SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn

 Đứng trước yêu cầu đổi mới về nhận thức của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ nhưng quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục mầm non nói riêng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ trương đổi mới nội dung chương trình phải phù hợp với xu thế chung hiện nay của đất nước. Từ các chủ trương trên, các nhà giáo tâm lý học đặc biệt các nhà tâm lý học nhận thức đã khẳng định đổi mới giáo dục mầm non là một trong nhưng nhiệm vụ cần thiết, giúp trẻ phát triển các mặt bằng nhiều cách khác nhau qua tổ chức các hoạt động đảm bảo yêu cầu mục tiêu giáo dục. [1]

Ở lứa tuổi mầm non thế giới xung quanh trẻ đều rất mới lạ, bất cứ cái gì tác động tích cực đến trẻ trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới mẻ. Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người. Chính vì thế, những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho trẻ, dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trở thành một nhà khoa học, một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng, tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ nói những câu đầu tiên.[6]

 Trẻ em là niềm tin yêu - hy vọng, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Khi còn sống, Bác Hồ đã rất quan tâm tới trẻ. Bác nói: "Những gì quý giá nhất, đẹp nhất thì dành cho trẻ thơ". Vì thế, việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó đặc biệt là vai trò tổ chức, hướng dẫn của ông bà cũng như các cô giáo làm công tác giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọng, là điểm khởi đầu cơ bản, là nền tảng vững chắc để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ mầm non. Đây là lứa tuổi tiền học đường, giai đoạn này cùng với sự phát triển của tâm lý trẻ, sự giáo dục của người lớn và nhất là vai trò của cô giáo mầm non sẽ giúp cho trẻ hoàn thiện về nhân cách, giúp trẻ vững vàng bước vào trường tiểu học.[3]

 

doc 14 trang thuychi01 7882
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 
 Đứng trước yêu cầu đổi mới về nhận thức của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ nhưng quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục mầm non nói riêng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ trương đổi mới nội dung chương trình phải phù hợp với xu thế chung hiện nay của đất nước. Từ các chủ trương trên, các nhà giáo tâm lý học đặc biệt các nhà tâm lý học nhận thức đã khẳng định đổi mới giáo dục mầm non là một trong nhưng nhiệm vụ cần thiết, giúp trẻ phát triển các mặt bằng nhiều cách khác nhau qua tổ chức các hoạt động đảm bảo yêu cầu mục tiêu giáo dục. [1]
Ở lứa tuổi mầm non thế giới xung quanh trẻ đều rất mới lạ, bất cứ cái gì tác động tích cực đến trẻ trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới mẻ. Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người. Chính vì thế, những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho trẻ, dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trở thành một nhà khoa học, một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng, tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ nói những câu đầu tiên.[6]
	Trẻ em là niềm tin yêu - hy vọng, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Khi còn sống, Bác Hồ đã rất quan tâm tới trẻ. Bác nói: "Những gì quý giá nhất, đẹp nhất thì dành cho trẻ thơ". Vì thế, việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó đặc biệt là vai trò tổ chức, hướng dẫn của ông bà cũng như các cô giáo làm công tác giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọng, là điểm khởi đầu cơ bản, là nền tảng vững chắc để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ mầm non. Đây là lứa tuổi tiền học đường, giai đoạn này cùng với sự phát triển của tâm lý trẻ, sự giáo dục của người lớn và nhất là vai trò của cô giáo mầm non sẽ giúp cho trẻ hoàn thiện về nhân cách, giúp trẻ vững vàng bước vào trường tiểu học.[3]
Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao kiến thức cho trẻ mầm non, nhất là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới phù hợp với chương trình đổi mới của trường tiểu học. Trong đó bộ môn Tiếng Việt ở lớp 1 đòi hỏi trẻ phải có lượng kiến thức khá cao như: Nhận biết thành thạo 29 chữ cái với các mẫu chữ khác nhau, chữ in thường, chữ viết thường, chữ in hoa và viết hoa Trẻ không những phải viết đúng các mẫu chữ cái Tiếng Việt mà còn biết đọc, biết phát âm theo từng cụm từ. 
Trên thực tể, việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính chất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho trẻ học lớp một. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn” để viết sáng kiến kinh
nghiệm trong năm học 2016 - 2017 
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	+ Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5-6 ở trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn, chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tốt trước khi vào lớp 1.
+ Rút ra những bài học kinh nghiệm, những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ: Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết. Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết theo chủ điểm để phát triển các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết, trước khi vào học lớp một. Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết theo chủ điểm.
