SKKN Một số biện pháp nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở xã Nga Thanh

SKKN Một số biện pháp nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở xã Nga Thanh

Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt coi trọng Giáo dục và Đào tạo.

Phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển con người, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển.

Trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trong đó có Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chính vì thế công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện nay trên cả nước đạt kết quả tương đối cao và đồng bộ.

Mục tiêu nhiệm vụ của trường Trung học cơ sở là huy động tất cả học sinh trong độ tuổi đến trường đầy đủ, xây dựng xã hội học tập có chất lượng đảm bảo nền kiến thức vững chắc để các em học cao hơn, muốn làm được đó những người làm công tác phổ cập giáo dục phải quan tâm đến nhiều mặt như chất lượng đào tạo của học sinh, chất lượng đội ngũ, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho công tác dạy – học và coi đây là một thước đo chuẩn mực để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.

 

doc 25 trang thuychi01 8361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở xã Nga Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO 
KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Ở XÃ NGA THANH 
 Người thực hiện: Mai Thị Thùy Linh
 Chức vụ: Nhân viên
 Đơn vị công tác : Trường THCS Nga Thanh
 SKKN thuộc lĩnh vực: Phổ cập giáo dục
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1. Cơ sở lí luận của SKKN
2
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
2
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
4
1.3. Vấn đề phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
2.1. Đặc điểm tình hình 
5
2.2. Thuận lợi, khó khăn
5
2.3. Điều tra thực trạng
6
3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
3.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương để tổ chức tốt khâu điều tra lấy số liệu phổ cập theo hộ gia đình.
8
3.2. Bồi dưỡng nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên và nhân dân về công tác phổ cập giáo dục THCS
8
3.3.Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục THCS.
8
3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục toàn diện
11
3.5. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh nhằm tập trung nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục ở đối tượng học sinh yếu kém.
13
3.6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục
15
3.7. Theo dõi cập nhật, quản lý hệ thống hồ sơ phổ cập của trường đầy đủ, chính xác.
17
3.8. Phân chia quản lý đối tượng phổ cập theo từng địa bàn thôn cụ thể cho các trường.
17
4. Hiệu quả của SKKN
18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt coi trọng Giáo dục và Đào tạo.
Phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển con người, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển.
Trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trong đó có Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chính vì thế công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện nay trên cả nước đạt kết quả tương đối cao và đồng bộ. 
Mục tiêu nhiệm vụ của trường Trung học cơ sở là huy động tất cả học sinh trong độ tuổi đến trường đầy đủ, xây dựng xã hội học tập có chất lượng đảm bảo nền kiến thức vững chắc để các em học cao hơn, muốn làm được đó những người làm công tác phổ cập giáo dục phải quan tâm đến nhiều mặt như chất lượng đào tạo của học sinh, chất lượng đội ngũ, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho công tác dạy – học và coi đây là một thước đo chuẩn mực để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.
Thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trước yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng nhằm phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới. Từ năm 2001 đến nay xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn luôn được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ. Tuy nhiên tôi nhận thấy nếu sau khi được công nhận đạt chuẩn mà chúng ta chủ quan không có kế hoạch cụ thể để duy trì bền vững kết quả đó thì dẫn đến không nâng cao được chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở mà còn có nguy cơ mất chuẩn. Là nhân viên nhà trường tôi được phân công phụ trách công tác phổ cập giáo dục trung học sơ sở, bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ xem làm thế nào để làm tốt nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ lí do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm duy trì và nâng cao kết quả Phổ cập giáo dục trung học sơ sở ở xã Nga Thanh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và duy trì kết quả phổ cập giáo dục Trung học cơ sở hàng năm trên địa bàn xã Nga Thanh. Góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nhà trường. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Các văn bản hướng dẫn về công tác Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. 
