SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm

 Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục - đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng.

 Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là “Phép tính đúng” hoặc “Lối viết hợp chuẩn”.

 Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.

 Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.

 Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả.

 

doc 21 trang thuychi01 9151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 STT
NỘI DUNG
Trang
Mục lục
1
Phần thứ nhất: Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu đề tài
3
3
Đối tượng nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
4
Phần thứ hai: Nội dung 
1
Cơ sở lý luận
5
1.1
Những vấn đề về cơ sở lý luận
5
1.1.1
Phương pháp dạy học phân môn Chính tả
5
1.1.2
Các hình thức dạy học phân môn Chính tả
6
2
Thực trạng dạy và học ở bậc Tiểu học
6
2.1
Thực trạng dạy và học phân môn Chính tả của giáo viên
6
2.2
Học sinh
7
3
Những giải pháp 
7
3.1
Điều tra nắm bắt tình hình 
7
3.2
Các biện pháp thực hiện 
8
3.2.1
Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả 
8
3.2.2
Luyện cách cầm bút
8
3.2.3
Luyện viết đúng phụ âm đầu 
9
3.2.4
Luyện viết đúng tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã 
12
3.2.5
Luyện viết đúng tiếng có vần khó 
12
3.2.6
Chấm chữa bài chính tả 
13
3.2.7
Luyện viết chữ đúng, đẹp
14
4
Kết quả
17
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
19
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục - đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng.
 Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là “Phép tính đúng” hoặc “Lối viết hợp chuẩn”.
 Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
 Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.
 Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả.
 Hiện nay, tình hình viết sai lối chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh đôi khi còn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông). Hơn nữa trình độ tiếng việt của một số giáo viên còn hạn chế, năng lực nắm luật chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả. mặt khác do điều kiện gia đình các em làm nông nghiệp, lại có đông con đi học, bố mẹ suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng, không có thời gian dạy dỗ con cái. Phần nữa là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ  Do đó, một yêu cầu bức xúc là giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng. Gv tiếp thu một cách triệt để chuyên đề: 
Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hoá để có biện pháp ngay vào việc hướng dẫn nói chuẩn viết chuẩn cho học sinh ở lớp mình. 
Phòng Giáo dục Thành phố Thanh Hoá đã xây dựng Kế hoạch số 650/KH-PGD&ĐT TP ngày 7/10/2015, Công văn số 778/CV-PGD&ĐT ngày 23/11/2015 về thực hiện chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong các nhà trường.
Tiếng địa phương (từ ngữ và giọng điệu riêng của vùng, miền) thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần làm nên sự phong phú của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ, nhất là trong cách phát âm.
Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng đẹp để “Nâng cao chất lượng giờ chính tả”. 
 Quá trình dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường bao gồm: thực hiện dạy học trên lớp, thực hiện phân phối chương trình của bộ, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức dạy học ở toàn bộ các môn học. 
 Vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm tòi, giải quyết một số vấn đề thuộc phạm vi cải tiến phương pháp dạy học phân môn chính tả theo hướng tích cực vào người học. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm”
2. Mục đích nghiên cứu:
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Chính tả ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, cẩn thận, chăm chỉ và sáng tạo của học sinh. Hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe - viết và phân biệt luật chính tả để vận dụng vào bài viết.
 Góp phần giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết.
 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dịnh tiếng Việt “ Nghe, nói, đọc, viết” giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các hoạt động của lứa tuổi. Chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Vì vậy phân môn Chính tả có vai trò quan trọng ở Tiểu học. Học sinh viết, viết nhanh mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn khác thuận lợi.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung, phương pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm”
Nghiên cứu các hình thức, các phương pháp dạy phân môn cính tả để vận dụng vào từng bài cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu của một số tác giả nhằm thu thập những thông tin làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp điều tra.
	- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Thống kê, sử lý số liệu.
	- Phỏng vấn trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh.
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Những vấn đề về cơ sở lý luận:
 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học. Để tiết dạy đạt hiệu quả cần phải tìm ra những đổi mới phương pháp dạy phân môn Chính tả ở bậc Tiểu học.
 Chính tả rèn cho học sinh biết qui tắt và có thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn.
 Chính ảt cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hoá, công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập.
 Trên thực tế, viết đúng, viết đẹp giúp người đọc hiểu được nội dung văn bản, nội dung cần thông báo và gây thêm ấn tượng về bài viết của mình. Qua đó phân môn Chính tả rất quan trọng đối với bậc Tiểu học.
 Quá trình viết đúng, viết đẹp là cả một khó khăn đối với những học sinh chưa phân biệt được luật chính tả. Viết dúng, viết đẹp cần cả một quá trình rèn luyện, cần được sự giúp đỡ của giáo viên.
 Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận của cơ thể học sinh. Tư thế cầm bút, khoảng cách của tầm nhìn và tư thế ngồi... Việc viết chính tả không đảm bảo đúng qui định được xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ để lại nhiều dị hại suốt đời cho học sinh như: cận mắt, vẹo cột sống, lưng gù,... Vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết cần hướng dẫn học sinh đúng tư thế.
 Trong việc dạy phân môn Chính tả cần phải nghĩ đến các yếu tố cảm xúc - tâm lý chi phối việc viết đúng, viết đẹp. Quá trình nghe viết và thể hiện viết đúng, viết đẹp nếu trẻ có tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em rất vui khi bài viết của mình đúng và đẹp.
1.1.1. Phương pháp dạy học phân môn chính tả:
Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị viết chính tả:
 - Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết, nắm được nội dung bài viết.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
 - Luyện viết những từ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
Đọc bài chính tả cho học sinh viết:
 - Đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết.
 - Đọc cho học sinh nghe - viết từng câu ngắn hay từng cụm từ.
 - Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát.
Chấm và chữa bài chính tả:
 - Giáo viên chọn chấm một số bài của học sinh.
 - Sau khi học sinh viết xong, giáo viên giúp học sinh tự kiểm tra và chữa lỗi trong bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần:
 - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
 - Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu.
 - Cho học sinh làm bài tập vào bảng con hoặc vở.
 - Chữa toàn bộ bài tập
1.1.2. Các hình thức dạy phân môn chính tả:
Chính tả đoạn, bài (có đọ dài trên dưới 60 chữ):
 - Tập chép ( nhìn - viết), áp dụng trong nửa đầu học kì I.
 - Nghe - viết, áp dụng từ giữa học kì I
Chính tả âm, vần (có đọ dài trên dưới 60 chữ):
 Các loại bài tập chính tả âm, vần gồm có:
 - Bài tập bắt buộc (bài tập chung cho tất cả các vùng phương ngữ)
Ví dụ: uênh, uêch, uyu,
 - Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ
Ví dụ: it/ich, tr/ch, s/x ; ,iu/; iêu; ưu/ iên;; in / inh; uôi / ui; d/ gi; r/d; thanh hỏi/ thanh ngã 
2. Thực trạng dạy và học ở bậc Tiểu học:
 Trong những năm gần đây, nhà trường Tiểu học Quảng Tâm luôn quan tâm đến chữ viết qua các kì thi “ Vở sạch - Chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân giáo dục cho con em mình viết chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn phải đúng cả về luật chính tả. 
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã đưa chỉ tiêu cụ thể đến từng khối lớp như sau: chữ viết loại A: 55% chữ viết loại B: 45% ( không có loại C) 
2.1. Thực trạng về dạy phân môn Chính tả của giáo viên:
 - Hầu hết giáo viên đã tiếp cận, vận dụng phương pháp khi dạy phân môn Chính tả. Nhưng việc tiếp cận phương pháp đổi mới của giáo viên còn nhiều hạn chế. 
 - Do mỗi địa phương có một cách phát âm riêng nên cũng gây không ít khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh.
 - Trong giờ Chính tả một số giáo viên đề cao quá mức yêu cầu về viết sạch, đẹp mà quên rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ và đúng chính tả.
 - Mặt khác một số giáo viên rèn viết mà quên uốn nắn các em ngồi đúng tư thế, khoảng cách tầm mắt, cách cầm bút, vị trí đặt vở,
 - Việc tự học, tự rèn luyện của một số giáo viên còn chưa cao (đa phần việc nghiên cứu chủ yếu là sách giáo khoa chưa tham khảo thêm các tài liệu khác có liên quan đến bài đọc).
 - Việc phát âm của một số giáo viên chưa chuẩn dẫn đến các em nghe - viết sai chính tả.	
 - Về việc chấm chữa bài, một số giáo viên chấm bài không sửa lỗi sai và viết mẫu 
lại để học sinh biết được mình sai lỗi như thể nào để biết cách viết đúng ở bài sau.
* Tóm lại những vấn đề trên đã gây khó khăn đến việc rèn kĩ năng nghe - viết của học sinh.
2.2. Học sinh:
 Học sinh dần dần quen với phương pháp dạy học mới. Nhiều em đã biết cách trình bài bài viết, viết sạch, đẹp, đúng chính tả. Vì vậy tiết học trở nên hứng thú, xong vẫn còn không ít tồn tại cần khắc phục:
 - Khả năng phối hợp đồng bộ của các cơ quan: Cơ quan phát âm, cơ quan thị giác, cơ quan thính giác còn hạn chế, dẫn đến khã năng tổng hợp hạn chế nên kỹ năng viết của học sinh chưa chính xác, chưa sạch sẽ.
- Một số học sinh phát âm chưa chuẩn theo tiếng phổ thông nên khi viết còn lẫn lộn. Ví dụ: it/ich, tr/ch, s/x ; ,iu/; iêu; ưu/ iên;; in / inh; uôi / ui; d/ gi; r/d; thanh hỏi/ thanh ngã 
 - Mét sè häc sinh ngồi chưa đúng tư thế, cách cầm bút chưa đúng, khoảng cách tầm nhìn quá gần làm ảnh hưởng đến cư quan thị giác.
 * Xuaát phaùt töø nhöõng thöïc traïng treân. Toâi maïnh daïn ñöa ra moät soá bieän phaùp nhaèm naâng cao chaát löôïng giê d¹y ChÝnh t¶ líp 3.
3. Những giải pháp:
3.1. Điều tra nắm bắt tình hình:
 Phân loại học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ Chính tả. Nếu như không phân loại sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém. Vì vậy sau khi ổn định tổ chức lớp trong vòng hai tuần đầu, tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh. Bài kiểm tra đầu năm của các em qua thực tế bài viết trong 4 bài 2 tuần đầu, ngoài ra tôi còn tham khảo thêm qua giáo viên dạy các em năm trước. Sau đó tôi tiến hành phân loại học sinh theo đi tiêu chí chữ viết.
BẢNG KHẢO SÁT LẦN 1.
Loại A
Loại B
Loại C
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
12
38,7%
17
54,9%
2
6,4%
 Qua việc điều tra thực tế như vậy, tôi thấy tình trạng các em viết xấu và sai nhiều lỗi quá nhiều. Nếu như không có biện pháp khắc phục sớm, giúp các em viết đẹp và biết cách viết chữ như thế nào cho đúng, thì lên lớp 4 các em sẽ học như thế nào đây? Chính vì điều này đã thôi thúc tôi tìm ra một số biện pháp cụ thể, sát thực để giúp và đưa những đối tượng thuộc loại C lên loại B (A lên B). Có như vậy thì chất lượng giờ chính tả mới được tốt.
3.2. Các biện pháp thực hiện:
3.2.1 Biện pháp1: Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả. 
 Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên đừng nên nghĩ rằng “Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết” là không quan trọng, mà ngược lại, tư thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp. Vì vậy, ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết của từng em. Nhiều em lên lớp 3 rồi mà khi viết, mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay cầm bút thấp quá nên mực hay ra tay làm bẩn vở. Để giúp những em này biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ, mà ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống suốt đời. Nếu em nhìn vào vở sát quá thì mắt sẽ bị cận thị ..Sau đó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo tư thế ngồi viết, ngồi viết ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn. Đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20 - 25 cm. Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên trái quyển vở giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được để hơi chếch về phía tay trái. hai chân để thẳng, vuông góc sau đó tôi hướng dẫn cho các em cách cầm bút sao cho dễ viết, không cao quá khó viết và không thấp quá mực vào tay làm bẩn bài viết. Khi hướng dẫn tỉ mỉ tôi khuyến khích cho các em thực hiện, bạn nào ngồi đúng nhất được cô tuyên dương trước lớp. Trong các tiết dạy chính tả tiếp theo, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh. 
3.2.2 Biện pháp2: Luyện cách cầm bút.
 Hướng dẫn học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
 Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
 Hướng dẫn, chỉnh sửa kịp thời cho những em cầm bút chưa đúng, đồng thời tuyên dương những em cầm bút đúng.
3.2.3 Biện pháp 3: Luyện viết đúng phụ âm đầu.
 Để giúp học sinh viết đúng 1 số phụ âm đầu dễ lẫn lộn này, trong mỗi giờ chính tả tôi phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, trong từng bài cụ thể đối với từng cặp phụ âm mà học sinh hay sai để cho bài dạy sinh động, để giúp các em dễ phân biệt được cách viết đúng, sai.
 Chẳng hạn, với phương pháp trực tiếp, tôi cho học sinh nghe, đọc, nhận xét các chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần chữ khó vào bảng con cho quen tay. Bước đầu tôi đọc toàn bài, sau đọc từng câu, từng cụm từ, chú ý nhấn mạnh những tiếng khó để luyện tập cách nghe cho học sinh. Tiếp theo tôi đặt câu hỏi bằng phương pháp gợi mở vấn đáp để giúp các em nhận ra những tiếng từ các em hay viết sai. Sau đó tôi cho một số em nhắc lại một số luật chính tả, các em đã được học.
 Như trước e, ê và i âm cờ được viết bằng chữ k (ca).
 Ví dụ: kể; kẻ..
 Hoặc trước e, ê và i âm gờ viết bằng chữ gh (gh ghép) hay ngờ viết bằng ngh (ngờ nghép).
 Ví dụ: ghế; ghé.
 nghỉ; nghé. 
 Sau khi các em nhắc lại được 1 số luật chính tả, thì cho các em được luyện viết nhiều lần trên bảng con để các em nhớ.
 Trong những giờ chính tả có phần luyện tập s/d/gi đa số các em khó tìm ra quy tắc phân biệt khi nào viết, d hay gi. Vì vậy với bài tập so sánh trên tôi cho các em phân biệt bằng nhiều cách như sau. Đầu tiên cho các em dựa vào nghĩa để phân biệt.
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm ra những tiếng từ có phụ âm đầu r/d/gi có trong bài.
Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
(Đoạn 4 bài: Các em nhỏ và cụ già - Tiếng Việt lớp 3 tập 1)
 Học sinh tìm được là: rồi, rất, rồi, dẫu, giúp, gì.
Bước 2: Cho học sinh viết bảng con (nhận xét, giảng giải cách viết) phát âm, giải nghĩa từ, tìm từ có tiếng đó.
 Chẳng hạn: với tiếng “dạo”.
 Học sinh viết bảng con, giáo viên nhận xét và giảng cách viết.
d + ao + dấu nặng - dạo.
 + Phát âm (gi¸o viªn làm mẫu, gọi 1; 2 học sinh phát âm lại) d – ao – nặng – dạo.
 + Giải nghĩa (giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giải nghĩa).
 Em hãy đọc lại câu có chứa tiếng “dạo” cho trong bài và cho cô biết “dạo” ở đây ý nói gì? (chỉ khoảng thời gian ngắn chưa lâu).
 + Học sinh tìm từ có tiếng “dạo”; dạo này, một dạo
Bước 3: Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi bằng cách tìm các tiếng lập bảng.
 r
 d
 gi
- rong:
rong ruổi, rong chơi,
gánh hàng rong
 - dong:
 Thong dong
 - giong:
 trống giong cờ mở,
 Gợi ý cho học sinh điền từ bằng cách dùng câu hỏi gợi ý. Em tìm từ có tiếng “rạo” “dạo”. Học sinh tìm đến đâu tôi ghi lên bảng đến đấy.
 Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, tôi đều phải theo dõi, quan tâm uốn nắn từng em. Những em viết sai s/ x là do các em phát âm sai. Khi dạy tôi phải phát âm lại cho các em nghe, phát âm s cong lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên. Còn viết là x khi đọc lưỡi thẳng đầu lưỡi đưa ra phía ngoài, luồng hơi thẳng ra ngoài. Sau đó tôi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theo sự phát âm của cô như: Thi viết nhanh và đúng, cô đọc “xanh” cả lớp viết vào bảng con, bạn nào viết sai bị đứng lên phát âm lại 10 lần hoặc một số từ có tiếng khác như (mùa xuân, sương,). Hoặc khi dạy chính tả tiết 3 tuần thứ 2 ở phần luyện tập tôi chọn bài tập 3a (bài lựa chọn) giúp các em làm quen với cách phân biệt s/x qua các dạng bài tập.
 Bài tập: Hãy chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
 - (xấu, sấu): cây..; chữ ..
 - (sÎ, xẻ): chia .; 	 .gỗ 
 - (sắn, xắn): .tay áo; 	 củ
 Trước khi làm bài tôi cho 2; 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
 Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu bài tập, tôi tiến hành tổ chức các hình thức luyện tập như sau:
 Giáo viên phát 5 băng giấy cho 5 em học sinh thi làm bài tại chỗ. Cả lớp làm bài trên giấy nháp.
 Mỗi em làm bài xong (trên băng giấy) dán bài lên bảng đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng. Bạn nào mà làm đúng nhanh nhất là thắng cuộc.
 Cả lớp và giáo viên nhận xét và sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán.
 Cây sấu; chữ xấu.
 Chia sÎ; xẻ gỗ. 
 Xắn tay áo; củ sắn.
 Những em thắng cuộc được tôi khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ tay khuyến khích.
 Để phân biệt được s/x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạng câu đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cách dùng đúng khi viết chính tả.
 Dạng bài tập: Điền vào chỗ trống s hay x
 Giàu đôi con mắt, đôi tay.
 Tay ..iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm (s)
 Hai con mắt mở, xa nhìn
 Cho sâu, cho .áng mà tin cuộc đời (s)
 	Xuân Diệu
 Hoặc dạng bài tập:
 Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ 	(siêng năng).
- Trái nghĩa với gần 	(xa).
- Nước chảy rất mạnh và nhanh	(xiết)
 Với những dạng bài tập trên tôi đều 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_chinh_ta_o_lop.doc