn cả câu. Chẳng hạn:
 + Chiếc cặp sách mà bố tặng em rất đẹp. ( Hoặc: Bố tặng em chiếc cặp sách.)
 + Những bông hoa ấy thơm ngát.
 * Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ:
Chúng ta không xếp vào kiểu lỗi này những câu cùng thiếu cả chủ ngữ và vị 
ngữ do sử dụng dấu câu sai như:
 - Ví dụ: Trên những cành cây, ngọn cỏ. Sương long lanh như những hạt ngọc.
 	Những câu mắc lỗi như vậy chiếm số lượng nhiều chúng sẽ được xếp vào loại lỗi dùng sai dấu câu.
 Hầu hết những câu được xem là thiếu cả chủ và vị ngữ là những câu chỉ có bộ phận trạng ngữ. Nguyên nhân của loại lỗi câu này là do học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ. Mặt khác thường là bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến cho học sinh tưởng nó đã có nội dung thông báo.
 -Ví dụ 1: Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng. 
 -Ví dụ 2: Đến ngày cưới của con ông lão nhà giàu. Anh trai cày không biết gì.
Nếu xét riêng câu ở ví dụ 1 một cách cô lập tách khỏi các câu khác trong văn bản thì về lí thuyết có thể hướng dẫn học sinh chữa bằng hai cách: 
+ Cách 1: Bỏ từ “trên” để được câu:
 Cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng. 
+ Cách 2: Xem phần đã có là trạng ngữ rồi thêm hoàn toàn cả chủ ngữ và vị ngữ để tạo nên câu mới:
 Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng, chúng em thường chơi thả diều.
 Ở ví dụ 2 chỉ có thể hướng dẫn học sinh chữa bằng cách đảo lại thành:
 Ngày cưới của con ông lão nhà giàu đến, anh trai cày không biết gì.
b. Câu thừa thành phần: là những câu có thành phần lặp lại không cần thiết.
 Không phổ biến bằng câu thiếu thành phần nhưng câu thừa thành phần cũng không hiếm trong bài viết của học sinh,Nguyện nhân chủ yếu là do các em mang thói quen lời nói vào bài viết. 
 - Ví dụ 1: Cô giáo em đó một người rất dịu dàng.
 - Ví dụ 2: Quyển sách Tiếng Việt lớp 5 đối với em là người bạn thân thiết của em.
 - Ví dụ 3: Em biết rõ hơn nhất công ơn của mẹ.
 - Ví dụ 4: Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng em thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
 Để giúp học sinh chữa lỗi những câu này giáo viên cần hướng dẫn các em phát hiện và bỏ đi những thành phần không cần thiết:
 Ở ví dụ 1 ta bỏ từ “đó” : Cô giáo em - một người rất dịu dàng.
 Ở ví dụ 2 ta bỏ các từ “đối với em”: Quyển sách Tiếng Việt lớp 5 là người bạn thân thiết của em. 
 Ở ví dụ 3 ta bỏ một trong hai từ “hơn” hoặc “nhất” : 
 Em biết rõ hơn công ơn của mẹ.
Hoặc: Em biết rõ nhất công ơn của mẹ.
 Ở ví dụ 4 ta có hai cách sửa: bỏ từ “người xưa” hoặc thêm quan hệ từ “qua” vào đầu câu để “Qua truyện Hươu và Rùa” là bộ phận trạng ngữ: 
 Cách 1:Truyện Hươu và Rùa đã cho chúng em thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
 Cách 2: Qua truyện Hươu và Rùa, người xưa đã cho chúng em thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
c. Câu không phân định rõ thành phần ( còn gọi là câu có kết cấu rối, nát): 
 Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp. Trước hết là do học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói mà không phản cắt được trong tư duy ra từng ý rạch ròi. Học sinh viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài không tìm cách tổ chức, sắp xếp các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi rất nặng, rất khó chữa, phải trao đổi với học sinh trực tiếp mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa câu cho đúng. Có thể liệt kê các lỗi câu không phân định rõ thành phần như sau:
 * Câu không xác định được thành phần:
 Ví dụ: Em lưỡng lự rất muốn đi chơi rất lâu cùng các bạn.
