SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Lộc năm học 2018 - 2019

SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Lộc năm học 2018 - 2019

 “Tất cả vì một thế giới ngày mai - Hãy chung tay bảo vệ môi trường”.

 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Bên cạnh đó trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính tăng cao làm cho thời tiết khắc nhiệt, thiên tai đe dọa, thường xuyên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt sức khỏe con người. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

 Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu .

 “ Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta". Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe thì cuộc sống con người không còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về, dinh dưỡng thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

 Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.

 Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và đã được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”.

 

doc 21 trang thuychi01 8324
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Lộc năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 “Tất cả vì một thế giới ngày mai - Hãy chung tay bảo vệ môi trường”.
 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Bên cạnh đó trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính tăng cao làm cho thời tiết khắc nhiệt, thiên tai đe dọa, thường xuyên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt sức khỏe con người. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. 
 Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu .
 “ Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta". Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe thì cuộc sống con người không còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về, dinh dưỡng thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 
 Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.
 Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và đã được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung. Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
 Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường, có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
 Hiểu biết về môi trường những hành vi thái độ của con người đối với môi trường, phải được xem là một trong những giá trị nhân cách trong toàn bộ hệ thống nhân cách của con người. Giáo dục Mầm non là một nấc thang đầu tiên hình thành nhân cách. Vì vậy không thể không tiến hành giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. 
 Trong thực tế việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở các trường mầm non hiện nay là một vấn đề còn nhiều hạn chế, giáo viên mới chỉ chú ý đến dạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong một số hoạt động như: Vệ sinh, qua hoạt động ngoài trời, hoạt động góc mới chỉ mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm, nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép trong các hoạt động có chủ định chưa được giáo viên quan tâm và chưa làm thường xuyên.
 Từ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường ở lứa tuổi mẫu giáo. Và làm thế nào để giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả nhất? 
 Từ tình hình thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Lộc năm học 2018- 2019” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để nghiên cứu trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm tìm ra một số biện pháp hay, sáng tạo để nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi giúp hình thành cho trẻ những thói quen tốt, lao động tự phục vụ. Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - 30 trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Xuân Lộc. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tham khảo các giáo trình, sách giáo khoa, báo, tạp chí, internet, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với trẻ mầm non.
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Được thực hiện trao đổi thông qua phụ huynh, các đồng nghiệp và thông qua trẻ để thu thập thêm thông tin cũng như có những biện pháp đề xuất khả thi hơn.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động ngoài trời và một số các hoạt động khác.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Khảo sát về cơ sở vật chất, khảo sát về mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ về môi trường.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi, thái độ ứng xử của trẻ đối với môi trường, cách phản ứng khi gắp hành vi xấu đối với môi trường để đưa ra những biện thực nghiệm có hiệu quả.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Tìm và ghi chép các loại tài liệu có liên quan đến vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Ghi chép thống kê các kết quả đã đạt được
 2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Bước  vào  thế  kỷ  XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên. Đó là nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, nạn ô nhiễm môi trường, và cũng chính từ những điều này đã tác động không nhỏ tới việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên của con người. 
 Tài nguyên thiên nhiên không còn là một “núi” khổng lồ để con người mặc sức sử dụng chúng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đã có một thời, con người ngang nhiên tác động, ngang nhiên tận dụng tài nguyên mà không bao giờ nhìn nhận vấn đề “phát triển bền vững”. 
