SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt lớp 12B4 trường THPT Triệu Sơn 4

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt lớp 12B4 trường THPT Triệu Sơn 4

Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn là của toàn Đảng và toàn dân ta nói riêng. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Như Bác đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [2]. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.

 Ở các cở sở giáo dục, các trường học, các cấp học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh (HS). Để thực hiện được công việc này, GVCN cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học cũng như cần có hàng loạt các kĩ năng mềm trong sư phạm như: kĩ năng tiếp cận các đối tượng học sinh khác nhau, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi. Ngoài ra, GVCN cũng cần có những nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS; định hướng, giúp đỡ các em lường trước những khó khăn, và những dự định để các em có thể tự hoàn thiện bản thân. Đặc biệt việc giáo dục cho HS cá biệt trong lớp mình chủ nhiệm là một trong những nhiệm vụ thiết yếu đầy khó khăn của người GVCN.

 

doc 21 trang thuychi01 6361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt lớp 12B4 trường THPT Triệu Sơn 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12B4
 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
 Người thực hiện: Lê Thị Phượng
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Nội dung	 Trang Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1. Cơ sở lí luận 
2
1.1. Khái niệm 
2
1.2. Một số biểu hiện về mặt hành vi của HSCB 
2
1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục HSCB 
2
2. Thực trạng của vấn đề. 
3
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
5
3.1. Tìm hiểu tình hình HS cá biệt của lớp chủ nhiệm
5
3.2. Giáo dục bằng tâm lí
6
3.3. Giáo dục bằng tập thể lớp
10
3.4. Phối hợp với các giáo viên bộ môn
10
3.5. Phối hợp với các ban nghành đoàn thể trong trường 
12
3.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh
14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
16
1. Kết luận
16
2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
19
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
 Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn là của toàn Đảng và toàn dân ta nói riêng. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Như Bác đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [2]. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. 
 Ở các cở sở giáo dục, các trường học, các cấp học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh (HS). Để thực hiện được công việc này, GVCN cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học cũng như cần có hàng loạt các kĩ năng mềm trong sư phạm như: kĩ năng tiếp cận các đối tượng học sinh khác nhau, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi. Ngoài ra, GVCN cũng cần có những nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS; định hướng, giúp đỡ các em lường trước những khó khăn, và những dự định để các em có thể tự hoàn thiện bản thân. Đặc biệt việc giáo dục cho HS cá biệt trong lớp mình chủ nhiệm là một trong những nhiệm vụ thiết yếu đầy khó khăn của người GVCN. 
 Qua nhiều năm giảng dạy và trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gặp không ít học sinh cá biệt (HSCB). Trong số đó, mỗi em lại có biểu hiện cá biệt ở những mặt khác nhau, đòi hỏi quá trình thực hiện giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có thể có hiệu quả. 
 Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công tiếp nhận làm công tác chủ nhiệm lớp 12B4 – một lớp có nhiều HS yếu kém về cả hai mặt giáo dục; đối tượng học sinh phong phú; tỉ lệ học sinh cá biệt không nhỏ. Đây thực sự là vấn đề thách thức, gây không ít khó khăn trong công tác quản lí học sinh của tôi. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục HS, đặc biệt là HSCB nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho HS lớp chủ nhiệm tôi đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp tối ưu để giáo dục HS, nhất là HSCB.Từ những lí do trên với chút kinh nghiệm nhỏ nhoi tích lũy được của bản thân, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt lớp 12B4 trường THPT Triệu Sơn 4”. Với đề tài này tôi hy vọng chia sẻ được chút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của mình với các thầy cô. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để SKKN được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
 Với đề tài này bản thân tôi ngày đêm trăn trở làm thế nào để giúp cho những học sinh chưa ngoan từng bước thay đổi tư tưởng, thái độ của mình trong học tập cũng như trong lối sống. Với mong muốn giúp đỡ các em biết tự tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh. Giúp các em ý thức được việc học sẽ phục vụ cho chính bản thân các em, góp phần nâng cao chất lượng cho lớp, cho trường và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
 Giúp các em thấy được công lao to lớn của cha mẹ - những người có công sinh thành và nuôi dưỡng. Chỉ cho các em thấy được những vất vả mà thầy cô từng ngày trực tiếp truyền đạt tri thức, kĩ năng sống cho các em. Từ đó, các em có thể dần thay đổi và trở thành những người có ích cho xã hội.
