SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán

Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Đối với hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” Đây là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với hoạt động này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị các phương pháp, hình thức, đồ dùng cho hoạt động học mới mong hoạt động học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về hoạt động toán có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua hoạt động này sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.

 

doc 22 trang thuychi01 10343
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO 
TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN 
Người thực hiện: Phan Thị Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Nga Phú
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2016
MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” Đây là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với hoạt động này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị các phương pháp, hình thức, đồ dùng cho hoạt động học mới mong hoạt động học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về hoạt động toán có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua hoạt động này sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học hoạt động toán sau này đẽ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiiến thức của các hoạt động khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán”. Nhằm tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất, hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao tính tích cực của trẻ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khác với hoạt động khác, hoạt động khác việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là quá trình đòi hỏi sự chính xác, linh hoạt từ những kiến thức cơ bản. Vì vậy việc tôi quan tâm không chỉ là cung cấp cho trẻ đầy đủ nội dung về toán học theo phân phối chương trình do bộ giáo dục quy định, mà còn phải tạo ra cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cho bản thân dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, chủ động trực tiếp thực hiện trên trẻ kết hợp các tài liệu hướng dẫn, nhằm nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong từng chủ đề.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung, đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ. Đối tượng nghiên cứu là 25 học sinh lớp mẫu giáo Hoa Sen 5 - 6 tuổi của trường Mầm Non Nga Phú.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Những phương pháp thực tiễn.
- Nhóm phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tổ chức hoạt động làm quen với môn toán cho trẻ mầm non là 1 hoạt động rất quan trọng nhưng nội dung còn nghèo nàn. Một hoạt động học nếu chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta chỉ thực sự đón nhận sự truyền tải kiến thức 1 cách sinh động hấp dẫn khi hoạt động học đó có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn đối với trẻ.
Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy “Làm quen với môn toán” Là một hoạt động khó và khô khan, mà theo tôi quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động ở trẻ như quan sát, tìm tòi, so sánh. Qua đó giúp trẻ hình thành những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hình thành các biểu tượng về môn toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về môn toán, các thao tác tư duy: Quan sát, tư duy, so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: To - Nhỏ; Cao - Thấp; Phải - Trái; Nhiều hơn - Ít hơn. 
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thuận lợi: 
Năm học 2015 - 2016 Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Với sĩ số là 25 trẻ. Độ tuổi đồng đều cũng là một thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ. 100% trẻ sống ở vùng nông thôn, các cháu đều rất ngoan ham học, lớp học lại được xây dựng ở khu trung tâm, cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 - 6 tuổi rất cần được hoạt động làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc toàn dân đưa trẻ đến trường.
Là một lớp 5 - 6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng phục vụ hoạt động. Đặc biệt toán là hoạt động ngành giáo dục đã nhiều năm chỉ đạo chuyên đề nên để đánh giá sự học tập của trẻ có kết quả cao. 
Khó khăn:
Trong năm học 2015 - 2016 tôi nghiên cứu tìm hiểu thấy được các cháu 100% con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 3 - 4 tuổi nên còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng.
* Khảo sát chất lượng ban đầu:
Để xác định được số trẻ có kiến thức sơ đẳng về biểu tượng toán, tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp với các nội dung như sau:
TT
Nội dung
Tổng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá 
Trung bình
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
1
Tập hợp số lượng
25
6
24
7
28
7
32.4
5
13.5
2
Biểu tượng về hình dạng
25
7
28
6
24
6
24
4
16
3
Biểu tượng về kích thước
25
6
24
6
24
8
32
5
20
4
Biểu tượng về thời gian
25
7
28
9
36
5
25
4
16
5
Biểu tượng về không gian
25
5
20
9
36
7
28
4
16
III. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢ QUYẾT VẤN ĐỀ:
3.1 Tạo môi trường để cho trẻ làm quen với Toán.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm.
Trang trí, sắp xếp lớp học các góc hài hoà hợp lý tạo môi trường học tập sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài Tôi luôn bày đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn xung quanh lớp tạo điều kiện cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích củamình, trẻ có thể ghép đôi tương ứng 1 - 1 các nhóm đồ vật để đếm và so sánh về số lượng của 2,3 nhóm đồ vật.
Ví dụ: Khi thực hiện ở chủ đề “Thế giới thực vật”
Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyển Truyện tranh đã cũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình. Và trang trí ở “ góc học toán” Của lớp dán theo mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các hình ảnh được trang trí theo chủ đề.
Ví dụ: Khi học số 8 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 8 cây, 8 bông hoa, 8 quả. Vào trang “Sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về động toán rất phong phú.
Ví dụ: Ở góc học tập tôi làm bằng bìa cattông mô hình những chiếc đồng hồ tròn, đồng hồ quả lắc vừa để làm đồ dùng dạy học cho trẻ vừa trang trí ở góc học tập giúp trẻ nhận biết được các hình học, con sè cơ bản.
Ở góc phân vai tôi bày 3 hộp bánh giống nhau nhưng 1 hộp to - 1 hộp nhỏ - 1 hộp vừa, giúp trẻ phân biệt được độ lớn của 3 hộp bánh.
Khi thực hiện chủ đề “Thế giới động vật”
Trên tường tôi dán hình 1 con thỏ mẹ, 1 con thỏ anh vµ 1 con thỏ em đang tung tăng dạo chơi vườn hoa giúp trẻ nhận biết được thỏ mẹ thì cao hơn còn thỏ con thì thấp hơn.
Tôi cắt dán mô hình đoàn tàu trên tường vừa giúp trẻ học đếm vừa nhận biết chữ số và vừa giúp trẻ nhận biết được các hình học.
Từ đó khi trẻ chơi theo ý thích hoặc trong các hoạt động học trẻ được quan sát và tiếp xúc với các loại đồ dùng, đồ chơi, được tự sử dụng sẽ kích thích tư duy của trẻ, trẻ sẽ tự đưa ra câu hỏi cho mình, cho bạn cùng chơi và cùng trả lời câu hỏi đó. Tôi luôn thay đổi học liệu theo từng chủ đề, việc thay đổi đó còn đem đến cho trẻ môi trường luôn có những thách thức mới và kích thích trẻ tư duy và sử dụng.
Tôi thường xuyên quan sát khi trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi của toán học. Nếu thấy trẻ luôn sử dụng một loại đồ dùng, đồ chơi tôi sẽ động viên khuyến khích trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi khác cũng hấp dẫn không kém đồ dùng mà trẻ đang sử dụng.
3. Tổ chức hoạt động học có chủ định và cũng cố
Muốn dạy một hoạt động cho trẻ làm quen với toán có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị của cô giáo. Để hoạt động đạt kết quả tốt thì đồ dùng dạy và học của cô và trẻ phải đẹp và hấp dẫn trẻ, phải đảm bảo tính sư phạm và đặc biệt là phải đảm bảo tính chính xác của hoạt động toán, phải phù hợp với chủ đề mình đang thực hiện.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật “Khi dạy trẻ so sánh chiều cao 3 đối tượng: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 cây hoa màu vàng cao hơn, 1 cây hoa màu đỏ thấp hơn, 1 cây màu xanh thấp nhất.
 Ví dụ: - Chủ đề nghành nghề tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc
Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó bắt chiếc lại.
- Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe.
2.1. Hoạt động học về số lượng.
 Với trẻ 5 - 6 tuổi cô giáo cần dạy trẻ kĩ năng tập hợp, đếm đúng, sử dụng đúng các từ chỉ số lượng và thứ tự, dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém, giữa 2 nhóm đối tượng trên cơ sở so sánh về số lượng của 2 nhóm. Với yêu cầu trên tôi luôn vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức sao cho phù hợp với từng bài, từng chủ đề.
 Để hoạt động học cuốn hút ngay từ đầu với trẻ thì cô phải biết tạo hứng thú cho trẻ ngay từ phần vào bài, có thể bằng các trò chơi nhẹ nhàng hoặc lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động toán học một cách logic.
Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia đình” chẳng hạn. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” Bằng mô hình rối dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hoa (Cháu ông bà già) là Tuấn, Lan, và Mai. Vừa kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn “Ông nhổ củ cải không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” Cô dừng lại đặt câu hỏi “vừa rồi chỉ có một mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bé Hoa là thêm mấy người? (2 người). Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu chuyện cứ tiếp diễn thêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải đã lên được, trẻ vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể và nắm được kiến thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật”: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”. Sau đó gợi hỏi trẻ: Các cháu vừa chơi trò chơi gì? Để cây nhanh ra hoa các cháu phải làm gì? Chúng mình cùng tưới cây nào? Các cháu thấy có mấy cây ra hoa rồi mỗi cây hoa có mấy hoa? Hai cây hoa có tất cả mấy bông hoa? Bây giờ chúng mình cùng gieo hạt và trồng thêm những cây hoa khác nhé. Có bao nhiêu cây hoa màu đỏ ra hoa rồi? Các cháu cùng đếm xem có đúng là 6 cây hoa màu đỏ không nhé. Bạn nào có nhận xét gì về số cây hoa màu đỏ và số cây hoa màu vàng?
Chủ đề “Nghề nghiệp”: Tôi cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và đàm thoại cùng trẻ: Các cháu vừa hát bài hát nói về ai? Chú công nhân làm gì? Hôm nay các cháu sẽ cùng làm chú công nhân thi đua nhau xây những ngôi nhà thật đẹp nhé. Các cháu cùng đặt khối vuông xuống trước và đặt chồng khối tam giác lên trên nào. Các cháu xây được mấy ngôi nhà? Chúng mình cùng đếm xem có đúng không nhé. Bây giờ các cháu sẽ trồng cho mỗi ngôi nhà 1 cây xanh cho mát nhé. (Cô hướng dẫn trẻ đặt dưới mỗi ngôi nhà 1 cây). Các cháu trồng xong chưa? Các cháu trồng được mấy cây? Các cháu cùng đếm nào? Các cháu thấy số ngôi nhà như thế nào so với số cây xanh?
 2.2. Hoạt động học về kích thước, số lượng
 Trẻ 5 tuổi thì khả năng ước lượng bằng mắt của trẻ một cách chính xác nên khi dạy trẻ so sánh về kích thước, hình dáng tôi luôn phải chuẩn bị cho trẻ những đồ dùng sinh động và có sự khác biệt rõ nét và tạo tình huống cho trẻ được tự trải nghiệm để phát hiện ra sự khác nhau về kích thước thông qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Để cho trẻ so sánh từng chiều dài của 3 vật tôi luôn sử dụng các đồ dùng đa dạngnhưng dấu hiệu cần so sánh phải nổi bật.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều cao 3 đối tượng: Tôi cho trẻ so sánh hai con vật như con Voi, con Gấu với con Thỏ. Trẻ sẽ tri giác và nhận ra con Voi cao hơn con Gấu và con Thỏ. Con Thá thấp hơn con Voi và con Gấu
Chủ đề “Gia đình”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều rộng ba đối tượng: Tôi cho trẻ làm bưu thiếp tặng sinh nhật em bé bàng thiệp mời cô sưu tầm, một bưu thiếp màu đỏ rộng nhất, thiệp màu hồng rộng hơn, bưu thiếp màu xanh hẹp nhất,nhưng chiều dài bằng nhau. Khi trẻ cho bưu thiếp vào phong bì thì trẻ phát hiện bưu thiếp màu đỏ, màu hồng rộng hơn thì không bỏ vừa bì thư được còn bưu thiếp màu xanh hẹp nhất thì cho vừa bì thư được.
Chủ đề “Bản thân”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều dài 3 đối tượng: Tôi phát cho mỗi trẻ ba dây nơ có màu sắc và chiều dài khác nhau. Trẻ tự thực hiện thao tác buộc vòng vào tay cho nhau. Lúc này trẻ phát hiện được dây nơ ngắn hơn thì không buộc được còn dây nơ dài hơn thì buộc được.
