SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong lớp chủ nhiệm

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong lớp chủ nhiệm

Gặp lại em cậu học trò năm xưa mà trong lần làm hồ sơ thi đại học đã nói với tôi “ Em thích khoa công nghệ thông tin đại học Bưu chính nhưng bố em lại bảo thi Kinh tế cô ạ vì nhà em đã có chỗ xin việc rồi”. Lúc đó tôi chỉ nói mọi việc do em và gia đình quyết định vì nó liên quan đến cuộc sống và tương lai sau này của em. Tôi không tìm hiểu xem liệu em thi Kinh tế có hợp với tính cách và năng lực của em không?. Em học chừng hai năm thì em làm hồ sơ thi lại trường Bưu Chính viễn thông. Và bây giờ em đã là một kỹ thuật viên IT cho một công ty phần mềm có tiếng. Em hồ hởi “Lựa chọn lại nghề là quyết định đúng cô ạ. Em thích công việc của mình lắm”. Có lẽ ngày đó, nếu tôi tìm hiểu niềm đam mê của em sẽ định hướng ngay từ đầu thì chắc em không phải muộn mất hai năm để quyết định lại con đường đi cho mình.

Rồi vô tình tôi gặp lại cô học trò giỏi văn năm nào (Em từng đạt giải 3 môn văn cấp tỉnh), giờ đã là bà mẹ hai con lam lũ với đồng ruộng. Em từng nói với tôi ước mơ trở thành luật sư để bảo vệ công bằng cho xã hội nhưng ước mơ đã gác lại khi mẹ em bảo đầy người học luật ra đang thất nghiêp. Chính điều đó đã khiến em dao động và an phận đi làm công nhân may gần nhà rồi lấy chồng. Công việc may tăng ca vất vả không có thời gian chăm sóc con cái nên em phải ở nhà làm ruộng. Không phải bố mẹ em không có điều kiện cho em học mà là cái nhìn học xong thất nghiệp đã ăn vào tư tưởng em và gia đình em mà tôi đáng ra phải kéo nó ra mới phải, đáng ra tôi khuyên em nen học một nghề nào đó hợp với em nhưng tôi đã không làm. Hai em chỉ là một trong số ít những trường hợp lúc mới làm chủ nhiệm kinh nghiệm chưa có nhiều để có thể hướng dẫn các em cẩn thận trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Lúc đó tôi luôn sợ mình tư vấn cho các em chọn trường này, trường kia sau này các em có vấn đề gì lại trách thầy cô nên không phải riêng tôi mà hầu hết giáo viên chủ nhiệm đều như vậy khi hướng nghiệp cho các em đều nói chung không cụ thể vì sợ trách nhiệm.

 

doc 19 trang thuychi01 6732
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
 Trang
I. Mở đầu
2
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu.
4
3. Đối tượng nghiên cứu.
4
4. Phương pháp nghiên cứu.
4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
1. Cơ sở lí luận.
4
2. Thực trạng.
4
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết.
6
3.1. Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
6
3.2. Giúp cá nhân có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thông tin về thị trường lao động tại địa phương cũng như cả nước.
7
3.3. Giúp các em tìm hiểu năng lực, khả năng của bản thân, rồi đưa ra quyết định lựa chon được nghề phù hợp. 
9
3.4. Giúp học sinh hiểu “Không ai thành công mà không học, Đại học không phải là con đường duy nhất thành công”. 
12
3.5. Nâng cao chất lượng thật sự môn giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông.
13
3.6. Nhà trường Kết hợp với các doanh nghiêp, trường nghề tổ chức dạy nghề miễn phí cho các em.
15
3.7. Cần phối kết hợp tốt giữa gia đình - nhà trường - xã hội 
15
III. Kết luận, kiến nghị.
16
1. Kết luận.
16
2. Kiến nghị.
17
Tài liệu tham khảo.
18
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.
19
I. MỞ ĐẦU
Gặp lại em cậu học trò năm xưa mà trong lần làm hồ sơ thi đại học đã nói với tôi “ Em thích khoa công nghệ thông tin đại học Bưu chính nhưng bố em lại bảo thi Kinh tế cô ạ vì nhà em đã có chỗ xin việc rồi”. Lúc đó tôi chỉ nói mọi việc do em và gia đình quyết định vì nó liên quan đến cuộc sống và tương lai sau này của em. Tôi không tìm hiểu xem liệu em thi Kinh tế có hợp với tính cách và năng lực của em không?. Em học chừng hai năm thì em làm hồ sơ thi lại trường Bưu Chính viễn thông. Và bây giờ em đã là một kỹ thuật viên IT cho một công ty phần mềm có tiếng. Em hồ hởi “Lựa chọn lại nghề là quyết định đúng cô ạ. Em thích công việc của mình lắm”. Có lẽ ngày đó, nếu tôi tìm hiểu niềm đam mê của em sẽ định hướng ngay từ đầu thì chắc em không phải muộn mất hai năm để quyết định lại con đường đi cho mình.
Rồi vô tình tôi gặp lại cô học trò giỏi văn năm nào (Em từng đạt giải 3 môn văn cấp tỉnh), giờ đã là bà mẹ hai con lam lũ với đồng ruộng. Em từng nói với tôi ước mơ trở thành luật sư để bảo vệ công bằng cho xã hội nhưng ước mơ đã gác lại khi mẹ em bảo đầy người học luật ra đang thất nghiêp. Chính điều đó đã khiến em dao động và an phận đi làm công nhân may gần nhà rồi lấy chồng. Công việc may tăng ca vất vả không có thời gian chăm sóc con cái nên em phải ở nhà làm ruộng. Không phải bố mẹ em không có điều kiện cho em học mà là cái nhìn học xong thất nghiệp đã ăn vào tư tưởng em và gia đình em mà tôi đáng ra phải kéo nó ra mới phải, đáng ra tôi khuyên em nen học một nghề nào đó hợp với em nhưng tôi đã không làm. Hai em chỉ là một trong số ít những trường hợp lúc mới làm chủ nhiệm kinh nghiệm chưa có nhiều để có thể hướng dẫn các em cẩn thận trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Lúc đó tôi luôn sợ mình tư vấn cho các em chọn trường này, trường kia sau này các em có vấn đề gì lại trách thầy cô nên không phải riêng tôi mà hầu hết giáo viên chủ nhiệm đều như vậy khi hướng nghiệp cho các em đều nói chung không cụ thể vì sợ trách nhiệm.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng trăm nghìn người lại là điều đáng phải suy nghĩ. 
Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất vẫn xuất phát từ chính các em học sinh, gia đình và trường học trước khi các em vào Đại học. Ở Việt Nam, việc chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào các vị phụ huynh hoặc xu hướng nghề nghiệp “hót”, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các em hầu như là con số không. Chính vì vậy, trước khi nộp hồ sơ Đại học, nhiều em vẫn chưa thể xác định được sở thích nghề nghiệp của bản thân để có lựa chọn thích hợp cho tương lai, có khi nhắm mắt đưa chân để đỗ vào một trường nào cho có cái mác “Đại học”. Điều này dẫn tới hậu quả là sau khi vào học, tiếp xúc với các môn chuyên ngành “khó” lại không thực sự hứng thú với ngành học đó làm các bạn sinh viên thụ động, chán nản, lười học lười áp dụng vào cuộc sống.
Lí do chọn đề tài.
“Em ước mơ sau này trở thành bác sĩ?”, “Em muốn làm cô giáo”, “Em thích làm công an” là những câu nói cửa miệng của rất nhiều thế hệ học sinh khi được hỏi lớn lên em thích học gì, làm nghề gì. Tuy nhiên, khi cổng trường Đại học mở ra thì nhiều em tỏ ra hoang mang không biết mình sẽ chọn nghề gì, học trường nào trước vô vàn lựa chọn.
 Lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh lớp 12. Mặc dù các em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học, được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học... trong công tác hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh nhưng để có được quyết định thi vào trường cao đẳng, đại học hay chỉ học nghề ? Phải thi đại học theo ước mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong trào?, hay đi học cao đẳng , hay đi làm công nhân...thì học sinh cần phải được tư vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả năng, sở thích bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội.
 Các em băn khoăn trước ngã rẽ cuộc đời.
Với vai trò là một giáo viên bộ môn cũng là một giáo viên chủ nhiệm và hơn nữa là người gần gữi với các em và hiểu các em nhất và cũng từng trải qua thời điểm khó khăn khi đưa ra quyết định đến tương lai sự nghiệp lâu dài của mình, tôi rất cảm thông cho những khó khăn của các em trong việc đưa ra quyết định quan trọng có liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội. Tôi mong muốn làm được điều gì đó nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các em học sinh trong quá trình “chọn nghề” nên đã viết và thực hiện chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong lớp chủ nhiệm”. 
2. Mục đích nghiên cứu.
 Qua chuyên đề này, tôi mong rằng các em học sinh lớp 10, lớp 11 cũng như lớp 12 sẽ biết thêm nhiều thông tin cần thiết trong quá trình định hướng cho mình trong việc lựa chọn một trường học, một nghề học thực sự phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, với hoàn cảnh gia đình và với nhu cầu xã hội sau khi hoàn thành chương trình học Trung học phổ thông. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Là học sinh lớp10, lớp11 và đặc biêt là học sinh 12 theo học chương trình THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Dùng phương đánh giá, phân tích, xử lý thông qua trắc nghiệm khách quan để đánh giá năng lực của các em.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong lớp chủ nhiệm’’ mong muốn tìm ra những biện pháp giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, học sinh THPT. Các yếu tố chi phối đến việc lựa chọn. Từ đó, khái quát và tìm hiểu xu thế chung của giới trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề của họ. Bên cạnh đó, đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp mà mình lựa chọn và muốn có được trong tương lai, nguyên nhân dẫn tới sự nhận thức đó. Từ đó, có thể đưa ra cho học sinh THPT những biện pháp có khả năng hữu ích, giúp các em định hướng cho bản thân trong việc lựa chọn những việc làm nghề nghiệp thích hợp.
2. Thực trạng vấn đề
Trường THPT Trần Phú hàng năm có hơn 300 học sinh rời ghế nhà trường. Vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang tạo nên mối quan tâm cấp bách và trực tiếp nhất của các em. Vấn đề này, trước đây công tác hướng nghiệp cho học sinh đã được Bộ GD và ĐT triển khai vào các nhà trường nhà trường nhiều năm qua nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bởi nhận thức của của học sinh về nghề nghiệp, nhất là học sinh nông thôn và cả phụ huynh (chủ yếu là làm ruộng) còn hạn chế, trong khi giáo viên được giao nhiệm vụ này không coi trọng hoặc không có nhiều kiến thức về hướng nghiệp. Vì vậy việc giáo dục hướng nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao. Khi chọn nghề, chọn trường các em thường chọn theo cảm tính, chọn những trường “Hót” cho oai như Y, Dược, Bách Khoa, Ngoại Thương.....mà chẳng biết trường đó đào tạo gì, liệu mình có đam mê không mà các em thường quan tâm “Ngành đó sau này dễ kiếm việc làm, ngành này lương cao, ngành đó gia đình mình có cơ, ngành này hiện nay đang hót nhiều bạn bè thi nên thi luôn cho vui”. 
Cách đây mấy năm thì hàng loạt học sinh đổ xô học kinh tế, nhất là tài chính ngân hàng, kế toán... để bây giờ hoạt vạn cử nhân thất nghiệp hoặc đi làm trái nghề, trong khi đó các nghành bên lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp thì lại thiếu nguồn nhân lực giỏi. Thực tế tôi nhận thấy, rất nhiều phụ huynh nuôi con cái ăn học với hi vọng thi đậu vào một trường dành tiếng để sau này có một nghề “Danh giá”, vì tương lai các con là đúng rồi nhưng còn phải để gia đình có dịp để “nở mày, nở mặt” với thiên hạ nữa chứ. Ôi cái tâm lý chung của các bậc phụ huynh “Thương con”: “Chúng mày phải đỗ để tao ngẩng mặt với họ hàng, xã hội chứ...thằng A con B nhà nghèo thế mà vẫn đỗ còn loại mày chỉ ăn với học...”
Chính cái người đi học cũng thế: cái tội lớn nhất của nó là tội sĩ diện. Trong đầu chỉ nghĩ đến phải vào Đại học lớn cho oai chứ cũng có biết vào đấy sau này mục đích làm gì đâu. Thật nực cười khi ai cũng coi trọng ngành này hơn ngành kia, Đại học thì hơn Cao đẳng và hơn học nghề. Học thì phải trường tốp đầu thì mới oai không biết lực học của mình ra sao. Người nào học Cao Đẳng, Học Nghề thì y rằng bị coi thường là dốt. Thử hỏi, học là để phục vụ mục đích sau ra trường hay để oai?.