	+ Tự học tập, rèn luyện năng lực chuyên môn của bản thân để đáp ứng với chương trình giáo dục Mầm non
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	+ Nghiên cứu hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
	+ Nghiên cứu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động 
	+ Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi lớp A1 trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp quan sát
Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
Phương pháp nêu gương khích lệ 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
	Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú.[3] .Vì theo Mác-Ăng ghen “Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”.
	Được sự chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề làm quen chữ viết của Bộ- Sở và phòng giáo dục và tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non 5- 6 tuổi. Cùng với các tiết dạy mẫu do phòng giáo dục tổ chức. Tôi càng thấy rõ hoạt động làm quen chữ viết có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Làm quen với chữ cái là một hoạt động cần thiết với trẻ mẫu giáo, giúp trẻ được biết những chữ cái đầu tiên, là nền móng, là cơ sở cho việc học Tiếng Việt sau này. Thông qua hoạt động này trẻ được làm quen với 29 chữ cái dưới hình thức "Học mà chơi, chơi mà học". Trẻ nhận biết mặt chữ và phát âm đúng âm của chữ cái đó, nghe âm tìm được chữ cái, qua đó trẻ đọc được một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái đã học nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm, nói mạch lạc có sự biểu cảm, nói đúng ngôn ngữ tiếng việt. Hoạt động này yêu cầu trẻ phải biết cầm bút, ngồi đúng tư thế khi viết. Không chỉ thế, trẻ còn được làm quen với cấu trúc chữ trong cuốn "Bé làm quen với chữ cái" và cách sử dụng vở "Bé tập tô chữ cái". Do đó việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Nó góp phần tích cực giúp trẻ có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản trước khi vào lớp 1, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.[1]
2.2. Thực trạng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
 Năm học 2016 - 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn - A1. Nhìn chung các cháu đều khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tổng số trẻ là 36 cháu trong đó số trẻ nam là 23, số trẻ nữ là 13. 
* Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.
- Trường lớp rộng rãi, thoáng mát đủ ánh sáng, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ. Bàn nghế đúng qui cách
- Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề “Làm quen với cữ cái” thuận tiện cho việc giáo viên xây dựng lồng ghép kế hoạch thực hiện chương trình
 	- Bản thân tôi được tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên đề Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non trong đó có hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái
- Tôi đã nhiều năm làm giáo viên trực tiếp với trẻ nên nắm bắt được đặc 
điểm tâm sinh lý và đã đúc rút được kinh nghiệm trong việc phát triển khả năng 
của trẻ.
	- Được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, tôi luôn trau dồi học tập kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề của nghành. 
- Phụ huynh cũng rất quan tâm đến điều kiện học hành của các cháu. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
	Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi thì cũng có những khó khăn sau:
 - Trẻ hiếu động nhiều, bên cạnh đó còn có trẻ mới đi học nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp. Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều
 - Số trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ.
 - Ảnh hưởng của việc giáo dục ngôn ngữ của trẻ tại gia đình, tiếng địa phương, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói lắp.
- Thời gian để giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động có rất ít vì thời gian chăm sóc giáo dục trẻ đã chiếm đa số. 
	- Trong các hoạt động chung giáo viên đã thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của bài học. Song chưa vận dụng một cách triệt để, sâu, chưa phát huy đầy đủ khả năng nhận thức của trẻ, giáo viên chưa thoát khỏi cách dạy cũ, nội dung lồng ghép chưa mềm dẻo, còn cứng nhắc, chưa chú trọng đến kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi của trẻ. Vì vậy lúc nào trẻ cũng là người nắm bắt một cách thụ động, chưa tích cực, chủ động để lĩnh hội tri thức.
	- Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này, cho con nghỉ học tùy tiện, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng dạy trước tập viết dần nên việc tiếp thu bài của trẻ không đồng đều 
* Kết quả thực trạng ( Trước khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường)
 TT
 Nội dung khảo sát.
Tổng số trẻ 
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Nhận biết và phát âm đúng, chuẩn
36
16
44%
20
56%
2
Cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.
36
17
47%
19
53%
3
Biết tập tô, viết, sao chép chữ. 
36
18
50%
18
50%
4
Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc.
36
16
44%
20
56%
5
Hứng thú, tích cực tham gia hoạt động 
36
17
47%
19
53%
 2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
	* Các biện pháp chính:
	Để giải giúp trẻ đạt kết quả cao khi làm quen với chữ cái tôi đã tiến hành một số biện pháp sau: 
Khảo sát kỹ năng nghe- nói- đọc- viết của trẻ
Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái.
3. Tổ chức trên giờ học cho trẻ làm quen với chữ cái.
4. Nhận biết, phân biệt mẫu chữ in thường, viết thường.
5. Sáng tác, sưu tầm trò chơi, câu đố giúp trẻ làm quen chữ cái
6. Làm đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ
8. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
Biện pháp thứ 1: Khảo sát kỹ năng nghe- nói -đọc -viết của trẻ
	Đây là bước đầu tiên để xác định tình hình thực tế của trẻ tại nhóm lớp giúp giáo viên nắm được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ để từ đó xây dựng kế hoạch và biện pháp phù hợp
	Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ thông qua các bài tập để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ. Công việc khảo sát được tiến hành vào tháng 10. Quá trình khảo sát qua các hoạt động chung và các hoạt động hàng ngày để từ đó đánh giá từng trẻ theo các kỹ năng: 
+ Nghe và hiếu người khác nói.
+ Nói rõ ràng mạch lạc, không nói lắp nói ngọng.
+ Biết cách giở sách đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 
+ Biết cách ngồi, cầm bút, để vở, tô chữ đúng qui trình 
Biện pháp thứ 2: Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ cái:
	Tạo môi trường làm quen với chữ cái hết sức quan trọng đối với giờ học chữ cái, trẻ được hoạt động, vui chơi, được thường xuyên tiếp xúc với chữ cái sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ làm quen với chữ cái. [5] Cụ thể như sau:
- Với các biểu bảng: Bảng bé ngoan, bảng bé đến lớp, tôi đã dán các chữ cái ở mỗi ống cờ hoặc ống dán ảnh để mỗi khi cắm hoa bé ngoan hoặc dán ảnh trẻ biết được ký hiệu của mình ở vị trí nào.
- Các đồ dùng của trẻ như: cốc uống nước, khăn mặt, vở bé tập tạo hình, bé tập tô chữ cái, bé làm quen với toán tôi đánh dấu ký hiệu riêng cho từng trẻ bằng chữ cái.
- Ở góc học tập tôi chọn vị trí thuận lợi để treo bảng chữ cái theo hai mẫu: 
Chữ in thường và chữ viết thường, phía dưới tôi tạo bảng cài. Hàng ngày vào thời gian cho phép (hoạt động góc, hoạt động chiều) tôi có thể gọi từng trẻ lên nhận biết và phát âm chữ cái hoặc phát cho trẻ tranh lô tô phù hợp với chủ đề để trẻ tìm và gắn tranh vào ô có chứa chữ cái tương ứng, sau đó phát âm theo đúng yêu cầu của cô (trẻ chơi trong mọi thời điểm trong ngày)..
- Ở các góc chơi đều có treo biển tên góc như: góc đóng vai, góc tạo hình, góc 
âm nhạc, góc xây dựng, góc thiên nhiên, theo từng chủ đề cụ thể. Trong lớp học trang trí nhiều tranh ảnh phù hợp và mỗi bức tranh đều có những dòng chữ cái nói lên nội dung của bức tranh ấy như: Ong tìm chữ, Gia đình thân yêu, Bé làm nội trợ...
Trong góc đóng vai, góc bán hàng: Viết bảng đơn giá, tên sản phẩm và cách chế biến các món ăn kèm theo hình ảnh minh hoạ.
Trên các giá để đồ dùng, đồ chơi của trẻ, bên cạnh các ký hiệu, tôi viết tên đồ dùng, đồ chơi đó như: Hộp kéo, hộp bút
Góc thiên nhiên: Ở từng chậu cây tôi treo biển tên cây như: Cây hoa ly, cây vạn niên thanh, hoa mười giờ, hoa giấy
Góc thư viện: Tôi sưu tầm và sáng tác một số câu truyện tranh chữ to ở phía dưới, cho trẻ xem và kể theo truyện như: Rùa con tìm nhà, Ba chú lợn nhỏ, Gấu nâu, gấu nâu, bạn nhìn thấy gì? , Hươu và chó sói , Gấu con đi xe đạp
Tôi đã lập bảng ghi danh sách trẻ trong lớp để các ô trống bên cạnh cho trẻ tập sao chép tên mình, tên bạn. Yêu cầu trẻ tập nhiều lần để trẻ có thể nhớ trình tự các chữ cái, ghi tên mình vào các tác phẩm do mình tự làm ra. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho trẻ tập làm lịch, làm bảng thời tiết, làm bưu thiếp trong đó có các ô trống để trẻ tự điền các chữ cái cho phù hợp. Sau khi trẻ tự điền chữ cái tên mình vào tôi cho trẻ đếm các chữ cái vừa viết, có mấy chữ cái và tên của mình bắt đầu bằng chữ nào.
