SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con

người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động

vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn

được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt cho người

khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời

nói. [1]

Trong cuộc sống thì giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, nhờ có ngôn ngữ mà con

người có thể hiểu được nhau để tồn tại và phát triển xã hội.

Không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn

tại được, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ là những năm đầu đời. Ngôn

ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên

của xã hội loài người.

Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện

vọng, mong muốn, nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ là một điều

kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động, giúp trẻ giao tiếp với bạn, cô

giáo và những người xung quanh một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao trong hoạt

động.

Trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy,

trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực của tư duy. Nếu không có

ngôn ngữ thì quá trình tư duy của trẻ sẽ không diễn ra.

Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi. Ngôn ngữ được tích hợp

trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, ngôn

ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho

ngôn ngữ trẻ phát triển. [1]

Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ

có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Cô giáo bằng lời nói nhẹ

nhàng, tình cảm cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết

phục trẻ, giáo dục những hành vi, thói quen tốt cho trẻ.

Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Ở đây, trẻ được

giao tiếp với bạn, cô giáo, trẻ được tiếp xúc, khám phá các đồ dùng, đồ chơi, các

sự vật hiện tượng xung quanh làm nảy sinh nhu cầu ngôn ngữ. Trẻ nói ra những

mong muốn, ý thích của mình giúp ngôn ngữ của trẻ được tăng lên.

