SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh lớp chủ nhiệm 12C ở trường THPT Tống Duy Tân

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh lớp chủ nhiệm 12C ở trường THPT Tống Duy Tân

Trường học nói chung và trường THPT nói riêng là môi trường rất quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cũng như hình thành nhân cách của học sinh. Trong đó, trường THPT đóng một vai trò rất quan trọng. Ở lứa tuổi này, các em đã khôn lớn, đã có những hiểu biết nhất định và cũng có những thay đổi lớn trong vấn đề tâm sinh lý theo từng độ tuổi, theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc truyền thụ tri thức cho các em thì việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cũng rất quan trọng để giúp các em trở thành con người toàn diện có cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội. Trong việc giáo dục toàn diện này, người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.

Trong công tác chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm giỏi không phải là người lúc nào cũng kè kè bên các em, vạch ra toàn bộ kế hoạch cũng như chỉ cho các em từng công việc một, không phải là người lúc nào cũng tỏ ra nghiêm khắc hoặc dễ dãi với các em mà điều quan trọng là phải biết định hướng, giúp các em có thể tự chủ động được công việc, phát huy được tính sáng tạo, ý thức tự quản, tinh thần tập thể của mình. Bởi vậy, việc xây dựng lớp học tự quản là vấn đề hết sức quan trọng của bất kỳ GVCN nào. Khi xây dựng lớp học tự quản, các em sẽ thấy mình có trách nhiệm, các em học sinh sẽ có ý thức cố gắng hơn, bảo ban nhau, giúp đỡ nhau, nhắc nhở nhau và thi đua với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ mà lớp đề ra trên cơ sở những yêu cầu của giáo viên cũng như của nhà trường. Ngoài ra, sự hòa nhã, thân thiện của các bạn học sinh sẽ cho các em cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, sẽ xem lớp học như ngôi nhà thứ hai và là chỗ dựa tinh thần cho mình.

Thực tế ở nhiều trường THPT nói chung và ở trường THPT Tống Duy Tân nơi tôi công tác cho thấy, có rất nhiều GVCN rất nhiệt tình, rất vất vả với lớp song hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa cao và không tạo ra nhiều sự chuyển biến tích cực ở các em. Trong công tác chủ nhiệm của tôi gần 10 năm qua, tôi đã trăn trở, cố gắng tìm tòi ra những biện pháp hay và hiệu quả cho công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao khả năng công tác của mình. Trên thực tế tôi đã gặt hái được một số thành công và được nhà trường cũng như các em học sinh công nhận. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh lớp chủ nhiệm 12C ở trường THPT Tống Duy Tân” để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo và góp ý.

 

doc 20 trang thuychi01 6311
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh lớp chủ nhiệm 12C ở trường THPT Tống Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.............. 2
II. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
IV. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận 4
II. Thực trạng vấn đề . 4
1. Đặc điểm, tình hình lớp 12C .............. 4
2. Thực trạng của lớp đầu năm học ... 5
III. Biện pháp thực hiện.. 5
1. Vai trò, nhiệm vụ của GVCN trong việc xây dựng tập thể lớp tự quản .5
2. Những hoạt động tập thể yêu cầu tính tự quản của học sinh  6
3. Những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh . .. 8
3.1. Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn . 8
3.1.1: Lựa chọn ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn .. . 8
3.1.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn  9
3.2. Xây dựng các tổ và theo dõi chéo giữa các tổ với nhau ... 11
3.2.1. Xây dựng các tổ ..11
3.2.2. Theo dõi chéo giữa các tổ ..11
3.3. Thảo luận và xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu, các tiêu chí xếp loại hạnh kiểm .13
4. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò, trò - trò .. 13
4.1. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò.. 13
4.2. Xây dựng mối quan hệ trò – trò ... 15
5. Phối hợp với chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với nhà trường và với gia đình học sinh . 16
5.1. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn . 16
5.2. Phối hợp với nhà trường ...... 17
5.3. Phối hợp với gia đình học sinh  17
6. Kết quả đạt được . 18
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ... 19
2. Kiến nghị  20
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trường học nói chung và trường THPT nói riêng là môi trường rất quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cũng như hình thành nhân cách của học sinh. Trong đó, trường THPT đóng một vai trò rất quan trọng. Ở lứa tuổi này, các em đã khôn lớn, đã có những hiểu biết nhất định và cũng có những thay đổi lớn trong vấn đề tâm sinh lý theo từng độ tuổi, theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc truyền thụ tri thức cho các em thì việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cũng rất quan trọng để giúp các em trở thành con người toàn diện có cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội. Trong việc giáo dục toàn diện này, người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh. 