Ví dụ: Trẻ tên là Nam thì trẻ biết tên mình có 3 chữ cái và bắt đầu bằng chữ cái "N"
- Kết hợp với hoạt động tạo hình, khi trẻ vẽ ở mọi lúc mọi nơi tôi khuyến khích trẻ tự viết tên của mình vào bài, hoặc trẻ có thể vẽ bức tranh và chia bức tranh thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô nhỏ là những chữ cái cần ôn, để trẻ tô mầu các chữ cái theo yêu cầu và nhận được hình ảnh rõ nét của bức tranh.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật tôi cho trẻ ghép tranh “con gà mái ,, từ 3 mảnh ghép. Khi hoàn thành bức tranh trẻ phát hiện ra điều lý thú là phía sau bức tranh có chữ cái n, trẻ sẽ tô mầu và đọc chữ cái đó. Qua đó, càng kích thích trẻ hứng thú hoạt động, và từ bức tranh trẻ có thể kể thành những câu chuyện sáng tạo.
Hàng ngày trẻ được tiếp xúc với các từ, đọc các chữ cái trong từ sẽ giúp trẻ ghi nhớ phân biệt được chữ cái, đồng thời giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu được rằng các chữ cái có thể ghép lại với nhau để thành một từ có nghĩa. Điều đó đã thúc đẩy sự tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Biện pháp thứ 3: Lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái: 
Để giờ học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả, tôi luôn thực hiện tốt các yêu cầu hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái do Bộ giáo dục quy định. Nhưng trước khi tiến hành cho trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn xác định trước đề tài: tiết làm quen chữ cái hay tiết trò chơi với chữ cái, sau đó tôi nghiên cứu bài soạn, vạch ra kế hoạch hoạt động, đặt ra mục đích yêu cầu cho hoạt động và lên kế hoạch hoạt động cho cả cô và trẻ.. Ngoài ra tôi tìm được cách giới thiệu bài hấp dẫn, tích hợp một cách khéo léo, dẫn dắt vào bài bằng nhiều hình thức khác nhau. 
Ví dụ 1: Khi tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái e, ê ở chủ đề Gia đình. Tôi 
tổ chức dưới dạng trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” :
Trò chơi gồm 4 phần: 
Phần1: Đuổi hình bắt chữ theo chủ đề.
Phần2: Đuổi hình bắt chữ theo ngẫu hứng.
Phần 3: Đuổi bắt chữ đếm ngược
Phần 4: Đuổi bắt chữ siêu tốc
Phần1: Đuổi hình bắt chữ theo chủ đề.
Trẻ quan sát trên màn hình và đoán xem đó là hình ảnh gì? (Em bé), cho trẻ đàm thoại về bức tranhSau đó tôi cho trẻ đặt từ thích hợp cho bức tranh (Em bé) và đọc từ dưới tranh. Mời trẻ lên ghép từ “Em bé” từ các thẻ chữ rời giống từ trên màn hình. 
(Chữ ê tôi tiến hành tương tự với hình ảnh “ Mẹ bế bé”).
 	Sau đó tôi tiến hành cho trẻ làm quen chữ cái theo trình tự:
- Cô phát âm mẫu (2 - 3 lần)
- Trẻ nhận xét cấu tạo chữ ( Chữ e có 1 nét ngang và một nét cong hở).
- Cô củng cố lại cấu tạo chữ e
- Cho trẻ lên ghép chữ e bằng các nét thẳng và nét cong
- Cô giới thiệu chữ e in thường và viết thường.
 (Chữ ê tiến hành tương tự) 
Cho trẻ so sánh e – ê (khi so sánh tôi làm hiệu ứng cho chữ bay ra theo từng nét trên màn hình cho trẻ thích thú).
Phần2: Đuổi hình bắt chữ theo ngẫu hứng( luyện tập)
Phần này tôi cho trẻ tham gia trò chơi quan sát nhanh hình ảnh trên 
màn hình để tìm từ thích hợp. Sau đó tìm chữ cái vừa học giúp trẻ nhận ra chữ cái và phát âm chính xác.
Phần 3: Đuổi bắt chữ đếm ngược
 Luật chơi: Trẻ quan sát các nét chữ trên màn hình và chọn cho mình một nét chữ yêu thích, đồng hồ trên màn hình sẽ đếm ngược từ 5 đến 1. Trong thời gian đó trẻ sẽ tìm bạn để ghép được chữ e, ê mới được làm quen.
Phần 4: Đuổi bắt chữ siêu tốc
Luật chơi : trẻ dùng các mảng hình rời phối hợp với bạn để ghép thành hình 
ảnh tương ứng, nếu ghép đúng điều kỳ diệu sẽ hiện ra (trẻ ghép các mảng rời thành 
chữ cái e, ê).
Với cách tổ chức như vậy trẻ rất hứng thú và chủ động tích cực để lĩnh hội tri thức gióp giờ học đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 2: Hoạt động làm quen với văn học ở chủ đề " Bản thân" tôi muốn tích 
hợp các chữ cái a, ă, â qua bài thơ "Đôi tay bé" (Nguyễn Thanh Nhã). Trước khi giới thiệu tên bài thơ cho trẻ, tôi cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh, có những mảnh tranh rời mặt sau có chữ cái a, ă, â và ở trên bảng có một mảng tranh liền có chữ cái a, ă, â. Trẻ lên tìm những mảnh tranh rời ghép vào mảng tranh trên bảng sao cho đúng chữ cái. Sau khi ghép xong thành bức tranh “Đôi tay bé" cô giới thiệu và đọc tên bài thơ viết ở phía dưới tranh. Mời một trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái mới được làm quen trong tên bài thơ. Cuối tiết học cho trẻ đọc thơ theo nhịp bằng tranh chữ to phía dưới.
* Hoạt động thể dục ở chủ đề "Quê hương đất nước "
 Đề tài: "bật chụm tách chân" tôi lồng ghép chữ s, x, v, r tôi vẽ các ô 
vuông, bên trong mỗi một ô tôi viết một chữ cái: 
 s
x
x
v
r
r
s
Khi trẻ thực hiện động tác bật, trẻ kết hợp đọc chữ cái trong mỗi ô. Với bài thể dục này tôi tổ chức dưới hình thức thi đua nên khi kết thúc phần thi đội nào thắng cuộc sẽ được cô tặng hoa, trong mỗi bông hoa có chứa chữ cái s, x, v, r.
Như vậy thông qua giờ dạy thể dục tôi đã vận dụng tích hợp được rất nhiều các chữ cái và tạo hứng thú cho môn học, vừa củng cố khắc sâu các chữ cái trẻ mới được làm quen.
Biện pháp thứ 4: Nhận biết, phân biệt mẫu chữ in thường, viết thường.
Trước đây trẻ mẫu giáo lớn chỉ được làm quen với mẫu chữ in thường, nhưng khi vào lớp 1 thì trẻ lại học chữ viết thường. Sự bất cập đó đã gây nhiều khó khăn không chỉ cho trẻ mà còn cho cả giáo viên lớp 1. Việc cho trẻ làm quen với 2 mẫu chữ in thường và viết thường ở trường mầm non đòi hỏi giáo viên phải có những biện pháp ưu việt nhằm giúp trẻ nhận biết hai mẫu chữ này, bởi vì khả năng nhận thức, khả năng ghi nhớ của trẻ mầm non còn hạn chế.
Để giúp trẻ nhận biết nét chữ và cấu tạo của chữ in thường và viết thường, trước lúc đó cho trẻ làm quen với chữ cái tôi chuẩn bị thật nhiều các nét chữ rời. Trước tiên là cho trẻ nhận biết các chữ qua tri giác, thị giác, sờ vào các nét của chữ sau đó là dùng các chữ, các nét rời ghép lại với nhau thành chữ. Chữ in thường và viết thường về cấu tạo thì có đặc điểm khác nhau nhưng phát âm thì giống nhau.
Ví dụ: Chữ e in thường và chữ e viết thường
(Dù cách viết hai chữ cái đó khác nhau nhưng trẻ vẫn nhận ra chữ cái đó là e và phát âm là e).
Ở trong lớp tôi dán các băng giấy nhỏ lên các đồ vật, đồ chơi trên đó có viết tên bằng hai mẫu chữ (chữ in thường và chữ viết thường) nhằm giúp trẻ 
nhận biết phân biệt các mẫu chữ một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Đồ chơi là "máy bay", có "máy bay" tôi dán bằng chữ in thường có "máy bay" tôi dán bằng chữ viết thường.
Hàng ngày trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các mẫu chữ sẽ giúp trẻ dễ 
dàng nhận biết và ghi nhớ hơn.
Mặt khác tôi cũng giúp trẻ tập viết đúng mẫu chữ viết thường. Trước đây trẻ mẫu giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_lam_quen_v.doc