pdf 21 trang thuychi01 13862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ TRANG 
 MỤC LỤC 
1. MỞ ĐẦU 1-3 
1.1. Lý do chọn đề tài 1-2 
1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3-17 
2.1. Cơ sở lý luận 3 
2.2. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 
tháng tuổi tại nhóm trẻ D1, trường mầm non Đông Văn. 
3-4 
2.2.1. Thuận lợi 3 
2.2.2. Khó khăn 3-4 
2.3. Các biện pháp thực hiện 4-17 
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tự tin khi đến 
lớp với cô bằng việc luôn giữ mối quan hệ tốt, phối hợp 
thường xuyên với cha mẹ trẻ. 
4-7 
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động theo quan 
điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ. 
7-11 
2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi 
tập có chủ định. 
11-13 
2.3.4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các trò chơi 
dân gian. 
13-16 
2.4. Hiệu quả đạt được 16 - 17 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17-18 
3.1. Kết luận 17 
3.2. Kiến nghị 17-18 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 
1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con 
người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động 
vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn 
được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt cho người 
khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời 
nói. [1] 
Trong cuộc sống thì giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. 
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, nhờ có ngôn ngữ mà con 
người có thể hiểu được nhau để tồn tại và phát triển xã hội. 
Không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn 
tại được, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ là những năm đầu đời. Ngôn 
ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên 
của xã hội loài người. 
Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện 
vọng, mong muốn, nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ là một điều 
kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động, giúp trẻ giao tiếp với bạn, cô 
giáo và những người xung quanh một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao trong hoạt 
động. 
Trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy, 
trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực của tư duy. Nếu không có 
ngôn ngữ thì quá trình tư duy của trẻ sẽ không diễn ra. 
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi. Ngôn ngữ được tích hợp 
trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, ngôn 
ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho 
ngôn ngữ trẻ phát triển. [1] 
 Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ 
có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Cô giáo bằng lời nói nhẹ 
nhàng, tình cảm cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết 
phục trẻ, giáo dục những hành vi, thói quen tốt cho trẻ. 
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Ở đây, trẻ được 
giao tiếp với bạn, cô giáo, trẻ được tiếp xúc, khám phá các đồ dùng, đồ chơi, các 
sự vật hiện tượng xung quanh làm nảy sinh nhu cầu ngôn ngữ. Trẻ nói ra những 
mong muốn, ý thích của mình giúp ngôn ngữ của trẻ được tăng lên. 
Có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, 
cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm của mỗi người chúng ta 
và việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng. 
Trong thực tế hiện nay trong quá trình tổ chức hoạt động học nói chung và 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng vẫn còn nhiều giáo viên chưa chú trọng, 
chưa khai thác, tìm tòi những sáng kiến, những biện pháp phù hợp, những nội 
dung phong phú để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ. 
Mặt khác ở các gia đình thường chú trọng đến việc lo cho trẻ học kiến 
thức mà không chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, luôn bao bọc, nuông 
chiều, làm hộ, làm thay, nói hộ trẻ. Chúng ta thường thấy tình huống khi phụ 
2 
huynh đến đón trẻ bố mẹ hay có câu nói “Con bye-bye cô đi” mà không bảo con 
mình “Con chào cô để về nào”, khiến trẻ ỉ lại, không thể hiện bằng lời nói mà 
thể hiện bằng hành động nhõng nhẽo Không những vậy bố mẹ còn hay cưng 
nựng trẻ bằng những lời nói không chuẩn Tiếng Việt như: “nhoan quá”, “chẹp 
gái quá”... dẫn đến tình trạng trẻ hay bắt chước và nói ngọng theo. 
Hiểu rõ vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và 
trẻ độ tuổi Nhà trẻ nói riêng và từ thực tế hiện nay về vai trò của giáo viên trong 
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nhà trẻ. Bản thân tôi là giáo viên đã có nhiều 
năm chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng. Tôi đã trăn trở tìm biện pháp khắc phục 
thực trạng trên. Vì thế trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi đã đúc rút một 
số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc nhất để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến 
kinh nghiệm cho bản thân mình trong năm học 2017 - 2018 xin chia sẻ cùng 
đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 
tháng tuổi ở Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn” 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Thông qua quá trình dạy trẻ, nghiên cứu của bản thân để tìm ra một số 
biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ phong phú, nói rõ ràng mạch lạc. 
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở 
Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp như sau: 
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng 
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: 
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; 
 - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
Bản thân tôi đã tìm hiểu qua thông tin đại chúng, tập san, tài liệu bồi 
dưỡng, đài, báo, tivi, tài liệu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi Nhà trẻ. 
 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây 
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 
Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin (về số trẻ, 
đặc biệt là khả năng diễn đạt của trẻ) 
 - Phương pháp thực nghiệm khoa học: sau khi điều tra phân tích trên trẻ 
tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp mà tôi cho là khả quan để phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng. 
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học 
 Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụ 
toán học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm 
3 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận 
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển loài người nói 
chung và trẻ mầm non nói riêng. Ngôn ngữ giúp cho con người trao đổi và nắm 
bắt những thông tin qua lại với nhau trong cuộc sống thường ngày. Trong thực tế 
trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh, trẻ có thể nói được 
nhưng câu, từ đơn giản hoặc tự kể về những sự việc mà trẻ đã nhìn thấy. Nhu 
cầu ngôn ngữ của trẻ rất cao, trẻ thích nói, thích hỏi, hay tò mò về mọi vật xung 
quanh chính, vì vậy mà ông cha ta thường nói: 
 “Thỏ thẻ như trẻ lên ba” 
 Là một giáo viên mầm non - người mẹ thứ 2 của trẻ tôi đã xác định được 
nhiệm vụ cơ bản trong giáo dục trẻ ở giai đoạn này là phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ một cách tích cực. Trên cơ sở vốn từ của trẻ và mở rộng dần theo thời gian. 
Giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ. Chúng ta cần phải tác động một cách mạnh mẽ, có hệ thống 
lên sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, sử dụng các thời điểm sinh hoạt, trò chơi độc 
lập, hoạt động học hướng vào sự phát triển thông qua các hoạt động hàng ngày. 
 Vì thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi được xem như một 
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc phát triển toàn diện nhân 
cách của một đứa trẻ. [1] 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ còn non nớt, bộ máy phát âm của trẻ 
chưa hoàn thiện. Trẻ đang bi bô học nói, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói 
chưa rõ ràng, chưa đủ câu, không tập trung chú ý khi cô hướng dẫn. Vì vậy, việc 
tạo cho trẻ có hứng thú vào các hoạt động đặc biệt là việc phát triển ngôn ngữ 
trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít 
những khó khăn, cụ thể như sau: 
2.2.1. Thuận lợi 
- Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, cơ sở vật chất đảm bảo phục 
vụ cho mọi hoạt động hàng ngày của cô và trẻ, mặt khác hàng năm được sự quan 
tâm, đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đồ dùng từ phía nhà trường và phụ huynh 
như: bổ sung Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính nối mạng Internet, có đầy đủ tranh ảnh 
cho trẻ hoạt động... 
- Bản thân là giáo viên có tâm huyết với công việc, yêu nghề mến trẻ tận 
tình với công việc, có trình độ chuyên môn trên chuẩn. 
- Luôn được sự quan tâm chia sẻ và ủng hộ từ phía nhà trường, được sự 
tin yêu tín nhiệm và sự ủng hộ từ phía phụ huynh. 
- Tổng số lớp tôi 25 cháu, tỷ lệ nam và nữ đều nhau, tỷ lệ chuyên cẩn 
hàng tháng đảm bảo duy trì tốt, đa số trẻ đến lớp rất ngoan, có nề nếp. 
- Bên cạnh đó bản thân luôn tích cực tự học hỏi nghiên cứu và tham khảo 
tài liệu, truy cập Internet để trau dồi kiến thức. 
 2.2.2. Khó khăn 
Trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ thời kỳ trẻ độ tuổi nhà trẻ là giai 
đoạn bắt đầu của ngôn ngữ chủ động, nên trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ 
do tôi phụ trách còn mắc phải những hạn chế như sau: 
4 
- Trẻ phát âm chưa chính xác hay còn nói ngọng, nói lắp đặc biệt trẻ hay 
nói ngọng cụ thể “chữ n thành l; chữ x thành s; dấu ngã thánh dấu sắc; dấu hỏi 
thành dấu nặng”. 
- Đồng thời do kinh nghiệm của trẻ còn ít ỏi nên trẻ dễ nhầm lẫn khi tri 
giác chủ yếu dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nói. 
- Hơn nữa giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan cụ thể, nghĩa 
là: lời nói luôn luôn gắn liền với mọi hành động đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu 