Trong công tác chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm giỏi không phải là người lúc nào cũng kè kè bên các em, vạch ra toàn bộ kế hoạch cũng như chỉ cho các em từng công việc một, không phải là người lúc nào cũng tỏ ra nghiêm khắc hoặc dễ dãi với các em mà điều quan trọng là phải biết định hướng, giúp các em có thể tự chủ động được công việc, phát huy được tính sáng tạo, ý thức tự quản, tinh thần tập thể của mình. Bởi vậy, việc xây dựng lớp học tự quản là vấn đề hết sức quan trọng của bất kỳ GVCN nào. Khi xây dựng lớp học tự quản, các em sẽ thấy mình có trách nhiệm, các em học sinh sẽ có ý thức cố gắng hơn, bảo ban nhau, giúp đỡ nhau, nhắc nhở nhau và thi đua với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ mà lớp đề ra trên cơ sở những yêu cầu của giáo viên cũng như của nhà trường. Ngoài ra, sự hòa nhã, thân thiện của các bạn học sinh sẽ cho các em cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, sẽ xem lớp học như ngôi nhà thứ hai và là chỗ dựa tinh thần cho mình.
Thực tế ở nhiều trường THPT nói chung và ở trường THPT Tống Duy Tân nơi tôi công tác cho thấy, có rất nhiều GVCN rất nhiệt tình, rất vất vả với lớp song hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa cao và không tạo ra nhiều sự chuyển biến tích cực ở các em. Trong công tác chủ nhiệm của tôi gần 10 năm qua, tôi đã trăn trở, cố gắng tìm tòi ra những biện pháp hay và hiệu quả cho công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao khả năng công tác của mình. Trên thực tế tôi đã gặt hái được một số thành công và được nhà trường cũng như các em học sinh công nhận. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh lớp chủ nhiệm 12C ở trường THPT Tống Duy Tân” để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm những mục đích cơ bản như sau:
Tìm ra phương pháp chủ nhiệm một cách hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp.
Giáo dục các em tính tự giác, tự quản và ý thức tốt trong công việc và có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh ở lớp chủ nhiệm.
Từ hiệu quả trong công tác chủ nhiệm, mong muốn có thể phổ biến những kinh nghiệm, những phương pháp hoặc cách làm hay để nhân rộng ra nhiều lớp hoặc nhiều đơn vị khác
III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp và đặc biệt là vận dụng cụ thể ở lớp 12C ở trường THPT Tống Duy Tân năm học 2015 – 2016.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp, đặc biệt là hiệu quả của việc xây dựng lớp học tự quản trên các tập san giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu tham khảo trên mạng Internet
- Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Phương pháp điều tra: trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, với bản thân học sinh, với cha mẹ học sinh, bạn bè thậm chí là hàng xóm của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tham khảo các báo cáo của nhà trường hằng năm; tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn; tham khảo kinh nghiệm của các GVCN khác trong trường.
- Phương pháp thử nghiệm: áp dụng các biện pháp nâng cao tính tự quản của học sinh vào một số lớp đã chủ nhiệm đặc biệt là lớp 12C ở trường THPT Tống Duy Tân năm học 2015 – 2016.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay, lớp học là đơn vị cơ sở, mọi chủ trương của nhà trường sẽ được triển khai đến các lớp học thông qua GVCN. GVCN được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh và được Hội đồng giáo dục nhà trường quyết định phân công vào các lớp học cụ thể. GVCN là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, của một đơn vị hành chính trong trường học. GVCN là người giảng dạy môn học ở lớp, là người tổ chức, điều khiển và quản lý lớp học. Chính vì vậy, có thể nói GVCN chính là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp học.