Một số biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở xã Nga Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu văn bản
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp lập kế hoạch
Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nước. Sau khi một số tỉnh và thành phố lớn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và chống mù chữ, công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được tiến hành thí điểm. Năm 1994, văn bản 7036/BGD&ĐT ngày 10/10/1994 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã chính thức hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn, qui trình kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Từ đó đến nay đã có nhiều văn bản pháp qui về công tác phổ cập giáo dục THCS được ban hành.
 Nghị quyết Trung ương 2 khoá 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII “Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010”
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX “Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu ngày càng có đủ điều kiện để học hai buổi tại trường, được học ngoại ngữ và tin học. Đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS tạo điều kiện cho những địa phương có khả năng hoàn thành sớm việc phổ cập giáo dục Trung học phổ thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo và phát triển đa dạng các loại hình trường phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”.
Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc Hội khoá X về thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
Chỉ thị số 61/2000/CT-BCT ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
 Kế hoạch số 3667/THPT ngày 11/5/2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Thông tư số 17/2003/TT-BGD&ĐT, ngày 28/4/2003 hướng dẫn Điều 3, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Công văn số 3420/THPT ngày 23/42003 của Bộ Giáo dục & Đào về việc hướng dẫn thực hiện phổ cập bậc trung học.
Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Đề án về công tác phổ cập giáo dục THCS tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2010.
Quyết định số 3408/QĐ-UB của chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án về công tác phổ cập giáo dục THCS tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2010.
Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
Thông tư số 07/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
Thông tư 35/2017/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
Các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, nhiệm vụ, hướng dẫn công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của UBND huyện và của phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn.
Kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THCS Nga Thanh.
Tất cả các văn bản trên đã định hướng và tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các nhiệm vụ về phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong những năm qua và trong thời gian tới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
Phổ cập: Theo từ điển tiếng việt, Phổ cập là “làm cho rộng khắp, đến với quần chúng rộng rãi” [35; tr.785]
Phổ cập giáo dục: Theo từ điển Giáo dục học, phổ cập giáo dục là “số năm học bắt buộc về mặt pháp lí cho công dân ở độ tuổi quy định, số năm học này là toàn bộ thời gian đối với những người được học chính qui ở nhà trường [31; tr .429]
1.3. Vấn đề phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
1.3.1. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của công tác phổ cập giáo dục THCS là nâng cao mặt bằng dân trí, làm cho hầu hết công dân đến hết tuổi 18 đều đạt được trình độ học vấn trung học cơ sở góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; thực hiện hội nhập giáo dục khu vực và thế giới.
* Mục tiêu cụ thể:
Củng cố và phát huy thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, tạo điều kiện học tập trung học cơ sở cho đối tượng từ 11- 18 tuổi; nâng dần quy mô THCS để tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi đi học tăng dần, đảm bảo hầu hết thanh thiếu niên đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS.
Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trung học cơ sở, đảm bảo để mọi học sinh được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, kết hợp với phân luồng sau trung học cơ sở, được chuẩn bị học tiếp trung học phổ thông; THCN, học nghề hoặc có năng lực cần thiết để có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ khi đi vào cuộc sống.
	1.3.2. Yêu cầu
	Thực hiện phổ cập giáo dục THCS là một công tác trọng tâm của ngành giáo dục; là công tác mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, do đó công tác phổ cập giáo dục THCS phải được cụ thể hoá thành chủ trương, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân địa phương.
Thực hiện phổ cập giáo dục THCS phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả trên cơ sở nâng cao chất lượng dạy và học.
Công tác phổ cập giáo dục THCS phải được tổ chức, chỉ đạo thường xuyên trên cơ sở kế hoạch hàng năm của địa phương đã được phê duyệt của các cấp chính quyền; phải huy động được quần chúng xã hội, tổ chức kinh tế và các lực lượng xã hội tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện.
1.3.3. Đối tượng phổ cập giáo dục THCS.
Phổ cập giáo dục THCS áp dụng cho tất cả các đối tượng thanh thiếu niên độ tuổi 11 đến 18 tuổi cư trú tại địa phương (Kể cả thường trú và tạm trú dài hạn)
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Đặc điểm tình hình: 
	Nga Thanh là một xã vùng biển của huyện Nga Sơn có tổng diện tích là 345,35 ha. Tổng số dân là 5289. Xã có 3 trường học đóng trên địa bàn: Trường mầm non, Trường tiểu học và Trường trung học cơ sở.
* Về cơ cấu tổ chức Trường trung học cơ sở:
- Học sinh:
Năm học
Tổng số HS
Lớp học
Nữ
Khuyết tật
Tuyển sinh
TN THCS
 lớp 9
Tổng số
Tỉ lệ
TS
Tỉ lệ
2015-2016
278
8
155
9
65/65
100%
54/54
100%
2016-2017
279
8
134
7
63/63
100%
76/76
100%
2017-2018
272
8
132
7
70/70
100%
76/76
100%
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường năm học: 2018 -2019
TT
CB, GV, NV
Tổng số
Nữ
Trình độ chuyên môn
Đảng viên
Ghi chú
ĐH
CĐ
TC
1
Cán bộ quản lý
2
1
2
0
0
2
2
Giáo viên
20
13
19
1
0
20
3
Nhân viên
3
3
3
0
0
3
Tổng
 25
17
24
1
0
25
2.2. Thuận lợi, khó khăn
a, Thuận lợi
	Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cấp uỷ chính quyền địa phương đưa mục tiêu phổ cập giáo dục, xoá mù chữ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện về mọi mặt của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
	Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và đào tạo Nga Sơn.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, được đào tạo cơ bản, bằng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm, duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học.
Hầu hết nhân dân nhận thức đầy đủ Luật phổ cập giáo dục tiểu học, có ý thức cho con đi học đúng độ tuổi. Cha mẹ học sinh quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình.
b. Khó khăn:
Cơ sở vật chất còn thiếu phòng chức năng và phòng học bộ môn, trang thiết bị để phục vụ cho công tác dạy và học đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho học sinh học tập.
	Phân bố dân cư của xã không tập trung, một số hộ ở ven đê giáp với xã Nga Tân, một số hộ dân hộ khẩu không ổn định hay di chuyển từ xóm này đến xóm kia gây khó khăn cho việc điều tra.
	Nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa nên việc động viên con em học tập chưa thường xuyên dẫn đến một bộ phân học sinh có chất lượng học tập chưa cao.
	Một bộ phận không nhỏ nhân dân chưa hiểu hết về Luật Phổ cập giáo dục nên không tạo điều kiện cho cán bộ điều tra. Nhiều hộ gia đình còn không hợp tác cung cấp số liệu gây khó khăn cho tổ công tác điều tra.
	Một số giáo viên trong công tác điều tra còn chưa thực sự nhiệt tình, trách nhiệm chưa cao nên việc cập nhật, theo dõi chưa chính xác. 
	Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ Phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu công tác phổ cập.
2.3. Điều tra thực trạng:
	Qua quá trình 3 năm nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng vấn đề của đề tài tôi đã tiến hành thống kê kết quả đạt được 3 năm trước đây về công tác phổ cập giáo dục THCS kết quả đạt được như sau:
	Năm 2015 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 tỉ lệ: 96,1%.
	Năm 2016 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 tỉ lệ: 97,8%.
	Năm 2017 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 tỉ lệ: 98,2%.
	Với kết quả đạt được như trên có thể nói rằng đó là nỗ lực phấn đấu hết mình của ngành giáo dục xã nhà nói chung và của cán bộ giáo viên, nhân viên của trường THCS Nga Thanh nói riêng trong công tác phổ cập giáo dục THCS trong những năm vừa qua. Tuy nhiên sau khi được công nhận đạt chuẩn mà chúng ta chủ quan không có kế hoạch cụ thể để duy trì bền vững kết quả đó thì dẫn đến không nâng cao được chất lượng phổ cập giáo dục THCS mà còn có nguy cơ mất chuẩn.
	Qua điều tra, nghiên cứu thực trạng việc duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS nhà trường đã có những thành công và hạn chế sau:
	* Thành công:
	 Có sự chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời của ban chỉ đạo phổ cập. Các thành viên trong ban chỉ đạo có sự phối hợp chặt chẽ và quan tâm đến công tác phổ cập THCS một cách sâu sát.
	 Trình độ đào tạo trên chuẩn của cán bộ, giáo viên trong nhà trường chiếm tỉ lệ cao. Nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên. Thường xuyên chỉ đạo tốt công tác nâng cao chất lượng cho học sinh.
	 Chất lượng học sinh đại trà, mũi nhọn ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
	Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ và hợp tác tốt trong công tác phổ cập. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt cho công tác phổ cập. Động viên và khuyến khích kịp thời cho mọi thành viên trong nhà trường trong quá trình làm công tác phổ cập.
	Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, công tác tuyển sinh hàng năm. Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng, sửa sang, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học.
	Hàng năm khi bắt tay vào làm công tác phổ cập nhà trường luôn tổ chức tập huấn cách điều tra, ghi phiếu điều tra cũng như cách nhập liệu cho toàn thể giáo viên của trường nên giáo viên ngày càng có nhiều kĩ năng hơn trong công tác phổ cập.
	* Hạn chế: Song song với những kết quả đạt được, nhà trường cần khắc phục một số hạn chế sau:
	Một số giáo viên chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, chưa gương mẫu trong các lĩnh vực công tác phổ cập, chưa chú trọng công tác điều tra phổ cập coi đó không phải là nhiệm vụ của mình.
	Dữ liệu trên phần mềm so với phiếu điều tra còn trùng lặp tên các hộ gia đình, hộ thiếu, hộ thừa.
	Giáo viên đa số không phải là người địa bàn nên việc điều tra còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
	Nhân dân địa phương khi tách hộ không xóa tên trong sổ gốc gia đình mà để nguyên vì vậy khi cán bộ đi điều tra bị trùng hộ, trùng tên.
	Tổ nhập liệu chưa có nhiều kĩ năng nên khi nhập liệu trên phiếu còn hay bị sai, nhầm lẫn các thông tin cột mục.
3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong khâu điều tra lấy số liệu phổ cập theo hộ gia đình.
	Hàng năm nhà trường có kế hoạch tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương và ban chỉ đạo phổ cập của xã kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập. Từ đó có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên về nhiệm vụ phổ cập giáo dục để nâng cao hiệu quả nhiệm vụ được giao.
	Tổ chức các cuộc họp giao ban chỉ đạo phổ cập giữa 3 cấp học để triển khai kế hoạch phổ cập chung của toàn xã cho các trường để các thành viên nắm bắt. Cán bộ chuyên trách phổ cập có kế hoạch hướng dẫn cho giáo viên về công tác điều tra cũng như công tác nhập số liệu.
	Tổ chức cho giáo viên lấy thông tin về lý lịch học sinh phục vụ công tác điều tra số liệu phổ cập giáo dục ngay từ khi tuyển sinh lớp 6. Trong lúc tuyển sinh lớp 6 nhà trường có điều kiện gặp mặt phụ huynh học sinh của từng em nên dễ dàng trao đổi để nắm bắt thông tin. Bên cạnh đó mỗi phụ huynh học sinh khi đến nộp hồ sơ cho con em đều phải mang theo sổ hộ khẩu gia đình, từ đó Hội đồng tuyển sinh bước đầu thiết lập được hồ sơ phổ cập giáo dục của những gia đình có con em học lớp 6 tại trường một cách chính xác, đồng thời đây là một hồ sơ dùng để đối chiếu khi có sự không trùng khớp sau này. Qua 4 năm thực hiện nhà trường sẽ có riêng một hồ sơ tuyển sinh phục vụ cho công tác điều tra số liệu phổ cập của tất cả các gia đình của học sinh toàn trường.
3.2. Bồi dưỡng nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên và nhân dân về công tác phổ cập giáo dục THCS
	Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ giáo viên tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục nói chung và công tác phổ cập THCS nói riêng. Giải thích cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ công tác phổ cập là nhiệm vụ của toàn hội đồng nhà trường và của toàn xã hội.
	Thường xuyên tham mưu với ban chỉ đạo của địa phương tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
3.3. Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục THCS.
	Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Vì vậy hàng năm nhà trường luôn quan tâm tới công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp.
Trên cơ sở để đạt được công tác phổ cập giáo dục THCS thì công tác duy trì sĩ số là nền móng để phổ cập THCS. Việc giáo dục chuyên cần, đảm bảo sĩ số học sinh toàn trường nói chung, cán bộ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tiếp tục vận động học sinh ra lớp kể cả trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã, duy trì sĩ số nâng cao chất lượng giảng dạy để giảm đến mức thấp nhất số học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng.
 Để làm tốt được điều đó nhà trường đã thường xuyên phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong các thôn trên địa bàn tuyên truyền sâu rộng “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” để cho phụ huynh nắm bắt. Những trường hợp nào chưa ra lớp nhà trường đã phân công giáo viên kết hợp với trưởng thôn đến tận nhà động viên phụ huynh cho con em ra lớp. Với cách làm trên trong những năm vừa qua trường tôi đã huy động được 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp kể cả học sinh khuyết tật. Đặc biệt không có học sinh nào bỏ học giữa chừng.
	Nhà trường cũng thường xuyên quan tâm duy trì sĩ số học sinh trên lớp. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có nhiều biện pháp trong công tác chủ nhiệm đặc biệt là duy trì tốt sĩ số của lớp mình phụ trách để hạn chế tối đa học sinh bỏ học giữa chừng trong độ tuổi đến t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_duy_tri_va_nang_cao_ket_qua_pho_c.doc