SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước’’
Bác Hồ nói: "Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá". Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
Như chúng ta đã biết việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng của các vật về khả năng định hướng không gian, thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.[1]
Là một giáo viên phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Qua thời gian giảng dạy và thực trạng trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy các hoạt động là những mắt xích tạo nên một chương trình giáo dục nói chung trong đó hoạt động hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã được hoạt động với đồ vật, qua đó mà trẻ đã dần dần biết được giữa to hơn - nhỏ hơn; cao hơn - thấp hơn với những dấu hiệu đặc trưng nhất. Song đến tuổi mẫu giáo, trí tuệ và các giác quan của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, trẻ bắt đầu thích tìm hiểu khám phá và nhận biết được những kiến thức sơ đẳng nhất của toán học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI, TRƯỜNG MẦM NON ĐIỀN TRUNG, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA. Người thực hiện: Trương Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm non Điền Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.2 Thực trạng 4 2.3 Một số biện pháp 5 2.3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường để cung cấp các biểu tượng toán học cho trẻ 5 2.3.2 Biện pháp 2: Giúp trẻ hiểu về số lượng và con số 6 2.3.3 Biện pháp 3: Giúp trẻ tìm hiểu về hình dạng 6 2.3.4 Biện pháp 4: Giúp trẻ tìm hiểu về đo lường 7 2.3.5 Biện pháp 5: Giúp trẻ tìm hiểu về định hướng không gian, thời gian 8 2.3.6 Biện pháp 6: Bổ sung đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương 8 2.3.7 Biện pháp 7: Phối kết hợp chặt trẻ với các bặc phụ huynh 11 2.4 Kết quả đạt được 11 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 3.1 Kết luận 13 3.2 Kiến nghị 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 NHỮNG SÁNG KIẾN ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 15 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ nói: "Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá". Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Như chúng ta đã biết việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng của các vật về khả năng định hướng không gian, thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.[1] Là một giáo viên phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Qua thời gian giảng dạy và thực trạng trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy các hoạt động là những mắt xích tạo nên một chương trình giáo dục nói chung trong đó hoạt động hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã được hoạt động với đồ vật, qua đó mà trẻ đã dần dần biết được giữa to hơn - nhỏ hơn; cao hơn - thấp hơn với những dấu hiệu đặc trưng nhất. Song đến tuổi mẫu giáo, trí tuệ và các giác quan của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, trẻ bắt đầu thích tìm hiểu khám phá và nhận biết được những kiến thức sơ đẳng nhất của toán học. Toán học giúp trẻ biết quan sát, phát hiện những dấu hiệu nổi bật rõ nét về màu sắc, hình dạng, kích thước, chủng loại để trẻ có thể tạo thành nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước. Toán học còn giúp trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng, về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều rộng giữa 2 nhóm đối tượng Thông qua hoạt động làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình hình học, biết định hướng trong không gian Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu, khám phá để truyền tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà dể hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dể dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chon đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước’’ với mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các tiết toán, qua đó đề xuất “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước’' 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Làm quen với toán là một môn khoa học vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, nhờ có toán học mà con người có thể tiếp cận với nền khoa học công nghiệp tiên tiến và hiện đại của đất nước. Hiện nay chúng ta đang xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ai sẽ là những nhân tài kế tiếp, thực hiện nhiệm vụ cao cả này? đó chính là những mầm non tương lai của đất nước, đúng vậy chăm sóc giáo dục trẻ đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung, không những vậy làm quen với toán còn là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, góp phần giúp trẻ làm quen với việc học, là nền tảng cho trẻ học bộ môn toán ở các cấp học sau, và đặc biệt hơn nữa kiến thức toán học vô cùng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Tuy nhiên để tổ chức hoạt động cho trẻ Làm quen với toán đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non là nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ở mức độ đơn giản. Chính vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non.[1] Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, khả năng phân tích các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng. Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ Qua tình hình thực tế ở trường, ở lớp tôi phụ trách và qua tham khảo một số trường bạn cho thấy tỉ lệ nhận biết một số biểu tượng toán học ở trẻ còn rất thấp. Trẻ cảm thấy việc học toán là vô cùng khó khăn. Vậy nguyên nhân là do đâu, thiết nghĩ nếu giáo viên tổ chức tốt các biện pháp sẽ giúp trẻ làm tốt hơn. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt một tiết học tốt có hiệu quả nhất. Qua thực tế giảng dạy đã cho tôi thấy, nếu phát huy tối đa khả năng tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng thì tiết học sẽ rất thành công. 2.2. Thực trạng: * Thuận lợi: - Hàng năm nhà trường đã bổ xung thêm đồ dùng day học, đồ chơi cho các cháu. - Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nên số trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. - Hầu hết số trẻ 5 tuổi đều đã qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên trẻ đã có thói quen trong học tập. - Trẻ khỏe, mạnh dạn, nhanh nhẹn. - Số trẻ 5 tuổi trong toàn xã được tập trung về khu trung tâm học chương trình giáo dục mầm non, học 2 buổi trên ngày, bán trú 100%. - Đa số giáo viên có trình độ trên chuẩn và đủ 2 giáo viên trên lớp bán trú. - Trẻ phát âm chuẩn tiếng việt. - Bản thân tham gia học lớp bồi dưỡng hè và dự các buổi chuyên đề do Phòng và nhà trường tổ chức. * Khó khăn: - Đồ dùng dạy học của giáo viên còn nghèo nàn chủ yếu là tự làm vì vậy độ bền chưa cao, chưa đồng bộ. - Đa số trẻ mới biết đến chữ số 5 và đếm trong phạm vi 10. - Định hướng về không gian và thời gian còn nhầm lẫn chưa chính xác. - Trẻ ít được thao tác thực hành trên đồ vật, trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú chưa cao. - Với tổng số trẻ là 50 quá đông so với quy định nên việc thực hiện các hoạt động không diễn ra bình thường như các lớp ít trẻ được. - Giáo viên hạn chế sử dụng các biện pháp nhằm khiêu gợi, kích thích trẻ quan sát khám phá các vấn đề lên quan đến toán. - Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Kĩ năng đếm và kĩ năng xếp tương ứng 1:1 chưa thành thạo và chính xác, trẻ thường hay đếm vẹt theo kiểu học thuộc lòng, và xếp theo thứ tự lần lượt chứ không theo qui luật nhất định. - Trẻ chưa nhanh nhạy trong vấn đề tìm, đếm nhóm đối tượng theo yêu cầu của cô, thường bị thụ động vào sự gợi ý hướng dẫn của cô. - Chưa biết ước lượng về kích thước và đồ vật. - Tham gia trò chơi chưa linh hoạt, nhanh nhẹn. - Thao tác đo chưa thuần thục. - Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp và đi làm ăn xa để các cháu cho ông (bà) chăm sóc nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của việc học toán đối với trẻ vì vậy nhiều khi không tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập, nên việc học toán của trẻ còn hạn chế chủ yếu là cô cung cấp kiến thức cho trẻ ở trường. - Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau: TT Nội dung Số trẻ khảo sát Kết quả Tốt - khá Trung bình Yếu Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ nhận biết được 10 chữ số đầu. 50 38 76 7 14 5 10 2 Trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 10. 50 36 72 11 22 3 6 3 Phân biệt được kích thước, hình dạng. 50 40 80 6 12 4 8 4 Trẻ hiểu biết về đo lường. 50 38 76 10 20 2 4 5 Định hướng không gian thời gian. 50 37 74 8 16 5 10 6 Phản ứng nhanh nhẹn với những hệ thống câu hỏi ngược. 50 35 70 8 16 7 14 7 Có khả năng tạo nhóm tương ứng 1-1 bằng nhiều cách. 50 38 76 10 20 2 4 8 Có kỹ năng tham gia các trò chơi toán học. 50 35 70 10 20 5 10 9 Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. 50 38 76 8 16 4 8 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết về số lượng, kích thước, hình dạng, không gian, thời gian ..còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi làm quen với các biểu tượng toán học đạt hiệu quả cao và tôi xin nêu một số biện pháp sau. 2.3. Biện pháp thực hiện: 2.3.1. Biên pháp 1: Tạo môi trường để cung cấp các biểu tượng toán học cho trẻ. 2.3.1.1. Môi trường bên trong lớp: - Trang trí các góc, chủ đề chính bằng tranh ảnh, vật thật, đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải do cô và trẻ tự làm. VD: Đồ dùng bằng nhiều nguyên vật liệu phế thải như giấy xốp màu, vỏ lọ, lon biađể cắt những con vật, cây, hoa, quả làm những chiếc vòng có nhiều màu sắc để cho trẻ đếm và có thể học lồng ghép các môn học khác. - Sắp xếp đồ đùng, đồ chơi theo hướng mở để trẻ dễ lấy, dễ sử dụng thu hút được trẻ vào tất cả các hoạt động. - Nguyên học liệu: là những đồ dùng, đồ chơi gần gũi và ở xung quanh trẻ. Cô sử dụng những hình ảnh, đồ dùng để tạo ấn tượng giúp trẻ nhận ra điều gì đó khác thường liên quan đến toán học để buộc trẻ phải thắc mắc, suy nghĩ cách điều chỉnh bổ xung như : VD: - Cô đưa ra hình ảnh bàn có 3 chân, ghế có 2 chân, ô tô mà các bánh xe là hình vuông, xe đạp mà không có bánh xe. Trẻ nhận xét và trẻ đưa ra ý kiến của mình tại sao bàn chỉ có 3 chân? Bàn phải có 4 chân mới đứng được? Bánh xe không phải là hình vuông, hình vuông không lăn được? Vậy để xe chạy được thì bánh xe phải hình gì? Phải hình tròn mới đi được ... 2.3.1.2. Môi trường bên ngoài: VD1: Đối với chủ đề thực vật (cho trẻ chơi và làm thí nghiệm). - Tận dụng những chai coca nhựa cùng trồng 1 loại cây trong 10 chai coca và trồng 10 cây khác ở lọ, chai khác cho trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau về số lượng, mầu sắc, hình dạng VD2: + Tổ 1 có 10 bạn hôm nay vắng 2 bạn hỏi còn bao nhiêu bạn? + Tổ 2 có tất cả 8 bạn giờ có 6 bạn hỏi vắng bao nhiêu bạn? - Đan sản phẩm của các nghề hoặc cắt các đoạn luồng có số lượng 10 cho trẻ quan sát hình dạng, số lượng, kích thước. VD: + Có bao nhiêu đoạn luồng? Để đan được chiếc rổ này cần bao nhiêu đoạn luồng nữa? + Để đan được một chiếc làn cần có 5 đoạn luồng vậy đan 2 chiếc phải như vậy thì cần bao nhiêu đoạn luồng? . 2.3.2. Biện pháp 2: Giúp trẻ hiểu biết về số lượng và con số. - Giáo viên cứ để cho trẻ đếm mọi thứ nếu trẻ đếm được. VD: Đếm lô tô, rau, củ, quả, đồ chơi, bát, thìa, ghế, bàn, đếm các bạn, đếm viên sỏi, đếm hột, hạt - Trẻ nhận biết con số trong điện thoại, số ở máy tính, số giờ cần ngủ dạy, số giờ ăn trưa, số giờ ra về, số vé xem xiếc, số các tờ lịch. VD: + Số điện thoại nhà con là mấy? Mấy giờ lớp mình ăn trưa? + Số cân nặng, chiều cao của con là bao nhiêu ? + Trong tuần mình đi học mầy ngày? Đó là những ngày nào? Thứ mấy mình được nghỉ?.. - Giúp trẻ hiểu về con số, tạo tách số lượng: Cho trẻ đếm thầm rồi đếm to. VD: Có bao nhiêu chú thỏ? có bao củ cà rốt? có 10 chú thỏ đi về trước 6 chú hỏi còn bao nhiêu chú thỏ? Vậy số thỏ và cà rốt như thế nào? Để thỏ và cà rốt bằng nhau ta phải làm gì?.. Cứ như vậy chúng ta giúp trẻ hiểu được con số không thể thiếu trong cuộc sống của con người một cách nhẹ nhàng và thú vị. Từ đó để gây thêm sự tò mò, tìm tòi, quan tâm của trẻ đối với số lượng và con số một cách đam mê, hào hứng. 2.3.3. Biện pháp 3: Giúp trẻ tìm hiểu về hình dạng. - Để giúp trẻ hiểu sâu về hình dạng cần cung cấp, giáo viên cần đưa ra những hệ thống câu hỏi mở mang tính mô tả để yêu cầu trẻ hiểu và làm theo yêu cầu của cô, câu hỏi tổng hợp những kiến thức trẻ đã biết và đưa ra yêu cầu cao hơn. VD: Con xếp khối chữ nhật màu xanh làm thân nhà đi? Vậy mái ngói là màu gì? Hình gì? - Trong khi làm quen với các hình cho trẻ để rỗ lại đằng sau yêu cầu trẻ tri giác để lấy đúng hình cô yêu. VD: Trò chơi "chiếc túi kỳ lạ" + Cách chơi: bỏ hình vào trong túi yêu cầu trẻ lấy hình theo yêu cầu của cô. Hãy lấy cho cô hình tròn? Lấy cho cô hình chữ nhật?... + Luật chơi: Bạn nào lấy đúng theo yêu cầu của cô sẽ được nhận quà, bạn nào lấy sai sẽ phải lặc cò cò - Hoạt động của trẻ chủ yếu là hoạt động học chơi? VD: Trò chơi "Truyền tin" + Cách chơi: cô giáo vẽ vào lòng bàn tay của bạn đầu tiên một hình vẽ (Vẽ bằng tay không, không phải bằng bút) sau đó bạn đầu tiên lại vẽ vào tay tiếp đến bạn thứ 2 và cứ thế lần lượt đến bạn cuối cùng rồi thông báo kết quả. + Luật chơi: Truyền tin chỉ vẽ không nói, bạn cuối cùng thông báo đúng theo yêu cầu sẽ được nhận quà bạn nào lấy sai sẽ phải lặc cò cò.. VD: Hôm nay cô sẽ tặng lớp mình một hình vẽ thật đẹp và để biết hình vẽ đó là gì ? Giờ cô sẽ vẽ hình vẽ đó vào tay bạn đầu tiên rồi bạn đầu tiên lại vẽ vào tay tiếp đến bạn thứ 2 và cứ thế lần lượt đến bạn cuối cùng rồi thông báo kết quả, khi truyền tin chú ý chỉ được vẽ không được nói, bạn nào nói đúng sẽ được nhận quà, nói sai sẽ phải lặc cò cò xung quanh lớp. Với các dạng trò chơi này trẻ rất hứng thú và nhớ hình rất nhanh, và được trẻ tự chơi ở mọi lúc mọi nơi. 2.3.4. Biện pháp 4: Giúp trẻ hiểu về đo lường. - Giáo viên khiến khích trẻ cầm thước dây, thước đo để đo các con vật, đồ chơi, búp bê, bàn, ghế - Cho trẻ đứng gần nhau để đo ai cao hơn, thấp hơn? Mỗi lần cân đo cho trẻ cô nên chỉ và cung cấp số liệu cho trẻ nhớ về số đo của mình, lần sau đo tiếp để trẻ so sánh số đo sau lớn hơn số đo trước và hiểu như vậy là mình đã lớn hơn VD: Con và Lan ai cao hơn, ai thấp hơn? Con cao bao nhiêu? Cân nặng của con là thế nào? Vậy tháng này con thấy cân nặng của mình như thế nào so với tháng trước? - Cho trẻ đong gạo bằng chén nước, đong đậu bằng cốc, cân túi gạo, túi lạc nặng bao nhiêu kg? VD: Con đang làm gì? Con đong được mấy chén rồi? Còn mấy chén nữa là đầy ? - Cho trẻ đong nước vào chai, lọ bằng nhiều dụng cụ đong khác nhau? Cho trẻ nhận xét để đưa ra ước lượng. VD: Khoảng mấy chén nước nữa là đầy chai. Khi đong nước vào lọ và đong nước vào chai con thấy thế nào ? Vì sao đong vào lọ lại nhanh đầy hơn hay đong vào chai ? - Cho trẻ bê hai đồ vật ở hai tay và cho trẻ ước lượng cái nào nặng hơn cái nào nhẹ hơn. VD: Con thấy thế nào ? Vì sao biết bên tay trái nặng hơn bên tay phải? - Cho trẻ dùng mắt ước lượng chiều cao các cây trong sân trường là bao nhiêu thước. VD: Cây nhãn này khoảng bao nhiêu thước? chiều cao của cây nhãn như thế nào so với chiều cao của cây phượng? Trong khi chơi xây dựng trẻ có thể ước lượng. VD: Hàng rào cần khoảng bao nhiêu viên gạch nữa là đủ? Cứ như vậy để tập cho trẻ thói quen và hiểu được một điều trong khi chơi, học, làm việc, thì ai cũng cần biết cách đo, ước lượng về chiều cao, cân nặngVì vậy sẽ rẽ ràng hơn trong quá trình sử lí các vấn đề có liên quan. 2.3.5. Biện pháp 5: Giúp trẻ hiểu về định hướng không gian, thời gian. * Muốn giúp trẻ định hướng được không gian trước hết chúng ta phải dạy cho trẻ biết vị trí của các bộ phận trên cơ thể người. Sau đó định hướng phái trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía trái, phía phải của bản thân và của các đối tượng khác. VD 1: Trò chơi "tìm mật ong cho Gấu" Cách chơi: (bịt mắt) cô vẽ sơ đồ và hướng dẫn bằng lời hãy đi về phía trước 5 bước, đi về phía phải 7 bước, đi về phía trái 3 bước, đi thẳng dừng lại, lùi lại phía sau 2 bước đã đến chỗ có mật ong. Luật chơi: (Cô bịt mắt trẻ) chia lớp ra 3 đội mỗi đội cử đại diện 1 bạn lên chơi, các thành viên còn lại trong đội có nhiệm vụ hướng dẫn bạn trong đội của mình thực hiện. Đội nào làm đúng theo yêu cầu và lấy được mật ong trước đội đó sẽ dành chiến thắng. Yêu cầu khi đi không làm đổ chướng ngại vật. VD2: Yêu cầu trẻ lấy cho cô cái bát bên trái, cái thìa bên phải hoặc lấy cái cặp dưới gầm bàn, lấy cái mũ trên đầu của con Với phương pháp này giúp trẻ tìm kiếm mọi vật sung quanh một cách dễ dàng và giúp trẻ ứng dụng thực tiễn hàng ngày. * Giúp trẻ hiểu về thời gian: Giáo viên thông qua các hoạt động hàng ngày, trò chuyện với trẻ như hôm nay là thứ mấy? Thời tiết hôm nay thế nào? Sáng nay con ăn gì? Hôm qua con có ăn món này không ? Sáng mai con định ăn món gì?... Sáng mai ngủ dạy con thường làm gì? Đến chưa thì sao? Sau khi ăn xong con đi đâu? .. 2.3.6. Biện pháp 6: Bổ sung đồ dùng từ nguyên học liệu có sẵn ở địa phương. - Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều nguyên vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp , sữa chua.....Đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những việc hữu ích, vì vậy tôi dã thu thập từ phụ huynh, từ học sinh thu gom chọn lọc từ nguồn phế thải đó và làm đồ dùng đồ chơi để trang trí, để phục vụ các môn học và bổ sung vào các góc chơi của trẻ. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, và tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình, ngoài ra trẻ còn được trải nghiệm và sáng tạo giúp trẻ phát triển tốt hơn. Dưới đây là một số đồ dùng, đồ chơi tôi và trẻ cùn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_cac_b.doc