SKKN Chỉ đạo dạy học các bài về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có đến 3 chữ số trong môn toán lớp 4

SKKN Chỉ đạo dạy học các bài về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có đến 3 chữ số trong môn toán lớp 4

Ở bậc Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, Môn Toán có một vị trí rất quan trọng vì: Toán học với tư cách là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó cũng là công cụ quan trọng để học sinh học các môn học khác, để nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh đó Toán học còn là môn học giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy một cách rất tích cực. Thông qua việc học tập môn Toán, học sinh sẽ được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ như: tính độc lập, tính linh hoạt, tính sáng tạo, tính tích cực, tính chủ động, của học sinh cũng được rèn luyện và phát huy hiệu quả trong việc học tập môn Toán.

Trong chương trình Toán ở tiểu học, số học là nội dung trọng tâm của toàn bộ quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó phép nhân, phép chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi vì, nhiệm vụ trọng yếu của môn toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán - một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh bộ môn này.

 

doc 24 trang thuychi01 9651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo dạy học các bài về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có đến 3 chữ số trong môn toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO DẠY HỌC CÁC BÀI VỀ NHÂN, CHIA SỐ 
CÓ NHIỀU CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ ĐẾN 3 CHỮ SỐ TRONG MÔN TOÁN LỚP 4
Người thực hiện: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Lộc 
 Hậu Lộc - Thanh Hóa
SKKN thuộc môn : Quản lí
HẬU LỘC, NĂM 2019
môc lôc
Danh môc
Trang
1- MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
 2.2. 1. Thuận lợi
4
 2.2.2. Khó khăn
5
 2.2. 3. Kết quả thực trạng
6
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
7
2.3.1. Chỉ đạo chặt chẽ việc khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng học sinh để làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục
7
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh củng cố vững chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản mà các em đã được học; đặc biệt là các bảng cộng, bảng trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 20; các bảng cửu chương từ 2 đến 9.
7
2.3.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng khuyến khích học sinh phát hiện và dạy học phân hóa
8
2.3.4. Giới thiệu với giáo viên một số cách “ước lượng thương” để vận dụng khi dạy học sinh chia cho số có 2, 3 chữ số 
11
2.3.5. Tổ chức chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4, tập trung vào các bài có nội dung về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có 2,3 chữ số
14
2.3.6. Chỉ đạo đổi mới dạy học luyện tập toán theo hướng phân hóa dựa vào năng lực của từng học sinh 
16
2.3.7. Đổi mới cách dự giờ thăm lớp và kiểm tra chuyên môn đối với giáo viên
17
2.3.8. Chỉ đạo công tác thi, kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh công bằng, khách quan và coi trọng khuyến khích sự tiến bộ của từng học sinh
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. KẾT LUẬN
19
1- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, Môn Toán có một vị trí rất quan trọng vì: Toán học với tư cách là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó cũng là công cụ quan trọng để học sinh học các môn học khác, để nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh đó Toán học còn là môn học giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy một cách rất tích cực. Thông qua việc học tập môn Toán, học sinh sẽ được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ như: tính độc lập, tính linh hoạt, tính sáng tạo, tính tích cực, tính chủ động, của học sinh cũng được rèn luyện và phát huy hiệu quả trong việc học tập môn Toán.
Trong chương trình Toán ở tiểu học, số học là nội dung trọng tâm của toàn bộ quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó phép nhân, phép chia các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi vì, nhiệm vụ trọng yếu của môn toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán - một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh bộ môn này.
Giai đoạn lớp 4; 5 là giai đoạn cuối của bậc Tiểu học, là giai đoạn học sinh học tập sâu hơn nên kiến thức và kĩ năng môn Toán cần trang bị cho học sinh cũng đa dạng và phong phú hơn, các dạng toán cơ bản, điển hình, các kĩ năng tính toán với số có nhiều chữ số, đều được giới thiệu ở lớp 4. Bên cạnh các dạng toán điển hình như: Tìm số Trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó, thì mạch kiến thức về nhân chia với số có nhiều chữ số cũng là nội dung trọng tâm, cơ bản.
