SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch

Sự nghiệp Giáo dục và đào tạo ở nước ta được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng ta luôn xác định "Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu - là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân." Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã có những chủ trương, những chiến lược về Giáo dục và Đào tạo phù hợp với mục đích chính trị, kinh tế, xã hội của giai đoạn ấy. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đã đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đưa ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học ; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Từ định hướng đó, đòi hỏi các nhà trường phải quan tâm, chỉ đạo giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và dạy học hiệu quả tất cả các môn học.

Song song với môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý Mỹ thuật có một tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục kiến thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đảm bảo các yêu cầu mà Đảng đã đặt ra.

Đối với môn Mĩ thuật trong nhà trường, nó là một môn học nghệ thuật đã thu hút sự yêu thích của đa số học sinh. Vì vậy, để môn học ngày càng hiệu quả hơn, trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật, áp dụng các phương pháp dạy học của các nước tiên tiến vào dạy Mĩ thuật ở các nhà trường. Từ đó đã thực sự nâng cao chất lượng hiệu quả môn học này.

 

doc 22 trang thuychi01 6831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sự nghiệp Giáo dục và đào tạo ở nước ta được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng ta luôn xác định "Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu - là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân..." Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã có những chủ trương, những chiến lược về Giáo dục và Đào tạo phù hợp với mục đích chính trị, kinh tế, xã hội của giai đoạn ấy. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đã đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đưa ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Từ định hướng đó, đòi hỏi các nhà trường phải quan tâm, chỉ đạo giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và dạy học hiệu quả tất cả các môn học. 
Song song với môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý Mỹ thuật có một tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục kiến thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đảm bảo các yêu cầu mà Đảng đã đặt ra. 
Đối với môn Mĩ thuật trong nhà trường, nó là một môn học nghệ thuật đã thu hút sự yêu thích của đa số học sinh. Vì vậy, để môn học ngày càng hiệu quả hơn, trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật, áp dụng các phương pháp dạy học của các nước tiên tiến vào dạy Mĩ thuật ở các nhà trường. Từ đó đã thực sự nâng cao chất lượng hiệu quả môn học này.
Cùng với sự quan tâm của Bộ giáo dục thì Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, Phòng giáo dục đào tạo Thọ Xuân hàng năm đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phương pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng dạy học phát huy năng lực của người học. Vì vậy, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới đã ăn sâu và tiềm thức cán bộ quản lí và giáo viên các nhà trường. Nhiều nhà trường đã đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nghiêm túc quản lí các giờ dạy - học mĩ thuật, thường xuyên dự giờ, đánh giá chất lượng dạy - học của cả thầy và trò. Thông qua dự giờ, Ban giám hiệu góp ý điều chỉnh phương pháp cho từng giáo viên. Và thông các giờ dạy, giáo viên đều nhận xét: “So với phương pháp dạy học Mĩ thuật truyền thống, phương pháp dạy học Mĩ thuật Đan Mạch không chỉ phong phú, linh hoạt, nhẹ nhàng hơn rất nhiêu; giờ học đã dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành, thực sự chú trọng phát triển năng lực cho học sinh nên chất lượng, hiệu quả giờ học cao hơn hẳn. Ngoài ra, dạy học phương pháp mới không chỉ tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, ứng dụng kiến thức của môn học vào cuộc sống mà môn học còn kết nối được kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống một cách thiết thực hơn. Trong mỗi giờ học, các em đã biết tận dụng, sử dụng các đồ vật tưởng chừng đã bỏ đi trong sinh hoạt hàng ngày để làm đồ dùng học tập với những sản phẩm phong phú, đa dạng... Thông qua giờ học, với các quy trình: Vẽ theo nhạc, Xây dựng cốt truyện, Thuyết trình sản phẩm các em đã tích hợp nhiều kiến thức của các môn học khác như Âm nhạc, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội... từ đó phát triển tư duy sáng tạo, khả năng kết nối các sự vật, hiện tượng, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng hợp tác, chia sẻ, tích cực trong học tập của học sinh nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất một cách toàn diện cho các em.
Đối với phụ huynh, trong hai năm gần đây, nhiều gia đình đã quan tâm và đầu tư cho con em học tập tốt môn Mĩ thuật, một số gia đình còn cho con em tham gia các câu lạc bộ, các lớp học năng khiếu Mĩ thuật nhằm đem lại niềm vui, sự đam mê, thoải mái... cho học sinh sau những buổi học văn hóa căng thẳng. 
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn nội dung này để nghiên cứu, đưa ra một số kinh nghiệm của tôi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Đó là kinh nghiệm về: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch". Tuy nhiên, với thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, nội dung viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp để SKKN của tôi hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đưa ra một số kinh nghiệm dạy học cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học Mĩ thuật hiện nay theo phương pháp mới.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Học sinh khối 4; nội dung chương trình SGK; các phương pháp dạy học Mĩ thuật lớp 4. Năm học 2018 - 2019
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN.
Xuất phát từ nội dung, chương trình dạy học Mĩ thuật và hướng tới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời còn giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ” để học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống. Mà giáo dục thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân cách của học sinh”. Chính vì vậy mà giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có biết tiếp thu văn hoá thẩm mĩ là hết sức cần thiết đối với các nhà trường, nhất là trong bậc Tiểu học bởi: "Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất mà lên”. 
	Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong những năm gần đay, chương trình dạy học Mĩ thuật theo Phương pháp Đan Mạch được Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện trên toàn quốc, các cấp giáo dục ở địa phương quan tâm đặc biệt.
	Về tâm lí lứa tuổi học sinh thì học sinh cấp Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Các em là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội ... Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng các em cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Vì vậy cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học giúp trẻ tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất là vấn đề quan trọng và cần thiết.
Về sự phát triển của tri giác, sự chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học vẫn là phương tiện quan trọng để thu hút sự chú ý cho học sinh. Và để có thể kích nhu cầu hứng thú của trẻ, giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh. 
Về trí nhớ, đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Nên trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Và trong giờ dạy trên lớp, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua nêu gương người thực, việc thựcđể phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội nên quan điểm hiện nay của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến công tác giáo dục mà trọng tâm là giáo dục con người phát triển toàn diện. Nhận thức được điều này, Bộ giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh cho nhiều môn học, trong đó có môn học Mĩ thuật và chú ý nội dung Giáo dục năng sống cho các em. Thật vậy, trong ba năm học vừa qua, môn Mĩ thuật được quan tâm đầu tư cả về phương pháp dạy học’ cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức tập huấn nhiều lần. Phương pháp dạy học Đan Mạch được đưa vào nhà trường Tiểu học và đến nay đã được các trường áp dụng hiệu quả. Giờ học lôi cuốn tất cả học sinh yêu thích và lôi cuốn được cả sự tham gia của các bậc phụ huynh vào quá trình học tập của con em mình. Tuy nhiên áp dụng phương pháp mới, vẫn còn một số đơn vị trường học chưa thực sự am hiểu, còn lúng túng, khó sắp xếp thời khoá biểu, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, đồ dùng học tập sơ sàiđặc biệt là phương pháp dạy học áp dụng chưa linh hoạt vẫn chủ yếu mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn. Vì vậy hiệu quả dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học.
Từ những lí luận trên, tôi tâm huyết và mong muốn nâng cao chất lượng dạy học mĩ thuật cho các nhà trường Tiểu học nói chung và nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật lớp 4 nói riêng, tôi đã chọn và nghiên cứu vấn đề này.
II. THỰC TRẠNG:
* Ưu điểm:
- Hiện nay, các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân đều có giáo viên chuyên trách. Vì Phòng giáo dục đã quan tâm, chia cụm trường để giáo viên Mĩ thuật dạy liên trường. Điều đó vừa tạo điều kiện cho các đồng chí tham gia giảng dạy đủ số tiết, vừa giúp cho học sinh được học tập với giáo viên chuyên trách. Đay là một trong những ưu điểm tối đa nâng cao mặt bằng chung về chất lượng dạy và học môn mĩ thuật trong toàn huyện.