được. Trẻ thích giao tiếp với người xung quanh và có nhu cầu bằng trực 
quan, cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn khen, 
động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc và có âm thanh và một đặc 
điểm nữa là trẻ rất hay bắt chước người lớn. 
- Đa số phụ huynh lớp tôi phụ trách họ chủ yếu làm nông nghiệp họ 
không mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, phát âm còn ảnh hưởng tiếng địa phương 
và ít trò chuyện với trẻ và thường không nghe trẻ nói chỉ có thói quen chiều theo 
ý của trẻ. 
- Là nhóm lớp nhỏ nhất của trường nên tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần không 
đều, nhiều trẻ đi học còn quấy khóc hay ốm hoặc nhút nhát làm ảnh hưởng đến 
nề nếp lớp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng học. 
Từ thuận lợi và khó khăn trên khi khảo sát cho thấy kết quả đầu năm 
9/2017 như sau: 
Đạt Chưa đạt 
Nội dung khảo sát 
Tổng số 
trẻ khảo 
sát 
Số trẻ 
Tỷ lệ 
% 
Số trẻ 
Tỷ lệ 
% 
- Trẻ hứng thú tham gia vào 
hoạt động. 
25 10 40,0 15 60,0 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong 
giao tiếp. 
25 8 32,0 17 68,0 
- Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, 
diễn đạt đủ câu. 
25 7 28,0 18 72,0 
 * Nhận xét: Qua khảo sát đầu năm kết quả cho thấy 
- Tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cô tổ chức còn thấp mới đạt ở 
mức 40,0%. 
- Số trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp còn hạn chế, trẻ rụt rè, nhút nhát, 
khi bố mẹ đưa đến còn nhõng nhẽo đòi bế, mua quàTỷ lệ đạt mới ở mức 
32,0%. 
- Trẻ nói được đủ câu, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu tỉ lệ đạt thấp 28,0%. 
Để nâng cao được tỉ trẻ phát triển ngôn ngữ tốt là một vấn đề luôn làm tôi 
trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có hiệu quả nhất. 
Tôi đã sử dụng một số biện pháp để đưa vào thực hiện trong năm học vừa qua và 
đã thu được hiệu quả cao. Sau đây tôi xin trình bày 04 biện pháp cụ thể. 
2.3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở 
Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn. 
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tự tin khi đến lớp với 
cô bằng việc luôn giữ mối quan hệ tốt, phối hợp thường xuyên với cha mẹ trẻ. 
5 
Gia đình cùng với nhà trường và các tổ chức xã hội là ba thành tố chủ đạo 
trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mahatma Gandi đã từng 
nói "Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không có người thầy 
nào tốt như cha mẹ". Jacquie Mc Taggard, trong cuốn sách" Từ chiếc bàn của 
giáo viên" xuất bản năm 2003 đã viết "Các bậc cha mẹ chính là những người 
thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng 
mang lại những phần thưởng vô cùng to lớn". [2] 
Giáo dục trẻ tại gia đình có vị trí vô cùng quan trọng, không thể tách rời 
trong quá trình giáo dục một con người từ khi còn là bào thai nằm trong bụng 
mẹ đến lúc trưởng thành. Nhiều nhà giáo dục đã nhấn mạnh tầm quan trọng của 
giáo dục gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ và cũng là 
môi trường giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên 
ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đứa trẻ. 
Chính vì thế, công tác phối kết hợp giữa nhà trường với các bậc phụ 
huynh là vô cùng quan trọng. Nó càng trỏ nên quan trọng hơn khi trẻ ở độ tuổi 
Nhà trẻ bởi lẽ trẻ lần đầu tiên được đến trường và rời khỏi vòng tay âu yếm của 
cha mẹ và người thân đến một môi trường hoàn toàn mới lạ. Vì vậy để phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thì việc đầu tiên phải làm là phối kết hợp với 
phụ huynh. 
Hiểu được điều này đầu tiên tôi luôn tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng 
việc tạo mối quan hệ thân thiện, thường xuyên trao đổi, thống nhất với phụ 
huynh nội dung giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua cuộc họp phụ 
huynh đầu năm, qua hoạt động đón, trả trẻ. 
Hình ảnh: Cô đang đón trẻ vào lớp 
Thông qua lần họp phụ huynh đầu năm tôi tiến hành trò chuyện, hỏi thăm 
với phụ huynh về đặc điểm cá nhân của từng trẻ để tiện trong quá trình chăm sóc 
6 
giáo dục trẻ trong năm học vừa để có thể lập kế hoạch giáo dục theo đặc điểm 
riêng cho phù hợp. Cũng qua cuộc họp này tôi đưa ra và thống nhất với phụ 
huynh về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lớp với tiêu chí đặt 
ra là: Gia đình, nhà trường cùng chung nội dung giáo dục với nội dung cụ thể 
như sau: 
Nhắc nhở cha mẹ cần cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ 
và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ 
vừa nghe để trẻ nghe cho dễ. Các chủ đề trò chuyện là các bữa ăn hàng ngày, sở 
thích, nhu cầu của trẻ, các hoạt động ở trường lớp... 
 Ví dụ: Trò chuyện với trẻ khi đón trẻ về bằng các câu hỏi: Hôm nay con 
đi học có ngoan không? Con học với cô gì? Hôm nay cô dạy con gì nào? Ở 
trường con thích chơi với bạn nào?... 
Khi trò chuyện với trẻ phải phát âm đúng ngữ pháp, không nên bắt chước 
những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để 
trẻ bắt chước được cho đúng. 
Phụ huynh cần cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng 
địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc, mọi nơi. Tránh cho trẻ nghe những hình 
thái, ngôn ngữ không chính xác... 
 Để có thể duy trì thực hiện tốt những nội dung đã thống nhất với phụ 
huynh trong lần họp phụ huynh đầu năm tôi thường xuyên nhắc lại và trao đổi 
thêm với phụ huynh những nội dung cần thiết trong giờ đón trả trẻ. Vì thực tế 
đầu năm học không ít những phụ huynh ở lớp tôi khi cho trẻ vào lớp thay vì việc 
không trao con cho cô ngay mà thường ôm và nựng con. Với tình huống này tôi 
đã bằng những câu hỏi để trò chuyện kích thích trẻ cùng trò chuyện với cô để 
quên đi thói quen bố mẹ phải ở cùng mình trong nhóm, hay phải bế mình vào 
tận chỗ ngồi. Những câu hỏi tôi thường sử dụng rất ngắn gọn như: 
- Cô chào bé Nhật Linh. 
- Hôm nay ai đưa con đi học? 
- Sáng nay mẹ cho con ăn gì nào? 
- Giờ mẹ Hoa chào Nhật Linh để mẹ về đi làm kẻo muộn giờ nào? 
- Con gái chào mẹ, để mẹ đi làm nào?.... 
Hay: 
 - Ai đón Đức Khang đấy? 
- Con chào bố đi? 
- Hôm nay cô dạy con những gì cùng kể cho bố nghe nào? 
- Cô Bình chào hai bố con nhé. 
Không dừng ở đó, tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của 
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi, từ đó tạo sự thống nhất giữa 
nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ. Vì thế tôi đã xây dựng kế 
hoạch theo từng tháng trong năm học và thông qua “Góc trao đổi với phụ 
huynh” của lớp để phụ huynh nắm bắt và phối hợp với giáo viên rèn thêm lúc ở 
nhà. Cụ thể: 
- Tháng 9, 10: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ; 
- Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn 
từ cho trẻ; 
7 
- Tháng 1, 2: Chủ yếu vẫn hai nhiệm vụ trên nhưng khai thác sâu vấn đề 
luyện trí nhớ cho trẻ qua cái bài thơ, đồng dao, bài đồng dao được phổ nhạc như 
bài “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo vào leo ra” ...., 
- Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói 
mạch lạc. 
 Ví dụ: Trẻ nói theo mẫu câu của câu truyện “Chú vịt xám”, “Con xin lỗi 
mẹ” 
Ngoài ra để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục tôi còn vận động phụ 
huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: họa báo, tờ lịch cũ, chai nhựa, vải vụn,... để 
làm đồ dùng, đồ chơi trang trí và tạo môi trường lớp học hợp lý sẽ tạo cho trẻ 
không gian hoạt động tích cực, giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã học. 
Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt 
động của trẻ trên lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được chương trình chăm sóc 
giáo dục trẻ. Cho phụ huynh biết được, ở độ tuổi này là giai đoạn phát triển lời 
nói cao nhất của trẻ ở lứa tuổi mầm non, phụ huynh hãy dành thời gian thường 
xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật, hiện 
tượng xung quanh, tạo mọi cơ hội, tình huống để trẻ được nói, và chú ý sửa sai 
cho trẻ kịp thời, không được cưng nựng trẻ với những từ ngọng, đớt, mà phải 
phát âm chuẩn mực để trẻ học theo. Có như vậy ngôn ngữ tích cực của trẻ mới 
được hoàn thiện và trong sáng 
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ tôi đã tạo mọi tình huống cho trẻ và phụ huynh 
được tiếp cận với một số đồ dùng, đồ chơi tôi vừa tạo ra từ các nguyên vật liệu 
sẵn có ở địa phương. Một mặt vừa tuyên truyền để phụ huynh quyên góp nguyên 
vật liệu, mặt khác giúp trẻ được tri giác, nhận biết và gọi tên được các đồ dùng, 
đồ chơi. Đây cũng là một hình thức giúp cho trẻ tăng vốn ngôn ngữ và làm giàu 
vốn từ cho trẻ. 
 Công tác phối hợp với phụ huynh không những giúp cho trẻ tự tin, nhanh 
nhẹn, hoạt bát hơn mà còn giúp cho phụ huynh yên tâm và cũng là để phụ huynh 
quan tâm hơn đến con mình. 
 Qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi tự tin hơn khi đến lớp, chủ động 
chào cô, chào bố mẹ. Trẻ thích tham gia hoạt động cùng bạn, thích trò chuyện 
cùng bạn, trẻ nói nhiều hơn, nói rõ lời hơn. Phụ huynh không còn tình trạng thấy 
con đến lớp rụt rè, nhõng nhẽo nên lại ngồi lại cùng con. Tuy nhiên để đạt 
hiệu quả cao hơn tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp tiếp theo. 
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động theo quan điểm lấy 
trẻ làm trung tâm nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
“Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội 
được học bằng nhiều cách khác nhau”, với quan điểm này, năm học 2017 - 
2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn toàn 
huyện chọn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” 
làm nội dung trọng tâm để thực hiện. 
Việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội 
dung quan trọng trong thu hút sự tích cực đến trường của trẻ mầm non thông qua 
việc “Trẻ học bằng chơi - Chơi mà học”. Môi trường hoạt động của trẻ bao 
gồm: môi trường vật chất và môi trường xã hội, so

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36.pdf