SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 với văn hoá mạng xã hội

SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 với văn hoá mạng xã hội

 Bước sang thế kỉ XXI- Thế kỉ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, con người được sống trong thời đại“ thế giới phẳng”,“cuộc sống số”và đang chứng kiến từng bước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, internet đặc biệt mạng xã hội ngày càng phát triển với sức lan toả chóng mặt trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, mạng xã hội thực sự trở thành một trào lưu văn hoá đầy sức hấp dẫn, đầy ma lực thu hút toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

 Theo nghiên cứu của We Are Social Media tháng 1/ 2017: Với dân số khoảng 93 triệu người, Việt Nam có hơn 46 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, đứng thứ 22 toàn cầu về số người dùng mạng xã hội. Trong đó, Facebook mới xuất hiện tại Việt Nam năm 2009 nhưng đã nhanh chóng trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Có lẽ, “Facebook đang trở thành một ngôi làng toàn cầu hoá”, tạo cơ hội kết nối và tương tác hoàn hảo để giao tiếp và liên lạc trong kỉ nguyên số. Ngoài những lợi ích không thể phủ nhận của mạng xã hội và internet thì nó cũng có những mặt trái tác động tiêu cực khôn lường. Theo “Báo cáo tác động tâm lý của mạng xã hội với tâm lý người dùng 2017”- Là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp thực nghiệm 72 giờ không Facebook để đo lường sự thay đổi tâm lý của người tham gia và mức độ gắn bó với Facebook sau 3 ngày. Kết quả đáng chú ý là gần 43,1% người tham gia đã vi phạm cam kết ngay 6 tiếng đầu tiên tham gia. Khách thể tham gia cảm thấy mất kết nối với bạn bè, lạc hậu do không nắm được thông tin đang diễn ra và luôn bứt rứt, thiếu thốn một thứ gì đó.

 

doc 14 trang thuychi01 6031
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 với văn hoá mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Bước sang thế kỉ XXI- Thế kỉ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, con người được sống trong thời đại“ thế giới phẳng”,“cuộc sống số”và đang chứng kiến từng bước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, internet đặc biệt mạng xã hội ngày càng phát triển với sức lan toả chóng mặt trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, mạng xã hội thực sự trở thành một trào lưu văn hoá đầy sức hấp dẫn, đầy ma lực thu hút toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
 Theo nghiên cứu của We Are Social Media tháng 1/ 2017: Với dân số khoảng 93 triệu người, Việt Nam có hơn 46 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, đứng thứ 22 toàn cầu về số người dùng mạng xã hội. Trong đó, Facebook mới xuất hiện tại Việt Nam năm 2009 nhưng đã nhanh chóng trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Có lẽ, “Facebook đang trở thành một ngôi làng toàn cầu hoá”, tạo cơ hội kết nối và tương tác hoàn hảo để giao tiếp và liên lạc trong kỉ nguyên số. Ngoài những lợi ích không thể phủ nhận của mạng xã hội và internet thì nó cũng có những mặt trái tác động tiêu cực khôn lường. Theo “Báo cáo tác động tâm lý của mạng xã hội với tâm lý người dùng 2017”- Là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp thực nghiệm 72 giờ không Facebook để đo lường sự thay đổi tâm lý của người tham gia và mức độ gắn bó với Facebook sau 3 ngày. Kết quả đáng chú ý là gần 43,1% người tham gia đã vi phạm cam kết ngay 6 tiếng đầu tiên tham gia. Khách thể tham gia cảm thấy mất kết nối với bạn bè, lạc hậu do không nắm được thông tin đang diễn ra và luôn bứt rứt, thiếu thốn một thứ gì đó.
