SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh, Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh, Thành phố Thanh Hóa

 Như chúng ta đã biết : Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, họ là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế hoạch và là người quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà trường, tinh thần ấy, cũng đã được chỉ rõ trong nghị quyết 29NQ/TW của ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (nhiệm vụ và giải pháp thứ 6): "Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục, nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm."

Như vậy nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng là một "nút bấm" quan trọng tạo nên sự chuyển biến cho cả hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn hiện nay.

 Trong thực tế hiện nay đội ngũ giáo viên trong trường THCS Quảng Thịnh có trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đồng đều, còn bất cập về cơ cấu, hệ đào tạo đa dạng và còn nhiều hạn chế về năng lực sư phạm. Chính vì thế là người quản lý trong một nhà trường THCS tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh, Thành phố Thanh Hóa"

 

doc 13 trang thuychi01 13172
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh, Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1. 1 
Lí do chọn đề tài:
2
1. 2
Mục đích nghiên cứu
2
1. 3
 Đối tượng nghiên cứu:
2
1. 4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3 →5
2.3 
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
5→9
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường
9→10
3
Kết luận, kiến nghị
11
3.1
Kết luận:
11
3.2
Kiến nghị
11→12
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	 Như chúng ta đã biết : Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, họ là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế hoạch và là người quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà trường, tinh thần ấy, cũng đã được chỉ rõ trong nghị quyết 29NQ/TW của ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (nhiệm vụ và giải pháp thứ 6): "Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục, nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm.."
Như vậy nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng là một "nút bấm" quan trọng tạo nên sự chuyển biến cho cả hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn hiện nay. 
	Trong thực tế hiện nay đội ngũ giáo viên trong trường THCS Quảng Thịnh có trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đồng đều, còn bất cập về cơ cấu, hệ đào tạo đa dạng và còn nhiều hạn chế về năng lực sư phạm. Chính vì thế là người quản lý trong một nhà trường THCS tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh, Thành phố Thanh Hóa"
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Việc xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu đổi mới của xã hội góp phần vào việc xây dựng đất nước ngày càng mạnh giàu và văn minh hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh, Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Điều tra
	- Thống kê
	- Phân tích
	- Tổng hợp
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Như chúng ta đã biết trong hệ thống giáo dục trường học là nơi diễn ra quá trình đào tạo, trong đó mỗi thành phần thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nhất định (việc dạy là của thầy, việc học là của trò), trường học có thể coi là tế bào của hệ thống giáo dục. Như vậy trong một nhà trường người làm công tác quản lý chủ yếu là quản lý quá trình dạy - học. Hơn nữa trong quá trình dạy học thì vai trò của người thầy, trình độ của người thầy là vô cùng to lớn. Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định tới chất lượng giảng dạy trong nhà trường bởi vì họ là những người trực tiếp thực hiện quá trình giáo dục. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của người quản lí trong nhà trường là quản lí tốt đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là những giáo viên được tổ chức phân công công việc theo quy định của ngành giáo dục nói chung và căn cứ vào năng lực cũng như thực trạng của nhà trường nơi đang công tác. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học. 
Là người quản lí trong nhà trường thấy rõ vai trò của đội ngũ giáo viên (tập thể sư phạm) mối quan hệ giữa các thành viên với tập thể và những việc cần làm để xây dựng cũng cố phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về chất lượng. Vì vậy việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong trường THCS chính là duy trì sự tồn tại của đội ngũ giáo viên và làm cho nó phát triển theo yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo. 
