SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái cũ và cái mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống. Lý luận dạy học đã khẳng định không có phương pháp vạn năng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và sự kế thừa thể hiện khá đậm nét (thuyết trình, vấn đáp là những phương pháp rất xưa cũ nhưng hiện tại vẫn được sử dụng trong các tiết dạy với mức độ đậm nhạt khác nhau). Đổi mới PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học sinh giao tiếp. Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.

Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Đối với đời sống cộng đồng đó là công cụ để giao tiếp, tư duy. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em nó càng có vai trò quan trọng hơn đó là góp phần hình thành và phát triển nhân cách để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Do có tầm quan trọng như thế nên Tiếng Việt đã trở thành một môn học được giảng dạy trong trong nhà trường và đặc biệt được quan tâm hơn ở cấp Tiểu học. Tiếng Việt có tính chất hai mặt, nó vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa là phương tiện để học sinh học tập các môn khác, để học sinh giao tiếp, tư duy. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn kỹ năng: “Nghe – Nói - Đọc - Viết”. Trong đó đọc là một kỹ năng chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Vậy đọc thì phải đọc như thế nào? Đọc ra sao? Đó mới là điều quan trọng.

 

doc 20 trang thuychi01 11115
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái cũ và cái mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống. Lý luận dạy học đã khẳng định không có phương pháp vạn năng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và sự kế thừa thể hiện khá đậm nét (thuyết trình, vấn đáp là những phương pháp rất xưa cũ nhưng hiện tại vẫn được sử dụng trong các tiết dạy với mức độ đậm nhạt khác nhau). Đổi mới PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học sinh giao tiếp. Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Đối với đời sống cộng đồng đó là công cụ để giao tiếp, tư duy. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em nó càng có vai trò quan trọng hơn đó là góp phần hình thành và phát triển nhân cách để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Do có tầm quan trọng như thế nên  Tiếng Việt đã trở thành một môn học được giảng dạy trong trong nhà trường và đặc biệt được quan tâm hơn ở  cấp Tiểu học. Tiếng Việt có tính chất hai mặt, nó vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa là phương tiện để học sinh học tập các môn khác, để học sinh  giao tiếp, tư duy. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn kỹ năng: “Nghe – Nói - Đọc - Viết”. Trong đó đọc là một kỹ năng chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Vậy đọc thì phải đọc như thế nào? Đọc ra sao? Đó mới là điều quan trọng.
 	Vì những lẽ trên, phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có tầm quan trọng rất lớn. Học Tập đọc là một đòi hỏi đầu tiên đối với học sinh đi học. Đầu tiên học sinh phải học đọc (Tập đọc), sau đó học sinh đọc để học. Tập đọc là công cụ để học sinh học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp cho các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em có lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như biết tư duy hình ảnh. Mà trong thực tế, qua nhiều năm  là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học, tôi thấy việc học tập đọc của học sinh vẫn còn hạn chế. Có nhiều em đọc yếu, đọc nhỏ, đọc chậm thậm chí học sinh lớp 3 còn đánh vần. Đọc chưa thể hiện được giọng điệu theo nội dung bài, theo thể loại văn tả, kể chuyện, kịch, lời đối thoại. Chính vì lẽ đó tôi đã tập trung tìm hiểu “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
       Nhằm giúp các em học sinh lớp 3 hứng thú học, đọc, cảm nhận văn bản tốt hơn . Để những tiết học Tập đọc  lớp 3 đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3 tại trường Tiểu học Điện Biên 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
          Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Nghiên cứu tài liệu
- Quan sát thực tế
- Đúc rút kinh nghiệm
- Điều tra, thống kê số liệu.
- Thực nghiệm sư phạm 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
  	Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của phân môn Tập đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành qua 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy khi dạy tập đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào.
 Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các em đọc đúng, đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc rèn luyện các kỹ năng đọc .
 Ngoài ra dạy tập đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc giúp các em có vốn kiến thức về ngôn ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.
	Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc ( đọc thành tiếng , đọc hiểu), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân mộ Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học ( như đề tài, cốt truyện, nhân vật) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
 	Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ë tr­êng TiÓu häc, t«i nhËn thÊy viÖc rÌn kỹ năng đọc cho häc sinh trong giê häc chiÕm mét vÞ trÝ rÊt quan träng ®Æc biÖt ®èi víi häc sinh líp 3. Thực trạng cơ bản trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3 là:
+ Về phía giáo viên:  
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đa số GV đạt chuẩn và trên chuẩn, GV nhiệt tình trong công tác, có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
- Nhà trường có máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Nhà trường đã tổ chức chuyên đề về dạy và học phân môn Tập đọc. 
- Trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa được chu đáo. Tranh ảnh, đồ dùng học tập chưa phong phú, hình thức tổ chức tiết học chưa sinh động. 
- Giáo viên dành thời gian cho việc rèn đọc chưa nhiều, còn tham giảng nội dung. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm chưa tỉ mỉ.
+ Về phía học sinh:
- HS ngoan đã có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
- HS lớp 3 đã có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
- Một số học sinh ngắt nghỉ chưa hợp lí khi đọc bài dẫn đến hiểu chưa đúng, hiểu sai nội dung bài đọc.
- Học sinh chưa chủ động thể hiện cảm xúc khi đọc nếu chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
 Qua thực tế giảng dạy và theo dõi đối tượng học sinh lớp mình dạy (3A), đối với phân môn tập đọc, học sinh còn những tồn tại như: 
- Một số em đọc sai dấu thanh: Còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; nghĩ kĩ/ nghỉ kỉ ( Quyền, Huy, Quang Anh)
	- Một số em còn phát âm sai khi đọc các nguyên âm đôi: người, cửa, tuổi, bưởi... ( Tiến, Hà)
	- Nhiều em trong lớp chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết. (Cường, Trường, Hằng, Quân, Hồng Anh,)
	- Một số em đọc còn nhỏ, tốc độ chậm và một số em lại đọc quá nhanh.
 - Đa số các em đọc chưa hay, chưa thể hiện được cảm xúc của nhân vật, cảm xúc của người đọc đối với các bài tập đọc. 
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân một Tập đọc lớp 3
2.3.1. Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy.
	Để tiết dạy và học đạt hiệu quả cao thì việc cả thầy và trò chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy là việc vô cùng cần thiết. Người thầy chuẩn bị cho bài dạy tốt sẽ luôn tự tin, có định hướng tốt cho phương pháp, hình thức dạy học. Trò chuẩn bị tốt sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, linh hoạt và kiến thức sẽ được lưu lại lâu hơn, sẽ tăng khả năng áp dụng vào thực tiễn.
â
Đối với giáo viên
Để chuẩn bị tốt cho giờ dạy tập đọc, bản thân mỗi giáo viên cần chuẩn bị tốt những nội dung sau:
	- Đọc kĩ bài tập đọc: Giáo viên cần đọc bài tập đọc nhiều lần để nắm vững nội dung của bài tập đọc đó. 
+ Xác định đúng chỗ ngắt nghỉ trong bài
+ Đọc nhiều lần để khi dạy sẽ có thể đọc trôi chảy
+ Luyện đọc diễn cảm nhiều lần, việc này giúp giáo viên tự tin trong khi dạy. Giọng đọc của giáo viên rất quan trọng vì học sinh Tiểu học thường hay bắt chước. Giáo viên đọc hay sẽ gây được hứng thú cho học sinh khi học phân môn này. 
	- Tìm hiểu những từ ngữ khó đọc, từ ngữ khó hiểu trong bài để có thể giúp học sinh đọc đúng. Việc này rất quan trọng, giáo viên nắm vững các từ ngữ khó để chủ động hướng dẫn đúng đối tượng hay đọc sai của lớp mình. 
	- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bài học. Chất lượng bài soạn của giáo viên quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy. Mỗi giáo viên cần chuẩn bị cho bài soạn bằng những việc như: 
	+ Xác định mục tiêu tiết dạy để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp và cũng để phân bổ thời gian hợp lí.
	+ Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Sử dụng phù hợp các phưong pháp dạy học, hình thức tổ chức vào từng hoạt động tương ứng.
	+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp cho tiết dạy (Tranh ảnh, hình ảnh, trang phục cho nhân vật,...). Việc chuẩn bị tranh ảnh giúp học sinh hứng thú hơn khi học. 
