SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hưng Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hưng Lộc

 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vậy việc chăm sóc bảo vệ và Giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Vì vậy giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người nhất là lứa tuối mầm non. Trẻ em là viên gạch đầu tiên để xây lên một lâu đài kiến thức, Giáo dục mầm non đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách mới, con người Việt nam hiện đại. Trong thời kì “Công nhiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước”

Đất nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì việc đầu tư cho giáo dục càng trở nên quan trọng vì phát triển Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tạo điều kiện về nhân lực cho phát triển kinh tế. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, giúp trẻ học đi đôi với hành cũng như tài đi đôi với đức.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con người “Trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng giàu cảm xúc thẩm mỹ”. Vì thế trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động Khám phá khoa học là một hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích. Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình Là những hoạt động gắn liền với nghệ thuật, có thể ví như dòng sữa nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ, lay động tâm hồn trẻ qua những câu hát, lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì Khám phá khoa học lại là hoạt động gợi mở cho trẻ một cái nhìn, nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh. Thông qua đó, chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên của hành trình khám phá khoa học sau này.

 

doc 24 trang thuychi01 7062
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HƯNG LỘC 
 Họ và Tên: Nguyễn Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hưng lộc
 SKKN thuộc môn: Chuyên môn
 THANH HÓA NĂM 2018 
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận............................ ......................................................................3
2.2.Thực trạng.......................................................................................................3
2.3. Các biện pháp thực hiện ............................................5
2.4. Hiệu quả ...........18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận....19
3.2. Kiến nghị......20
Tài liệu tham khảo...................................................................................................
Danh mục.................................................................................................................
Phụ lục.....................................................................................................................
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
	Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vậy việc chăm sóc bảo vệ và Giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Vì vậy giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người nhất là lứa tuối mầm non. Trẻ em là viên gạch đầu tiên để xây lên một lâu đài kiến thức, Giáo dục mầm non đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách mới, con người Việt nam hiện đại. Trong thời kì “Công nhiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước”
Đất nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì việc đầu tư cho giáo dục càng trở nên quan trọng vì phát triển Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tạo điều kiện về nhân lực cho phát triển kinh tế. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, giúp trẻ học đi đôi với hành cũng như tài đi đôi với đức. 
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con người “Trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng giàu cảm xúc thẩm mỹ”. Vì thế trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động Khám phá khoa học là một hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích. Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình Là những hoạt động gắn liền với nghệ thuật, có thể ví như dòng sữa nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ, lay động tâm hồn trẻ qua những câu hát, lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì Khám phá khoa học lại là hoạt động gợi mở cho trẻ một cái nhìn, nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh. Thông qua đó, chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên của hành trình khám phá khoa học sau này.
Trong những năm gần đây Bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình Giáo dục. Thực hiện theo thông tư 28/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non. Đặc biệt trong năm học 2017-2018. Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục đã tổ chức hội thi xây dựng “Môi trường Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp đối với sự phát triển của từng cá nhân trẻ với phương châm “Học bằng chơi - Chơi mà học” nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.
Chính vì thế, đổi mới phương pháp Giáo dục mầm non là vấn đề cấp bách cần đi theo hướng đổi mới, căn cứ vào nhu cầu, khả năng phát triển của trẻ. Trẻ mầm non là một chủ thể tích cực và giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, trẻ chủ động tham gia những hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân. Đổi mới hình thức Giáo dục nhằm hình thành ở, những cơ sở ban đầu của nhân cách là tiền đề để chuẩn bị cho trẻ bước vào bậc học tiểu học. Và hoạt động Khám phá khoa học là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng với trẻ mầm non.
Khám phá khoa học luôn là hoạt động vô cùng bổ ích và lý thú. Thế giới rộng lớn với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp, phong phú luôn thu hút trẻ, luôn thôi thúc tâm hồn gợi cảm và tính tò mò, hiếu động của trẻ thơ. Trẻ 5-6 tuổi. Khả năng nhận thức được phát triển chủ yếu qua việc tiếp xúc, tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cỏ cây hoa lá, những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, hay lúc trăng tròn trăng khuyết, các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội. 