 Câu này cần hướng dẫn các em sửa lại như sau: 
 Em rất muốn đi chơi lâu cùng các bạn nhưng còn lưỡng lự.
 * Câu sắp xếp sai vị trí thành phần:
 - Ví dụ 1: Em sẽ mong cô giáo có nhiều học sinh ngoan hơn chúng em.
 - Ví dụ 2: Em thấy rất có ích đọc truyện này.
 - Ví dụ 3: Em nhìn mái tóc của bà đã bạc trắng.
Cách sửa: Với các câu này cần hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các thành phần cho đúng trật tự ngữ pháp. 
 Ví dụ 1: Em mong cô giáo sẽ có nhiều học sinh ngoan hơn chúng em.
 Ví dụ 2: Em thấy đọc truyện này rất có ích.
 Ví dụ 3: Em nhìn mái tóc đã bạc trắng của bà.
2.3.2.Biện pháp 2: Nhận diện và sửa lỗi về nghĩa của câu.
 Các lỗi về nghĩa được chia thành : câu sai nghĩa, câu không rõ nghĩa và câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu.
a. Câu sai nghĩa: Câu sai nghĩa là câu có chứa nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan.
- Ví dụ 1: Bà em tinh mắt xâu kim trong bóng tối.
- Ví dụ 2: Từ ngày cô vĩnh biệt chúng em về công tác ở thành phố, chúng em vẫn nhớ cô.
- Ví dụ 3: Cô giáo em cao năm mét.
 Những câu sai nghĩa này sẽ làm mất sự tương hợp giữa các thành phần câu. Để hướng dẫn học sinh sửa lỗi cần cho học sinh tìm từ dùng sai, xác định nội dung của câu và phân tích lỗi của việc dùng từ - tìm từ thay thế. Sau đó giáo viên kết luận những câu trên sai là do học sinh thiếu kiến thức thực tế nên đã sử dụng một số chi tiết phi thực tế như “ bà xâu kim trong bóng tối”, “vĩnh biệt”, “cô giáo cao năm mét”. Vì vậy, để sửa sai loại câu này cần bỏ đi những chi tiết phi thực tế trong câu.
 Cho học sinh sửa lại là:
- Ví dụ 1: Bà rất tinh mắt vẫn còn xâu được kim.
- Ví dụ 2: Từ ngày cô từ biệt chúng em về công tác ở thành phố, chúng em 
vẫn nhớ cô.
- Ví dụ 3: Cô giáo em cao 1m55.
b. Câu không rõ nghĩa:
 Câu không rõ nghĩa là những câu còn thiếu thông tin. Đó là những câu đúng về cấu tạo ngữ pháp nghĩa là có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng về quan hệ ngữ nghĩa nhưng thực ra còn thiếu những thành phần phụ cần thiết phải có để bổ sung ý nghĩa cho một động từ, danh từ nào đó trong câu nên nghĩa của câu không được thể hiện đầy đủ, gây ra sự hụt hẫng cho người đọc
 - Ví dụ 1: Em bé ngày nào đã trở thành.
 - Ví dụ 2: Hôm nay anh dũng cảm.
 - Ví dụ 3: Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.
 Các kiểu câu như ở ví dụ 1 là những câu không đủ thông tin, không trọn nghĩa vì động từ “trở thành” ở đây như đòi hỏi phải có bộ phận phụ để làm rõ nghĩa của câu. Sở dĩ các em viết câu sai như vậy vì các em không biết rằng có những động từ bắt buộc phải có bộ phận phụ thì nghĩa mới được xác định.
 Cách chữa những câu này là phải hướng dẫn học sinh thêm bộ phận phụ còn thiếu trong các ví dụ. Chẳng hạn:
Ví dụ 1: Em bé ngày nào đã trở

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nhan_dien_va_khac_phuc_cac_dang_loi_vi.docx