 Với thanh niên nói chung và học sinh THPT Tĩnh Gia 3 nói riêng sử dụng mạng xã hội chủ yếu là tương tác và giải trí, tiếp đó là mục đích thể hiện bản thân và sau cùng mới nhằm mục đích học tập, thử nghiệm cuộc sống. Điều đặc biệt, các em sử dụng mạng xã hội thường chịu áp lực về mặt thời gian (Thời gian sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng lên) rồi lạm dụng chưa kể những trường hợp nghiện internet do bị cuốn sâu vào thế giới ảo mà quên đi cuộc sống thật của mình. Chính điều đó đã và đang gây ra những tác động xấu, làm huỷ hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống: học tập, công việc, sức khoẻ, các mối quan hệ xã hội...khiến dư luận xã hội hết sức băn khoăn, lo lắng. Mặt khác ở lứa tuổi này, càng cấm đoán các em lại càng làm ngược lại để khẳng định cái tôi. Các em hoàn toàn có thể lập nick ảo để thoã sức like và bình luận. Vậy phải làm gì để nâng cao nhận thức của học sinh với văn hoá mạng xã hội? Phải làm gì để thế giới ảo kia không dẫn đến những câu chuyện đáng buồn và đáng tiếc hơn nữa? Nhất là khi internet có mặt khắp mọi nơi, khi mà trong tay ai cũng có thể dễ dàng dùng điện thoại truy cập internet, vào mạng xã hội. 
 Trước thực trạng trên, việc giáo dục văn hoá ứng xử cũng như định hướng cho thế hệ trẻ sử dụng đúng cách, hợp lí mạng xã hội là một yêu cầu cấp thiết cần bắt đầu từ chính sự vào cuộc của nhà trường, gia đình và xã hội. Đó cũng là chủ đề được nhắc rất nhiều trong các năm qua tuy nhiên đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể, cũng chưa có một trường nào đi sâu giáo dục cho học sinh dùng mạng xã hội một cách thông minh. Qua nhiều năm giảng dạy Sinh học kết hợp làm công tác Đoàn thanh niên và đã từng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá có hiệu quả rất tốt, tạo được tiếng vang với học sinh, nhà trường và phụ huynh. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 với văn hoá mạng xã hội” làm sáng kiến kinh nghiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Qua buổi ngoại khoá này giúp cho học sinh ý thức được tính chất hai mặt của mạng xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức, kĩ năng, hành vi ứng xử của các em với văn hoá mạng xã hội.
 Đề tài này giúp đồng nghiệp và các trường có thêm kinh nghiệm giáo dục văn hoá mạng xã hội cho học sinh, để áp dụng vào thực tiễn của trường mình.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Giáo dục văn hoá mạng xã hội cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khoá.
 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai đối với học sinh cả ba khối 10, 11 và 12. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để triển khai nội dung của sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, hệ thống hoá các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về hướng nghiệp...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Sử dụng phương pháp điều tra sư phạm: hỏi, quan sát, phỏng vấn học sinh, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu thực trạng học sinh trưòng THPT tĩnh Gia 3 sử dụng mạng xã hội. Đồng thời cũng áp dụng để thu thập số liệu về kết quả thực nghiệm.
-+ Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu thu được về thực trạng và tính khả thi của đề tài.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sưu tầm, phương pháp trực quan
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hoạt động ngoại khoá 
 “Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới của phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng kéo dài trường suy tưởng, thẩm định về bài học cho học sinh. Hoạt động ngoại khoá phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, giúp người dạy kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá” [1]
 Hoạt động ngoại khoá về lĩnh vực kĩ năng sống có tác động vô cùng hiệu quả không những đối với học sinh mà còn rất bổ ích với giáo viên. Đó vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ, góp phần tạo ra lối sống văn hoá và các kĩ năng sống cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được cân đối về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, hình thành các mối quan hệ xã hội
 Hoạt động ngoại khoá càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình giáo dục văn hoá dùng mạng xã hội cho học sinh THPT, bởi lẽ:
 - Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh THPT với văn hoá mạng xã hội góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vấn đề văn hoá mạng xã hội nhằm giúp các em tự thay đổi hành vi, kỹ năng, cách ứng xử cần thiết khi truy cập internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em.
 - Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh THPT với văn hoá mạng xã hội cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình khi chưa tích hợp, lồng ghép giáo dục văn hoá mạng xã hội vào bộ môn mình giảng dạy. 