Từ vai trò, vị trí của GVCN, thiết nghĩ bất kỳ người giáo viên nào khi được giao chủ nhiệm lớp cũng mong muốn làm thế nào để học sinh của mình có thể đạt được kết quả cao nhất về cả trí dục lẫn đức dục. Bởi vậy, khi được phân công chủ nhiệm, bất kỳ giáo viên nào cũng ra sức tìm tòi, cố gắng tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất áp dụng vào công tác chủ nhiệm với mong muốn những học sinh thân yêu của mình có thể trở thành những người có cả đức lẫn tài, trang bị những hành trang để vững bước trên đường đời sau này.
Từ những mong muốn đó đã không ngừng thôi thúc các GVCN tìm tòi ra những biện pháp, tập trung thời gian để xây dựng lớp học tự quản, có ý thức tự giác trong mọi việc. Đối với trường THPT, tôi thiết nghĩ việc xây dựng lớp học tự quản là hết sức quan trọng bởi như vậy sẽ phát huy hết năng lực, khả năng sáng tạo cũng như tinh thần dân chủ ở các em. Do đó, tôi luôn tin tưởng, tôn trọng và cố gắng phát huy tính tự giác, ý thức tự quản ở các em, kích thích tính tự giác, tinh thần đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau của tất cả các em. Để xây dựng lớp học tự quản, ban đầu tôi đã gặp không ít những khó khăn, thử thách do lớp 12C là lớp học ghép, song với sự kiên trì, sự phối hợp nhiệt tình đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn, lớp tôi đã nhanh chóng đi vào nề nếp và phát huy được tính tự quản trong các tiết học, các hoạt động tập thể, sinh hoạt 15 phút đầu giờ rất tốt
II. Thực trạng vấn đề
1. Đặc điểm, tình hình lớp 12C
Năm học 2015 – 2016, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 12C thay cho một cô giáo nghỉ sinh. Qua tìm hiểu, tôi thấy lớp có một số đặc điểm như sau:
- Lớp tôi chủ nhiệm có 47 học sinh (trong đó có 22 nam và 25 nữ), các em sống rải rác ở 5 xã gồm Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tân, Vĩnh An và Vĩnh Minh (có 3/5 xã là xã miền núi là Vĩnh Hùng, Vĩnh An, Vĩnh Thịnh). Trong đó, có một số em điều kiện đi lại còn khó khăn và ở xa trường như học sinh ở Vĩnh An, Vĩnh Thịnh.
- Hầu hết bố mẹ các em đều làm ruộng, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình bố mẹ làm ăn xa không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái. Trong lớp có 13 học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo; 2 học sinh mẹ bị tâm thần không làm được gì; 5 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ song các em luôn có ý thức vươn lên để xây dựng lớp học tự quản tốt.
- Lớp 12C là lớp học ghép. Sau khi nhà trường cho các em đăng ký lại nguyện vọng về các khối thi, nhà trường xếp những em có nguyên vọng khối C và D vào lớp 12C: Trong số 47 học sinh thì có 34 học sinh của lớp 12C cũ, 1 học sinh lớp 12A, 4 học sinh lớp 12B, 5 học sinh lớp 12D, 1 học sinh lớp 12E, 2 học sinh 12G.