	Trên thực tế giáo viên khi tổ chức hoạt động “Khám phá khoa học” còn gặp rất nhiều bất cập nên việc đổi mới trong Giáo dục mầm non đã và đang thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu nói chung, cán bộ quản lí, giáo viên trong ngành nói riêng.Thực tế việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, sự lồng ghép tích hợp các hoạt động và các chuyên đề Giáo dục cho trẻ còn nhiều hạn chế, nội dung đơn điệu, chưa linh hoạt, việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, giáo viên chưa sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động Khám phá khoa học. Thường chỉ chú trọng cho trẻ tìm hiểu các đặc điểm bề ngoài đơn thuần như: Tên gọi, các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công dụng của sự vật hiện tượng trong hoạt động Khám phá khoa học mà xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của các sự vật hiện tượng. Trẻ thường chỉ được nhìn, nghe và trả lời, ít được tiếp xúc với các sự vật và làm thử nghiệm. Đặc biệt các câu hỏi đặt ra trong quá trình quan sát thường chưa mang tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó dẫn tới chất lượng của hoạt động còn thấp, chưa mang lại kết quả như mục đích yêu cầu đã đề ra.
	Là một giáo viên mầm non tôi ý thức được rằng mình phải có những phương pháp và những hình thức phù hợp trong quá trình dạy trẻ. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của bậc học trong thời kì đất nước đang trên đà phát triển. Việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động Khám phá khoa học ở trường mầm non là một vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên bản thân là một giáo viên đang trực tiếp làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, Giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ và đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hưng Lộc”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Hưng Lộc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Hưng lộc.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nhiệm.
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tác động trực tiếp vào đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp người nghiên cứu có những ý tưởng sáng tạo.
 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn chăm sóc, giáo dục, nội dung phương pháp cho trẻ khám phá khoa học.
Phương pháp đàm thoại: Thông qua đối thoại, dùng lời nói và sử dụng hệ thống câu hỏi để trao đổi với đối tượng được truyền đạt về nội dung trẻ được tìm hiểu từ đó giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn nội dung bài mình đã học
Phương pháp tích hợp: Tiến hành lồng ghép vào các hoạt động học khác nhằm giúp trẻ khắc sâu nội dung được cung cấp.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thu thập, mô tả, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp dữ liệu ở dạng số từ đó rút ra những quy luật chi phối, hình thành và phát triển của vấn đề nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó việc nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động Khám phá khoa học là hoạt động không thể thiếu trong chương trình chăm sóc, Giáo dục trẻ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động Khám phá khoa học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thì hoạt động Khám phá khoa học là không thể thiếu, hoạt động khám phá khoa học có tác dụng giáo dục về mọi mặt. Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động Khám phá khoa học là phương tiện giao tiếp, giao lưu, bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời cũng là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục đã sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ được tiếp cận với thế giới xung quanh.
Thông qua hoạt động Khám phá khoa học, cô đã đưa trẻ đến với thế giới thiên nhiên đa dạng phong phú và hấp dẫn, giúp trẻ hiểu biết về xã hội đang đổi mới từng ngày, từng giờ trong sự nghiệp và xây dựng tổ quốc, giúp trẻ luôn hướng tới cái thiện, ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thành, những phẩm chất tốt đẹp về nhân cách con người.
Bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa trẻ đến với hoạt động Khám phá khoa học một cách tự nhiên nhất, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách mạnh dạn, tự tin, sáng tạo. Đồng thời phát triển hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ đích, tưởng tượng, sáng tạo và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Từ những vai trò cụ thể đó thì dạy trẻ hoạt động Khám phá khoa học là một trong những hoạt động rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
2.2 Thực trạng
* Thuận lợi:
- Năm học 2017 - 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi A7 với tổng số là 35 cháu. 
- Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc rèn luyện và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, với sĩ số 35 trẻ, nhìn chung các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích khám phá cái mới lạ, tôi nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của trẻ nên rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ ở lớp tôi.
- 100% Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, yêu nghề mến trẻ, là người mẹ hiền thứ hai, luôn coi trẻ như con đẻ của mình, nhiệt tình với công việc.
- Nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đồng nghiệp chia sẻ truyền đạt kinh nghiệm cho nhau nên tôi được học tập thêm rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quản lý và điều hành trong mọi công việc trong trường, thường xuyên tạo điều kiện xây dựng các tiết mẫu, tổ chức dự giờ thao giảng, sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, để giáo viên được dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí, đồng nghiệp.
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã và các bậc phụ huynh đã xây dựng ngôi trường hai tầng với khuôn viên sạch đẹp, có sân vận động khang trang rộng rãi, tạo cảnh quan môi trường sư phạm đẹp, góp phần rất lớn cho trẻ được quan sát. Từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, lớp học có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
- Được sự tin cậy của các bậc phụ huynh đã gửi gắm con em mình cho cô giáo, trong công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
- Hưng Lộc là một xã đông dân, kinh tế nhiều thành phần, đa dạng ngành nghề, đời sống nhân dân chưa ổn định. Mặt bằng dân trí thấp. Là một xã ven biển luôn hứng chịu những hậu quả do thiên tai, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương.
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn dẫn đến tình trạng trẻ nói chưa mạch lạc, chưa rõ ràng đôi khi còn chưa chính xác.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề học của con em mình, phó mặc cho cô giáo ở trường, coi nhẹ chương trình học của trẻ. Nên phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình học tập của các cháu.
- Môi trường giáo dục ở một số gia đình còn hạn chế phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ dẫn đến khả năng tiếp cận hoạt động Khám phá khoa học chưa cao.
- Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư xây dựng cơ bản nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ hoạt động. (Đa số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với anh chị hoặc ông bà nên việc phối hợp với phụ huynh chưa được thường xuyên. Trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương nhiều, khả năng tiếp thu chậm không đồng đều).
- Số trẻ trong lớp đông, phòng học chật hẹp, đồ dùng phục vụ hoạt động còn thiếu, đồ dùng đồ chơi còn ít.
- Một số trẻ còn nhút nhát, hiếu động không tích cực hoạt động, khả năng tiếp thu chậm.
Từ những khó khăn trên là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5-6 tuổi tôi đã tiến hành khảo sát với số trẻ là 35 cháu của lớp, về biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cụ thể cho thấy.
*Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng.
Nội dung
 đánh giá
Tổng số trẻ
Kết quả
Trẻ đạt yêu cầu
Trẻ chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe
 35
 27
 77.1
 8
 22.8
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
 35
 26
 74.2
 9
 25.7
Trẻ biết so sánh, phân loại.
 35
 27
 77.1
 8
 22.8
Trẻ biết dự đoán và suy luận.
 35
 27
 77.1
 8
 22.8
Trẻ biết trải nghiệm.
 35
 29
 82.8
 6
 17.1
Từ bảng khảo sát thực trạng tôi thấy kết quả trên trẻ còn hạn chế. Các tiêu chí đánh giá chung của hoạt động “Khám phá khoa học” chưa cao. Vì vậy tôi đã đi sâu và nghiên cứu rút ra các điểm sau.
* Nguyên nhân
+ Đối với giáo viên: Môi trường cho trẻ hoạt động còn nhiều hạn chế, đồ dùng dạy học cho trẻ còn ít, chưa đầy đủ, sinh động, hình thức tổ chức chưa gây được sự hứng thú, chú ý cho trẻ, sự phối kết hợp với phụ huynh trong hoạt động khám phá khoa học còn khó khăn.
- Giáo viên chưa đổi mới, trong việc lựa chọn các phương pháp cho trẻ hoạt động Khám phá khoa học
 + Đối với trẻ: Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, chưa phát âm chuẩn (Lờ thành nờ) khả năng tiếp thu Khám phá khoa học của trẻ không đồng đều nên gặp rất nhiều khó khăn.
- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát và quá hiếu động chưa tập trung chú ý vào hoạt động.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về hoạt động học chưa đúng. Đa số phụ huynh đi làm ăn xa nên để các cháu ở nhà với ông bà, anh chị nên việc phối hợp với phụ huynh gập nhiều khó khăn và rất hạn chế.
2.3 Các biện pháp thực hiện
Từ các nguyên nhân đã nêu cũng như thông qua quá trình hoạt động tôi rút ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học ở trường mầm non như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ hoạt động khám phá khoa học.
Đối với trẻ nề nếp là rất quan trọng trong quá trình truyền đạt kiến thức cho trẻ. Đặc biệt cho trẻ hoạt động Khám phá khoa học, cần đòi hỏi độ chính xác Nếu trẻ không tập trung thì trẻ sẽ cảm nhận thế giới xung quanh trẻ một cách lệch lạc, ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng. Bên cạnh đó hoạt động Khám phá khoa học yêu cầu trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm thì mới hiểu được ý nghĩa thế giới xung quanh trẻ một cách chính xác. Vì vậy, nề nếp thói quen rất quan trọng, ngay từ ngày đầu vào năm học tôi đã chú trọng đến việc xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ. Một số trẻ ở trong lớp rất hiếu động, hay nói chuyện riêng trong giờ học, tôi xếp những trẻ nghịch ngồi cạnh những trẻ ngoan. Luyện cho trẻ những thói quen ngồi ngoan, chú ý, hứng thú trong giờ học, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, vui vẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến.
Trong giờ hoạt động tôi nhắc nhở trẻ luôn chú ý đến tư thế ngồi phải ngồi thẳng lưng biết nghe lời cô giáo từ đó trẻ mới tập trung vào hoạt động và đạt được kết quả cao. Việc đưa trẻ vào các hoạt động và thông qua hoạt động để giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi là một biện pháp tốt. Các hoạt động đón, trả trẻ hàng ngày hoạt động chơi tập, lao động vệ sinh Đều là những dịp để trẻ bộc lộ cá tính cách ứng xử lời ăn tiếng nói của mình. Yêu cầu giáo viên phải gần gũi để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót của trẻ trong hành vi lời nói theo những tiêu chí của chuyên đề lễ giáo quy định. 
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thường xuyên mọi lúc mọi nơi là một trong những biện pháp chủ yếu đem lại những kết quả cao trong khả năng giao tiếp của trẻ. Chính vì thế tôi rất coi trọng đến việc tạo nề nếp thói quen cho trẻ và tôi đã thực sự thành công khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
Ví dụ: Trong lớp mỗi khi thực hiện các hoạt động. Nếu trẻ chưa tập trung chú ý, một số trẻ còn hiếu động nghịch thì tôi sẽ sắp xếp các bạn đó ngồi bên cạnh những bạn ngoan và bằng các thủ thuật nghề nghiệp tôi có thể đưa ra những câu đố hay những bài hát có nội dung nói về chủ đề trẻ đang được học để gây sự chú ý của trẻ. Đồng thời tôi động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ sau mỗi hoạt động và ở giờ đón, trả trẻ
Qua việc xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ, trẻ ngoan hơn và có thói quen nề nếp tốt trong các giờ đón trả trẻ cũng như tất cả các hoạt động trong ngày.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng trong quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời là hình thức tổ chức giáo dục tích hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ nhỏ. Trẻ được hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng cho trẻ, giáo viên cần giữ vai trò tích cực trong việc chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ, trang trí tạo môi trường bên trong và ngoài lớp học bằng các hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú, phù hợp, đúng chủ đề, sẽ tạo cơ hội cho trẻ hiểu rộng hơn về thế giới xung quanh.
- Tạo môi trường trong lớp học: Căn cứ vào chủ đề, giáo viên cần trang trí góc hoạt động hấp dẫn, thay đổi nội dung, sử dụng các mảng tường trong lớp để treo tranh theo định hướng của cô giáo, tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh một cách tự nhiên.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” cần trang trí mảng chủ đề lớn về động vật cho trẻ quan sát như: Động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, một số loài chim, côn trùng. Đối với các chủ đề nhánh cô trang trí các nhánh theo kế hoạch thực hiện để trẻ quan sát và tất cả các tranh này đều được treo ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho trẻ quan sát.
Cô giới thiệu cho trẻ chủ đề thế giới động vật gồm có 4 nhánh, nhánh 1những con vật mà bé thích, nhánh 2 con vật sống trong rừng, nhánh 3 con vật sống dưới nước, nhánh 4 một số loài chim và côn trùng cô giới thiệu trình tự từng nhánh..
- Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Cô gắn những bức tranh hấp dẫn có nội dung phù hợp với chủ đề mà trẻ tìm hiểu và tiếp xúc, quan sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh trẻ sẽ phát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng ghi nhớ qua đó cung cấp cho trẻ lượng kiến thức rộng mở hơn về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế giới xung quanh. 
Ngoài trang trí theo các mảng bên trong lớp thì cô giáo cần trang trí các khoảng không gian bên ngoài lớp học bằng các hình ảnh của các con vật của các chủ đề nhánh như: Động vật nuôi trong gia đình (Con gà, con vịt, con chó, con mèo...) và động vật sống trong rừng (Con voi, con hổ, con khi, con hươu...)
Ví dụ: Tôi phân loại lô tô, lô tô con vật xếp vào một ô, như con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước, con vật nuôi trong gia đình. Lô tô các loại quả xếp vào 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kham_pha.doc