 Cũng qua đây, giúp cho một số ít thầy cô xóa đi những tư tưởng kì thị, phân biệt đối xử với những học sinh chưa ngoan mà chúng ta cần xác định “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 HS cá biệt lớp 12B4 – Trường THPT Triệu Sơn 4 năm học 2018 – 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết để xác định cơ sở lí luận của đề tài.
- Nghiên cứu về tâm lí, thực trạng, nguyên nhân của các học sinh cá biệt.
- Nghiên cứu thực tiễn, quan sát, trò chuyện, trao đổi với các em để hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng của các em.
- Phương pháp phân tích thực tiễn để rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục HSCB của mình.
- Gặp gỡ, trao đổi thêm với phụ huynh để hiểu thêm về tâm lí, tính cách của các em.
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận 
1.1. Khái niệm 
 Khái niệm về HSCB chưa được xác định một cách nhất quán trong lí luận cũng như trong thực tiễn giáo dục. Mỗi người có quan điểm, cách lập luận khác nhau. Tuy nhiên thuật ngữ học sinh cá biệt (HSCB) thường được dùng để chỉ những HS có những nét cá tính riêng, có suy nghĩ và hành vi hoặc có những năng khiếu và sở thích đặc biệt khác với các HS khác trong lớp.
1.2. Một số biểu hiện về mặt hành vi của HSCB
 Những hành vi của những HSCB thường được biểu hiện như:
- Lâm vào các tệ nạn xã hôi như: nghiện hút, cờ bạc, lô đề, trộm cắp,...
- Vô lễ với GV; thường xuyên nói tục, nói dối thầy cô và bố mẹ ; hay gây gổ, đánh nhau trong trường hoặc ngoài trường.
- Vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp; phá rối, làm mất trật tự trong giờ học; bỏ tiết, bỏ học không lí do hoặc lí do không đúng.
- Tự ti, mặc cảm, trầm cảm, tiêu cực trong suy nghĩ. 
- Lối sống khác người . 
1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục HSCB.
- Giáo dục HSCB trở thành HS tốt là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn của GVCN nhưng lại có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bản thân HSCB, với nhà trường, với gia đình HS và với xã hội. GVCN có thể giúp các em phát triển đúng hướng, phát huy tài năng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức để trở thành một người công dân có ích là một việc làm thực sự có ý nghĩa.
- Đối với lớp: Việc giáo dục HSCB của GVCN là một trong những điều kiện đảm bảo ổn định nề nếp lớp học. Mọi thành viên khác của lớp đều có điều kiện học tập và tu dưỡng đạt kết quả tốt.
- Đối với gia đình HSCB: Thành công trong nhiệm vụ giáo dục HSCB của GVCN giúp gia đình HS tránh được sự bất hạnh, đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ.
- Đối với xã hội: Việc giáo dục HSCB của GVCN thành công góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và mang lại cho đất nước những công dân tốt.