2.1.2. Mạng xã hội
2.1.2.1. Khái niệm về mạng xã hội 
 Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo, ( trong tiếng Anh gọi là: social network). Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Vậy theo đó, có thể hiểu mạng xã hội ảo có 2 đặc trưng cơ bản sau:
+ Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân  trên cùng một trang web (hoặc các  doanh nghiệp – nhưng  có vai trò như các cá nhân).
+  Mạng xã hội là 1 website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia trong website.
 Các mạng xã hội điển hình hiện nay có thể kể đến như twitter, Facebook, instagram, youtube  Ở VN thì thường được nhắc tới như tamtay.vn, clip.vn, zalo.Song, trên  thực tế mạng xã hội có vẻ  chưa được hiểu chưa đúng với bản chất của nó. Khi nhắc đến tamtay.vn hay clip.vn là người ta nói nó là  một mạng xã hội. Nhưng, chắc ai cũng biết và ai cũng đã quên rằng, mạng xã hội đa dạng và phức tạp hơn nhiều chúng ta nghĩ. Bất kì 1 website nào được mang tính chất cộng đồng, xây dựng nhằm mục tiêu thu hút người sử dụng  trên internet tham gia dựa trên 1 đặc điểm về sở thích nào đó . thì đó cũng là mạng xã hội. Như vậy, các website như Forum, website chia sẻ video, hình thức blog hay các website chat cũng đều là các mạng xã hội. 
Các mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay
1. Facebook: Facebook ra đời từ năm 2005, do  nhà sáng lập  Mark Zuckerberg khi đó là sinh viên trường Havard. Sau nhiều năm phát triển, thay đổi và cải thiện chính mình. Giời đây facebook là một trong các mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Ta có thể gặp facebook ở bất cứ đâu, và hầu như bất cứ nơi nào, chỉ cần nơi đó có mạng intener. Hiện nay người dùng facebook có thể lên tới 90% dân số thế giới. 
2. Youtube:YouTube là một trang web chia sẻ video của người dùng. Là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip của họ. YouTube do ba nhân viên cũ của paypai tạo nên.  Vào giữa tháng 2 năm 2005, là Chad hurley, steve Chen và Jawed karim. Hiện nay youtube cũng là một trong các trang mạng xã hội nổi tiếng và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Vào 19 tháng 6 năm 2007 youtube đã quốc tê hóa với sự có mặt của 22 nước.
3. Twitter:Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng phố biến  trên toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt  của cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống.  Trụ sởTwitter Inc được đặt ở San Francisco  và có hơn 35 công ty khắp thế giới.
4. Instagram: Instagram được thành lập bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Lúc  đầu được đặt tên là burbn, một chương trình check-in giống foursquare và được sử dụng nền tảng HTML5. Họ đã  cùng nhau huy động khoảng 500 nghìn USD đầu tư từ các quỹ Andreessen Horowitz và  của quỹ Baseline Ventures. Và 7 tháng sau, họ đưa ra ứng dụng mang tên Instagram. Ngày 6-10-2010, Instagram được phát hành trên Apple App Store. Và  vào tháng năm 2010, con số người dùng instagram là 1 triệu người. Chỉ vài tháng sau đó vào tháng 6 năm 2011. Instagram đã công bố tổng số người dùng lên đến 5 triệu người và nhanh chóng tăng lên con số 10 triệu người dùng vào đầu tháng 9 năm 2011. Đến tháng 4, 2012 có tổng cộng 3 triệu tài khoản được lập trên Instagram. Vào tháng 12 năm 2014. Nhà đồng sáng lập Kevin Systrom đã Instagram công bố có tới hơn 300 triệu người dùng đăng nhập vào ứng dụng mỗi tháng trên toàn thế giới.
2.1.2.3. Tính năng của mạng xã hội 
- Thứ nhất có thể quản lí nhóm bạn bè mà ở đó các nhóm có thể là chung trường, cùng lớp, cùng sở thích hay cùng chung công việc hoặc cũng có thể tạo ra nhóm người hâm mộ mình.
- Thứ hai là phương tiện giải trí hữu ích giúp giảm stress, làm việc căng thẳng như HappyFam, nông trại vui vẻ...
- Trao đổi chia sẽ hình ảnh, thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cũng nhơ các tình huống ứng xử trong cuộc sống
- Là nơi bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về con người, sự vật, sự việc nào đó.