 Qua thực tế chỉ đạo chuyên môn nói chung và chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Thành Lộc nói riêng, bản thân tôi nhận thấy việc dạy học nhân chia với số có nhiều chữ số là một nội dung khó đối với giáo viên và học sinh. Khi học các bài về nhân với số có nhiều chữ số, học sinh hay tính sai kết quả do đặt các tích riêng, tính các tích riêng bị sai; đối với phép chia học sinh không biết tìm thương của các lần chia, nhất là việc thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có hai, ba chữ số. Thậm chí có những học sinh học lớp 5 rồi mà vẫn chưa biết thực hiện nhân chia với số có 2, 3 chữ số. 
Vậy hướng dẫn thế nào để học sinh thực hiện được phép nhân với số có nhiều chữ số: việc đặt tính, tính các tích riêng, tích chung? Làm thế nào để học sinh biết cách chia cho số có hai, ba chữ số, nhất là biết tìm đúng thương trong các lần chia ? Làm thế nào để hình thành và rèn cho học sinh kĩ năng nhân chia với số có nhiều chữ số một cách thành thạo?,  Luôn là những vấn đề mà mỗi thầy cô giáo và bản thân tôi thấy trăn trở. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: "Chỉ đạo dạy học các bài về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có đến 3 chữ số trong môn Toán lớp 4” làm nội dung nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Xác định các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học Toán 4, trọng tâm là các bài về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có hai, ba chữ số theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và giúp học sinh rèn kĩ năng nhân, chia với số có nhiều chữ số thành thạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung và phương pháp dạy học Toán 4, tập trung vào những bài về nhân, chia số có nhiều chữ số với số có hai, ba chữ số.
- Học sinh khối 4 của trường Tiểu học Thành Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, tra cứu, phân tích các tài liệu khoa học, sách báo, hồ sơ có liên quan đến đề tài...
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi, quan sát, tổng kết kinh nghiệm,...
- Các phương pháp bổ trợ: Toán học, thống kê,...
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Mục tiêu chung dạy học môn toán tiểu học
 Mục tiêu dạy học môn toán tiểu học nhằm giúp học sinh: 
- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. 
- Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. 
- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói và viết); cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
2.1.2. Một số đặc điểm về cấu trúc nội dung, chương trình môn toán ở tiểu học 
Chương trình môn toán tiểu học đưa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống. Coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống.
Chương trình được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, trong phạm vi 100, 1000, 100 000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.
Dạy học số học tập trung vào số tự nhiên và số thập phân. Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản và sơ giản nhất phục vụ chủ yếu cho dạy học số thập phân và một số ứng dụng trong thực tế. Các yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần làm nổi rõ dần một số quan hệ số lượng và cấu trúc của các tập hợp số.
Cấu trúc nội dung chương trình toán tiểu học trong đó số học là hạt nhân, đóng vai trò như “cái trục chính” để các mạch kiến thức hình học, đo đại lượng, giải toán, đại số, thống kê đơn giản phải “chuyển động” xung quanh nó, phụ thuộc vào nó.
Mạch nội dung số học lại được chia làm 3 mảng lớn:
- Các vấn đề về đếm, đọc, viết, so sánh số như: hình thành khái niệm về số tự nhiên, số thập phân; tính chất của dãy số tự nhiên, phân số, số thập phân. Hình thành khái niệm về hệ đếm thập phân, hàng, lớp;
- Các biện pháp tính: Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia phân số và số thập phân; cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
- Tính chất của các phép tính và dãy tính: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phép trừ; tính chất phân phối (phải) của phép chia đối với phép cộng; quan hệ giữa các phép tính; vai trò của số 0 trong các phép tính cộng, trừ và số 1 trong các phép tính nhân, chia; 
Trong 3 mảng kiến thức của mạch kiến thức số học thì mảng “các biện pháp tính” là quan trọng nhất vì nó vừa là trọng tâm của tuyến kiến thức số học vừa là hạt nhân của toàn bộ chương trình Tiểu học. Trong mảng “các biện pháp tính”, ta có thể coi cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên là chiếc chìa khóa vạn năng để mở cửa vào những nội dung khác trong môn Toán Tiểu học. Nếu học sinh không biết cộng, trừ, nhân, chia đối với số tự nhiên thì cũng sẽ không thể thực hiện được đối với số thập phân, phân số, các số đo đại lượng, làm các bài về các tính chất của phép tính, dãy tính cũng như việc giải toán,v.v. 
2.1.3. Nội dung chương trình số học lớp 4:
a. Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên:
- Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu lớp tỉ.
- Tính giá trị các biểu thức chứa chữ dạng: a + b; a – b; a x b; a : b; a + b + c; 
a x b x c; (a + b) x c; a x (b + c)
- Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân.
- Phép cộng và phép trừ các số có đến 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3 lần. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích có không quá 6 chữ số. 
- Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương có không quá 4 chữ số.
- Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên. Quy tắc “Một số nhân một tổng (hiệu), một tổng (hiệu) nhân một số, một tổng chia một số, một số chia một tích, một tích chia một số”.
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 4 dấu phép tính. 
b. Phân số. Các phép tính về phân số:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về các phân số đơn giản. Đọc, viết, so sánh các phân số; phân số bằng nhau.
- Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không có cùng mẫu số (trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100).
- Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số.
- Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên (trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá 2 chữ số).
- Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số. Giới thiệu quy tắc nhân một tổng hai phân số với một phân số
- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số khác 0, chia phân số cho số tự nhiên khác 0.
- Thực hành tính: tính nhẩm về cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số, phép tính không có nhớ, tử số của kết quả tính có không quá 2 chữ số; tính nhẩm về nhân phân số với phân số hoặc với số tự nhiên, tử số và mẫu số của tích có không quá 2 chữ số.
- Tính giá trị các biểu thức có không quá 3 dấu phép tính với các phân số đơn giản (mẫu số chung của kết quả tính có không quá 2 chữ số).
c. Tỉ số:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số.
- Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ.
d. Yếu tố thống kê:
- Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu
- Giới thiệu biểu đồ. Lập biểu đồ đơn giản. 
	Với nội dung số học lớp 4 như trên, học xong chương trình Toán 4, học sinh sẽ hoàn thiện được biện pháp tính đối với số tự nhiên. Cho nên nếu các kiến thức và kĩ năng tính toán hình thành và phát triển ở lớp 4 không hệ thống và bền vững thì học sinh tiếp cận với “các biện pháp tính” nói riêng và nội dung toán ở các lớp trên nói chung sẽ vô cùng khó khăn. Chính vì vậy dạy học các biện pháp tính cho học sinh lớp 4, trong đó có dạy học phép tính nhân - chia với số có nhiều chữ số là một nội dung khó và rất quan trọng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Từ năm học 2016-2017 đến nay tôi được về công tác tại trường Tiểu học Thành Lộc, được phân công phụ trách chuyên môn chính ở khối 3,4,5. Khi thực hiện nhiệm vụ tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn cơ bản sau: 
2.2.1. Thuận lợi: 
- Trường đã được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng 4/2017 nên cơ sở vật chất khang trang, điều kiện làm việc tốt, điều kiện đi lại khá thuận lợi. 
- Cán bộ quản lí nhà trường tâm huyết với việc đổi mới phương pháp dạy học – giáo dục nên chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường luôn duy trì ổn định ở mức cao.
- Bản thân là một Cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn và phụ trách chính ở khối 3,4,5 nhiều năm liền nên việc nắm bắt tình hình học tập của học sinh và những ưu điểm, hạn chế trong việc giảng dạy của từng giáo viên các lớp rất sát sao, là điều kiện tốt để chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 nói chung và dạy học các bài về nhân chia số có nhiều chữ số với số có 2,3 chữ số ở lớp 4 nói riêng đạt hiệu quả cao.
- Đội ngũ giáo viên của trường khá mạnh, đặc biệt đội ngũ giáo viên làm cốt cán chuyên môn của trường có kiến thức chuyên môn và tay nghề vững vàng, có thể tổ chức hiệu quả việc sinh hoạt chuyên môn tại tổ, khối. 
2.2.2. Khó khăn:
a) Về phía học sinh:
- Kiến thức toán đã được trang bị ở các khối dưới có những giai đoạn chưa hệ thống và chưa sâu nên khi kết thúc năm học, sau một kì nghỉ hè là các em quên kiến thức rất nhiều, kể cả các bảng cộng, bảng trừ có nhớ, không nhớ trong phạm vi 20; các bảng cửu chương từ 2 đến 9 cũng không còn nhiều em nhớ được. Đây là những công cụ tính toán xuyên suốt cả quá trình học và cả cuộc đời nhưng các em quên nên việc học nhân chia với số có nhiều chữ số gặp rất nhiều khó khăn. 
- Kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia của nhiều học sinh rất hạn chế, nhất là kĩ năng thực hiện tính viết. Phép nhân và phép chia được đưa vào dạy từ lớp 2: bảng nhân 2,3,4,5 và bảng chia cho 2,3,4,5. Ở lớp 3, học sinh học tiếp các bảng nhân 6 ; 7 ; 8 ; 9 và bảng chia cho 6 ; 7 ; 8 ; 9; nhân số có hai, ba, bốn, năm chữ số với số có một chữ số ; chia số có hai, ba, bốn, năm chữ số cho số có một chữ số. Đến lớp 4, học sinh học nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số; chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số; .) nhưng đến lớp 4 nhiều em vẫn chưa biết nhân chia số có nhiều chữ số với số có một chữ số. Đầu năm học có những em đặt tính chia mà viết giống đặt tính nhân. 
- Học sinh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện phép chia nhất là phép chia cho số có 2; 3 chữ số. Các em không biết làm thế nào để tìm được thương trong mỗi lần chia, chưa tìm đúng số bị chia trong các lần chia từ lần thứ hai trở đi, kĩ năng chia và nhân nhẩm rất hạn chế do các bảng cửu chương, bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 nhiều em không thuộc...
- Nhiều học sinh biết cách chia nhưng thực hiện rất chậm các lần chia vì để tìm thương các em phải thử nhiều lần phép nhân một số với số chia rồi lấy số bị chia ở từng lần chia trừ cho kết quả nếu số dư bé hơn số chia thì dừng lại. Làm như vậy các em phải thử nhiều lần rất mất thời gian ảnh hưởng đến số lượng bài tập cần thực hiện trong một tiết dạy học và hay sai sót, gây tâm lí chán nản cho nhiều em.
b)Về phía giáo viên
- Nhiều giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học để có thể phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Chưa chú ý rèn kĩ năng tính toán cho học sinh mà mới chỉ chú ý vào việc hướng dẫn làm bài tập, chữa bài tập (chú trọng vào việc nhận xét bài làm đúng, sai và việc trình bày đã đẹp chưa). Chưa chú ý đến việc rèn kĩ năng trình bày bài làm bằng lời nói cho học sinh. 
- Giáo viên lên lớp nhiều khi chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong dạy Toán, chưa mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến của mình vào giảng dạy, còn phụ thuộc vào sách thiết kế, sách giáo viên hay các bài soạn sẵn. 
- Một số ít chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy thực hiện nhân, chia số có nhiều chữ số. Chưa trăn trở trước những khó khăn học sinh gặp phải trong giờ học để tìm cách giúp học sinh khắc phục. 
- Nghiệp vụ chuyên môn, năng lực của đội ngũ không đồng đều. Có những giáo viên giảng dạy lớp 4 nhưng điều kiện về kiến thức cũng như nghiệp vụ chưa đáp ứng tốt với yêu cầu công việc; tinh thần trách nhiệm có những thời điểm chưa cao,
2.2.3. Kết quả thực trạng
	Năm học 2016-2017, tôi làm công tác chỉ đạo thi định kỳ cuối học kỳ 1, khi kiểm tra công tác chấm, chữa bài của giáo viên và kết quả bài làm của học sinh thì điều làm tôi chú ý là kỹ năng thực hiện nhân, chia số có nhiều chữ số với số có 2,3 chữ số của học sinh lớp 4 rất hạn chế. Tôi đã kiểm tra từng bài, phân tích, thống kê và thu được kết quả sau:
Sĩ số
học sinh khối lớp 4
Kết quả thực hiện các phép tính
Phép tính
Thực hiện đúng 
Biết thực hiện nhưng còn sai kết quả
Chưa biết thực hiện
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
117
Phép nhân
80
68,4
27
23,1
10
8,5
Phép chia
78
66,7
26
22,2
13
11,1
Đầu năm học 2017-2018, 2018-2019, tôi tiếp tục khảo sát chất lượng học sinh lớp 4 với nội dung nhân, chia số có 2,3,4,5 chữ số với số có 1 chữ số. Sau đó tôi chấm, phân tích từng bài, thống kê và thu được kết quả sau: 
Năm học 
Sĩ số
HS lớp 4
Kết quả thực hiện các phép tính
Phép tính
Thực hiện đúng 
Biết thực hiện nhưng còn sai kết quả
Chưa biết thực hiện
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2017-2018
76
Phép nhân
52
68,4
14
18,4
10
13,2
Phép chia
54
71,1
13
17,1
9
11,8
2018-2019
100
Phép nhân
75
75,0
20
20,0
5
5,0
Phép chia
72
72,0
19
19,0
9
9,0
Tôi nhận thấy kết quả của học sinh còn hạn chế là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sau một thời gian nghỉ hè ít được củng cố, ôn tập nên kiến thức của học sinh đã quên đi nhiều.
- Khả năng tiếp thu vận dụng kiến thức, kĩ năng nhân, chia của học sinh không giống nhau và nhiều em rất hạn chế.
- Việc dạy của một số giáo viên lớp dưới chưa mang tính hệ thống; tinh thần trách nhiệm với công việc của một bộ phận giáo viên có những thời điểm chưa cao. Chưa chú ý rèn các kỹ năng theo yêu cầu tiết dạy và các thao tác tư duy cho học sinh.
- Nội dung dạy về các biện pháp tính, kĩ thuật tính thường đơn điệu, khô khan và khó đối với cả giáo viên và học sinh nhưng giáo viên lại ngại tìm tòi nghiên cứu để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Từ đó việc tiếp thu kiến thức nặng nề và chưa sâu.
- Kĩ năng thực hiện phép chia của nhiều học sinh hạn chế vì các em chưa có kĩ năng tìm đúng thương trong mỗi lần chia, nhất là chia cho số có 2,3 chữ số.
Thực tế kết quả của học sinh làm tôi rất băn khoăn, trăn trở và là lí do để tôi tìm tòi, nghiên cứu tìm cách cải tiến chất lượng dạy nhân, chia với số có nhiều chữ số ở lớp 4 nói riêng và cải tiến chất lượng về dạy “các biện pháp tính” trong nhà trường tiểu học Thành Lộc nói chung.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chỉ đạo chặt chẽ việc khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng học sinh để làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục
Trong các kì khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên bắt tay vào việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh để nắm được những thuận lợi, khó khăn trong việc học tập của từng em. Ghi chép tỉ mỉ đặc điểm tâm lí, sở trường của từng em. Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh thực sự nghiêm túc từ khâu coi thi, chấm thi đến việc tổng hợp và phân tích kết quả đạt được. Lưu ý giáo viên trong khi coi thi cần tránh việc gây tâm lí căng thẳng cho học sinh nhưng không để cho các em có cơ hội quay cóp. Khi chấm yêu cầu giáo viên vận dụng hướng dẫn chấm linh hoạt và chú ý ghi chép những điểm đặc biệt trong bài làm của học sinh. Yêu cầu giáo viên từng lớp v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_day_hoc_cac_bai_ve_nhan_chia_so_co_nhieu_chu_so.doc