SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn học dân gian cho học sinh lớp 6

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn học dân gian cho học sinh lớp 6

Văn học dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi đắp tâm hồn con người. Bởi văn học dân gian mang nhiều giá trị sâu sắc; là kho tri thức vô cùng phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người; giáo dục đạo lí làm người như tôn vinh giá trị con người, tình yêu thương con người, đấu tranh không ngừng để bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền, thể hiện niềm tin bất diệt về chiến thắng của chính nghĩa và cái thiện; hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, lòng vị tha, đức kiên trung, tính cần kiệm, óc thực tiễn ; ngoài ra văn học dân gian còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. Dạy học văn học dân gian là giúp học sinh cảm nhận được những giá trị sâu sắc ấy.

Đối với học sinh lớp 6, văn học dân gian như một dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa tuổi mà ý thức và nhân cách đang phát triển, tâm hồn đang trong sáng thì không gì gây tác động mạnh mẽ bằng những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích với những chi tiết đầy trí tưởng tượng hoang đường, kì ảo, những truyện ngụ ngôn, truyện cười đầy sức hấp dẫn. Thế nhưng để có những tác động mạnh mẽ, học sinh thực sự hiểu được những giá trị đặc sắc của từng tác phẩm lại không phải là dễ bởi học sinh lớp 6 mới ở cấp Tiểu học sang chưa quen với phương pháp học Ngữ văn của cấp THCS, chưa quen với việc tiếp cận đọc hiểu văn bản dài để tìm ra giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của từng tác phẩm, chưa quen với việc nhận xét, đánh giá chi tiết nghệ thuật trong văn bản Vì vậy nếu giáo viên không tìm ra những biện pháp dạy học tối ưu thì dễ dẫn tới tâm lí ngại học văn, hiểu tác phẩm một cách hời hợt.

 

doc 18 trang thuychi01 31591
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn học dân gian cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Văn học dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi đắp tâm hồn con người. Bởi văn học dân gian mang nhiều giá trị sâu sắc; là kho tri thức vô cùng phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người; giáo dục đạo lí làm người như tôn vinh giá trị con người, tình yêu thương con người, đấu tranh không ngừng để bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền, thể hiện niềm tin bất diệt về chiến thắng của chính nghĩa và cái thiện; hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, lòng vị tha, đức kiên trung, tính cần kiệm, óc thực tiễn; ngoài ra văn học dân gian còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. Dạy học văn học dân gian là giúp học sinh cảm nhận được những giá trị sâu sắc ấy.
Đối với học sinh lớp 6, văn học dân gian như một dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa tuổi mà ý thức và nhân cách đang phát triển, tâm hồn đang trong sáng thì không gì gây tác động mạnh mẽ bằng những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích với những chi tiết đầy trí tưởng tượng hoang đường, kì ảo, những truyện ngụ ngôn, truyện cười đầy sức hấp dẫn. Thế nhưng để có những tác động mạnh mẽ, học sinh thực sự hiểu được những giá trị đặc sắc của từng tác phẩm lại không phải là dễ bởi học sinh lớp 6 mới ở cấp Tiểu học sang chưa quen với phương pháp học Ngữ văn của cấp THCS, chưa quen với việc tiếp cận đọc hiểu văn bản dài để tìm ra giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của từng tác phẩm, chưa quen với việc nhận xét, đánh giá chi tiết nghệ thuật trong văn bản Vì vậy nếu giáo viên không tìm ra những biện pháp dạy học tối ưu thì dễ dẫn tới tâm lí ngại học văn, hiểu tác phẩm một cách hời hợt.
Xuất phát từ thực tế trên, làm thế nào để tác phẩm văn học dân gian thực sự sống trong lòng các em, thực sự yêu thích và hiểu nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của từng tác phẩm, làm thế nào để bồi đắp tâm hồn, văn hóa dân gian, nâng cao hiệu quả dạy học? Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng một số biện pháp gợi niềm hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động tiếp cận văn bản cho học sinh, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu sâu sắc giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, nâng cao hiệu quả dạy học văn học dân gian. Thực tế đã đạt được những kết quả khả quan. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu trong năm học 2015-2016 là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn học dân gian cho học sinh lớp 6”
II. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học văn học dân gian cho học sinh lớp 6.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 6
- Học sinh lớp 6 với việc học văn học dân gian và các phương pháp dạy học văn học dân gian lớp 6.
IV. Phương pháp nghiên cứu:.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Văn học dân gian là hạt nhân chủ yếu nhất của văn hoá dân gian, không chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh thành và phát triển nền văn học viết mà còn có ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ đời sống văn hoá dân tộc. Tồn tại dưới ngàn năm lịch sử. Là kết tinh những tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, ngôn ngữ, địa lí,... của ông cha ta. Là điệu hồn, là cội nguồn văn hóa dân tộc, vì thế văn học dân gian giữ một vị thế quan trọng trong chương trình văn học phổ thông có ưu thế và sức mạnh riêng trong việc bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ. Việc giảng dạy và học tập văn học dân gian là một trong những mối quan tâm hàng đầu của giáo dục ngữ văn phổ thông.
 Văn học dân gian là bộ phận văn học ra đời sớm nhất khi con người chưa có chữ viết, mỗi một tác phẩm văn học dân gian đều mang dấu ấn lịch sử, văn hóa dân gian với nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Vì vậy mục tiêu của dạy học văn học dân gian là giúp học sinh hiểu, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của ông cha qua từng tác phẩm. 
Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học là một trong những mục tiêu quan trọng giáo dục đề ra.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã dạy, dự giờ và thực hiện khảo sát hứng thú cũng như chất lượng học văn học dân gian của học sinh lớp 6A năm học 2014 - 2015 với đề khảo sát như sau; 
Câu 1: Em có hứng thú khi học văn các truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười không ?
Câu 2: Em hiểu dụng ý nghệ thuật trong chi tiết Lạc Long Quân khi chia tay Âu Cơ như thế nào; Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi cùng nhau cai quản các phương, nếu có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời hẹn.
Kết quả đạt được về mức độ hứng thú học văn học dân gian như sau:
Sĩ số
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
 32
 5
 10
 9
 8
Kết quả đạt được về mức độ hiểu dụng ý của chi tiết nghệ thuật như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
 32
 3
 5
 12
 12
Với kết quả khảo sát như trên, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Thực tế cho thấy giáo viên dạy học phần văn học văn học dân gian hiện nay đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học, Tuy nhiên để học sinh thực sự yêu thích văn học dân gian và hiểu sâu sắc về giá trị nội dung trong từng tác phẩm vẫn còn có nhiều hạn chế bởi vì;
- Giáo viên kết hợp chưa linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy, chưa phát huy tối đa ưu thế của một số phương pháp dạy học văn.
- Chưa xác định trọng tâm, những điểm sáng nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm để dạy kĩ, dạy sâu.
- Chưa chú ý đến đặc trưng thể loại khi dạy học, tính liên hệ thực tiễn còn xem nhẹ. 
Bên cạnh đó, ở cấp Tiểu học, học sinh chưa được tiếp cận đọc – hiểu một tác phẩm có độ dài như những tác phẩm văn học dân gian ở chương trình lớp 6, lại phải tiếp cận với phương pháp học mới ở cấp THCS nên có rất nhiều bỡ ngỡ, lúng túng khi đọc hiểu văn bản, thậm chí là có tâm lí ngại học.
Với những lí do trên nên một số giờ dạy chưa gợi được niềm say mê hứng thú học tập văn học dân gian ở học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động tìm hiểu của học sinh. Học sinh chưa cảm nhận sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học dân gian, chưa khám phá ra vẻ đẹp đậm đà và thi vị của từng tác phẩm. Đặc biệt tác phẩm chưa thực sự sống trong lòng các em.
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
 Để nâng cao chất lượng dạy học văn học dân gian lớp 6, tôi thực hiện một số các biện pháp sau; 
- Tạo tâm thế tiếp cận văn bản cho học sinh.
- Tổ chức đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.
- Chú trọng khai thác những điểm sáng nghệ thuật thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
1.Tạo tâm thế tiếp cận văn bản cho học sinh.
“Tạo tâm thế” cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản thực chất là việc giáo viên tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một niềm đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể. Vì Văn học là môn học gắn với cái đẹp. Học Ngữ văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội và của con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên không chỉ dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn và sự rung động của trái tim mình. Vì vậy, nếu giáo viên tạo được tâm thế tốt thì học sinh sẽ tiếp cận văn bản một cách hứng thú, tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức, nếu không tạo được tâm thế tốt thì học sinh sẽ dễ nhàm chán, tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, hiệu quả bài dạy sẽ không cao.
	Để tạo được tâm thế cho học sinh tiếp cận văn bản, giáo viên cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất: giáo viên lên lớp phải có một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi hoà đồng với học trò. 
Thứ hai: Giới thiệu bài là hoạt động đầu tiên để giáo viên dẫn dắt vào bài mới, giáo viên cần phải dẫn dắt, nêu vấn đề đặt ra trong văn bản và nhiệm vụ của học sinh là phải nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, lời văn, giọng điệu giới thiệu của giáo viên phải nhẹ nhàng, truyền cảm, khơi gợi sự chú ý của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy truyền thuyết Sự tích hồ Gươm, bằng giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm giáo viên giới thiệu: Hồ Gươm như một lẵng hoa đẹp duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Trước đó, hồ có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, hồ Thủy Quân và sau đó người ta gọi là hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm. Vậy tên hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm có từ bao giờ và vì sao hồ lại có tên là hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, tên gọi ấy thể hiện khát vọng gì của nhân dân ta. Bài học hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu điều đó.
	Với cách mở bài trên, sẽ tạo cho học sinh sự băn khoăn và ham muốn được tìm hiểu vì sao lại có tên hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm và ý nghĩa của tên hồ. Từ đó sẽ tích cực tìm hiểu kiến thức để giải đáp vấn đề đặt ra trong văn bản.
Thứ ba phát huy tối đa ưu thế của phương pháp đọc diễn cảm sẽ tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn và niềm yêu thích học văn, ham muốn được tìm hiểu tác phẩm cho học sinh, bước đầu học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật qua hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. 
Để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên nên tìm hiểu cách đọc từng văn bản, bởi vì mỗi văn bản có một giọng điệu riêng, một cách đọc riêng, giáo viên phải rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm để đọc mẫu trước khi hướng dẫn học sinh bắt nhịp được giọng điệu văn.
Khi hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên cần h­íng dẫn học sinh đọc đúng ngữ liệu của từng văn bản, hướng dẫn chi tiết giọng đọc ở từng phần, từng đoạn, từng nhân vật. Giọng đọc các truyện dân gian cũng gần như là giọng kể, lúc lên bổng xuống trầm, lúc nhẹ nhàng, truyền cảm tạo không khí xa xưa
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc bằng giọng kể, chú ý đọc đoạn vua Hùng ra điều kiện kén rể phải đọc lên giọng thể hiện thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, dứt khoát của vua Hùng, hay khi đọc đoạn giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, nên đọc giọng nhanh, gấp, thể hiện tình thế căng thẳng, quyết liệt để từ giọng điệu đó, học sinh thấy được tình huống truyện cũng như tài năng, sức mạnh của Sơn Tinh, Thủy Tinh hay chính là sức mạnh của nhân dân khi chế ngự thiên tai.
Hay khi hướng dẫn đọc truyện dân gian nước ngoài Ông lão đánh cá và con cá vàng, truyện có rất nhiều nhân vật có lời đối thoại với nhau, giáo viên nên tổ chức học sinh đọc phân vai, chú ý với học sinh khi đọc phải thể hiện được tính cách nhân vật: Đối với ông lão giọng đọc chậm rãi, thể hiện sự hiền lành, tốt bụng nhưng cũng không kém phần nhu nhược; giọng mụ vợ nhanh, lên giọng gằn giọng thể hiện sự bội bạc, giọng cá vàng tha thiết biết ơn, giọng người dẫn truyện đọc bằng giọng kể
Nếu học sinh đọc chưa đạt cần nhận xét và lưu ý cách đọc và rèn luyện đọc ở nhà cho học sinh.
Với việc chú trọng hướng dẫn học sinh đọc khi tiếp cận văn bản, sẽ giúp học sinh nhận ra được cái hay trong từng chi tiết, từng sự việc, từng hành động, ngôn ngữ của nhân vật trong truyện. Từ đó sẽ gợi được tâm thế, hứng thú tìm hiểu, phân tích ý nghĩa nội dung, tư tưởng của truyện trong từng học sinh, góp phần quan trọng trong việc tạo hiệu quả dạy học.
2. Tổ chức đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.
Văn học dân gian trong chương trình lớp 6 có 4 thể loại: Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Mỗi một thể loại có những đặc trưng riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy khi tổ chức đọc hiểu văn bản, GV phải chú ý đến đặc trưng thể loại mới có thể rút ra được giá trị nội dung tác phẩm.
* Đặc trưng của thể loại truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời qua khứ, có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. Cốt lõi của truyền thuyết là nhân vật, sự kiện lịch sử được nhân dân kì diệu hóa bằng phương pháp tư duy của thần thoại nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải chú ý đến những yếu tố siêu nhiên thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, những yếu tố lịch sử, thể hiện thái độ, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
VD: Khi dạy phần đầu của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, yếu tố thần kì và có tính ngẫu nhiên ở đây là nguồn gốc cao quý và sự gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ một vị tài đức, một vị trong sáng, tâm hồn thơ mộng đây lại là dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian để đi đến kết truyện nhằm đề cao tôn vinh nguồn gốc cao quý của người dân Việt Nam. Hoặc ở phần kết truyện GV cần hỏi học sinh yếu tố truyền thuyết trong truyện là gì ? Nhân vật lịch sử được kể đến là ai ? và sự kiện lịch sử được kể là sự kiện gì ? Mục đích câu hỏi này là để học sinh nắm vững nhân vật lịch sử được kể là vua Hùng, sự kiện lịch sử được kể là sự kiện vua Hùng lập nước. Từ đó dẫn dắt học sinh đến tìm hiểu ý nghĩa của sự việc cuối cùng được kể trong truyện là thể hiện thái độ đề cao, tôn vinh nòi giống và ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của nhân dân ta.
* Đặc trưng của thể loại truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật như nhân vật xấu xí, nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh, nhân vật có tài năng kì lạ. truyện cổ tích nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội, thể hiện cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng. Cô Tấm mò cua bắt tép cuối cùng trở thành hoàng hậu. Anh Thạch Sanh kiếm củi, kết thúc là một vị hoàng đế. Chàng Sọ Dừa dị dạng cuối cùng trở thành phò mã. Còn những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác nhất thời có thể hưởng vinh hoa phú quý nhưng rốt cuộc sẽ bị trừng phạt. Những tiên, bụt có xuất hiện không phải để thuyết minh cho lí tưởng tôn giáo mà chính là để phù trợ cho cái thiện thắng cái ác. Lòng tin ở hiển gặp lành là một niềm tin chất phác nhưng tốt đẹp biết bao, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng, những ý nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc đời. Với những giá trị đó, truyện cổ tích thực sự là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.
Để làm nổi bật được giá trị nội dung đó, truyện cổ tích bao giờ cũng xây dựng 2 tuyến nhân vật đó là tuyến nhân vật thiện hay nhân vật chính nghĩa và tuyến nhân vật ác, nhân vật xấu hay còn gọi là nhân vật phi nghĩa. Vì vậy trong quá trình đọc hiểu, phân tích văn bản, giáo viên nên tổ chức học sinh phân tích theo tuyến nhân vật thì học sinh sẽ dễ hiểu giá trị tác phẩm, nắm vững đặc trưng của thể loại truyện cổ tích và bồi dưỡng sâu sắc về nhân cách, đạo đức cho học sinh.
VD: Khi dạy văn bản Thạch Sanh, giáo viên nên tổ chức phân tích theo tuyến nhân vật đối lập để thấy được kết cục có hậu của truyện cổ tích: Thạch Sanh do hiền lành, thật thà, tài năng, đức độ nên cuối cùng được lấy công chúa và lên làm vua, Lí Thông do gian xảo, độc ác nên cuối cùng bị hóa kiếp thành bọ hung đời đời sống trong nhơ bẩn.
VD: Khi dạy truyện cổ tích nước ngoài Ông lão đánh cá và con cá vàng cũng nên dạy theo hai tuyến nhân vật ông lão và mụ vợ để học sinh thấy được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
Dạy theo hướng phân tích nhân vật sẽ giúp học sinh thấy được đặc điểm về hoàn cảnh, tính cách, hành động và kết cục của hành động, từ đó mới rút ra được kết thúc có hậu của thể loại cổ tích, thấy được ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, từ đó làm nổi bật được đặc trưng riêng của truyện cổ tích.
* Đặc trưng của thể loại truyện ngụ ngôn là truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Như vậy mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên bảo, răn dạy người ta một bài học nào đó nên trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên cần chú trọng khai thác sâu ý nghĩa của truyện, bài học rút ra là gì ? Bài học đó nhắc nhở chúng ta điều gì ? Chưa hết, giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh bình giải được ý vị của cách nói bóng gió, của hình tượng phúng dụ trong truyện, nhờ nó mà bài học luân lí, triết lí nhân sinh được bày tỏ kín đáo, lại vừa thú vị tăng sức thuyết phục như thế nào.
VD khi dạy bài Ếch ngồi đáy giếng học sinh phải hiểu rõ truyện phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biêt của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Để đạt hiệu quả giáo dục hơn nữa giáo viên cần liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
VD: Sauk hi học bài Ếch ngồi đáy giếng, giáo viên liên hệ cho học sinh bằng câu hỏi Làm thế nào để em không bị chê cười là Ếch ngồi đáy giếng ? Với câu hỏi này, học sinh vừa tự củng cố được kiến thức bài học, vừa liên hệ được bản thân để rút ra bài học cuộc sống cho mình. 
* Đặc trưng của truyện cười là loại truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm gây ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Về hình thức nghệ thuật, truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn nhất. Nó có tránh những chữ thừa, những chi tiết thừa. Kết cấu chặt chẽ. Cái cười là sản phẩm của nhận thức lí tính, là kết quả của sự phát hiện ra cái mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa lới nói và việc làm
Khi dạy truyện cười không chỉ dừng lại ở chỗ gây cười mà cần phải làm cho học sinh hiểu rõ truyện cười cái gì? Vì sao mà cười? Nghệ thuật gây cười ở chỗ nào? Và suy nghĩ về cái đáng cười, về cái điều nằm ở phía sau hiện tượng gây cười. Phân tích truyện cười nên theo các bước: phân tích “tình thế xuất phát”, phân tích “điểm nút”, phân tích cái “mở nút” và tìm đối tượng thực sự của cái cười trong truyện.
VD: Khi dạy truyện “Lợn cưới áo mới”, học sinh phải hiểu được truyện cười về hiện tượng khoe khoang trong xã hội, cười vì hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Của chẳng đáng là bao mà vẫn thích khoe, hành động và ngôn ngữ khoe của của các nhân vật đều quá đáng, lố bịch. Tác giả dân gian đã tạo được cuộc ganh đua trong việc khoe của ở các nhân vật. “Anh áo mới” kiên nhẫn đứng hóng ở cửa từ sáng đến tối, đang tức tối lại bị “anh lợn cưới” khoe trước. Anh áo mới tưởng thua đã không bỏ lỡ cơ hội cả ngày có một lần để khoe của trước anh lợn cưới
2. Chú trọng khai thác những điểm sáng nghệ thuật thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
	Trong quá trình dạy học, để tránh được việc tổ chức học sinh tìm hiểu bài học một cách dàn trải, lan man, thiếu trọng tâm, giáo viên cần phải xác định đâu là kiến thức trọng tâm cần khai thác, cần tìm hiểu, cần truyền đạt, đâu là chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện kiến thức trọng tâm, thể hiện nội tư tưởng của tác phẩm để từ đó dẫn dắt học sinh chú trọng khai thác những điểm sáng nghệ thuật thể hiện tư tưởng tác phẩm, góp phần quan trọng vào việc học sinh hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm, thấy được cái hay, cái đẹp cũng như là giá trị của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Thánh Gióng giáo viên chú ý học sinh tìm hiểu chi tiết Từ một cậu bé ba tuổi, chưa biết nói, chưa biết cười, đặt đâu thì nằm đấy nhưng khi nghe tin nhà vua cần người tài giỏi đánh giặc, Thánh Gióng đã cất tiếng nói đòi đi đánh giặc, và đặc biệt khi có giặc đến, Thánh Gióng đã vươn mình trỗi dậy, trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, nhảy lên mình ngựa phi vào chỗ giặc, giặc chết như rạ. Đây là chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc giàu trí tưởng tượng của nhân dân ta. Nếu giáo viên không chú trọng khai thác giá trị của chi tiết nay, vô hình dung học sinh cho rằng đây là hoang đường, kì ảo chỉ có tác dụng làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, li kì. Vì vậy giáo viên cần phải hỏi học sinh chi tiết ấy có ý nghĩa gì ? Để từ đó học sinh phải suy nghĩ và hiểu được đây là chi tiết nghệ thuật giàu trí tưởng tượng của nhân dân ta nhưng có ý nghĩa thật sâu sắc, đó là khẳng định tình yêu nước của nhân dân ta có từ khi còn rất nhỏ, đặc biệt khi đất nước có giặc ngoại xâm , tình yêu ấy đã vươn mình trở thành một sức mạnh kì diệu để chiến thắng kẻ thù.
Hay khi d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_van_hoc_dan.doc