2. Thực trạng của lớp đầu năm học
- Trong thời gian đầu khi mới nhận lớp, để làm quen với học sinh, tôi đã tích cực tìm hiểu các em qua nhiều kênh thông tin khác nhau như GVCN cũ, học bạ, tìm hiểu qua bạn bè Đặc biệt tôi tham gia các buổi lao động đầu năm với các em, cùng lao động và làm việc với các em để quan sát và nhắc nhở các em trong công việc cũng như trong các hoạt động giao tiếp
- Thời gian đầu trong tháng 8, tôi thấy các em chưa thực sự quen với môi trường mới, bạn bè mới, GVCN mới. Đa số các em còn khá tự do trong cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè, nhóm nào chơi với nhóm đó, tinh thần tập thể hầu như không có; sinh hoạt 15 phút đầu giờ còn lộn xộn, trống vào lớp nhưng các em vẫn đứng ngoài hành lang, có GVCN thì vào, không có thì thôi. Trong các giờ học, các em hay nói tự do, không chịu học bài và làm bài tập ở nhà, đồng thời thái độ học tập trên lớp thiếu nghiêm túc. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn chưa hoàn chỉnh (do một số em cán bộ lớp cũ chuyển sang lớp khác) và làm việc một cách lúng túng, thiếu kế hoạch Trong hai tuần đầu lớp xếp tốp cuối cùng trong bảng xếp loại thi đua của toàn trường. Điều này làm cho tôi rất trăn trở, suy nghĩ và tìm giải pháp để nhanh chóng đưa lớp vào nề nếp, nhanh chóng xây dựng một tập thể lớp gắn bó, đoàn kết và tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau đồng thời cho các em thấy rõ được tập thể lớp 12C là một tập thể lớp đoàn kết, xóa bỏ suy nghĩ lớp học ghép
III. Biện pháp thực hiện
1. Vai trò, nhiệm vụ của GVCN trong việc xây dựng tập thể lớp tự quản
Để xây dựng tập thể lớp tự quản tốt mà ở đó tất cả các em đều có tính tự giác là một điều không dễ dàng, đòi hỏi người GVCN phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Một là, người GVCN trước hết phải quản lí toàn diện lớp học và cần nắm vững: hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh của lớp. Nắm vững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh để kết hợp giáo dục.
- Hai là, GVCN phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có năng lực tổ chức, quản lý lớp học tốt. Muốn vậy, GVCN phải là người nắm vững về lý luận giáo dục, có phương pháp và kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giáo dục, kỹ năng giao tiếp sư phạm
- Ba là, GVCN phải là một người gương mẫu, một tấm gương sáng cho HS noi theo, phải có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, tư thế chững chạc, tác phong nhà giáo
- Bốn là, GVCN lớp phải là những người có lòng yêu nghề tha thiết, nhiệt tình với công việc, có tình yêu thương đối với học sinh, khoan dung, độ lượng, đối xử với tất cả các em một cách chân thật, công bằng. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giáo dục học sinh.
- Năm là, GVCN phải là những người có năng lực tổ chức và tham gia tích cực vào các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để động viên và lôi cuốn các em học sinh lớp mình vào các hoạt động này ở trong và ngoài trường học.
- Sáu là, GVCN phải là những người có năng lực tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó động viên các em học sinh lớp mình tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường cũng như ở các địa phương. Từ đó, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Bảy là, GVCN cũng cần phải giáo dục cho các em học sinh một số kỹ năng như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, ý thức phê và tự phê
2. Những hoạt động tập thể yêu cầu tính tự quản của học sinh
Tính tự quản và ý thức tự giác của học sinh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết thống nhất cũng như mang lại hiệu quả cao trong học tập và các hoạt động đoàn thể khác. GVCN chỉ nên là người cố vấn, định hướng và hướng dẫn cho các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt tập thể của các em chứ GVCN không nên là người áp đặt các em. Chính ý thức tự giác cũng như nề nếp tự quản sẽ giúp cho các em cảm thấy thoải mái, tự tin cũng như phát huy được tính dân chủ cho lớp học.
