SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy Luyện từ và câu lớp 4
Tiếng Việt là môn học luôn đồng hành và xuyên suốt trong quá trình dạy học và ngay cả trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Là người Việt ai cũng mong muốn mình học giỏi tiếng Việt. Ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó đặt nền tảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất cả các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học mới là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Mục tiêu đó đã đặt ra cho những người thầy, người cô phải luôn suy nghĩ, tìm tòi để có phương pháp dạy học môn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Từ mục tiêu chung mà chúng ta xác định mục tiêu cho từng phân môn để cung cấp yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với đối tượng học sinh.
Trong dạy học quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn.song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu: Trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 2 4. Phương pháp nghiên cứu: Trang 2 I. NỘI DUNG Trang 2 1. Cơ sở lí luận Trang 3 2. Thực trạng của việc dạy môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 Trang 4 3. Những giải pháp Trang 5 3.1. Lập kế hoạch bài học Trang 5 3.2. Chuẩn bị đồ dùng Trang 5 3.3. Nghiên cứu một số kiến thức cần thiết Trang 6 3.4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Trang 7 3.5.Các phương pháp giảng dạy Trang 8 3.6. Phương pháp tổ chức cho học sinh làm bài tập Luyện từ và câu Trang 9 3.7. Tổ chức thực hiện giờ dạy Trang 12 3.8. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh Trang 14 3.9. Giáo viên kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở HS Trang 15 3.10. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Trang 15 3.11. Một số điều quan tâm Trang 15 4. Hiệu quả Trang 17 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 19 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt là môn học luôn đồng hành và xuyên suốt trong quá trình dạy học và ngay cả trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Là người Việt ai cũng mong muốn mình học giỏi tiếng Việt. Ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó đặt nền tảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất cả các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học mới là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Mục tiêu đó đã đặt ra cho những người thầy, người cô phải luôn suy nghĩ, tìm tòi để có phương pháp dạy học môn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Từ mục tiêu chung mà chúng ta xác định mục tiêu cho từng phân môn để cung cấp yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với đối tượng học sinh. Trong dạy học quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức về từ và câu, làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó dạy cho học sinh, cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm phục vụ cho việc tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy học Luyện từ và câu sẽ giúp cho các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Cụ thể là: 1. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết về từ và câu. 2. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu, một số phép nối, cách thay thế và liên kết câu. 3. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. Với vai trò vị trí của phân môn Luyện từ và câu trong hệ thống các môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề liên tục. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn, chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy Luyện từ và câu lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu. Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Từ đó là cơ sở để tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 4A- Trường Tiểu học Quảng Thịnh - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu). 2. Phương pháp phân tích tổng hợp. 3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. 4. Phương pháp thực nghiệm 5. Phương pháp đàm thoại. 6. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và câu. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình SGK mới ra đời với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn với môn tri thức mới. Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK thì việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hương tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới. Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK Tiếng Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Hơn nữa ngày 28 tháng 08 năm 2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó, kết quả học tập của học sinh tiểu học sẽ được thay đổi toàn diện không dùng điểm số để đánh giá mà thay vào đó là ghi nhận xét của giáo viên cho học sinh tiểu học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để khích lệ các em. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thông tư 30 là đổi mới cách đánh giá học sinh Tiểu học. Hiện nay trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu có nhiều điểm mới như: - Phương pháp dạy học Luyện từ và câu hiện nay kế thừa và phát huy các ưu điểm của cách dạy Từ ngữ - Ngữ pháp trước đây. - Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo phương pháp day học hiện nay có nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức nhiều hình thức làm bài tập khác nhau. - Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, khả năng sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. -. Học sinh là người đóng vai trò chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. - Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. - Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. - Học sinh được rèn luyện thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa. - Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau này. 2. Thực trạng của việc dạy học môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 2.1. Đối với giáo viên. Khi nghiên cứu quá trình dạy hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4, tôi thấy thực trạng của giáo viên như sau: - Phân môn“Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn. - Giáo viên một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này. - Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh. - Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt. - Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học. 2.2. Đối với học sinh. - Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn “Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này. - Học sinh không có hứng thú học phân môn này. - Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu...Từ đó dẫn đến việc nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn nhiều. - Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài. - Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn. - Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng giờ Luyện từ và câu của học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn. Do vậy ngay khi dạy tới phần từ ghép, từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1tuần 4 tiết 1. Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 4A bằng bài tập sau. Đề bài: Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau: “Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi”. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016, tôi đã thu được kết quả như sau với tổng số học sinh của lớp là 30 em: Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Luyện từ và câu lớp 4A Lớp Sĩ sô HS Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng % Số lượng % 4A 30 26 86.7 4 13.3 Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc xác định từ nói riêng và cách học phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4 và của cả những năm học trước. Trước thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng giờ dạy –học cho học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũng tìm được một số giải pháp để nâng cao chất lượng giờ Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. 3. Những giải pháp Với đặc trưng của môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng làm các bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 3.1. Lập kế hoạch bài học Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. 3.2. Chuẩn bị đồ dùng Một điều không thể thiếu là để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn cũng như phân môn Luyện từ và câu là phải sử dụng và phát huy hết khả năng của phương tiện đồ dùng dạy học như băng đĩa, tranh, ảnh, bảng phụ Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu theo tinh thần "lấy học sinh làm trung tâm" giáo viên phải hình thành ở học sinh tính tích cực đối với học tập và khêu gợi những kích thích bên trong quá trình nhận thức và quá trình lĩnh hội kiến thức. Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quanĐồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả củng như thành công của tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì? viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó. 3.3. Nghiên cứu một số kiến thức cần thiết: Để có một kế hoạch bài học tốt, người giáo viên tự tin, chủ động trên bục giảng, hướng dẫn, tổ chức tốt các hoạt động làm bài tập người giáo viên cần: Nghiên cứu nắm vững mục tiêu của môn học, mục tiêu cần đạt trong từng tiết, trong từng bài tập. Đây là việc cơ bản phải làm nhưng trong khi dạy hàng ngày thì nhiều giáo viên vẫn còn xem sơ sài, hoặc chỉ dạy theo trình tự các bài tập của sách khoa mà chưa chú ý đến mục tiêu cần đạt. Qua nghiên cứu, tôi xác định mục tiêu của phần mở rộng vốn từ lớp 4 như sau: - Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm. - Nắm được nghĩa của từ, các yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng. - Rèn luyện sử dụng từ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ. - Giáo dục học sinh yêu thích và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Đó là mục tiêu chung, còn khi xác định mục tiêu của từng bài dạy giáo viên cần căn cứ vào tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng; tài liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, thực tế lớp học để xác định đúng mục tiêu cần đạt. * Ví dụ : Với bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết tiết PPCT thứ 3 tuần 2. Tôi xác định mục tiêu cụ thể như sau: - HS biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm đang học: Thương người như thể thương thân - Nắm được tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. - Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người. Như vậy theo mục tiêu chung của các bài Mở rộng vốn từ, học sinh phải nắm được nghĩa của các yếu tố Hán Việt Ví dụ : GV giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ tố trung (một lòng, một dạ) thì sẽ hiểu được nghĩa của nhiều từ ghép khác như trung thành, trung hậu, trung kiên, trung nghĩa). Ngoài ra để thuận lợi hơn, giáo viên cần cần sử dụng thêm các loại từ điển như: Từ điển Hán Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, từ điển tiếng Việt, Ở trường, tôi đã được tham gia tập huấn chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học cho tất cả các lớp. Bản thân tự nhận thức việc cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 được thể hiện trong cuốn sách Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học – lớp 4 chỉ có vài bài nhưng không phải vì thế mà giáo viên chỉ giáo dục kĩ năng sống trong những bài đó mà cần thực hiện trong bất cứ giờ học nào có thể khai thác một số kĩ năng sống có trong nội dung hoặc trong lúc hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường thực hành luyện tập các kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần phải luôn nhớ rằng tích hợp giáo dục kĩ năng sống sẽ không làm nặng nề, quá tải nội dung bài học ngược lại còn giúp học sinh nhẹ nhàng thoải mái, thiết thực và có hiệu quả hơn. * VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Trung thực- Tự trọng tiết PPCT 12 tuần 6, SGK trang 62,63 tôi xác định giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sau: - Kĩ năng trao đổi, thảo luận. - Kĩ năng nhận xét, bình luận (nhận xét về nhân vật bạn Minh) - Kĩ năng tự nhận thức bản thân về tính trung thực, tự trọng. Mặc dù dạy học tích hợp trước đây đã có. Tuy nhiên hiện nay dạy học tích hợp được nhấn mạnh, mở rộng phát huy nâng lên thành lí luận, đan xen trong một tiết học. Như ví dụ trên, sau bài tập 1 giáo viên có thể cho học sinh nhận xét về bạn Minh. Qua đó luyện tập kĩ năng nhận xét, bình luận, giáo dục thái độ học tập những điều hay của bạn. Vì vậy, ngoài việc tích hợp 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì giáo viên cần chú ý điều này nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh. Một điều giáo viên cần nắm vững nữa là phải nắm được nội dung phân môn Luyện từ và câu nói chung cũng như phần mở rộng vốn từ nói riêng. Trong học kì I SGK Tiếng việt 4, mở rộng vốn từ chỉ có 9 tiết nằm ở các chủ điểm: Thương người như thể thương thân( 2 tiết MRVT Nhân hậu- Đoàn kết) Măng mọc thẳng (2 tiết MRVT Trung thực- Tự trọng) Trên đôi cánh ước mơ (1 tiết MRVT Ước mơ) Có chí thì nên (2 tiết MRVT Ý chí- Nghị lực) Tiếng sáo diều (2 tiết MRVT Đồ chơi – Trò chơi) Vì nội dung SGK được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn tập hợp quanh một chủ điểm. Nắm vững điều này sẽ giúp giáo viên dạy mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh tốt hơn. Ví dụ : Mở rộng vốn từ Ước mơ ở tuần 9, SGK trang 87- 88 khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 4: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên (ước mơ đánh giá cao, ước mơ đánh giá không cao, ước mơ đánh giá thấp), ở lớp tôi, đối với học sinh hoàn thành chương trình bài học có thể dễ dàng tìm được ví dụ nhưng với học sinh chưa hoàn thành bài học thì gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi tôi hướng dẫn các em hãy nhớ lại và tìm ví dụ ngay trong những nhân vật mà các em đã được học ở các bài tập đọc trong chủ điểm như: ước mơ của các bạn nhỏ trong bài Nếu chúng mình có phép lạ, ước mơ của bạn Lái trong bài Đôi giày ba ta màu xanh,Sau đó đặt câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhận ra đâu là ước mơ đánh giá cao, ước mơ đánh giá thấpNhư vậy theo cách hướng dẫn này giúp các em sẽ tìm ra được nhiều ví dụ minh họa trong bài tập 4. 3.4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Sau mỗi tiết học, tôi dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài các em mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới. 3.5. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập “Luyện từ và câu”. * Giáo viên cần khai thác triệt để sức mạnh của phương pháp dạy học luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp. 3.5.1. Phương pháp luyện từ theo mẫu Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) để thông qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, có thể tạo mẫu, từ mẫu đó học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu. Ví dụ: Khi dạy học về dấu câu với bài tập Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây? a, Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. b,Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay. c, Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. Để giúp học sinh làm được bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu một phần chẳng hạn khi làm mẫu câu và bài tập trên. Giáo viên đọc lên câu đó (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại rồi nói: Trong câu a,chúng ta cần dùng đúng dấu phẩy, để tách các từ ngữ chỉ nguyên nhân (vì thương dân) với bộ phận câu còn lại và tách các loại công việc được kể ở trong câu với nhau ( cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.). Khi đọc ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy. " Vì thương dân, /Chử Đồ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_day_luyen_tu_va.doc