Muốn có đội ngũ giáo viên vững mạnh trước hết phải có từng giáo viên mạnh, mà một người giáo viên vững mạnh phải có những tiêu chuẩn cơ bản sau: có tấm lòng yêu thương học sinh, nắm vững chi thức khoa học trong quá trình giảng dạy, có hiểu biết về tâm lí và giáo dục, hoàn thiện kĩ năng giáo dục. Trong 4 tiêu chuẩn cơ bản đối với người giáo viên thì lòng yêu nghề, yêu thương học sinh là cơ sở. Việc nắm vững tri thức khoa học, hiểu biết về tâm lí học và giáo dục là điều kiện để hoàn thành kĩ năng lao động giáo dục. Nhân cách của người giáo viên được hoàn thiện bao nhiêu thì sẽ tác động đến nhân cách của học sinh bấy nhiêu. Một đội ngũ bao gồm những giáo viên có nhân cách tốt sẽ là một đội ngũ giáo viên vững mạnh. Đó chính là một nguồn lực quan trọng để phát triển nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy ngành giáo dục phải có những bước đổi mới để phù hợp với yêu cầu của xã hội, của đất nước và phù hợp với trào lưu phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Để có được điều đó thì ngành giáo dục phải chú ý tới việc đổi mới quản lí nói chung và việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để phù hợp với yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung tập thể giáo viên đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, tận tuỵ vì học sinh song bên cạnh đó cũng còn những tồn tại trong đội ngũ đó là: chưa đồng bộ, chưa cân đối về cơ cấu chuyên môn đào tạo. Từ thực trạng về tình hình đội ngũ giáo viên như trên đòi hỏi nhà trường phải có những biện pháp tích cực trong công tác xây dựng bồi dưỡng và sử dụng hợp lí với điều kiện hoàn cảnh để từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tại và phát huy những điểm mạnh vốn có trong từng giáo viên. Là người quản lí trong một trường trung học cơ sở cần phải có kế hoạch trong việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và điều kiện của từng giáo viên, có làm được như vậy thì mới duy trì và phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước nói chung. 
Trong nhiều năm qua nhà trường luôn chú trọng đến việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bởi vì đội ngũ giáo viên là người quyết định đến chất lượng đào tạo trong một nhà trường: tạo điều kiện cho nhiều giáo viên được đi học các lớp do ngành giáo dục tổ chức đào tạo, thường xuyên chú trọng đến việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Mặt khác việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn được các tổ chức đoàn thể trong nhà trường quan tâm.
* Thực trạng về năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện qua bảng sau:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Trình độ đào tạo
Xếp loại năng lực sư phạm
năm học 2014-2015
Ghi chú
1
Lê Thị Thuỷ
19/8/1963
Cao đẳng
Tốt
2
Ngô Thị Lân
2/9/1964
Cao đẳng
Tốt
3
Nguyễn Thị Vân
1/1/1972
Đại học
Tốt
4
Đặng Thị Huệ
12/10/1984
Đại học
Tốt
5
Nguyễn Thị Thu Hiền
14/11/1977
Đại học
Tốt
6
Nguyễn Thu Hiền
20/5/1980
Cao đẳng
Tốt
7
Hoàng Thị Vinh
20/5/1980
Đại học
Tốt
8
Nguyễn Thu Hà
12/1/1969
Cao đẳng
Tốt
9
Đàm Trang Anh
30/10/1978
Đại học
Tốt
10
Nguyễn Thị Mai Hương
30/11/1977
Đại học
Tốt
11
Nguyễn Thu Hương
19/11/1979
Đại học
Tốt
12
Đàm Thị Nga
7/2/1968
Cao đẳng
Khá
13
Đặng Thị Lương
13/8/1964
Cao đẳng
Khá
14
Nguyễn Thị Lan
20/04/1979
Đại học
Khá
15
Lưu Thị Hương
5/2/1979
Đại học
Khá
16
Lê Thị Minh
10/10/1986
Đại học
Khá
17
Phạm Thị Yến
19/8/1963
Đại học
Khá
18
Nguyễn Thị Hường
21/3/1978
Cao đẳng
Khá
* Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng học sinh. Trong năm học 2014-2015 chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh được biểu hiện qua bảng sau:
 	+ Về hạnh kiểm:
Líp
Sè häc sinh
H¹nh kiÓm
Tèt
Kh¸
TB
YÕu 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
75
58
77,3
16
21,4
1
1,3
0
0
7
74
59
79,7
15
20,3
0
0
0
0
8
86
65
75,6
19
22,1
2
2,3
0
0
9
65
57
87,7
8
12,3
0
0
0
0
Tæng
300
239
79,7
58
19,3
3
1%
0
0
 	+ Về học lực:
Líp
Sè häc sinh
Häc lùc
Giái 
Kh¸
TB
YÕu 
KÐm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
75
12
16
37
49,3
23
30.7
3
4.0
0
0
7
74
7
9,5
23
31,1
40
54
4
5.4
0
0
8
86
9
10,5
34
39,5
39
45.3
4
4.7
0
0
9
65
7
10,8
27
41,5
31
47.7
0
0.0
0
0
Tæng
300
35
11,7
121
40,3
133
44.3
11
3.7
0
0
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Có 5 biện pháp tôi đã thực hiện ở trường THCS Quảng Thịnh như sau:
* Biện pháp 1: Giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên.
