SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, không chỉ của những người làm công tác giảng dạy, mà ngay cả các cấp các Ngành ở Trung ương và địa phương. Làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới thành kết quả hiện thực? Chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp là kết quả suốt 12 năm quá trình tích lũy kiến thức chương trình PTTH. Nâng cao chất lượng của kỳ thi TN THPT sẽ giúp chúng ta giải quyết bài toán khó này.

Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có khả năng ghi nhớ mà cần có kĩ năng tư duy, so sánh. Vì vậy, để lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, để tránh tình trạng "Thầy đọc, trò chép” sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu, nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục tình trạng trên thì ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học trên lớp, công tác bồi dưỡng ngoại khóa là điều rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở. Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi bằng phương pháp nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử.

Từ năm 2016, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa ra phương án thi đó là học sinh có 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi, và như vậy, môn Lịch sử với 40 câu sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút.

 

doc 20 trang thuychi01 30723
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài 
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, không chỉ của những người làm công tác giảng dạy, mà ngay cả các cấp các Ngành ở Trung ương và địa phương. Làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới thành kết quả hiện thực? Chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp là kết quả suốt 12 năm quá trình tích lũy kiến thức chương trình PTTH. Nâng cao chất lượng của kỳ thi TN THPT sẽ giúp chúng ta giải quyết bài toán khó này.
Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có khả năng ghi nhớ mà cần có kĩ năng tư duy, so sánh... Vì vậy, để lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, để tránh tình trạng "Thầy đọc, trò chép” sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu, nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục tình trạng trên thì ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học trên lớp, công tác bồi dưỡng ngoại khóa là điều rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở. Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi bằng phương pháp nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử. 
Từ năm 2016, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa ra phương án thi đó là học sinh có 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi, và như vậy, môn Lịch sử với 40 câu sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút. 
Như vậy, cách thức thi cử đã thay đổi, vậy cách dạy và học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nhưng vấn đề là làm thế nào để bài thi của học sinh có được điểm cao, đặc biệt với môn Lịch sử trước đến nay các em đều cho là khó học nhất?
Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học sinh không muốn phải học quá nhiều.
Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 
Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.
Đây không phải lần đầu tiên Lịch sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Cách đây vài năm, giai đoạn 2006-2009, ngành giáo dục từng phát động, đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên lâu năm đều từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Đội ngũ giáo viên hiện nay có đủ kinh nghiệm để thích ứng phương án trắc nghiệm. 
Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không phải học thuộc lòng. Thậm chí, cách này còn tạo nên "làn gió mát" trong việc học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học ở trường.
Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án. 
Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh
Một ví dụ trích từ đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội như sau:
“Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?
A.   Thái Lan
B.   Ấn Độ
C.   Trung Quốc
D.   Nhật Bản”.
Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản. 
Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để đạt kết quả cao trong học tập, bản thân tôi đã vận dụng nhiều phương pháp có hiệu quả: Ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi... đề ra một số phương pháp làm bài tốt góp phần tạo không khí học tập thoải mái, học sinh tự tin bước tiếp con đường học vấn trong tương lai. Với lí do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn”.
II. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong các kỳ thi học kỳ, đặc biết là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia
III. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn
IV. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung thi THPT môn Lịch sử gồm 2 phần lớn:
- Lịch sử thế giới 1945 – 2000
- Lịch sử Việt Nam 1919 - 2000
Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài biện pháp để hướng dẫn học sinh học bài, ôn tập và cách làm bài thi phần lịch sử Việt Nam và trọng tâm là phương pháp ôn thi trắc nghiệm khách quan.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ
 + Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu
 + Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình 
giảng dạy.
 + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới .
 + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung
 + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận 
Một số quan điểm đổi mới giáo dục THPT
1. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
Lịch sử có văn hóa, văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử. Thế nhưng nhiều học sinh hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, phải chăng do phần lớn không được cung cấp đầy đủ về nguồn thông tin này? Đội ngũ giáo viên đứng lớp vẫn còn nhiều hạn chế, còn thờ ơ xem nhẹ môn dạy, chưa có những đầu tư phù hợp cho tiết dạy.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ nên rất xem thường hệ quả của sự coi thường là điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của học sinh trong thời gian vừa qua quá thấp. “Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2019, môn lịch sử một lần nữa lại đăng quang ngôi vị “chót bảng”, số lượng bài thi môn này dưới điểm trung bình cũng chiếm đến 80-90%. Thậm chí có trường điểm sử cao nhất chỉ dừng lại ở con số 5,25. Trong khi đó, hồ sơ thi vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại rất ít ỏi so với các khối A,B,D...”. Phải chăng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm công tác giáo dục.
II. Cơ sở thực tiễn 
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, gần 10 năm qua trực tiếp giảng dạy khối 12, ôn thi tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học, qua trao đổi với nhiều giáo viên cùng chuyên môn trong trường và trong toàn tỉnh, tôi xin đưa ra một số nhận xét về một số thực trạng còn tồn tại ở môn học và học sinh khối 12 nơi tôi đang công tác như sau:
- Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng của các ngành xã hội thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế, kỹ thuật. Sau khi ra trường, số sinh viên học các ngành xã hội khó kiếm được việc làm thậm chí có nhiều sinh viên ra trường từ năm 2013 vẫn chưa xin được việc làm hoặc đi làm trái nghề hoặc bỏ nghề, số có việc làm thu nhập cũng rất thấp. 
- Số học sịnh chọn khối xã hội khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT cũng còn thờ ơ với việc học, có tư tưởng học đối phó, học “tủ”.
- Nội dung chương trình “nặng”, đặc trưng kiến thức môn học khô khan nên thời gian trên lớp chỉ đủ cho giáo viên cung cấp cho học những kiến thức cơ bản.
- Phần lớn học sinh và kể cả nhiều người trong xã hội đều có quan điểm sai lầm về môn học chỉ cho rằng: Lịch sử chỉ cần học thuộc, không hiểu được lịch sử cũng là một môn khoa học như các môn khoa học khác. Vì vậy chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
- Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa thật sự tâm huyết với nghề, trong quá trình dạy học chưa thực sự đầu tư cho hoạt động chuyên môn.
Từ những thực trạng còn tồn tại ở môn học và đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12, tôi xin đưa ra một vài biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập môn học và làm bài thi để giúp các em đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt trong cuộc đời các em.
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp
Phát huy tính tích cực trong học tập là điều không mới mẻ gì đối với một GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành kỹ năng và gây hứng thú cho người học để đạt kết quả cao lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác ôn thi môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc: ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi... đề ra một số phương pháp làm bài tốt để góp phần vào việc dạy của người thầy và việc học của trò đạt kết quả cao, có chất lượng.
1. Các phương pháp học và ôn tập môn học
Phần Lịch sử Việt Nam 1919-2000 bao gồm rất nhiều kiến thức có liên quan đến nhau. Trước khi học từng đơn vị kiến thức cụ thể, học sinh cần phải hiểu một cách tổng quát về giai đoạn lịch sử này. Theo tôi có thể hướng dẫn học sinh các cách để hiểu và ghi nhớ kiến thức lịch sử trong giai đoạn này bằng những cách sau:
1.1. Chia kiến thức theo từng giai đoạn
Có thể chia Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 thành các giai đoạn sau:
a. 1919 - 1930
b. 1930 – 1945
c. 1945 – 1954
d. 1954 – 1975
e. 1975 – 1986
g. 1986 – 2000
1.2. Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn
Đây là cơ sở chính để phân chia lịch sử thành các giai đoạn. Mỗi sự kiện lịch sử luôn chịu sự chi phối của những hoàn cảnh nhất định. Trong mỗi hoàn cảnh có nhiệm vụ khác nhau. Sự kiện xảy ra là để giải quyết nhiệm vụ đó. Cụ thể: 
a. 1919 – 1930: Khẳng định con đường giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, sau khi dập tắt phong trào Cần vương, thực dân Pháp đã hoàn thành việc bình định nước ta. Phong trào Cần vương kết thúc (1896) chứng tỏ đường lối cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại. Nước ta đang khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tìm ra con đường cứu nước phù hợp với lịch sử dân tộc. Đầu năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập thì nhiệm vụ này đã hoàn thành.
b. 1930 – 1945: Tiến hành giải phóng dân tộc
Sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai qua các phong trào cách mạng: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945). Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 nhiệm vụ này đã được hoàn thành.
c. 1945 – 1954: Đấu tranh bảo vệ chính quyền, nền độc lập vừa mới giành lại được – kháng chiến chống Pháp tái xâm lược.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn và thử thách. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Đảng và Mặt trận Việt minh đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp qua các chiến dịch lớn: Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950, tiến cuộc đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này đã hoàn thành.
d. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ và đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn
Sau khi Pháp buộc phải rút quân khỏi nước ta (vì Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ) Mĩ đã thay chân Pháp dựng lên chính quyền Sài Gòn làm tay sai để thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là một căn cứ quân sự. Một lần nữa, nhân dan ta phải đứng lên đấu tranh chống Mĩ và tay sai. Chiến tháng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ này.
e. 1975 – 1986: Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, nước ta đã được thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa. Hậu quả mà hai cuộc chiến tranh để lại là rất nặng nề. Những hội nghị hiệp thương hai miền Nam – Bắc và tổng tuyển cử đã hoàn thành nhiệm vụ này. Nước ta bắt tay vào xây dựng kinh tế - xã hội thông qua các kế hoạch 5 năm.
g.1986 – 2000: Cải cách đổi mới đất nước
Mười năm đầu sau ngày đất nước thống nhất (1975-1985) trong quá trình xây dựng kinh tế, bên cạnh những thành tựu, nước ta đã vấp phải nhiều khuyết điểm sai lầm. Tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi. Nước ta cần phải cải cách để thoát khỏi khủng hoảng và đưa đất nước đi lên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 mở đầu thời kỳ đổi mới. Những kế hoạch xây dựn đất nước tiếp tục được đưa ra thực hiện và thu được nhiều kết quả, đất nước đang thay đổi và phát triển từng ngày.
1.3. Hiểu và ghi nhớ những mốc thời gian gắn liền với sự kiện cơ bản 
Lịch sử gồm hai phần: Lịch (ngày, tháng, năm), sử (sự kiện của ngày tháng năm đó). Sau đây là một số cách để ghi nhớ.
a. Nhơ những sự kiện lớn trước: Lấy một sự kiện làm mốc đầu rồi nhớ những sự kiện cách nhau 5 năm, 10 năm
1920: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Leenin, từ đó đã xác định con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
1930: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.
1935: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng – đánh dấu Đảng đã được phục hồi sau thời gian bị Pháp khủng bố trắng.
1940: Phát xít Nhật vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp – nhân dân ta sống trong cảnh “1 cổ 2 tròng”. 
1945: Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
1950: Chiến dịch Biên giới thu đông diễn ra và giành thắng lợi, tạo ra một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến
b. Liên hệ và nhớ sự kiện lịch sử với những ngày tháng năm mà bản thân thường hay nhớ: ngày sinh nhật của mình, của bạn thân, ngày gắn liền với những kỷ niệm không quên rồi tính sự kiện lịch sử cách ngày tháng đó bao lâu.
1.4. Nhớ và hiểu những sự kiện của lịch sử thế giới có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam.
Phần lịch sử Việt Nam 1919-2000 luôn chịu tác động của lịch sử thế giới và khu vực. Vì vậy cũng cần phải hiểu và nhớ một số sự kiện sau:
- Quốc tế cộng sản: Là một tổ chức quốc tế do Leenin sáng lập ra năm 1919vowis thành viên là các Đảng cộng sản của các nước. Quốc tế cộng sản chỉ đạo thống nhất đường lối, chủ trương để thực hiện nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc. Các đại hội quan trọng: Đại hội II (1920), Đại hội VII (1935).
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Là cuộc chiến tranh do phe phát xít (cầm đầu là Đức) phát động nhằm chia lại thị trường thế giới. Ban đầu là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Khi Liên Xô đứng lên chống phát xít tính chất cuộc chiến tranh đã thay đổi.
Tháng 9/1940: Nhật nhảy vào Đông Dương
Tháng 12/1941: chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ.
Đầu 1945 : Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phe phát xít lần lượt bị tiêu diệt.
Cuối tháng 4/1945: Phát xít Đức bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 
Ngày 6 và 8 tháng 8/1945: Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Ngày 15/8/1945: Phát xít Nhật ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giớ thứ hai kết thúc.
- Tình hình châu Phi những năm 50-60: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
- Tình hình Mĩ la tinh những năm 70 của thế kỷ XX: Phong trào đấu tranh chống chế độ thuộc địa kiểu mới của Mĩ phát triển và giành nhiều thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta
2. Tổ chức ôn tập
Giáo viên phải xác định được có bao nhiêu thời gian để thực hiện việc ôn tập. Căn cứ vào thời gian đó để chia kiến thức cho mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi đợt rồi “ khoán” kiến thức để học sinh thực hiện. Trong thời gian ôn tập giáo viên không cung cấp kiến thức mới, không dạy lại kiến thức cũ mà chỉ khái quát kiến thức trọng tâm, giải đáp thắc mắc của học sinh, hướng dẫn cách học và kiểm tra việc học của học sinh.
Việc thường xuyên kiểm tra việc học của học sinh là rất quan trọng. Cuối mỗi tuần, mỗi đợt có thể cho học sinh bốc thăm và trả lời câu hỏi bất kì trong số các câu hỏi mà giáo viên đã “ khoán”. Có thể cho học sinh trình bày miệng hoặc viết lên bảng sau đó giáo viên chấm, nhận xét, nhắc nhở để học sinh tránh mắc lỗi khi học sinh làm bài. Tổ chức kiểm tra cần nhẹ nhàng để giảm áp lực. Có thể tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp để tạo không khí hào hứng cho học sinh. Nếu có điều kiện thì tổ chức thi đua giữa các lớp.
2.1. Ôn tập kiến thức cơ bản 
- Mục đích: + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN.
 + Chủ yếu ôn cho đối tượng học sinh: yếu, kém 
* Đối với giáo viên:
 - Nắm chắc nội dung cần ôn có liên quan đến bài học
 - Thực hiện: gọi học sinh trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
Có thể áp dụng tất cả các câu hỏi theo nội dung bài trong SGK.
Ví dụ 1: Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
- Câu hỏi: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Trả lời: + Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Nguyên tắc: 
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước .
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình .
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) .
Ví dụ 2: Bài 13 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam (1925-1930)
- Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? 
Trả lời: 
- Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_on_thi_tot_nghiep.doc