Có rất nhiều hoạt động tập thể đòi hỏi và yêu cầu tính tự quản cao ở tất cả các em như:
- Tự quản trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ: Đây là khoảng thời gian để các em có thể phát huy tính tự quản của mình thông qua việc kiểm tra bài tập và tình hình học tập ở nhà. Các tổ trưởng và các nhóm trưởng tập hợp các tổ viên, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các tổ viên xem có đầy đủ hay không, thiếu chỗ nào, khó chỗ nào? Các tổ nhanh chóng tập hợp các vấn đề khó và yêu cầu cán sự phụ trách môn học đó giải đáp hoặc để hỏi giáo viên bộ môn nếu cả lớp không có ai giải đáp được. Nếu tất cả các bạn trong lớp đã hoàn thành và không có bài tập khó thì lớp phó văn thể sẽ đọc báo hoặc tổ chức các trò chơi tập thể...
- Tự quản trong các tiết học: Nhiệm vụ quan trọng của các em là học tập nhất là đối với các em lớp 12 đang phải chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng phía trước. Việc tự quản trong các tiết học là vô cùng cần thiết giúp các em có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất. Ý thức tự quản của các em thể hiện ở chỗ hăng hái phát biểu xây dựng bài, giữ trật tự để không ảnh hưởng đến các bạn khác. Lớp trưởng và các tổ trưởng sẽ nhắc nhở các thành viên nếu vi phạm...
- Tự quản trong các tiết học trống: Nếu vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ môn vắng mặt trong một số tiết học thì tất cả các em phải giữ trật tự, không tự ý ra ngoài để tránh ảnh hưởng đến các lớp học khác. Trong những tiết trống này, lớp trưởng sẽ bàn bạc với các cán sự, tổ trưởng để chữa bài tập khó hoặc lấy sách vở ra xem bài...
- Tự quản trong các tiết sinh hoạt tập thể: Trong các tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần để tổng kết lại kết quả học tập cũng như hoạt động của lớp trong một tuần, GVCN chỉ đóng vai trò là một người cố vấn, tham dự và nhắc nhở những kế hoạc mới của nhà trường, đoàn trường; lớp trưởng sẽ là người đứng ra điều hành và cho các tổ trưởng nhận xét đánh giá, nhận xét và xếp loại các tổ viên của mình. Sau đó lớp trưởng sẽ tập hợp, nhận xét những mặt đạt được, những mặt tồn tại và hướng khắc phục... Các tổ viên bàn bạc cũng tìm ra giải pháp tối ưu nhất...
- Tự quản trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, vui chơi và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác: Đây là cơ hội để các em có thể phát huy được tính tập thể cũng như ý thức tự quản của mình. Đồng thời, đây cũng là lúc có thể phát huy được những ý tưởng sáng tạo của các thành viên. Hơn nữa, thông qua các hoạt động tập thể cũng góp phần hình thành kỹ năng sống cho các em. Lúc này GVCN đóng vai trò là người cố vấn và hướng dẫn các em.
Để có thể đánh giá được một cách chính xác nhất về tính tự quản của các em học sinh phải dựa vào những đánh giá của các giáo viên bộ môn, của Đoàn trường, thông qua kết quả xếp loại của lớp qua các tuần, của sự nỗ lực phấn đấu cũng như kết quả hoạt động của từng học sinh...
3. Những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tính tự quản của học sinh
3.1. Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn
3.1.1. Lựa chọn ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn
Ban cán sự lớp là những người đại diện cho lớp luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức tập thể lớp tự quản. Ban cán sự lớp không chỉ thay mặt GVCN làm nhiệm vụ quản lý lớp học, điều hành mọi hoạt động của lớp mà còn là sợi dây liên kết giữa các thành viên trong lớp. Ban cán sự lớp do lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Một lớp học có thể tiến bộ được hay không tùy thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lớp. Vì vậy, điều vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết đối với mỗi GVCN lớp là phải xây dựng và lựa chọn được một đội ngũ cán bộ lớp tốt nhất. 