- Cập nhật thông tin từ các thành viên về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội... trong nước cũng nhơ thế giới một cách nhanh chóng.
- Tạo ra cơ hội để kể chuyện về doanh nghiệp, sản phẩm của bạn. Qua đó giúp bạn quảng bá vrề sản phẩm, có thể tìm kiếm khách hàng hay đối tác ngay trên mạng xã hội.
 Có thể nói, mạng xã hội đã phá vỡ những ngăn cách về địa lí,, ngôn ngữ giới tính lẫn quốc gia. Những gì chúng ta làm, chúng ta nghĩ cả thế giới có thể chia sẻ chỉ trong tích tắc. Mối quan hệ của chúng ta sẽ trở nên rộng rãi hơn, có thể sẽ có thêm nhiều bạn mới ở bất kì nơi đâu. Đó là lí do vì sao mạng xã hội trở thành một điều tất yếu mỗi ngày của hàng trăm triệu thành viên trên thế giới.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Tình hình tổ chức hoạt động ngoại khoá ở các trường THPT 
 Hoạt động ngoại khoá nói chung ở các trường THPT lâu nay vẫn được hiểu là hoạt động ngoài giờ lên lớp, là hoạt động phụ nằm ngoài quản lí chuyên môn. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá không được lên kế hoạch cụ thể. Tổ chức hoạt động ngoại khoá thường tuỳ thuộc vào nhiệt tình sáng tạo của một cá nhân người dạy và nhu cầu hứng thú của người học. Ngoại khoá thường tổ chức theo hình thức một chương trình nặng nề về giới thiệu thành phần tham dự, khách mời, thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài về nội dung, thậm chí chỉ do một cá nhân nào đó thuyết trình suốt cả buổi. Điều đó cho thấy hoạt động ngoại khoá chưa được coi trọng đúng mức. Vậy vấn đề đặt ra là gì?
 Thực tế ở các trường THPT hiện nay vẫn là tâm lí chạy theo các môn Thi THPT Quốc gia Toán, Văn, Ngoại ngữ, môn tổ hợp KHTN( hoặc KHXH), chú trọng công tác mũi nhọn nhằm nâng cao thành tích, vị thế của trường. Do đó, học sinh chưa thật được chú trọng rèn luyện và nâng cao kĩ năng sống cho bản thân mặc dù học sinh THPT là lứa tuổi nhạy cảm, ham học hỏi và khám phá.
 Hơn thế nữa, điều kiện về cơ sở vật chất các nhà trường THPT chưa đầy đủ, thời gian dạy và học chủ yếu tập trung cho chương trình chính khoá. Chính vì vậy, giáo viên cũng chỉ tập trung chuẩn bị cho những kiến thức sẽ truyền thụ trên lớp trong giờ chính khoá, ít có điều kiện, thời gian để rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Do vậy, đa phần giáo viên không quan tâm đầu tư cho hoạt động ngoại khoá. Nếu tổ chức cũng chỉ mang tính chất bắt buộc, hình thức vậy nên hiệu quả chưa cao. Nhưng nếu sau những buổi học chính khoá, giáo viên tổ chức được các buổi ngoại khoá với tính chất học mà chơi, chơi mà vẫn học thì sẽ kích thích được khả năng chủ động sáng tạo và nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
2.2.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT Tĩnh Gia 3
 Theo nghiên cứu của WeAreSocial Media tháng 1/ 2017: Với dân số khoảng 93 triệu người, Việt Nam có hơn 46 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, đứng thứ 22 toàn cầu về số người dùng mạng xã hội. Trong đó, Facebook mới xuất hiện tại Việt Nam năm 2009 nhưng đã nhanh chóng trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. 
 Theo thống kê của trang web WeAreSocial. Net (2012): Trung bình cứ 2 giây có một người dân Việt Nam đăng kí tài khoản Facebook và độ tuổi sử dụng mạng Facebook từ 13- 24 chiếm 71%( dân số)
 Như vậy sự bùng nổ công nghệ thông tin và trào lưu mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh khối THPT. 
 Qua tìm hiểu thực tế tại trường THPT Tĩnh Gia 3 với 1322 học sinh ở cả 3 khối lớp cho thấy:có khoảng 91% đã có điện thoại di động có chức năng truy cập internet, có khoảng 83,3% học sinh đang dùng mạng xã hội trong đó 80% sử dụng Facebook, 15% sử dụng Instagram, 3% sử dụng Twitter và còn lại là sử dụng các mạng xã hội khác. Nhiều em vào mạng xã hội- công cụ giải trí thường xuyên dần trở thành một thói quen khó từ bỏ, không ít người “nghiện mạng xã hội” lúc nào không hay và có các biểu hiện của hội chứng cai( lo lắng, bứt rứt, mất hứng thú...). Nhiều học sinh bị cuốn sâu vào mạng xã hội đã quên đi cuộc sống thật của mình, các em chỉ biết tìm thú vui qua những dòng bình luận hay tâm trạng trở nên phấn khích hơn khi có nhiều người like. Từ đó, các em tìm mọi cách để câu like: chỉnh sửa ảnh cho đẹp, nói xấu người khác, thậm chí chửi tục, thách thức đối phương, ăn mặc phản cảm đều đưa lên mạng...Và rồi có những vấn đề bất bình, bức xúc thậm chí với cha mẹ, thầy cô cũng được xả lên mạng xã hội. Không những thế, nhiều học sinh thấy vậy liền truy cập vào bình luận, có khi chỉ hùa theo đám đông với tâm lí cho rằng đây chỉ là thế giới ảo thoã sức thích làm gì cũng được. Kết quả tình trạng bắt nạt qua mạng gia tăng, kéo theo các vấn đề bạo lực học đường tăng lên chóng mặt...
 Hơn nữa, thông tin khai thác trên mạng xã hội rất phong phú và đa chiều, bên cạnh những thông tin bổ ích thì thông tin tiêu cực cũng rất nhiều và rất khó kiểm soát. Thật nguy hiểm khi chính các em vô tình trở thành những người tiếp tay cho các hoạt động chống đối và các hành vi tiêu cực, phản cảm thiếu văn hoá trên mạng xã hội. Chính sự thiếu nhận thức và kiến thức sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn đã dẫn đến biết bao hậu quả khôn lường, tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối sống của thanh thiếu niên; làm huỷ hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
 Vì vậy, việc Giáo dục cho học sinh THPT với văn hoá mạng xã hội trong giờ ngoại khoá là rất cần thiết, một mặt góp phần tạo ra sân chơi bổ ích để học sinh bộc lộ khả năng các khả năng bản thân mà còn là dịp để thầy trò được gần nhau và hiểu nhau hơn. Thông qua hoạt động ngoại khoá, người thầy sẽ có thêm kênh thông tin ngược để từ đó tự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Mặt khác, sẽ giúp các em nhận thức được mặt tích cực và những mặt tiêu cực của mạng xã hội, giúp các em làm chủ được thời gian và những kiến thức khi truy cập mạng xã hội. Từ đó hình thành cho các em các kĩ năng cơ bản để ứng xử và xử lí các tình huống, các mối quan hệ trong cuộc sống vô cùng phức tạp như hiện nay.
2.3. Giải pháp thực hiện
 Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh THPT với văn hoá mạng xã hội là một công việc vừa có nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kỹ về chương trình. Căn cứ vào tình hình nhà trường, các Đoàn thể và nhu cầu của học sinh, chúng tôi xin đề xuất quy trình Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh THPT Tĩnh Gia 3 với văn hoá mạng xã hội như sau:
2.3.1. Lên kế hoạch nội dung, chương trình, kinh phí tổ chức ngoại khoá đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp Uỷ, Ban giám hiệu nhà trường góp ý và phê duyệt 
 2.3.2. Kết hợp với Đoàn thanh niên họp bàn dự kiến chương trình ngoại khoá
 2.3.2.1. Dự kiến nội dung
 - Nội dung: Giáo dục văn hoá mạng xã hội cho học sinh THPT. 
 - Phân công giáo viên ra câu hỏi và nộp lại cho giáo viên phụ trách chương trình. Giáo viên phụ trách chương trình chịu trách nhiệm biên tập nội dung cho phù hợp với buổi ngoại khoá.