	+ Dựa vào bài tập đọc, dự kiến lỗi về đọc sai từ, sai chỗ ngắt nghỉ của một số học sinh trong lớp, dự kiến việc học sinh tìm nội dung bài. Việc dự kiến các tình huống để đề ra biện pháp sửa sai cho học sinh.
Đối với học sinh
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tiết học. Nếu học sinh hứng thú và có sự chuẩn bị bài trước cho bài học ở nhà thì việc dạy và học của cô và trò sẽ rất thuận lợi. Sự chuẩn bị của học sinh giúp cho tiến độ của bài học có thể sẽ theo như dự kiến. Nếu học sinh không có sự chuẩn bị thì sẽ làm giảm đi phần nào chất lượng của giờ học. Theo yêu cầu của giáo dục tiểu học hiện nay, học sinh không phải làm bài tập về nhà. Việc giao nhiệm vụ chuẩn bị trước cho nội dung bài ngày mai sẽ học không được hiểu là bắt học sinh làm bài tập về nhà. Việc học sinh chuẩn bị trước bài tiết học ngày mai tạo cho học sinh thói quen chuẩn bị bài trước khi đến trường, giúp học sinh tự tin và có trách nhiệm đối với việc học tập đồng thời cũng tăng khả năng tự học cho các em.
Đối với việc chuẩn bị trước cho tiết tập đọc, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện:
	- Đọc trước bài ít nhất 3 lần
	- Đọc nhiều lần từ mà em cảm thấy khó đọc
	- Đọc chú giải để hiểu những từ ngữ khó. Nếu vẫn còn thấy một số từ khác trong bài khó hiểu thì có thể mạnh dạn tham khảo ý kiến của người trong gia đình.
	- Đọc đúng giọng nhân vật, thể hiện được tình cảm của nhân vật trong bài và đồng thời đọc thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cá nhân vật trong bài.
	- Trả lời câu hỏi trong bài, tự rút ra nội dung của bài tập đọc
	- Đọc cho những người trong gia đình nghe toàn bộ bài đọc. Phần này giúp cho học sinh tăng việc giao tiếp và làm cho tình cảm của những người trong gia đình gắn bó hơn.
	Việc giáo viên, học sinh cùng chuẩn bị tốt cho tiết học sẽ giúp cả thầy và trò hứng thú hơn trong dạy học, chất lượng giờ tập đọc sẽ được nâng lên. Các kĩ năng tự tin, tự học, giao tiếp, ...cũng từ đó mà phát triển.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
	Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2. Đối với học sinh lớp 3 thì việc luyện kỹ năng đọc đúng là rất quan trọng: Vậy đọc đúng là đọc như thế nào? Muốn đọc đúng học sinh phải làm gì?
 Để đọc đúng, khi học tập đọc học sinh cần đạt được các mục tiêu là: 
+ Đọc đúng từ khó, cụm từ.
+ Đọc đúng câu dài, câu khó, ngắt nghỉ hơi hợp lí.
+ Đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ. 
	* Hướng dẫn học sinh đọc đúng từ khó, cụm từ: 
- Học sinh tự nêu từ, cụm từ mình thấy khó đọc.
- Gọi vài học sinh đọc được giúp bạn đọc các từ, cụm từ đó.
- HS nhận xét cách đọc của bạn. GV đọc lại. Cả lớp đọc từ khó đó.
- Gọi học sinh nêu từ khó, cụm từ đọc lại. 	
+ GVyêu cầu học sinh xác định cách ngắt nghỉ, cách đọc đúng, đối với những từ, câu, đoạn dễ, giáo viên chỉ đưa ra và học sinh tự mình thực hiện luyện đọc. 	
+ Với những từ, câu, đoạn khó, GV đưa nội dung và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án hợp lí nhất.
+ Khi hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ chia nhóm các từ khó đọc để luyện đọc cho học sinh như: Nhóm các từ có phụ âm đầu học sinh hay đọc sai ( r/d/gi, s/x, ch/ tr,...) Nhóm các từ có nguyên âm đôi dễ sai ( ưu, iê, ưa) Nhóm các từ có thanh dễ lẫn như thanh hỏi và thanh ngã ( sửa chữa, nhãn vở...) Hướng dẫn đọc các từ, tiếng nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ thể cách đọc những từ được phiên âm thành tiếng Việt: như Lê –ô – nác – đô đa Vin – xi, Vê – rô – ki – ô 
+ Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn sàng đọc nối tiếp.
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng câu dài, câu khó, ngắt nghỉ hợp lí: Ngắt nghỉ đúng giúp học sinh đọc tốt, nắm được nội dung thông báo của nội dung bài đọc. Để học sinh ngắt nghỉ đúng, học sinh cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định chỗ ngắt nghỉ.
- Thảo luận chọn phương án phù hợp.
- Thực hành đọc ngắt nghỉ theo phương án đã chọn.
GV hướng dẫn học sinh như sau:
+ Xác định chỗ ngắt nghỉ: Xác định chỗ ngắt nghỉ bằng cách vạch 1 vạch(/) ở chỗ ngắt hơi và vách 2 vạch(//) ở chỗ nghỉ hơi; Xác định số lượng câu; chỗ có dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, chấm than, chấm hỏi)
+ Thảo luận chọn phương án phù hợp: Với câu dài, sau khi học sinh thảo
luận sẽ nêu rõ cách ngắt hơi chỗ nào nghỉ hơi chỗ nào. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Ví dụ: “ Nen – li bắt đầu leo một cách rất chật vật.//Mặt cậu đỏ như lửa,/ mồ hôi ướt đãm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo.// Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích:/ “ Cố lên!// Cố lên!”//. Với câu khó cần đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không đọc tách một từ ra làm hai, ngắt hơi giữa các cụm từ cho đúng. Cần đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, xuống giọng ở cuối câu kể. Thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dung yêu cầu khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu
	+ Thực hành đọc ngắt nghỉ theo phươgn án đã chọn: Chia nhóm học sinh, đọc theo cách ngắt nghỉ đã chọn. Với những nhóm có học sinh chưa xác định được cách ngắt nghỉ, GV đọc mẫu lại câu dài, giúp học sinh nhận biết chỗ ngắt nghỉ. Yêu cầu học sinh đọc lại câu dài. Sau đó chia nhóm cho học sinh đọc lại. Ngoài ra giáo viên nên có sự sắp xếp các đối tượng học sinh ngồi xen kẽ vào nhau để tạo điều kiện cho các em có sự giao tiếp, giúp nhau sửa sai khi đọc. Ví dụ : Khi ắc- sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn / thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữ yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi/ nhưng gò má ửng hồng,/ đôi mắt sẫm màu hơn,/ làn mi rậm cong dài khẽ rung động.//
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ : Đây là một yêu cầu khó hơn đối với học sinh. Ở lớp, khi cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Đọc đúng tốc độ, cường độ, âm lượng là yêu cầu học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
- Đọc đúng tốc độ quy định.
- Đọc cường độ, âm lượng phù hợp.
GV hướng dẫn như sau :
+ Đọc đúng tốc độ quy định: Ví dụ như đến cuối học kì I thì học sinh lớp 3 phải đọc với tốc độ khoảng 60 tiếng trên một phút. Nhưng với những bài có nhiều từ khó giáo viên có thể điều chỉnh tốc độ để nhiều học sinh trong lớp đọc đạt yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị luyện đọc là cụm từ, câu, đoạn, bài. Ngoài ra còn biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn bè để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên nêu yêu cầu tốc độ đọc cho phù hợp với từng thời điểm trong năm học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự định sẽ đọc trong bao nhiêu phút. 
+ Đọc cường độ, âm lượng phù hợp: Đọc và phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp giúp cho các em có sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe cả về cường độ và âm lượng. Đọc không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ. Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là phải đọc quá to hoặc gào lên. Đối với học sinh đọc quá nhỏ “lí nhí”, giáo viên cần tập cho học sinh đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học sinh đứng lên bảng để đối diện với những người nghe, đọc âm lượng vừa phải, tốc độ phù hợp, không kéo dài ê a, thể hiện được sác thái, nội dung bài đọc. 
* Sau khi học sinh đã đọc đúng từ ngữ, câu dài, đoạn thì hướng dẫn học sinh đọc toàn bài. Để học sinh đọc toàn bài đúng theo yêu cầu, GV cần hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc hay: 
Đọc đúng là yêu cầu cần thiết thì việc đọc hay là yêu cầu quan trọng trong quá trình luyện đọc của học sinh. Đọc hay là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc qua bài đọc Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm.Đọc hay giúp c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giang_day_pha.doc