Thông qua các đợt học tập chính trị, nghị quyết, tôi đã giáo dục bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới. Cụ thể: 
- Đã tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập, quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo. Nghị quyết 29NQ/TW của ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế " đã được triển khai và thực hiện trong nhà trường. Quán triệt chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về công tác tư tưởng chính trị trong trường học, các nghị quyết của Đảng về bản sắc văn hoá dân tộc và cuộc và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Qua học tập, giao lưu với nhiều đồng nghiệp thì nhận thức của giáo viên được nâng cao rõ rệt, có những đồng chí giáo viên trước đây có những tư tưởng tự ti, mặc cảm, chưa thể hiện rõ động cơ phấn đấu thì hiện nay nhận thức của họ đã được thay đổi: họ hăng hái tham gia trong công tác, phấn đấu tốt, nhiệt tình hơn trong mọi công việc.
- Kết hợp với công đoàn động viên cán bộ giáo viên tham gia các cuộc thi: Thi tìm hiểu pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống giúp cho giáo viên tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng về sự giáo dục, yên tâm hơn, gắn bó hơn với nghề nghiệp, luôn bám trường, bám lớp, có lòng yêu nghề, mến trẻ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên ngày một nâng cao tích cực phong trào vận động “Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm” tận tuỵ với học sinh hơn, say sưa với công việc hơn, sống thân ái, chan hoà, đoàn kết hơn.
* Biện pháp 2: Tập trung chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Là một hiệu trưởng nhà trường tôi đã xác định rõ: giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, có thầy giỏi mới có trò giỏi. Vì vậy, để chất lượng giáo dục trong nhà trường từng bước được nâng lên thì đòi hỏi chất lượng đội ngũ giáo viên phải được nâng lên toàn diện. Khi chỉ đạo công tác này bản thân tôi đã lên kế hoạch cụ thể về chỉ đạo chuyên môn, hàng năm, hàng tháng, từng tuần Yêu cầu mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ chi tiết, đối với các bộ môn mình dạy đều phải có kế hoạch hoạt động cụ thể. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua sinh hoạt chuyên môn nhóm tổ và giao lưu trong cụm chuyên môn của các trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, học tập các điển hình tiên tiếnhoặc tổ chức giáo viên tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng do Phòng GD, Sở GD tổ chức), trong mỗi năm học giáo viên đều phải bồi dưỡng thường xuyên có đánh giá của nhà trường và phòng giáo dục, hàng năm có 100% giáo viên dạy ở các bộ môn ở các lớp được tham gia tập huấn. Bên cạnh việc bồi dưỡng thường xuyên và các đợt chuyên đề tôi còn tổ chức dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức các buổi hội thảo khoa học. Tổ chức triển khai viết các sáng kiến kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tế và được đánh giá thông qua hội đồng khoa học nhà trường, nhằm nâng cao và ngày càng hoàn thiện kỹ năng sư phạm cho giáo viên. Tổ chức thao giảng cho giáo viên giỏi trường theo 2 kì (mỗi học kì giáo viên thao giảng 3 tiết để đánh giá xếp loại nghiệp vụ chuyên môn) lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhất của từng bộ môn để tham gia thi giáo viên giỏi cấp thành phố, tổ chuyên môn đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học, cùng xây dựng các tiết học có nội dung khó để cả tổ dự đúc rút kinh nghiệm.
Để nâng cao trình độ cho giáo viên theo hướng toàn diện, tôi đã tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp do ngành giáo dục đào tạo tổ chức để đạt trên chuẩn và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học. 
Mặt khác, Bản thân tôi rất quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng những giáo viên tích cực, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn làm nòng cốt mở rộng thành phong trào thi đua trong nhà trường, cùng với đồng chí phó hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của giáo viên thông qua kế hoạch giảng dạy hàng tuần đối chiếu với phân phối chương trình (bộ quy định) cùng với sổ đầu bài, thời khoá biểu, thiết kế bài dạy, kế hoạch bộ môn dự giờ thăm lớp, kiểm tra định kỳ, đột xuất để đánh giá việc thực hiện chuyên môn của giáo viên, kịp thời sữa chữa, bổ xung nếu chưa hoàn chỉnh, đầy đủ, đúng quy định, thường xuyên kiểm tra kế hoạch hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn để có kế hoạch chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. 
Qua thực tế thấy rõ, công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mà tôi đề ra được tiến hành theo kế hoạch cụ thể chi tiết, khoa học, có sự phân cấp quản lý chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, thiết lập một cơ chế quản lý đồng bộ, thống nhất để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
* Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng.
Từ việc nhận thức của giáo viên, tôi đã làm cho giáo viên xác định rõ ràng: phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Mỗi giáo viên phải lao động tự giác, tự tin, tự vươn lên, tự phát huy, tự trau dồi, gọt dũa về nhân cách và tay nghề. Phấn đấu tạo được sự đồng đều tương đối trong giáo viên, tạo được niềm tin đầy đủ trong phụ huynh học sinh và các cấp lãnh đạo. Từ đó, nhà trường cho giáo viên đăng ký tự học, tự bồi dưỡng về một vấn đề nào đó trong thời gian nhất định, ví dụ: đăng ký học ngoại ngữ hoặc học tin học
Đầu năm học, hiệu trưởng đặt ra yêu cầu để cho giáo viên đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên tự có kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, đến cuối năm có báo cáo trước hội đồng khoa học nhà trường. Bên cạnh các nội dung trên nhà trường còn có kế hoạch giao cho giáo viên (đặc biệt là giáo viên có năng lực) soạn giáo án chất lượng và trực tiếp thể hiện thiết kế đó để tổ nhóm chuyên môn dự, qua đó các đồng chí giáo viên học tập kinh nghiệm, tự đối chiếu với bản thân để rút ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần cố gắng. Từ đó, ban giám hiệu tạo mọi điều kiện để giáo viên tương trợ, kèm cặp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong mọi mặt, đào tạo chất lượng tương đối đồng đều trong đội ngũ. Ngoài ra, nhà trường còn đặt ra yêu cầu rất cao đối với giáo viên: Yêu cầu về tác phong làm việc nghiêm túc, tâm huyết với nghề, chủ động nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa cấp học, môn học, mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực .
Từ biện pháp trên, giúp giáo viên ý thức được rằng: Muốn tự khẳng định được mình, muốn tạo được uy tín của một nhà giáo, không có con đường nào khác là bản thân phải cố gắng tự học tự bồi dưỡng.
* Biện pháp 4: Làm tốt công tác phối hợp kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo động viên và phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường học như: Chi bộ Đảng nhà trường, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên cùng tham gia công tác xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên. Cùng với các tổ chức luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên. Luôn động viên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong đời sống ví dụ: dạy giúp nhau lúc ốm đau hoặc gia đình có công việc Hiệu trưởng nhà trường thống nhất với công Đoàn xây dựng quỹ tương thân tương ái, giúp nhau làm kinh tế gia đình, lúc khó khăn hoạn nạn.
Tôi đã tổ chức cho giáo viên dạy bồi dưỡng cho học sinh yếu kém theo yêu cầu của phụ huynh học sinh đúng theo quy định của cấp trên. Từ đó giúp giáo viên nắm chắc đối tượng học sinh lại vừa nâng cao tay nghề, trình độ, ngoài ra còn tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho giáo viên. Chỉ đạo các tổ chức tài vụ thực hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách với giáo viên một cách đầy đủ, công bằng, công khai. Riêng đối với cán bộ quản lý phải gương mẫu, đôi khi phải chịu thiệt thòi, phải thấu hiểu hoàn cảnh gia đình từng giáo viên để có tể tạo điều kiện giúp đỡ hoặc bồi dưỡng cho họ, động viên họ yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, bản thân tôi luôn phối hợp với công đoàn thường xuyên làm tốt công tác động viên tư tưởng, tinh thần như: thăm hỏi, ốm đau, hiếu hỉvà tổ chức cho cán bộ giáo viên đi học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn trong và ngoài tỉnh để mở rộng tầm nhìn, hiểu biết thực tế hơn, thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của giáo viên. Chính vì vậy đã tạo nên không khí phấn khởi, tươi vui, lành mạnh trong đội ngũ giáo viên. Cùng với các tổ chức đoàn thể, tôi đã lên kế hoạch cụ thể, khoa học chặt chẽ trong việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm : lễ khai giảng, ngày 20/11, ngày 8/3, 26/3, tổng kết năm học Tham mưu với các cấp chính quyền xã, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, hội cha mẹ học sinh, hội cựu chiến binh, hội khuyến học tạo ra một món quà có ý nghĩa lưu niệm nhà trường và mỗi giáo viên nhân ngày lễ, ngày tết.
* Biện pháp 5: Công tác thi đua, khen thưởng:
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã có kế hoạch để giáo viên tự đăng ký thi đua về tất cả mọi mặt, hàng tháng, hàng kỳ đều có sơ kết, đánh giá xếp loại giáo viên và lưu lại hồ sơ theo dõi thi đua. Đến cuối năm học tổng hợp, bình xét đánh gía theo tiêu chuẩn, xếp loại giáo viên đã được hội đồng giáo dục thống nhất theo quy chế dân chủ ngay từ đầu năm, đã đưa vào nghị quyết thành lập một ban thi đua, xây dựng quỹ thi đua khen thưởng bằng cách huy động các nguồn thu nhập trong trường như: nhận gửi xe, kết hợp với quỹ bổ trợ của các tổ chức đoàn thể trong địa bàn xã. 
 - Việc đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên trong nhà trường được thực hiện đúng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 và công văn hướng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 của Bộ GD&ĐT. 
Mặt khác tôi đã đề ra quy định mức thưởng cụ thể cho các danh hiệu thi đua của giáo viên và học sinh (đã được bàn bạc và đi đến nghị quyết trong Hội nghị công chức đầu năm). Từ đó giáo viên có mục tiêu phấn đấu đối với bản thân cũng như tổ, nhóm chuyên môn. Thực hiện tính công bằng, công khai trong thực hiện chế độ thi đua khen thưởng, tạo sự phấn khởi lành mạnh trong tập thể, nhằm động viên khích lệ giáo viên ngày càng cố gắng hơn, tin tưởng vào kế hoạch thực hiện, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường góp phần thúc đẩy sự tiến bộ nhanh của chất lượng đội ngũ giáo viên và mọi phong trào thi đua của nhà trường.
Tóm lại: Muốn xây dựng một đội ngũ giáo viên đạt chất lượng cao, bản thân tôi đã tìm ra những biện pháp vừa cụ thể, vừa thiết thực phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường. Đây là một việc làm khó, song bản thân đã luôn cố gắng, nhiệt tình và tâm huyết với nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã giao cho nên kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường cũng rất đáng khen ngợi.
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường. 
* Kết quả: Qua 5 biện pháp nâng cao nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Quảng Thịnh đã áp dụng có hiệu quả, thông qua một năm thực hiện thì chất lượng đội ngũ giáo viên đã có phần chuyển biến điều đó được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc