SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi ôn thi trắc nghiệm thpt quốc gia môn Địa Lí

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi ôn thi trắc nghiệm thpt quốc gia môn Địa Lí

Ngày 24 tháng 1 năm 2018, Bộ GD và ĐT đã công bố đề thi minh hoạ cho kì thi THPT QG năm 2018, trong đó môn Địa lí nằm trong tổ hợp KHXH và bài làm bằng hình thức trắc nghiệm, thời lượng bộ môn là 50 phút bao gồm 40 câu.

Chuyển thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn học năm 2018 thực chất là một cuộc cách mạng, làn gió mới trong đánh giá để thực hiện NQ29- NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay khi kiểm tra, đánh máy trên máy tính và online dần phổ biến trong kỷ nguyên số

Ở nước ta trắc nghiệm khách quan cũng không hề mới vì được sử dụng từ trước năm 1975 ở Miền Nam. Sau đó được áp dụng cho kỳ thi ba chung từ năm 2006 với các môn Anh, Lý, Hoá, Sinh.

Kỹ năng làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ làm bài và chất lượng bài thi của thí sinh. Đây là hình thức thi vẫn còn rất mới đối với đa số các thí sinh khối C khi chuẩn bị tham gia kì thi, chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm.

Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em còn lúng túng, không xác định được trọng tâm của câu hỏi nên chọn đáp án chưa đúng, chưa chính xác, xuất phát từ thực tế trên và để giúp các em dần dần thành thạo với hình thức thi trắc nghiệm môn Địa lí đạt kết quả tốt nhất. Tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi ôn thi trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Địa lí” để đưa ra cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý.

 

doc 19 trang thuychi01 4500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi ôn thi trắc nghiệm thpt quốc gia môn Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI ÔN THI TRẮC NGHIỆM THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày 24 tháng 1 năm 2018, Bộ GD và ĐT đã công bố đề thi minh hoạ cho kì thi THPT QG năm 2018, trong đó môn Địa lí nằm trong tổ hợp KHXH và bài làm bằng hình thức trắc nghiệm, thời lượng bộ môn là 50 phút bao gồm 40 câu.
Chuyển thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn học năm 2018 thực chất là một cuộc cách mạng, làn gió mới trong đánh giá để thực hiện NQ29- NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay khi kiểm tra, đánh máy trên máy tính và online dần phổ biến trong kỷ nguyên số
Ở nước ta trắc nghiệm khách quan cũng không hề mới vì được sử dụng từ trước năm 1975 ở Miền Nam. Sau đó được áp dụng cho kỳ thi ba chung từ năm 2006 với các môn Anh, Lý, Hoá, Sinh.
Kỹ năng làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ làm bài và chất lượng bài thi của thí sinh. Đây là hình thức thi vẫn còn rất mới đối với đa số các thí sinh khối C khi chuẩn bị tham gia kì thi, chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em còn lúng túng, không xác định được trọng tâm của câu hỏi nên chọn đáp án chưa đúng, chưa chính xác, xuất phát từ thực tế trên và để giúp các em dần dần thành thạo với hình thức thi trắc nghiệm môn Địa lí đạt kết quả tốt nhất. Tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi ôn thi trắc nghiệm THPT Quốc gia môn Địa lí” để đưa ra cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều, bao trùm toàn bộ kiến thức. Vì vậy để học sinh khối C đạt điểm cao môn Địa lí trong năm đầu tiên thi trắc nghiệm . Tôi đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài từ tháng 11 năm 2017 nhằm:
- Hướng dẫn học sinh nắm được kĩ năng làm bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ sách giáo khoa, chủ động hơn trong việc khai thác và xử lí sách giáo khoa .
- Giúp học sinh dễ ôn tập, đạt kết quả cao trong khi làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12A4 và 12A5 trường THPT Triệu Sơn 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Đọc các tài liệu, sách tham khảo về trắc nghiệm, tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo chủ đề, theo từng bài để học sinh rèn luyện, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài. Tổng kết thành bộ đề chung về dạy học sinh ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí
- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Ra đề thi 15 phút, 45 phút cho cả hai lớp với hai đề khác nhau, mức độ tương đương nhau sau đó phân tích điểm kiểm tra của hai lớp rồi đưa ra phương pháp dạy phù hợp với từng lớp.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Bắt đầu nghiên cứu đề tài và ứng dụng vào trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường, tôi thấy kết quả học tập của học sinh có sự chuyển biến tốt, chất lượng bộ môn được nâng lên. Các em học sinh học tập hăng say hơn, làm câu hỏi trắc nghiệm cũng nhuần nhuyễn hơn. Điểm thi học kì 2 cao hơn hẳn học kì 1. Đây là tín hiệu đáng mừng không chỉ cho bản thân tôi mà còn cho đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình địa lí ở trường THPT, phần địa lí lớp 12 có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đây vừa là năm cuối cấp, vừa là hệ thống kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.
Việc học và thi kiểm tra đánh giá là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên và học sinh. Học thế nào thi thế đó là việc làm quá quen thuộc.
- Với hình thức thi tự luận: Nội dung kiến thức chỉ tập trung ở một số phần, một số chương, các em thường học tủ, ôn tủ hoặc ôn thi cấp tốc ở một số trung tâm , lò luyện thi với các thầy cô lâu năm trong nghề. Học sinh chỉ cần tập trung ôn tập trong vòng 4- 5 tháng là có thể làm bài với số điểm cao.
Bài tự luận là yêu cầu học sinh phải tự trình bày lời giải một cách tuần tự với đầy đủ các bước.
- Hiện nay hình thức kiểm tra đánh giá thay đổi từ tự luận sang trắc nghiệm cũng là một vấn đề khó cho học sinh và giáo viên khối C. Trên thực tế trong sách giáo khoa, sách tham khảo không có bài nào, tiết dạy nào nói về phương pháp, kĩ năng làm bài trắc nghiệm khách quan cụ thể để có thể ứng dụng với mỗi bài. Mỗi giáo viên lại phải tự tìm tòi ra các phương pháp khác nhau để hướng dẫn học sinh của mình làm bài thi một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi nghĩ thi trắc nghiệm khách quan sẽ tạo được sự công bằng và chống tiêu cực trong thi cử
Với suy nghĩ đó tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh:
+ Học sinh học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn, nắm kiến thức toàn diện hơn, đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi.
+ Học sinh tránh được những nhầm lẫn và sai sót trong quá trình làm bài.
+ Tạo được sự hứng thú, ham học hỏi trong mỗi học sinh.
Từ đó phát triển trí nhớ, tư duy nhanh khi làm quen với hình thức học, thi mới.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên.
- Đối với môn Địa lí giáo viên cũng đã làm quen với hình thức thi này từ năm 2006 - 2007 nhưng sau đó ngừng lại và quay về với hình thức kiểm tra tự luận.
- Năm học 2016 - 2017 lại quay về kiểm tra trắc nghiệm đối với môn Địa lí nên giáo viên đang boăn khoăn không biết dạy như thế nào, học như thế nào để học sinh đạt điểm cao khi làm bài thi trắc nghiệm khách quan.
2.2.2. Về phía học sinh.
- Các em đang học và thi dưới hình thức tự luận, khi chuyển sang hình thức trắc nghiệm khách quan đối với môn Địa lí tuy là không khó nhưng lại mới mẻ vì các em chưa trang bị phương pháp và kỹ năng trả lời nhanh, chưa loại trừ các phương án sai để tìm phương án đúng nhất, đôi khi còn mơ hồ, nhầm lẫn giữa các đáp án. Nhiều học sinh làm bài tự luận tốt nhưng khi làm bài trắc nghiệm lại chưa tốt, điểm chưa cao vì nhiều câu trả lời đúng, sai chỉ khác nhau ở một đến hai từ.
2.2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá chất lượng môn Địa lí ở bậc THPT tôi nhận thấy trong năm học 2016- 2017 số học sinh trường THPT Triệu Sơn 4 chọn môn Địa lí làm môn thứ tư có điểm thi đạt yêu cầu từ 5 điểm trở lên đạt 65- 70% , trong đó những bài thi đạt điểm 9 - 10 ít chỉ có tầm 9-10 bài còn phần lớn là đạt điểm 6,7, đặc biệt có những bài điểm dưới 5.
 Môn Địa lí nằm giữa ranh giới của KHXH và KHTN đòi hỏi tính logic , kĩ năng làm bài tập cao, khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu nên học sinh ngại học. Học sinh thường học thuộc lòng mà không tư duy, đa phần các em chưa có phương pháp học tốt, học máy móc. Sang năm học 2016 -2017 lại thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm nên hầu hết học sinh các lớp tôi dạy đều còn lúng túng khi làm bài. Để thấy rõ thực trạng và những vướng mắc của học sinh khi chuyển hình thức thi tôi đã khảo sát làm đề kiểm tra một tiết với 30 câu hỏi trắc nghiệm và thu được kết quả như sau:
Lớp
Số HS dự kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A3
41
0
0
15
36,58
23
56,09
3
7,33
12A4
41
0
0
13
31,70
23
56,09
5
12,21
12A5
42
7
17,07
27
64,28
8
19,04
0
0
2.2.4.Nguyên nhân
- Học sinh chưa chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm đối với môn xã hội nên chưa có kinh nghiệm làm bài.
- Học sinh chưa chịu học bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Thời gian trả lời các câu hỏi lại ngắn.
2.3. Giải pháp
Đề thi trắc nghiệm Địa lí đảm bảo được kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Đồng thời giúp học sinh trong quá trình học tập cần chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng của bộ môn như quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh , đánh giá sự vật, hiện tượng địa lí, xử lí và sử dụng số liệu thống kê, phân tích biểu đồ, sử dụng biểu đồ, At lát từ đó giúp cho học sinh hình thành các năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này.
2.3.1. Học sinh cần nắm vững nội dung kiến thức.
Nhìn tổng thể SGK Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế. Các phần này đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Trước tiên hệ thống được kiến thức trong từng chủ đề, từng bài cụ thể 
Sau khi đã hệ thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ... dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Có thể ghi mỗi bài ra từng tờ giấy riêng rồi sau đó tập hợp lại, cũng là một cách để nhớ, mà không nhất thiết phải cầm cả cuốn SGK để học, vừa không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp hệ thống bài học. 
- Vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ
- Đặc điểm chung của tự nhiên
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
- Địa lí dân cư
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Địa lí các vùng kinh tế
- Địa lí địa phương
- Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Nhìn chung, thi theo kiểu trắc nghiệm thì các em không những cần nắm vững kiến thức mà phải thực sự hiểu sâu sắc vấn đề.
2.3.2. Học sinh nắm vững hình thức, cấu trúc nội dung đề thi - thang điểm
* Hình thức thi
- Trắc nghiệm khách quan 100%
- 100% câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm câu phát biểu căn bản (câu dẫn hoặc câu hỏi) và 4 phương án để thí sinh lựa chọn (trong đó 4 phương án chỉ có 1 phương án - đáp án đúng hoặc đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu).
* Cấu trúc nội dung đề thi, thang điểm 40 câu hỏi 10 điểm (0,25 điểm/1 câu)
 Bám sát đề minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT
- Phần lí thuyết (6,25 điểm): 25/40 câu (lớp 11: 6/40 câu; lớp 12: 19/40 câu)
- Phần kĩ năng (3,75 điểm): 15/40 câu gồm:
+ Bảng số liệu (0,75 điểm): 3/40 câu (lớp 11: 1/40 câu; lớp 12: 2/40 câu)
+ Biểu đồ (0,5 điểm): 2/40 câu (lớp 11: 1/40 câu; lớp 12: 1/40 câu)
+ Atlat Địa lí Việt Nam (2,5 điểm): 10/40 câu của Địa lí lớp 12
- Cơ cấu số lượng câu hỏi và điểm:
+ Lớp 11 (2,0 điểm): 8/40 câu; 
+ Lớp 12 (8,0 điểm): 32/40 câu
2.3.3. Một số kinh nghiệm, phương pháp làm bài thi
* Học phải đi đôi với hành
Một trong điều cực kỳ quan trọng giúp các em vừa khắc sâu kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng làm bài thi trong quá trình ôn thi, thí sinh cần phải làm các dạng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố, rèn luyện kiến thức và kĩ năng.
Thi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa, ưa “chém gió”. Sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh đạt kết quả tốt kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. 
Thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh cho thí sinh (TS) không bị điểm liệt, nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý đầu tư trong năm và kỹ năng làm bài.
 * Tránh “học tủ”
 Học sinh cần chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đạt điểm địa lý cao trong thi trắc nghiệm không phải dựa vào mẹo hay thủ thuật phán đoán đáp án may rủi mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt các kỹ năng như tính toán, sử dụng phương pháp loại trừ, vẽ biểu đồ sẽ giúp các em tự tin giành kết quả cao trong kỳ thi trắc nghiệm.
 Đề thi theo lối trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiến thức kiểm tra rộng hơn so với thi tự luận, vì thế học “tủ” là điều cấm kỵ. Các em không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa địa lý lớp 12, từ kênh chữ đến kênh hình, kể cả các bài đọc thêm, các bài thực hành (Trừ các bài giảm tải).
 * Ôn tập theo chủ đề
 Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng nên cần ôn tập theo các chủ đề như tự nhiên Việt Nam, dân cư xã hội, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập, nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Cũng nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.
 Nên trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập để người học có nhiềucơ hội “chụp ảnh” và lưu nó trong trí nhớ của mình.
 Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng tiến hành cho học sinh ôn tập theo kiểu cuốn chiếu. Cứ dạy xong mỗi chương, tôi soạn sẵn những câu hỏi trắc nghiệm để các em luyện tập. Ngoài ra, trước đợt thi giữa học kỳ, trường tôi cũng thường xuyên họp tổ bộ môn để bàn phương án ra đề trắc nghiệm phù hợp.
- Thời gian làm bài thi rất quan trọng
Thi trắc nghiệm, bạn chỉ có trung bình 1,15 phút để giải quyết một câu hỏi. Đó là tất cả thời gian để đọc đề, tìm cách giải và chọn đáp án. Vậy nên trong lúc làm bài thi bạn phải cực kỳ tập trung, nhớ mang theo đồng hồ để căn chỉnh giờ.
Trước đó, hãy luyện đề thật nhiều và bấm giờ để quen với việc làm bài thi trong khoảng thời gian 50 phút.
- Đọc thật kỹ đề bài và phương án lựa chọn
Bởi vì chỉ cần một chút sơ suất thôi là bạn sẽ đọc sai đề ngay. Hơn thế nữa, rất có thể trong đề thi sẽ có những câu hỏi khiến bạn rối vì các phương án lựa chọn na ná nhau nhất là ở các môn Khoa học xã hội như Địa lý. Vậy nên hãy đọc thật kỹ, gạch chân dưới các từ khoá để tránh bị nhầm lẫn
- Sử dụng phương pháp loại trừ
Đây là một phương pháp rất quen thuộc khi bạn làm bài thi trắc nghiệm. Thay vì đi tìm phương án đúng, bạn hoàn toàn có thể tìm ra ngay các phương án sai và loại bỏ chúng. Khi đó, con đường để tìm được đáp án đúng sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.
- Không bỏ trống bất cứ câu nào
Hãy chắc chắn là bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trước khi nộp bài thi. Mẹo là khi làm bài, hãy đánh dấu vào những câu chưa trả lời để lúc rà soát lại sẽ không bị sót. Cũng hãy chắc chắn rằng mình không bị khoanh nhầm đáp án.
Đến những phút cuối cùng, nếu vẫn không tính toán hay nhớ được chính xác kiến thức để chọn đáp án, hãy chọn đáp án mình nghi ngờ/ phỏng đoán hoặc kể cả "ăn may" cũng được. Dù gì nó cũng sẽ mang đến cơ hội, thay vì bạn bỏ trống mà không điền.
* Công cụ
Các em cần lưu ý ngay cả việc chuẩn bị công cụ đi thi. Các bạn nên mang thêm 2-3 cây bút chì đã gọt sẵn, chẳng may bút chì gãy thì đã có bút khác thay thế ngay. Nên lưu ý bút chì không được gọt quá nhọn mà nên để đầu bút hơn tù, diện tích tiếp xúc của đầu bút chì tiếp xúc với giấy nhiều hơn, tô đáp án sẽ nhanh hơn lại không làm rách giấy thi. Cùng với bút chì các bạn học sinh nên mang theo cục tẩy rời không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, bởi vì việc bạn quay đầu tẩy sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Chuẩn bị tâm lý tự tin và vững vàng trong phòng thi
Thông thường các em bị vướng dù chỉ ở 1-2 câu đã cảm thấy hoang mang và lo lắng, thậm chí nhiều thí sinh còn không đủ bình tĩnh để có thể giải quyết các câu sau đó làm giảm kết quả toàn bộ của toàn bài thi. Bởi vậy, trước khi thi các bạn thí sinh nên sẵn sàng một tâm lý thật thoải mái, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng để tránh áp lực trong quá trình thi cử.
* Làm bài nên theo nguyên tắc
Dễ thì bạn nên làm trước mà khó thì làm sau. Nếu như làm được nhiều câu dễ thì sẽ càng tạo ra tâm lý thoải mái mà hưng phấn làm bài nhất. Như vậy quá trình làm bài thi đối với bạn trở nên thuận tiện hơn rất nhiều và dễ dàng đạt kết quả cao.
* Kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm các câu hỏi trắc nghiệm
Trong quá trình học, ôn tập, học sinh cần luôn sử dụng Atlat bởi Atlat là “cuốn sách thứ 2 của địa lý”, cũng là tài liệu quan trọng học sinh được sử dụng trong phòng thi. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat huy động kiến thức làm bài thi đạt kết quả cao. Ngược lại, cũng cần tránh tư tưởng ỷ lại vào Atlat, bởi không rèn luyện kỹ năng khai thác Atlat thì sự lúng túng cộng với tâm lý căng thẳng trong cuộc thi sẽ làm cho học sinh không khai thác được nhiều các nội dung trong Atlat.
Ngoài kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat, đề thi cũng sẽ có phần trắc nghiệm kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ nên học sinh cũng cần chú trọng vấn đề này.
Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý thi THPT Quốc gia 2018 [1]
* Dấu hiệu nhận biết
Phần lời dẫn của câu hỏi có cụm từ: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang , hoặc dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 
* Phương pháp làm.
Tìm đúng trang bản đồ của Átlát Địa lí VN có trong câu dẫn yêu cầu (gợi ý). Dựa vào trang bản đồ tìm hiểu kí hiệu; khai thác nội dung phù hợp với từ khóa ở câu dẫn để chọn phương án trả lời. Tô vào phiếu trả lời tương ứng với chữ cái đầu của phương án đã chọn.
VD. 5 câu hỏi trong đề thi minh họa THPTQG môn Địa lí lần I của Bộ GD&ĐT
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn.	 B. Tuyên Quang.	 C. Cao Bằng. D. Hà Giang. 
 ĐA: B
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.	B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.	D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
 ĐA: A
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
A. Vũng Áng.	 B. Nghi Sơn.	 C. Hòn La.	 D. Chu Lai. 
 ĐA: D
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hạ Long, Thái Nguyên.	B. Hạ Long, Điện Biên Phủ.
C. Hạ Long, Lạng Sơn.	D. Thái Nguyên, Việt Trì. 
 ĐA: C
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà.
C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ. 
 ĐA: C
VD. 5 câu hỏi trong đề thi minh họa THPTQG môn Địa lí lần II của Bộ GD&ĐT
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?
A. Hà Nội, Hải Phòng.	B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C. Đà nẵng, Nha Trang.	D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. 
 ĐA: B
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 6 tỉ đô la Mĩ với quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Ôxtrâylia. D. Liên bang Nga. 
 ĐA: A
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng?
A. Nam Định.	 B. Hải Dương.	 C. Hà Nội.	D. Hải Phòng. 
 ĐA: D
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng VI.	B. Tháng VII.	C. Tháng VIII.	D. Tháng IX. 
 ĐA: C
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng là
A. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ. B. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang.
C. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang.	D. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang. 
 ĐA: C
Để trả lời được các câu hỏi về At lát học sinh cần:
- Nắm chắc các ký hiệu
Các kí hiệu trong bản đồ là rất quan trọng, vì vậy các em cần nắm chắc kí hiệu về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat vì một số bản đồ sẽ không có chú thích đi kèm.
- Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat
Một số câu hỏi trăc nghiệm có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu ngành đó ở đâu, vì sao ở đó thì các em đều có thể dùng atlat để trả lời. Nếu đề bài hỏi trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_sinh.doc