2. Thực trạng của vấn đề
 Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều trò chơi giải trí mới, lạ đã mọc lên như: Games online, bi-a, đánh bài. Những trò chơi này đã thu hút không ít học sinh tham gia. Từ đó, kéo theo các hiện tượng như lừa dối cha mẹ để xin tiền đi chơi, lấy cắp tiền, đồ dùng, đồ dùng học tập của bạn,. Khi đã bị cuốn theo các trò chơi trên, đến trường các em thường lơ là việc học tập, không học, không chú ý nghe giảng, ghi chép và làm bài tập, hoặc là tập trung nói chuyện về những trò chơi mà mình tham gia mà thay vào đó là tinh thần uể oải, mệt mỏi hoặc là ngồi gục mặt lên bàn để ngủ. Thậm chí có em còn tỏ ra là “ sành điệu” và thích làm “ đại ca” . Bên cạnh đó có không ít thầy cô giáo chỉ chú tâm dạy chữ, kiến thức văn hóa mà sao nhãng, lơ là, thiếu biện pháp giáo dục HSCB dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Thực trạng trên gây ra những băng hoại về đạo dức, lối sống, phá hoại mọi hiệu quả của giáo dục. 
- Theo thống kê (ngày 20/09/2018) từ ban nề nếp của trường, tổng số HSCB năm học 2018 - 2019 là 35 HS, trong đó khối 10 có 13 HS; khối 11 có 12 HS và khối 12 có10 HS với những biểu hiện hành vi cá biệt của các em được thể hiện qua bảng sau:
Hành vi cá biệt
Khối 10
Khối 11
Khối 12
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
- Vi phạm nề nếp của trường, của lớp, mất trật tự trong giờ học, lười học bài, đi học muộn, bỏ học, bỏ tiết .
10
76.92
10
83.33
7
70
- Nói dối, nghiện chơi games online
7
53.84
6
50
6
60
- Vi phạm những chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy cô, cha mẹ, hay nói tục, chửi thề, 
6
46,15
6
50
4
40
- Vi phạm pháp luật, đánh nhau, trộm cắp, trấn lột, cờ bạc, lô đề 
5
38.46
4
33.33
3
30
- Tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ , 
2
15.38
1
8.33
0
0
 Qua bảng số liệu trên cho thấy số HS có hành vi vi phạm nhiều nhất là: Vi phạm nội quy, nề nếp của trường, của lớp, nghỉ học vô lí do, bỏ tiết, đi muộn, chơi games online. Đặc biệt hiện tượng đáng báo động hiện nay là tình trạng HS gây gỗ đánh nhau, đây là những em có ý thức học tập yếu, thiếu sự quan tâm của gia đình, ham chơi nên bị bạn bè xấu lôi kéo dẫn đến vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, số HS có những hành vi vi phạm: Hút thuốc lá, chơi bài, lô đề chiếm một tỉ lệ đáng kể đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sư phạm. Trong số các HSCB thống kê trên, lớp 12B4 có tới 4 HS với những biểu hiện hành vi cá biệt khác nhau.
 Từ thực trạng trên, khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tìm tòi học hỏi thêm từ bạn bè đồng nghiệp, từ tài liệu sách báo, từ các bài tham luận, hội thảo, từ các SKKN được đăng tải trên mạng về lĩnh vực giáo dục HS chưa ngoan, HS có học lực yếu, HSCB,  để có kế hoạch giáo dục HSCB của lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. Cuối năm học, kết quả đạt được rất khả quan nên tôi xin chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp.
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Tìm hiểu tình hình HS cá biệt của lớp chủ nhiệm
3.1.1. Các cách tìm hiểu, thu thập thông tin về HS cá biệt
 Để giáo dục được HSCB, người GVCN cần nắm bắt thông tin mọi mặt về HS đó từ hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, quan hệ với mọi người xung quanh, với bạn bè, người thân đến sở thích, tâm tư nguyện vọng, ước mơ của các em. Để làm được điều này tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
- HS tự nhận thức về bản thân
Những ưu/ khuyết điểm:
Sở thích:
Yêu/ghét:
Những mục tiêu, mong muốn:
Nhận xét của em về GV, bạn bè và gia đình:
 Qua việc làm này HS có thể tự nhận thức về bản thân về những ưu, khuyết điểm cần phát huy hoặc khắc phục của mình. Đồng thời GV có thể nắm được thông tin cơ bản về cá tính của từng HS, giúp GV có cách tiếp cận phù hợp để giáo dục các em tiến bộ.
- Tìm hiểu thông tin về HSCB qua GVCN cũ và các GVBM:
 Do cô Nguyễn Thị Trang là GVCN cũ của lớp đã được cử đi học sau khi kết thúc năm học lớp 11 của lớp B4. Lớp 12 tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm thay thế. Để làm tốt nhiệm vụ của mình tôi đã trò chuyện với GVCN cũ và các GVBM của lớp để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của HS, đặc biệt là các HSCB của lớp. Đây là nguồn cung cấp thông tin quý giá giúp tôi nắm được thông tin về HS một cách chính xác và nhanh nhất.
- Tìm hiểu thông tin HSCB qua bạn bè và gia đình:
 Tôi cũng đã gặp gỡ gia đình và bạn bè các HSCB để tìm hiểu thêm thông tin về các em. Rất nhiều điều mà GV không biết nhưng bạn bè lại biết. Khai thác được nguồn thông tin này GVCN mới có thể kịp thời tìm ra giải pháp giáo dục hợp lí cho từng HSCB. Trao đổi, trò chuyện với gia đình HS cũng rất quan trọng để GVCN lập hồ sơ theo dõi HS. GVCN có thể nắm được về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm của HS qua nhận định của cha mẹ HS để so sánh đối chiếu bổ sung cho những thông tin mình đã tìm hiểu được.
3.1.2. Làm sổ theo dõi về HSCB
 Giáo dục HSCB không chỉ ngày một ngày hai là thu được kết quả mà cần
 phải có thời gian và kế hoạch cụ thể. Dựa vào các thông tin thu thập được ở trên và kết quả phân loại HSCB, tôi tiến hành làm sổ theo dõi từng HSCB với các nội dung sau: 
 + Đặc điểm gia đình HS.
 + Bảng theo dõi sự phát triển cá nhân HS qua từng tuần, tháng, học kì, năm học.
 + Các biểu hiện hành vi.
 + Sổ liên lạc điện tử.
3.2. Giáo dục bằng tâm lí
3.2.1. Lắng nghe và trò chuyện với HS
 Đối với người GVCN, tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp GVCN có được năng lực cảm hóa HS nói chung, HSCB nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của GV đến với HS về mặt tình cảm và ý chí để thay đổi hành vi cá biệt của HSCB, giúp cho các em phát triển nhân cách một cách đúng đắn.
 Đối với HS nói chung và HSCB nói riêng GV cần phải biết lắng nghe. Vì khi lắng nghe GV sẽ hiểu được những tâm tư nguyện vọng của HS. Chỉ khi thấu hiểu thì mới trò chuyện chia sẻ được. 
 Bí quyết để lắng nghe và trò chuyện là GV cần phải tạo ra môi trường an toàn, thân thiện để HS tin tưởng, cảm giác thoải mái. Để làm được như vậy GV cần thể hiện cho HS đó thấy rằng mình muốn nghe từ cách nhìn cũng như cử chỉ, thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại, tránh những việc làm gây mất tập trung, giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, không nóng vội, không cắt ngang lời. Phải đặt mình vào vị trí của các em để có thể đồng cảm với các em, tránh tranh cãi hoặc phê phán. 
 Để giáo dục HSCB, tôi thường hay tiến hành những cuộc nói chuyện cởi mở với các em. Đối với những HSCB không nên thường xuyên phê bình và dùng những lời nói nặng đến các em. Nếu làm vậy thì không những không đạt được kết quả của mình mong muốn, mà thậm chí còn nhận được kết quả trái ngược lại. Nếu ta cứ mãi phê bình các em ấy trước lớp thì các em ấy sẽ có những hành động phản lại và trở nên xa lánh chúng ta. 
 Chính vì vậy, biết lắng nghe và trò chuyện thân mật gần gũi với các em, hiểu được tính cách của các em nên tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi với các HSCB. Tôi thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy nhất cho các em. Khi mối quan hệ cô trò gần gũi, tốt đẹp hơn thì lúc này các em sẽ thổ lộ những tâm tư, tình cảm riêng của mình mà không một chút ngần ngại. Lúc này tôi mới có thể hiểu sâu sắc hơn về hoàn cảnh, tình huống các em đang gặp phải mà đưa ra những lời khuyên hữu ích, kịp thời.
 Ví dụ 1: 
 Trong lớp tôi chủ nhiệm có em Lê Văn Quang – một học sinh có ý thức học tập còn yếu kém. Em chỉ thích đi chơi, hay giao du với bạn xấu ngoài trường, nghiện chơi games onlie. Em thường chơi đến khuya nên mỗi sáng mai đến lớp em thường gục mặt lên bàn, không chú ý nghe giảng và ghi chép bài như các bạn khác trong lớp. Chính vì vậy đến khi thầy cô kiểm tra em thường nhận được điểm kém. Em tỏ ra chán nản, không muốn đi học, lầm lì ít nói và ương bướng và thường xuyên vi phạm nội quy, nề nếp của trường cũng như của lớp, em còn xa lánh bạn bè, thầy cô và em đã có ý định bỏ học. Xếp loại hạnh kiểm năm học lớp 11 là loại Yếu và em phải rèn luyện hạnh kiểm trong hè.
 Thấy vậy tôi đã nhiều lần dò hỏi, tìm tới tận quán Internet mà em thường tới đó chơi để khuyên nhủ, động viên và đưa em về tận nhà. Tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến em. Cuối giờ học tôi thường tâm sự, động viên an ủi em, khuyên giải để em thấy rõ tác hại của việc chơi game. Trong những tuần đầu của năm học lớp 12, những lần em mắc lỗi điểm kém hoặc những lỗi thuộc về nề nếp, tôi thường không phê bình em nặng nề trước lớp mà thay vào đó tôi tìm ra điểm tốt của em để biểu dương như là : “ Ở buổi lao động chiều thứ năm vừa qua, lớp ta đã làm tốt công việc được giao.Cô ghi nhận sự cố gắng nhiệt tình của cả lớp. Đặc biệt hôm đó cô thấy bạn Quang đã làm việc rất năng nổ, nhiệt tình. Cô đã nhìn thấy sự cố gắng rất nhiều ở bạn ấy. Mong sao tất cả các em cứ thế phát huy nhé. ” Với sự quan tâm chân thành ấy, Quang đã dần nhận thức được sai lầm, có chí thú học hành và hạ quyết tâm bỏ chơi game.
 Ví dụ 2: 
 Một trường hợp khác trong lớp tôi nữa đó là em Lê Thanh Hưng– một học sinh mồ côi cha từ rất sớm. Đây cũng là một trong những HSCB của lớp.
 Cũng có những biểu hiện như em Quang, Hưng thường xuyên vi phạm các lỗi về nề nếp như đi học muộn, không thực hiện đồng phục theo quy định, thường xuyên đổi chỗ trong các giờ học để nói chuyện và chơi. Bên cạnh đó, Hưng còn có những hành vi như lấy cắp tiền và máy tính cầm tay của các bạn trong lớp để lấy tiền đi chơi. Hưng đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng em chưa từng thay đổi. 
 Một lần, mẹ em bị ốm nặng phải nằm viện, Hưng đã rất sợ hãi và lo lắng. Tôi đã động viên em rất nhiều. Tôi đã dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: “ Em là niềm an ủi duy nhất đối với mẹ em lúc này, cũng như mẹ là chỗ dựa duy nhất của em. Bố mất sớm, mẹ sớm hôm tảo tần nuôi em ăn học, mong muốn em trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Bao vất vả nặng nhọc mẹ đều gánh chịu để em có cơ hội, điều kiện học tập tốt bằng bạn, bằng bè. Vậy mà em không nhận ra điều đó sao?. Gần đây cô nghe nói mẹ em bị ốm do biết tin em không chịu học hành, lấy trộm tiền của các bạn, theo các bạn xấu đi chơi. Thấy mẹ vậy em không thương, xót mẹ mình sao ?”. Lúc này đây tôi thấy mắt em đã đỏ, có thể những câu nói của tôi đã chạm vào tâm tư của em. Em ngại với bạn với thầy cô nên không dám nói, tôi đã động viên chia sẻ với em rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. 
 Thời gian dần trôi, em đã hiểu ra vấn đề và tôi cũng thường xuyên trao đổi riêng và động viên em nhiều hơn. Em đã phần nào hiểu được những gì tôi đã dành cho em và đã có những thay đổi đáng kể. Chính sự quan tâm giúp đỡ của tôi đã khiến em tự tin hơn, quyết tâm học tập hơn, cuối năm học em đã đạt học lực khá, hạnh kiểm tốt. Tuy vậy, đằng sau sự nhiệt tình, tâm huyết của GV đối với học trò cũng rất cần có sự phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. 
3.2.2. Định hướng kịp thời cho HSCB.
 HSCB thường là những HS không có lí tưởng sống, không có ước mơ, hoài bão. Không chịu học tập, rèn luyện để hoàn thiện mình. Chính vì vậy GVCN cần phải định hướng kịp cho HS dựa trên những thông tin thu thập được trong sổ theo dõi HS để giúp các em xác định được mục tiêu của cuộc đời mình và trở thành người hữu ích. 
 Ví dụ: Em Nguyễn Thị Vân AnhB là HS nữ cá biệt của lớp. Em đến lớp nhưng không hề chú ý học bài. Em không có ước mơ gì cũng không biết sau khi học xong lớp 12 sẽ làm gì. Bố mẹ em đã li hôn và đều có gia đình mới, em sống với ông bà nội. Tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương của bố mẹ khiến em như mất hết niềm tin vào cuộc sống. Em đi học để không làm buồn lòng ông bà mà thôi.
 Qua những thông tin thu thập được về em, tôi thấy em học khá tốt môn văn và đặc biệt là có năng khiếu về mĩ thuật. Em vẽ rất đẹp. Tranh trang trí lớp học và báo tường của lớp đều do em thực hiện. Tôi đã nhiều lần gặp riêng em và khuyên em nên phát triển năng khiếu của mình; nên đặt mục tiêu theo đuổi những ngành học có liên quan đến mĩ thuật.
 Nhờ sự khích lệ, định hướng kịp thời của tôi, em đã thay đổi hành vi của mình, chú ý học tập và đăng kí học thêm lớp mĩ thuật. Em đã đăng kí nguyện vọng vào trường Đại học mĩ thuật công nghiệp Hà Nội. Tôi luôn dõi theo em, khích lệ em và hi vọng em sẽ đạt được ước mơ của mình.
Tranh vẽ của Vân Anh
3.2.3. Mạnh dạn tin tưởng giao trách nhiệm cho HSCB.
 Tuy là HSCB nhưng mỗi em đều có điểm mạnh, điểm yếu và sở thích riêng. Nếu GVCN biết cách khai thác các điểm mạnh, sở thích đó của HSCB sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giáo dục các em. Thông qua tìm hiểu HS để biết rõ về từng HSCB, tôi đã tìm cách lôi cuốn các em vào công việc của lớp hợp với sở thích và năng lực của các em. Từ những việc như vậy, nên ngay từ những tuần đầu của năm học, các em đã có những tiến bộ rõ nét ở cả hai mặt học tập và đạo đức. Ở đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các em cùng một số bạn khác đã tham gia rất nhiệt tình và kết quả là lớp 12B4 đã

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_hoc_si.doc