 - Phân công giáo viên chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, trang trí sân khấu, viết giấy mời đại biểu về tham dự ngoại khoá, giáo viên dẫn chương trình.
 - Dự kiến kinh phí tổ chức ngoại khoá: kinh phí trang trí sân khấu, băng rôn, phần thưởng cho các đội và cổ động viên, kinh phí thuê âm thanh, ánh sáng.
 - Dự kiến ban giám khảo: Mời đại diện phụ huynh, đại diện Công đoàn, giáo viên, Ban giám hiệu, Đoàn trường, đại diện Ban công an xã tĩnh Hải.
 - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi và các cổ động viên
 2.3.2.2. Dự kiến đối tượng tham gia
 - Chọn học sinh ở cả 3 khối lớp
 - Chọn 3 đội chơi gồm: 
+ Đội 1: 6 thành viên đại diện khối 10
+ Đội 2: 6 thành viên đại diện khối 11
+ Đội 3: 6 thành viên đại diện khối 12 
 - Khán giả sẽ là học sinh còn lại ở các lớp khối 10, khối 11 và khối 12.
 2.3.2.3. Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức ngoại khoá
 - Thời gian: 18/10 
 - Địa điểm: Sân khấu lớn của nhà trường
2.3.2.4. Dự kiến giáo viên phụ trách các đội:
 - Phân công 3 giáo viên phụ trách 3 đội, 1 giáo viên phụ trách khán giả, một giáo viên làm người dẫn chương trình( MC).
 Giáo viên được phân công phụ trách có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ, trang phục, nội dung hoạt động, hoạt kịch của các đội và báo cáo lại với tổng phụ trách.
2.3.3. Phổ biến nội dung ngoại khoá cho học sinh:
 - Giáo viên phụ trách mời đội trưởng mỗi đội, lớp trưởng các lớp về phòng Đoàn để phổ biến kế hoạch ngoại khoá.
 - Học sinh đăng kí các tiết mục biểu diễn văn nghệ. Giáo viên được phân công phụ trách kiểm tra lại các tiết mục để tránh trường hợp trùng lặp. Đồng thời tiến hành sơ duyệt để kiểm tra chất lượng và góp ý cho các tiết mục biểu diễn. 
2.3.4. Tiến hành ngoại khoá
Chương trình ngoại khoá cần được tiến hành theo trình tự các bước như sau:
2.3.4.1. Phần mở đầu
 1. Khởi động: Đầu tiên MC sẽ cho toàn bộ học sinh toàn trường tham gia một trò chơi “Thụt thò”, làm theo lời MC nói chứ không làm theo cách MC làm. Khi MC hô “thò” thì người chơi phải dơ tay lên còn khi hô “thụt” thì người chơi phải thụt tay xuống. Tuy nhiên MC sẽ cố tình làm sai khẩu lệnh để người chơi bắt chước và bị phạt và có thể hô nhanh, chậm khác nhau. 
 Mục đích của phần chơi này nhằm tạo tâm thế vui vẻ cho học sinh đồng thời giúp các em luyện kỹ năng tập trung hơn vào một vấn đề nào đó.
 2. Tuyên bố lí do: giới thiệu mục đích ý nghĩa của buổi “Tổ chức ngoại khoá cho học sinh THPT Tĩnh Gia 3 với văn hoá mạng xã hội”.
 3. Giới thiệu đại biểu: Ban giám hiệu, Tổ trưởng các tổ chuyên môn, Đoàn trường, Ban liên lạc cha mẹ học sinh, đại diện Ban công an xã tĩnh Hải.
 4. Giới thiệu đội dự thi
 5. Giới thiệu thành phần Ban giám khảo
2.3.3.2. Phần nội dung thi
 1. Chào hỏi
 Các đội lần lượt giới thiệu tên đội, mục đích và ý nghĩa của việc tham gia ngoại k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_cho_hoc_sinh_truong_thpt_t.doc
  • docbia.doc
  • docDANH MỤC.doc
  • docMỤC LỤC1.doc
  • docPHỤ LỤC.ĐỌC.doc
  • docTL THAM KHAO.doc