- Đồng chí chuyên viên phụ trách Mĩ thuật thực sự quan tâm chất lượng dạy học, tích cực nhiều tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo để tổ chức các chuyên đề Mĩ thuật trong mỗi năm học. Chỉ đạo tốt công tác sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên các cụm được trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để cùng nâng cao tay nghề.
- Các nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho môn học, nhiều trường Ban giám hiệu tự gọi điện với nhau, trao đổi nội dung phương pháp dạy học từng chủ đề của các khối lớp để chỉ đạo chuyên môn nhà trường tốt hơn.
- Đội ngũ giáo viên Mĩ thuật ngày càng chuẩn về chuyên môn, vững về tay nghề. Các đồng chí thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức và được khẳng định bản thân trong các kì giao lưu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, trong việc bồi dưỡng học sinh vẽ tranh do các cấp tổ chức. Điển hình, trong kì giao lưu giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2017 – 2018, Thọ Xuân có giáo viên đạt xuất sắc trong phần kiến thức và thực hành môn Mĩ thuật.
- Đối với trường Tiểu học Xuân Trường:
Nhà trường có bề dày thành tích dạy học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu Mĩ thuật cấp huyện, cấp tỉnh. Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo dạy học hiệu quả môn học Mĩ thuật. Nhất là trong những năm gần đây, nhà trường đặc biệt quan tâm bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên Mĩ thuật, chăm lo cơ sở vật chất, dành phòng học chuyên biệt cho dạy học Mĩ thuật. Trong phòng học có đầy đủ giá vẽ, tủ đồ dùng lưu bài của học sinh và phương tiện để học sinh học học theo nhóm, trưng bày sản phẩm... Vì vậy có thể khẳng định cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại đã đáp ứng tối thiểu công tác dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch.
Nhà trường đã sắp xếp thời khoá biểu mỗi tháng một buổi (4 tiết liền) phù hợp với yêu cầu phương pháp mới của Đan Mạch. Việc dạy học được Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao và thường xuyên dự giờ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên văn hoá tham gia nhận xét đánh giá giờ dạy và nâng cao tay nghề cho giáo viên Mĩ thuật. 
- Đối với giáo viên: có trình độ Đại học, có chuyên môn vững vàng, chuyên sâu, có nhiều lần đạt thành tích trong giảng dạy cấp Tiểu học cũng như công tác khá, tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp.
- Đối với học sinh: Năm học 2018 – 2019, trường có 302 học sinh với 11 lớp học. Phần đa các em là con công nhân các công ty, nhà máy hoặc bố mẹ buôn bán, số ít là bố mẹ làm ruộng nên điều kiện dành cho học tập tương đối tốt. Các em ngoan ngoãn, chịu khó học tập. 100% học sinh các khối lớp đều yêu thích môn học Mĩ thuật. Các em tiếp thu bài rất nhanh và tập trung thực hành rất tốt.
- Đối với phụ huynh: Cha mẹ các em là những người trẻ tuổi, có sự đồng thuận đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, có đủ đồ dùng và phương tiện tốt để con em học tập. Việc phối hợp môi trường giáo dục giữa gia đình và nhà trường trong công tác dạy học và giáo dục học sinh thuận tiện góp phần tạo nên brrf bày thành tích và chất lượng chung cho nhà trường.
- Về nội dung, chương trình Mĩ thuật lớp 4 hiện nay gồm có 12 chủ đề:
	Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị (2 tiết);
	Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật (4 tiết)
	Chủ đề 3: Ngày hội hóa trang (2 tiết)
	Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ (3 tiết)
	Chủ đề 5: Sự chuyển động của dáng người (2 tiết)
	Chủ đề 6: Ngày tết, lễ hội và mùa xuân (4 tiết).
	Chủ đề 7: Vũ điệu của màu sắc. (2 tiết)
	Chủ đề 8: Sáng tạo với những nếp gấp giấy (2 tiết).
	Chủ đề 9: Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật ( 4 tiết)
	Chủ đề 10: Tĩnh vật ( 3 tiết)
	Chủ đề11: Em tham gia giao thông ( 4 tiết)
Chủ đề 12: Tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam (2 tiết)
Với việc sắp xếp các chủ đề như trên tạo điều kiện tốt cho việc bố trí thời khoá biểu của nhà trường và thuận lợi cho học sinh học tập, tạo ra các sản phẩm phong phú, sáng tạo, ý nghĩa.
	* Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số hạn chế sau: 
	Thiết bị dạy học của một số trường chưa đáp ứng được công tác dạy học; nhiều trường chưa có phòng học riêng, chưa có tủ đồ dùng hợp lí nên sản phẩm của học sinh chưa được bảo quản tốt. Giá treo sản phẩm để các nhóm trưng bày chưa có, mô hình vật mẫu chưa đầy đủ để hướng dẫn cho học sinh khai thác, trải nghiệm... 
	Ban giám hiệu còn lúng túng khi sắp xếp thời khóa biểu cho môn học, quản lí giờ dạy chưa khoa học, chưa thường xuyên dự giờ, kiểm tra kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh để có hướng điều chỉnh phù hợp.
	Bản thân một vài giáo viên dạy Mĩ thuật cũng chưa thấm nhuần và hiểu mục tiêu, quy trình dạy học theo phương pháp Đan Mạch. Khi lên lớp, nhiều giáo viên chuẩn bị đồ dùng sơ sài (thậm chí chưa quan tâm đến sự nội dung hợp lí của các đoạn nhạc khi tổ chức quy trình vẽ theo nhạc), mặc dù dạy học theo phương pháp Đan Mạch nhưng các bước lên lớp và thời gian bố trí các hoạt động lại giống như chương trình hiện hành (chưa đầu tư nghiên cứu kĩ các hoạt động dạy học và cấu trúc một bài dạy theo chủ đề). Giáo viên chưa quan tâm, chưa sát sao đến việc kiểm tra chuẩn bị đồ dùng của học sinh nên nhiều em chuẩn bị không đủ để học làm cho em thì học, em thì chơi cả buổi lãng phí thời gian. Khi thực hành đa số giáo viên chỉ cho học sinh vẽ, xé dán mà ít quan tâm cho học sinh tạo hình 3D, chưa hướng dẫn cho học sinh các nhóm xây dựng cốt truyện, chưa tổ chức vẽ cùng nhau, chưa biết chia sẻ câu chuyện... nên sản phẩm còn nghèo nàn, giờ học trầm lắng... chưa phát huy được hiệu quả của phương pháp dạy học mới nên kết quả giờ học không cao.
	Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa được quan tâm đúng mức, hầu như giáo viên chỉ sử dụng khi có người dự hay đi thao giảng. Nhiều giáo viên sử dụng chưa thành thạo; khi dạy học, nhiều thầy cô chỉ chăm chăm vào máy chiếu, đồ dùng công nghệ chiếm nhiều thời gian của học sinh mà quên mất công việc chính là kết quả học tập của học sinh. Vì vậy vô tình giáo viên lại làm giảm tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
 Đối với học sinh: học mĩ thuật theo từng chủ đề theo phương pháp Đan Mạch, các em học cả buổi nhưng vẫn có em không sưu tầm đầy đủ đồ dùng theo yêu cầu chủ đề học tập nên khi thực hành các em không có đồ dùng để tạo sản phẩm. Chính vì vậy, các em đó thực hành rất ít thời gian rồi ngồi chơi, nói chuyện ồn ào ảnh hưởng đén các bạn xung quanh, dẫn đến nhàm chán... 
	Đối với hoạt động nhóm: khi các em được tham gia nhóm vẫn còn một số em chưa ý thức hợp tác với các bạn; giáo viên thì quản lí giờ học chưa bao quát, chưa khoa học, điều đó lại tạo cơ hội để các em trò chuyện lãng phí thời gian. Giáo viên chưa đến từng nhóm theo dõi học sinh làm việc nên không tránh khỏi tình trạng các em chỉ thảo luận một cách đối phó. Lúc này nhìn bề ngoài học sinh có vẻ tích cực chủ động nhưng thực ra các em làm chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong hoạt động nhóm đã có nhiều học sinh tích cực tham gia hoàn thành sản phẩm nhưng vẫn còn một số học sinh có tâm lý ỷ lại, không tích cực tham gia nhiệm vụ chung mà còn làm việc riêng. Vì vậy để học tập nhóm hiệu quả, giáo viên phải có phương pháp tổ chức nhóm hợp lí, đảm bảo các bước và có kĩ năng quan sát thì mới phát huy được tác dụng. Đây là hình thức học quan trọng và hầu như chủ yếu phải sử dụng trong tất cả các chủ đề.
	Từ thực trạng trên, tôi đã khảo sát học sinh đầu năm học 2918 - 2019 như sau: 
Tổng số
HS khối 4
Thái độ với môn học
Kết quả học tập
Yêu thích
Bình thường
Không thích
HT tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
76
46
22
8
35
31
10
	Thông qua kết quả khảo sát cho thấy việc học sinh chưa thích học vẫn còn, kết quả thu được từ giờ học chưa thực sự cao. Là người quản lí chuyên môn, tôi thấy việc đầu tư trong công tác tập huấn, hướng dẫn, sinh hoạt cụm, nâng cao chất lượng ở các trường đã tốt nhưng phải hiệu quả cao hơn nữa. Vì vậy, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực người học cho học sinh lớp 4. 
III. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN THỰC TRẠNG:
Biện pháp 1. Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, tổ chức tập huấn chuyên đề Mĩ thật cho giáo viên.
	Đối với môn Mĩ thuật, giáo viên thường phải dạy liên trường và sinh hoạt chuyên môn theo cụm. Các đồng chí cụm trưởng phải chỉ đạo sát sao công tác sinh hoạt chuyên môn, lên kế hoạch cụ thể để giáo viên nắm được nội dung sinh hoạt. Khi các đồng chí giáo viên mĩ thuật sinh hoạt tại trường nào thì trường đó nhất thiết phải có đại diện Ban giám hiệu tham gia sinh hoạt cùng để cùng nắm vữn chương trình, nội dung, quy trình dạy học và góp ý về phương pháp lên lớp để các đồng chí có cơ hội nâng cao năng lực, tay nghề.
Ngoài ra, ở mỗi trường, giáo viên Mĩ thuât phải tham gia thao giảng dự giờ với giáo viên văn hóa, tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường để được giao lưu, học hỏi thông qua hoạt động nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn phải có nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực như: Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp; Thảo luận về phương pháp dạy học, thảo luận nội dung các bài dạy khó; tham gia làm đồ dùng dạy học,; sưu tầm vật liệu hỗ trợ nâng cao hiệu quả môn học.
Ngoài ra các nhà trường phải chú trọng bồi dưỡng giáo viên giỏi cho giáo viên dạy Mĩ thuật và đồng thời phải tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên cùng nắm bắt và hiểu các quy trình dạy học, các phương pháp dạy học mới của Đan Mạch để các đồng chí tham gia dự giờ và góp ý giờ dạy hiệu quả hơn. Hàng kì nhà trường tổ chức kiểm tra kiến thức, năng lực của giáo viên Mí thuật theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học để đánh giá giáo viên chính xác hơn. 
Khi tham gia tập huấn các cấp, mỗi trường cần bố trí đảm bảo các thành phần theo quy định để giáo viên và quản lí được tham gia đầy đủ hiệu quả. Trong quá trình tập huấn, giáo viên tham gia nghiên cứu tài

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mi_thuat_l.doc