Các em lựa chọn con đường đi cho đúng
Nhận định cổ hủ và sai lầm kéo tiếp sai lầm. Cả xã hội đâm đầu vào học đại học và làm công việc văn phòng, nghiên cứu phân tích thì ai làm công việc sản xuất - thừa thầy thiếu thợ, bảo sao lại thất nghiệp hàng loạt. Ngày xưa tôi cũng từng có niềm tin cổ hủ rằng “Muốn làm gì thì làm, cũng phải có bằng đại học” Đại học chính là niềm mơ ước, đại học là đích đến chứ không phải mấy cao đẳng trung cấp thấp kém. Nhưng thực tế đã đã trả lời tôi rằng không phải như vây, và không phải cứ ai học trường danh tiếng là sẽ thành công trên đường đời. Tôi có cô bạn thích nghề Kế toán thi Học viện Tài Chính - Kế Toán nhưng không đậu mà chỉ đậu khoa Kế toán của Đại học Công đoàn. Gia đình không cho học và bản thân tôi cũng khuyên không nên học vì nghĩ trường đó không có tiếng sau này khó xin việc. Cô thuyết phục gia đình cho nhập học vì cô nghĩ đó là khoa cô thích, cô vui vẻ học tiếp và trao dồi thêm ngoại ngữ, tin học. Và hiện giờ cô thành công nhất trong lớp trong khi các bạn đỗ trường tốp thì vẫn làm công chức bình thường. Và hầu hết bạn bè tôi thành đạt không phải đều xuất phát học từ trường đại học nổi tiếng. Vì thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp cần thiêt để thực hiện để các em lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp.
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hướng nghiệp của lớp chủ nhiệm.
3.1. Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Chọn nghề đối với mỗi cá nhân trước ngưỡng cửa vào đời có một ý nghĩa rất quan trọng, nó không đơn thuần là chọn một công việc cụ thể nào đó, mà còn là sự lựa chọn một cách sống, một con đường sống mai sau nữa. Nó không chỉ có ý nghĩa cá nhân mà còn có ý nghĩa xã hội. Riêng đối với học sinh phổ thông trung học vào năm cuối cấp, việc lựa chọn nghề nghiệp khi tốt nghiệp ra trường là mối quan tâm sâu sắc, chi phối mọi suy nghĩ, tình cảm, hoạt động của các em. Không chỉ đến bây giờ chọn nghề mới trở thành vấn đề “ Nóng hổi” với mỗi thanh niên mà Các Mác (1818- 1883) năm 17 tuổi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề mà ông đã viết trong luận văn tốt nghiệp cấp 3 “Cân nhắc cẩn thận vấn đề này, đó là trách nhiệm đầu tiên của một thanh niên bước vào đời mà không muốn coi những việc quan trọng nhất của mình là ngẫu nhiên”. Còn E.A. Klimốp cho rằng: “Lựa chọn nghề nghiệp là ngày sinh nhật thứ 2 của con người, vị trí của nó trong xã hội, sự thoả mãn trong công tác, tình hình sức khoẻ và thể chất cũng như tinh thần, niềm vui và hạnh phúc đều phụ thuộc vào sự lựa chọn con đường đúng đắn đến mức nào”. 
 Các em bàn bạc trao đổi lựa chọn nghề nghiệp
Những sai lầm thường gặp khi chọn nghề:	
Trong thực tế, không phải bao giờ học sinh cũng có thể giải quyết một cách chính xác vấn đề chọn nghề của mình. Theo E.A.Klimốp, có hai loại nguyên nhân dẫn đến sự chọn nghề không chính xác, thứ nhất là có thái độ không đúng trong việc chọn nghề và thứ hai là thiếu tri thức về các nghề:
- Cho rằng nghề thợ kém hơn nghề kỹ sư, giáo viên tiểu học kém hơn giảng viên đại học về giá trị và địa vị xã hội do đó dẫn đến chỉ thích lựa chọn những nghề có sự chuẩn bị ở bậc đại học mà không quan tâm tới những nghề lao động khác được chuẩn bị ở các cấp học thấp hơn như học nghề, trung cấp, cao đẳng
- Những thành kiến đối với một số nghề trong xã hội. Ở đây người chọn nghề không quan tâm đến giá trị đóng góp của nghề đối với xã hội. Chẳng hạn cho rằng những nghề lao đông tay chân là thấp hèn so với các nghề lao động trí óc.
- Chọn nghề do dựa dẫm vào ý kiến của người khác, không độc lập trong chọn nghề. Vì vậy, có một số học sinh vì nghe theo bố mẹ, bạn bè dẫn đến lựa chọn những nghề mà mình không yêu thích hoặc không có khả năng. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề, đổi nghề hoặc bỏ hẳn nghề.
- Chọn nghề do bị hấp dẫn bởi bề ngoài của nghề mà không hiểu hết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ học sinh thích được đi đây đi đó nên chọn nghề lái xe. Khi vào nghề, thấy công việc nhàm chán, nhiều khi chỉ chạy mãi một tuyến đường, cường độ lao động vất vả và căng thẳng thường xuyên, do đó dẫn đến chán nghề và rồi là bỏ nghề.
- Cho rằng có thành tích cao một môn học văn hoá nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn văn thì nghĩ rằng mình có khả năng viết báo. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay với cách diễn đạt mạch lạc, lôgic. Song, nếu không nhanh nhẹn và tháo vát, đôi khi cả dũng cảm thì không thể theo đuổi nghề báo để mà thành đạt được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích. 	
- Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng khi chọn nghề. Do đó, có hai tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao bản thân, hoặc đánh giá không đúng mức, không tự tin vào bản thân. Cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không tốt. Một là khi đánh giá quá cao bản thân, trước khi vào nghề thì chủ quan, khi vấp phải thực tế thì thất vọng. Hai là khi đánh giá quá thấp năng lực, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.
- Không hiểu biết về những năng lực, các đặc điểm thể chất, sức khoẻ bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học. Điều này cũng rất dễ gây nên những tác hại lớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng không chỉ đối với cá nhân mà còn đối cả những đồng nghiệp khác. Ví dụ, người có khí chất nóng nảy lại chọn nghề dạy trẻ, người bị hen lại có ý định chọn nghề giáo viên, người bị mù mầu, mắt kém lại định hướng chọn nghề lái xe 
3.2. Giúp cá nhân có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thông tin về thị trường lao động tại địa phương cũng như cả nước.
Giáo viên điêu tra xem sở thích và năng lực của học sinh xem các em thuộc định nhóm nghề nào trong các nhóm sau
* Người thuộc có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm những nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp...), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động...), điện - điện tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp...
* Người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất, thống kê...); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý...); y - dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ...); khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng...); nông lâm (nông học, thú y...).
* Người có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình...); điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa, giáo viên dạy sử, bảo tàng, bảo tồn...
* Người có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho người khác. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: sư phạm; giảng viên; huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng...
* Người có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả năng quản lý. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự...), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên...)...
 * Người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với những số liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên... 
Những ngành nghề mà tôi nêu ra đều rất cần thiết cho xã hội ngày nay, nhất là những khu công nghiệp hay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cần ổn định về chất lượng trang thiết bị để có thể yên tâm sản xuất. Với niềm say mê, cầu tiến trong công việc, các em hoàn toàn có thể trở thành một kỹ sư, một nhân viên giỏi và hữu ích cho công ty, cũng như cho xã hội.
 Giáo viên chủ nhiệm định hướng để biết tìm hiểu từng nhóm ngành. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải đưa ra số liệu thị trường những ngành nào đang còn thiếu, nhóm nghành nào xã hội đang cần, đang thừa để học sinh lựa chọn.
3.3. Giúp các em tìm hiểu năng lực, khả năng của bản thân, rồi đưa ra quyết định lựa chon được nghề phù hợp. 
- GVCN cho học sinh trả lời phiếu thăm dò về tính cách, nghề yêu thích, hoàn cảnh.
- GVCN tổng hợp phiếu thăm dò, so sánh kết quả học tập của học sinh ở các môn mà các em dự định chọn làm môn thi cao đẳng, đại học. Phân tích để học sinh tự đánh giá tốt hơn về năng lực bản thân, hoàn cảnh kinh tế gia đình.
- GVCN giúp học sinh rà soát năng lực học tập của bản thân một lần nữa vào cuối học kì I để chuẩn bị cho cuối tháng 3 các em lựa chọn.
* Chú ý các nguyên tắc cơ bản khi chon nghề:
Có 3 nguyên tắc chọn nghề cần được tuân thủ:
 - Nguyên tắc thứ nhấ: Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích. Giáo viên cùng các bậc cha mẹ hết sức tôn trọng nguyên tắc này. Phải có lời khuyên khi thấy học sinh chọn nghề theo sự rủ rê của bạn bè, theo sự ép buộc của người khác hoặc khi học sinh chưa biết gì về nghề đó. Nếu không thích công việc của  của nghề thì rất dễ bỏ nghề và khó có thể hình thành được lý tưởng nghề nghiệp. 
 - Nguyên tắc thứ hai: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề. Chạy theo những nghề mà không đáp ứng được những đòi hỏi của nghề đề ra thì nhiều khi (không phải mọi trường hợp) 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_huong_nghi.doc