Sau khi đã lấy nguyện vọng học tập theo từng khối của các em, nhà trường phân những em có nguyện vọng khối C, khối D và một số em không có nguyện vọng thi Đại học vào lớp 12C. Đây là lớp ghép, một số cán bộ lớp cũ đã chuyển sang các lớp khác, chỉ còn một số em trong đội ngũ cán bộ lớp cũ ở lại. Tôi lại mới được phân công vào chủ nhiệm lớp này nên gặp rất nhiều khó khăn. Đây là lớp học cuối cấp, việc tổ chức lớp học tự quản, không làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quá trình học tập của các em là điều hết sức quan trọng. Trước hết, để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp tốt nhất, tôi đã tham khảo ý kiến và tìm hiểu đặc điểm từng em thông qua những giáo viên chủ nhiệm lớp cũ của các em. Bên cạnh đó, tôi tìm hiểu đặc điểm cũng như khả năng của từng em thông qua sổ học bạ của hai năm học trước. Sau khi đã tìm hiểu, tôi cho các em họp lớp và bầu ra ban cán sự lớp mới trên cơ sở ứng cử và đề cử của các em. Những em có đủ năng lực, có khả năng, tôi động viên các em ứng cử vào ban cán sự lớp, đồng thời tôi nêu rõ tiêu chí và yêu cầu của GVCN đối với những em trong đội ngũ cán bộ lớp để các bạn trong lớp có định hướng và tiến hành bầu cử. 
Ban cán sự lớp 12C bao gồm:
- Lớp trưởng: Nguyễn Thị Hạnh
- Lớp Phó học tập: Trịnh Văn Lực
- Lớp Phó văn thể: Đỗ Thị Huệ
- Lớp Phó lao động – đời sống: Nguyễn Văn Minh
- Tổ trưởng tổ 1: Phạm Thị Anh
- Tổ trưởng tổ 2: Phạm Thị Kim Oanh
- Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Văn Cường
- Tổ trưởng tổ 4: Hoàng Thị Hạnh
- Cán sự phụ trách các môn tự nhiên: Lê Thị Hồng
- Cán sự phụ trách các môn xã hội: Lê Thị Thủy
- Cán sự phụ trách môn Tiếng Anh: Đỗ Văn Quyết. 
- Thư ký: Nguyễn Thị Nhung.
- Thủ quỹ: Lê Thị Oanh
Bên cạnh ban cán sự lớp, vai trò của ban chấp hành chi đoàn cũng rất quan trọng. Việc lựa chọn ban chấp hành chi đoàn dựa vào Đại hội chi đoàn lớp nhưng cũng phải dựa trên những hướng dẫn cũng như định hướng của GVCN. Sau khi tiến hành Đại hội chi đoàn đã bầu ra ban chấp hành chi đoàn như sau:
- Bí thư: Phạm Thanh Hoa
- Phó bí thư: Nguyễn Văn Cường 
- Ủy viên: Trần Thu Hoài.
3.1.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn
Sau khi bầu ban cán sự (BCS) lớp và ban chấp hành chi đoàn, để hoạt động một cách hiệu quả, tôi đã hướng dẫn và và tập huấn cho các em về kỹ năng làm việc tự quản. Sau đó, tôi phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng em và giao cho mỗi em một sổ theo dõi, đồng thời ghi lại quá trình hoạt động qua mỗi buổi học và cuối tuần tổng hợp lại.
* Ban cán sự lớp:
- Lớp trưởng: Em Nguyễn Thị Hạnh
Lớp trưởng là người phụ trách chung, theo dõi chung mọi mặt của lớp học, chịu trách nhiệm trước GVCN điều hành, quản lý mọi hoạt động học tập, rèn luyện của lớp và từng thành viên trong lớp thoe đúng nội quy, quy định, quy chế của nhà trường. Đồng thời, lớp trưởng còn là người tổ chức, chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá, nhận xét kết quả học tập, rèn luyện, tổng hợp và xếp hạnh kiểm theo từng tuần, tháng cho các thành viên trong lớp và sau đó báo cáo với GVCN.
- Lớp phó học tập: Em Trịnh Văn Lực
Lớp phó học tập là người có học lực khá, có nhiệm vụ cùng với lớp trưởng điều hành các hoạt động học tập tự quản của lớp như: trao đổi các kinh nghiệm học tập, các hoạt động vui chơi để 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_tinh_tu_quan_cua_hoc_sin.doc