 Từ đây sẽ đặt ra cho loài người chúng ta những suy nghĩ cần thiết về việc cải tạo, tận dụng tài nguyên như thế nào để đảm bảo được sự bền vững của chúng?
  Giáo dục với nhiệm vụ đào tạo ra những con người không những có kiến thức mà còn phải hội đủ các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng là nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng. Đào tạo ra những con người sau này sẽ trở thành những nhà quản lý, những người ra quyết định, những nhà kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, y tế. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động mà ít nhiều có liên quan đến môi trường sống. 
 Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, do sự gia tăng dân số quá nhanh, dân nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thi hóa ở nhiều nơi, khí thải của các công trường, nhà máy thải ra sông, hồ làm cho nước bị ô nhiễm và lượng rác thải trong sinh hoạt không được phân loại và không được xử lý đúng lúc, đúng nơi quy định sẽ làm mất vệ sinh và gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của con người là rất lớn. Cho nên để bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được xem là có hiệu quả, nhất là giáo dục bảo vệ môi trường ở lứa tuổi mầm non vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. 
 Nhà nước ta đã có “Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm 1993. Trong luật đã nhấn mạnh “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”.
 Nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu .Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân". Đối với giáo dục mầm non cung cấp cho trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung biết sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Giáo dục bảo vệ môi trường cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp, để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mà từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường.
Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ việc cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa họcthông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.
 Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục mầm non về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định, góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trường mầm non Xuân Lộc được xây dựng giữa trung tâm khu dân cư của xã Xuân Lộc, năm học 2017- 2018 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và luôn thực hiện tốt phong trào “ Trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, cải tạo các vườn rau, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh- sạch- đẹp. Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ. 
Với qui mô toàn trường có 11 nhóm lớp học trong đó 3 lớp mẫu giáo lớn, 2 lớp mẫu giáo nhỡ, 3 lớp mẫu giáo bé, và 3 lớp nhà trẻ; một dãy nhà Hiệu bộ, một dãy nhà bếp thiết kế đúng quy định bếp ăn một chiều, có phòng âm nhạc, phòng y tế. Toàn trường có tổng số 24 đồng chí CB- GV- NV và 282 cháu ở các độ tuổi. 
 Với tôi việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non, tôi luôn xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
 Giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào các hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày, trong lúc học tập, vui chơi lao động, chăm sóc sức khỏe, song còn hạn chế trong việc tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài trời.
 Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Phòng giáo dục đào tạo Huyện và nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi hội thảo, các chuyên đề liên quan đến vấn đề môi trường. 
Nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ, khang trang tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động học và chơi cho trẻ.
Nhà trường đã mua sắm nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác. 
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường gồm 22 giáo viên, với trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn năng động trong công việc. Đặc biệt tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức. 
Lớp học đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng học tập. Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều.
* Khó khăn: 
 - Trường có khuôn viên rộng nhưng môi trường thiên nhiên cho trẻ chưa được phong phú.
 - Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức, ý thức bảo vệ môi trường.
 - Đa số trẻ chưa thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ còn vứt rác ra sân trường, đồ dùng đồ chơi khi chơi xong chưa cất gọn gàng ngăn nắp, vặn vòi nước sử dụng lãng phí tràn ra ngoài.
 Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5- 6 tuổi, thực tế ở lớp tôi phụ trách tuy 100% trẻ nằm trong độ tuổi 5 – 6 nhưng nhận thức của trẻ lại không đồng đều, phần nhiều trẻ không hứng thú với việc tham gia bảo vệ môi trường, ý thức của trẻ còn hạn chế.
* Kết quả khảo sát thực trạng
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng đầu năm (tháng 9 năm 2018)
TT
Nội dung
Tổng
Số trẻ khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
Số
Trẻ
TL
%
Số
Trẻ
TL
%
Số
Trẻ
TL
%
Số
Trẻ
TL
%
Số trẻ
TL
%
1
Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp,vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
 30
2
6.7
7
23.3
18
60
3
10
0
0
2
Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi bảo vệ môi trường, lớp học.
30
3
10
6
20
18
60
3
10
0
0
3
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
30
2
6.7
7
23.3
18
60
3
10
0
0
4
Trẻ biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và người xung quanh.
30
3
10
6
20
19
63.7
2
6.7
0
0
5
Có phản ứng với các hành vi đúng và hành vi sai đối với môi trường.
30
3
10
6
20
18
 60
3
10
0
0
 Với kết quả khảo khảo sát trên ta thấy tỉ lệ trẻ đạt tốt chiếm tỉ lệ thấp 13-20%, số trẻ đạt trung bình chiếm tỉ lệ cao tới 57%, stỉ lệ trẻ yếu vẫn còn. 
* Nguyên nhân
- Đối với cô
 + Màn hình ti vi, máy chiếu tại lớp chưa đầy đủ, vẫn còn sử dụng những biện pháp thông thường, các hoạt động tổ chức còn máy móc, dập khuôn chưa có biện pháp mới.
 + Các hình thức tổ chức hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo, chưa tích hợp, lồng nghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 + Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời chưa được tổ chức thường xuyên.
 + Hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động, tạo tình huống, mở các hội thi về bảo vệ môi trường để trẻ được trải nghiệm, học hỏi thêm.
 + Môi trường tổ chức hoạt động chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm.
- Đối với trẻ
 + Số trẻ đầu năm đi học chưa đều đặn.
 + Khả năng nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn.
 + Trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động.
 + Môi trường tiếp xúc của trẻ đang còn hạn hẹp chưa được mở rộng ra môi trường bên ngoài.
- Đối với phụ huynh
 + Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều, chưa xem trọng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
 Vì vậy để nâng cao hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 lớp tôi phụ trách, bảo vệ môi trường được lồng ghép trong các hoạt động trong ngày.
2.3. Các biện pháp thực hiện 
Biện pháp 1: Tạo môi trường hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ một cách tích cực, hiệu quả:
* Tạo môi trường hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong lớp
Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với chị em giáo viên trong lớp đã lập ra kế hoạch xây dựng môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện. Trang trí các nội dung theo chủ đề, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, góc tuyên truyền phong phú về nội dung.
Việc tạo cảnh quan trong phòng học là việc làm vô cùng quan trọng đối với tôi. Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú muốn được sắp xếp ngăn nắp.
Đặc biệt ở trong lớp có bảng phân công trực nhật và ở mỗi góc chơi tôi thường đề ra những nội qui nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội qui của từng góc chơi. Hàng ngày, hàng tuần, trẻ lớp tôi chỉ cần nhìn vào bảng phân công đó mà có thể tự giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây. Từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định.
Bàn ghế của các cháu được bố trí xếp đúng vị trí. Tôi giáo dục cho trẻ biết tham gia cùng cô kê bàn ghế đúng với yêu cầu của hoạt động:
Ví dụ: Ở hoạt động học bàn ghế được xếp theo nhóm hoặc chữ U. Khi hoạt động góc bàn ghế được xếp gọn gàng trong kho của lớp.
 Ảnh 1: Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp
* Tạo môi trường hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ngoài lớp:
Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. 
 Xây dựng góc thiên nhiên phong phú, gồm một số loại cây gần gũi với trẻ để tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế như tiết “Khám phá khoa học” trẻ có thể tìm hiểu thêm về sự trưởng thành của cây, từ lúc ươm cây, nảy hạt, cho đến lúc cây 
phát triển, giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của các cháu thêm sinh động.
Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật. 	
 Ảnh 2 : Trẻ đang chăm sóc và quan sát sự phát triển của cây
Bên cạnh đó trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ trong trường tôi hướng dẫn cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, đóng vai các nhân vật bằng những lá cây, làm nón, quần áo. Ngoài ra trẻ còn biết tạo ra những sản phẩm tạo hình. Tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà trẻ đang sống.
 Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, đảm bảo đồ dùng, đồ chơi, giá tủ, thiết bị vệ sinh như thùng rác, xô, chậu bồn cầu luôn được giữ gìn sạch sẽ. Bên cạnh những đồ dùng trực quan quen thuộc, có thể sử dụng máy vi tính như một phương tiện dạy học hiện đại, để cho trẻ xem các hình ảnh, đoạn Videoclip, chơi trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đây là phương tiện dạy học hấp dẫn với trẻ nhỏ, có khả năng truyền tải kiến thức đối với trẻ một cách sống động, gần gũi, dễ hiểu. Tôi sưu tầm tranh ảnh, băng hình có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động.
Ví dụ: Hình ảnh các trận bão, lũ lụt, cháy rừng, rác thải đỗ bừa không đúng nơi quy định, xem các cô lao công đang làm việc, bạn nhặt rác bỏ vào sọt rác, các anh chị thi đua trồng cây.
- Tôi sưu tầm, sáng tác những bài thơ, vè, câu đố, truyện kể với nội dung phù hợp với trẻ về bảo vệ môi trường để đưa vào các hoạt động có chủ đích, hoạt động dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm cho trẻ khắc sâu hơn tầm quan trọng của môi trường và chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.
Biện pháp 2: T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc