SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5

Môn Mỹ thuật là môn học không thể thiếu được ở các trường Tiểu học nó đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

 Thường thức mĩ thuật là một trong năm nội dung của chương trình Mỹ thuật lớp 5- nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua những kiến thức sơ lược về lịch sử Mĩ thuật Việt Nam và thế giới, sự phát triển của Mĩ thuật qua các thời kỳ. Qua đó góp phần hình thành ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật được thể hiện qua đường nét, hình mảng, ánh sáng, màu sắc, bố cục. tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Các em được làm quen với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giúp các em thấy được giá trị nghệ thuật trong tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả. Trên cơ sở đó dần hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm

Bên cạnh những hiểu biết về nghệ thuật tạo hình truyền thống, học sinh còn mở rộng tầm nhìn ra thế giới, làm quen với các tác phẩm, các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của các danh họa qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy học sinh từng bước nâng cao nhận thức làm cho tâm hồn trở nên phong phú, phát triển toàn diện nhân cách.

 Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành GD đã có những chuyển biến về việc đổi mới PPDH, chương trình dạy học để phù hợp với những thành tựu khoa học thực tiễn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, để đáp ứng nhu cầu học tập thì đòi hỏi việc dạy học phải thay đổi phương pháp, phương tiện.

 

doc 19 trang thuychi01 11284
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Môn Mỹ thuật là môn học không thể thiếu được ở các trường Tiểu học nó đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. 
 Thường thức mĩ thuật là một trong năm nội dung của chương trình Mỹ thuật lớp 5- nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua những kiến thức sơ lược về lịch sử Mĩ thuật Việt Nam và thế giới, sự phát triển của Mĩ thuật qua các thời kỳ. Qua đó góp phần hình thành ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật được thể hiện qua đường nét, hình mảng, ánh sáng, màu sắc, bố cục... tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Các em được làm quen với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giúp các em thấy được giá trị nghệ thuật trong tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả. Trên cơ sở đó dần hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm 
Bên cạnh những hiểu biết về nghệ thuật tạo hình truyền thống, học sinh còn mở rộng tầm nhìn ra thế giới, làm quen với các tác phẩm, các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của các danh họa qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy học sinh từng bước nâng cao nhận thức làm cho tâm hồn trở nên phong phú, phát triển toàn diện nhân cách...
 Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành GD đã có những chuyển biến về việc đổi mới PPDH, chương trình dạy học để phù hợp với những thành tựu khoa học thực tiễn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, để đáp ứng nhu cầu học tập thì đòi hỏi việc dạy học phải thay đổi phương pháp, phương tiện.
 Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH, hình thành phương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn mở rộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. 
 Sau nhiều năm giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi luôn trăn trở: làm thế nào để tiết học thường thức mỹ thuật đạt hiệu quả cao, đồng thời mang lại hứng thú cho các em trong giờ học. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5” 
II. Mục đích nghiên cứu
Tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học, để các em nắm được bài tốt hơn. Từ đó thêm hiểu và yêu quý những giá trị văn hóa của đất nước và thế giới..
III. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy thường thức mĩ thuật cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Xuân Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp đọc tài liệu tham khảo, phương pháp điều tra khảo sát thực tế việc học tập của học sinh tại nhà trường, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu về mức độ học tập của học sinh.
B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận.
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin. 
Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin  trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin  như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất? Đó là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.
Mặt khác, ở độ tuổi Tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng nhiều màu sắc, hấp dẫn vì vậy cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới lạ, sinh động, nhiều màu sắc, khi đó sẽ kích thích được trẻ tự cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Về khả năng tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát.
Sự chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều kiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý chủ định. Trẻ thường chỉ quan tâm đến những môn học, tiết học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, nhiều tranh ảnh, trò chơiSự tập trung chú ý của trẻ còn thiếu tính bền vững, lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Bởi vậy là người giáo viên tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học.
II. Thực trạng. 
Qua quá trình giảng dạy, qua việc dự giờ thăm lớp của các giáo viên trong nhà trường cũng như qua việc thao giảng Cụm, tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn nhiều hạn chế. Hầu hết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi. Còn lại các giờ học khác giáo viên đều ngại dạy sử dụng CNTT. Bởi tâm lý chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại mất thời gian
Nhiều giáo viên cho rằng trong các bài thường thức mỹ thuật học sinh chỉ cần biết quan sát, nhân xét tác phẩm, nhớ được đôi nét về tác giả và hiểu sơ lược đặc điểm lịch sử mỹ thuật qua các thời kì là được nên tiết học thường diễn ra khá tẻ nhạt, rập khuôn, học sinh ghi nhớ một cách máy móc, nội dung bài học trôi qua nhanh chóng trong trí nhớ của các em.
Hơn nữa do điều kiện cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếu thốn. Đa phần các trường chỉ có một bộ máy chiếu Projecter được cấp, không có máy Scan, máy ảnh, phòng học chuyên biệtđể phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong dạy học. Phương tiện dạy học (Máy chiếu Projector, Máy tính xách tay) của nhà trường còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều giáo viên trong cùng một lúc.
Nhiều học sinh còn lười tư duy, thích chép theo tranh có sẵn trong sách giáo khoa, vở tập vẽ và đồ dùng dạy học giáo viên chuẩn bị. Chưa thực sự yêu thích môn học, chưa tìm tòi sáng tạo cái mới. Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với tiết dạy có ứng dụng CNTT, các em hay chú ý vào các hiệu ứng mà chưa tập trung vào nội dung bài học, từ đó làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức.
	Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh khối 5 :
Đề bài:
 Câu 1: Em hãy nêu những nét chính về tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân? 
 Câu 2: Nêu cảm nhận của em về tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệ? 
*Kết quả khảo sát:
STT
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
5A
25
20
80.0%
5
20.0%
2
5B
28
21
75.0%
7
25.0%
Qua quá trình khảo sát tôi nhận thấy: Nhiều học sinh chưa hứng thú, chú tâm vào môn học, các em còn coi nhẹ bộ môn mỹ thuật, cho rằng đây là môn học phụ không quan trọng. Bởi vậy sự quan sát, nhận xét, ghi nhớ của các em còn nhiều hạn chế. Dẫn đến kết quả khảo sát chưa cao.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo được tiết học sinh động, hấp dẫn thu hút được sự chú ý của các em học sinh, các em chủ động, tích cực tiếp thu nội dung kiến thức. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy:
Đây là tiêu chí quan trọng. Ngay từ khi nhận công tác và được Ban giám hiệu phân công giảng dạy bộ môn Mỹ thuật cho các khối lớp 1,2,3,4,5 trong trường Tiểu học Xuân Lộc. Tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu, tiêu chí của từng bài học. Từ đó tìm hiểu, lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả nhất.
Về nội dung chương trình Thường thức Mỹ thuật lớp 5 có 4 bài. Trong đó: 
Bài 1: TTMT- Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ.
Bài 9: TTMT- Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
Bài 17: TTMT- Xem tranh Du kích tập bắn.
Bài 25: TTMT- Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu cách dạy ứng dụng CNTT Bài 9 – TTMT- Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam gồm có 3 phần sau đây:
Vài nét về điêu khắc cổ.
Một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam nổi tiếng.
Câu hỏi và bài tập.
 Từ mục tiêu cần đạt ở bài học, tôi nghiên cứu kĩ nội dung nào có thể huy động được vốn sống, sự hiểu biết của các em, những nội dung nào còn xa lạ cần phải khắc sâu, mở rộng để các em nhìn thấy được được hình ảnh, vật mẫugiúp các em dễ nhớ. Từ đó tôi thiết kế bài giảng, đưa câu hỏi phù hợp với bài học.
Giải pháp 2: Lựa chọn hình ảnhminh họa và phương pháp dạy học cho bài học.
	Giáo viên cần có sự đầu tư nhất định về thời gian, công sức để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài dạy. Ngoài cacs hình ảnh minh họa trong SGK, giáo viên còn tìm thêm những tài liệu có thể lấy từ thực tế, qua tranh ảnh, sách báo,đặc biệt với thời đại công nghệ hiện nay Internet là một kho tài liệu vô cùng phong phú. Tuy nhiên giáo viên cần lựa chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung bài . Hình ảnh phải mang tính khoa học, chính xác để học sinh dể hiểu và hiểu đúng bản chất của hình ảnh trực quan thì mới mang lại hiệu quả giáo dục. (Các hình ảnh được minh họa trong giải pháp 3) 
Mỗi PPDH, hình thức tổ chức dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Không có phương pháp nào là vạn năng. Đối với học sinh tiểu học tư duy của các em còn mang tính cụ thể, các em thường chú ý đến màu sắc sặc sỡ, hình ảnh sinh động. Bởi vậy giáo viên cần lựa chọn PPDH sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh của mình thì giờ học mới đạt hiệu quả. PPDH được sử dụng nhiều ở tiểu học là phương pháp trực quan để các em được quan sát trực tiếp, thực tế. Được nhìn thấy cụ thể các em sẽ tiếp thu tốt hơn, nhớ lâu hơn. Đồng thời để tránh sự nhàm chán giáo viên cần linh hoạt đan xen các hình thức dạy học : cá nhân, nhómđể giờ học sôi nổi và huy động được tất cả các em học sinh tập trung vào bài học. Như vậy tiết học mới mang lại hiệu quả cao.
Giải pháp 3. Thiết kế bài dạy ứng dụng CNTT trong tiết học.
	Ứng dụng CNTT vào bài học không chỉ hiểu đơn giản là sự trình chiếu một tiết dạy trên màn hình. Tiết học đó phải đảm bảo nội dung bài học đầy đủ, chính xác theo chương trình quy định. Học sinh được học, được hiểu và nắm được nội dung ngay trong tiết học. Điều mà tôi quan tâm nhất đó là tiết học đó phải thực sự hấp dẫn, thu hút được các em học sinh, tạo được hứng thú cho các em đối với tiết học, môn học. Từ đó các em sẽ học bài tốt hơn. 
 	Tôi sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu hình ảnh liên quan đến bài học như một bức tranh minh họa, bảng phụ làm dẫn chứng minh họa chứ không phải là dạy hoàn toàn trên máy. Sau đây tôi xin trình bầy một tiết dạy ứng dụng CNTT trong bài thường thức mỹ thuật lớp 5 
Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Học sinh hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam.
Kỹ năng: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam.
Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính xách tay có các hình ảnh minh họa.
- Học sinh: Sưu tầm ảnh chụp các tác phẩm điêu khắc cổ.
 III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
H: Em hiểu thường thức mỹ thuật có nghĩa là gì? 
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để giúp các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thường thức mỹ thuật Bài 9. (GV ghi đầu bài)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ.
- Trình chiếu phật A-di-đà SGK và chùa phật Tích - Bắc Ninh cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Chất liệu của điêu khắc là gì? ( Đồng, đá, gỗ)
	- Cách thể hiện như thế nào? ( Đục, đẽo, nặn, gò)
	- Sau khi quan sát các em thấy có gì khác giữa điêu khắc và tranh? ( Các tác phẩm điêu khắc là những tác phẩm được thể hiện bằng cách đục, đẽo, gòCòn tranh được tạo trên mặt phẳng bằng cách vẽ và dùng các chất liệu như bột màu, sơn dầu)
	- Các em thấy các tác phẩm điêu khắc cổ thường có ở đâu? ( Đình, chùa, lăng tẩm)
Chốt: Các tác phẩm điêu khắc với nhiều hình ảnh phong phú, sinh động, thường thấy ở Đình, chùa, lăng, tẩm, thường thể hiện về tín ngưỡng và cuộc sông xã hội, chúng thường làm bằng gỗ, đá, đồng, đất nung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam nổi tiếng.
- Trình chiếu một số hình ảnh về tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam trong SGK cho học sinh quan sát và tìm hiểu về các nội dung sau:
H: Tên của tác phẩm?
H: Tác phẩm được đặt ở đâu?
H: Tác phẩm được làm bằng chất liệu gì?
H: Miêu tả tác phẩm theo cảm nhận của em?
- 
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo kỹ thuật dạy học “Mảnh ghép” sau đây:
Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu:
 Chia lớp học thành 6 nhóm, mối nhóm 4 em. (hoạt động trong 4 phút) nêu về chất liệu, nội dung, đặc điểm, hình dáng, cách thể hiện đường nét)
Nhóm 1, 3, 5: Tìm hiểu về Tượng. 
Nhóm 2, 4, 6: Tìm hiểu về Phù điêu.
Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép
Chuyển mỗi nhóm chuyên sâu 2 em sang nhóm mới và lúc này lớp cũng có 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 em và hoạt động trong 4 phút, mỗi em trình bày kết quả hoạt động của mình trong nhóm chuyên sâu để các bạn trong nhóm cùng nắm kiến thức. Sau khi hoạt động thì mỗi em ở các nhóm đều nắm vững kiến thức về Tượng và Phù điêu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhận xét, đánh giá.
Chốt: Điêu khắc thường làm bằng đá, đồng, gỗ,... có nghệ thuật cao. Tượng thường diễn tả hình ảnh Đức Phật, hoặc các vị La Hán, các vị Thần như Tượng phật A-di-đà, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, tượng Phật Tuyết Sơn, tượng Vũ nữ Chăm,... Phù Điêu thường diễn tả những cảnh sinh hoạt đời thường với nội dung phong phú, có hình ảnh rồng, chim, phượng, hoa, cảnh đấu vật, chọi gà, chèo thuyền,...
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được đặt ở chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh). Được tạc bằng gỗ. Tượng có nhiều cánh tay và mắt: tượng trương cho khả năng siêu phàm của Đức phật. Các cánh tay được xếp thành những vòng tròn như ánh hào quang đang tỏa sáng che chở cho con người. Hàng ngàn ánh mắt tượng trưng cho khả năng nhìn thấy hết mọi nỗi khổ của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp.
Tượng A-Di-Đà được đặt ở chùa Phật tích ( Bắc Ninh). Được tạc từ đá. Phật tọa trên tòa sen, trong trạng thái thiền định. Khuôn mặt đôn hậu.
Tượng Vũ nữ Chăm được đặt ở Mỹ Sơn ( Quảng Nam). Chất liệu bằng đá. Bức tượng miêu tả vẻ đẹp của người con gái Chăm, hình khối chắc khỏe, gương mặt rạng rỡ.
Phù điêu chèo thuyền được làm từ chất liệu gỗ. Đặt ở Đình Cam Đà – Hà Tây. Phù điêu miêu tả cảnh con người đang chèo thuyền rồng.
Hoạt động 3: Câu hỏi và bài tập.
 H: Em hãy nêu tên các tác phẩm điêu khắc khác mà em biết? 
 H: Các tác phẩm điêu khắc đó được làm bằng chất liệu gì?
 H: Cách thể hiện như thế nào?
 H: Ở địa phương em có những tác phẩm Điêu khắc nào?
 H: Em có nhận xét gì về tác phẩm điêu khắc đó?
- Một số hình ảnh của tác phẩm điêu khắc tại chùa Phúc Hưng xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
 Ngai tượng Ông Tam Bảo – chùa Phúc Hưng- Xuân Lộc
 Khu tượng đài Lê Hữu Lập xã Xuân Lộc- huyện Hậu Lộc
- Giáo viên trình chiếu thêm một số hình ảnh minh họa cho học sinh quan sát và tham khảo thêm:
- Cho học sinh xem một đoạn phim ngắn về các di sản văn hóa về điêu khắc cổ.
Giáo dục: Các tác phẩm điêu khắc cổ là di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc ta. Nên mỗi người chúng ta đều phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ các tác phẩm ấy.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò:
 	- Nhận xét, đánh giá giờ học, tuyên dương những học sinh có thành tích trong giờ học.
- Về nhà quan sát họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
* * * * *
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
	Qua quá trình áp dụng thử nghiệm các giải pháp SKKN trình bày trên, tôi nhận thấy đạt được một số kết quả sau: 
* Đối với giáo viên
	-Tiết kiệm được thời gian, kinh phí ở khâu làm đồ dùng dạy học.
	- Thuận tiện nhiều hơn trong việc truyền đạt thông tin, giới thiệu tranh ảnh, mở rộng kiến thức của bài học.
* Đối với học sinh
	- Học sinh có được những hình ảnh trực quan sinh động, phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. 
	- Học sinh hứng thú học tập, tiết học sinh động, hấp dẫn.
	- Hoïc sinh tieáp thu ñöôïc kieán thöùc nhanh vaø roõ raøng hôn nhaát laø ñoái vôùi nhöõng hoïc sinh yeáu, keùm.
	- Hiệu quả đạt được: 
	Sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy, tôi nhận thấy đạt được kết quả rất khả quan. Kết quả khảo sát như sau:
STT
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
5ª
25
25
100%
0
0%
2
5B
28
28
100%
0
0%
- HS hứng thú trong việc học Mĩ thuật, tự tìm tòi nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và các phiên bản nghệ thuật.
	- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá của cha ông để lại.
	- Mạnh dạn phát biểu đưa ra ý kiến của mình trong các tiết học TTMT.
*	 Bài học kinh nghiệm:
Mỗi loại phương tiện dạy học có một mức độ sử dụng khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn trên máy tính hoặc lặp đi lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một bài giảng, hiệu quả sẽ giảm sút.
Nên tắt máy chiếu (hay ngưng trình chiếu) khi mở rộng hay giảng về một nội dung không hoặc ít liên quan đến thông tin đang chiếu, nhằm tập trung học sinh vào bài giảng .
Nên chọn cỡ chữ sao cho phù hợp.
Không nên lạm dụng màu sắc và các hình ảnh động để chèn vào các tranh trình chiếu.
Sau khi thiết kế xong tập tin trình chiếu cần kiểm tra lại nội dung trình chiếu trước khi giảng dạy, để đảm bảo tính chính xác.
Cần phối kết hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu và ghi bảng để tiết kiệm và giành nhiều thời gian hơn cho việc thực hành của học sinh.
Nên dự trù phương án xử lí tình huống khi xảy ra tình trạng mất điện đột ngột.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
	1. Kết luận:
Việc dạy học Mĩ thuật là dạy - học cái đẹp , cảm thụ và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống. TTMT cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về mĩ thuật Việt Nam và thế giới, sự phát triển của mĩ thuật qua từng giai đoạn, đóng góp của mĩ thuật vào sự tiến bộ của xã hội. Qua các hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, các em vận dụng những hiểu biết của mình để học tốt các phân môn vẽ Trang trí, vẽ Theo mẫu, vẽ tranh, các môn học khác và áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
 Tóm lại: 
Việc dạy học phân môn TTMT từ khâu cung cấp và tiếp nhận kiến thức đến rèn luyện kỹ năng và thái độ, hành vi đều hướng đến cái đẹp.
Việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trực quan rất sinh động, những liên hệ thực tế lí thú. Giúp học sinh hứng thú học tập, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức.
Công nghệ thông tin được xem như một công cụ dạy học hiện đại. Công cụ này rất hiệu lực, nhưng vẫn không phủ nhận vai trò của người thầy, nếu ta ứng dụng hợp lí, có sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cao.
2. Kiến nghị
Để ứng dụng CNTT vào giảng dạy đồng bộ trong các trường tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất sau:
- Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định nhất trong việc ứng dụng các thành tựu của CNTT vào trường tiểu học. Vì thế cần bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng CNTT cho giáo viên, nội dung cần dễ hiểu, phù hợp với người đọc.
- Các Ban ngành, đoàn thể, phụ huynh, học sinh cần tạo điều kiện, giúp đỡ để nâng cao về cơ sở vật chất như: máy tính xách tay, máy chiếu projecter, máy ảnh, máy scanđể nhiều giáo viên có thể ứng dụng CNTT thường xuyên trong các tiết học. Góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
- Công tác thi đua khen thưởng cần được đảy mạnh mới khuyến khích được giáo viên tích cực sáng tạo để ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu và qua thực tế giảng dạy tôi rút ra được “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam cho học sinh lớp 5” và đã áp dụng có hiệu quả ở trường tiểu học Xu©n Léc. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ Ban giám

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_tiet_day_thuong_thuc.doc