Để nhận ra sự khác biệt về kích thước, tôi dạy trẻ các thao tác so sánh về kích thước của 3 đối tượng bằng cách đặt cạnh hoặc xếp chồng trùng khít 1 đầu lên nhau theo chiều đo kích thước cần so sánh trên cùng một mặt phẳng. Trên cơ sở đó trẻ biết phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. Tuy nhiên ở hoạt động học này trẻ sử dụng các từ dài nhất - Dài hơn - Ngắn hơn, cao nhất - Cao hơn - Thấp hơn, to nhất - To hơn - Nhỏ hơn, rộng nhất - Rộng hơn - Hẹp hơn còn rất lúng túng, chưa đúng đôi khi còn lặp lại từ cuối của cô nên tôi thường cho trẻ được phát âm nhiều lần. Qua đó trẻ sẽ nhận biết rõ hơn về kích thước cần so sánh.
2.3 - Hoạt động học về không gian, thời gian
Định hướng trong không gian là cách xác định vị trí phía trước - Phía sau; Phía trên - Phía dưới; Phía phải - Phía trái của bản thân so với các đối tượng khác. Do vậy khi dạy trẻ xác định phía trước - Phía sau, phía trên - Phía dưới của bản thân trẻ việc chủ yếu cần làm là dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Chính vì vậy tôi đã tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và tự rút ra kinh nghiệm của bản thân.
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non”: Tôi sẽ tạo một không gian rộng và cho trẻ tham gia vào một cuộc dã ngoại. Kết thúc cuộc dã ngoại tôi hỏi trẻ: Các con có nóng không? Để đỡ nóng hơn các con cùng quan sát xem cô làm gì nhé? Các con đã đỡ nóng hơn chưa? Vì sao? Vì sao con biết là quạt đang chạy? (Vì khi ngẩng đầu lên thì nhìn thấy nó đang quay).
Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định các phía khác tôi sẽ dấu đồ vật ở từng phía và cho trẻ tự trải nghiệm và suy nghĩ. Cô giáo vừa hướng dẫn vừa gợi hỏi trẻ để kích thích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
 Ví dụ: Chủ đề “Bản thân“: Tôi cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô phỏng các hành động như: Đánh răng, xúc cơm ăn. Khi trẻ làm động tác mô phỏng hành động đang đánh răng cô hỏi: Con đang cầm bàn chải bằng tay nào? Con dùng tay nào cầm ca nước? Tay trái ngoài việc cầm ca nước còn dùng để làm những việc gì? (cầm bát, giữ vở). Tay phải ngoài cầm bàn chải khi đánh răng còn dùng để làm những việc gì? (cầm thìa, cầm bút). Tay cầm bát của con đâu? Đó là tay gì?. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ định hướng các phía bằng hình ảnh những con vật gần gũi bằng nhựa, bằng bông Kích thích hứng thú của trẻ và kể bằng những câu chuyện.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”: Tôi chuẩn bị mũ múa con Gà cho 1 trẻ đội; 1 con Vịt bằng nhựa; 1 con Mèo bằng bông. Câu chuyện là “Cuộc thi xem ai nhanh”. Ban đầu là bạn Mèo đi trước, sao đó đến Gà, đến Vịt. Cô cho trẻ xác định vị trí đứng của mình khi được đóng vai con Gà. Cô kể tiếp: Bạn Mèo dần dần thấy mệt đi chậm lại không biết ai sẽ vượt lên đi trước (Cô cho bạn Gà lên trước). Từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn trong việc xác định vị trí trong không gian.
Định hướng về thời gian:
Tôi cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Buổi sáng trẻ đến lớp nhắc trẻ vào (thực hành với lịch) gắn thứ, ngày, tháng, các sự kiện, ngày sinh nhật của trẻ. Chuẩn bị ăn trưa cô hỏi trẻ mấy giờ chúng ta ăn cơm trưa? Khi phụ huynh đưa trẻ đến cô hỏi hôm nay con dậy lúc mấy giờ? Thứ mấy con được phiếu bé ngoan? Một tuần con đi học mấy ngày? Từ thứ mấy đến thứ mấy đến thứ mấy? Các con được nghĩ ở nhà thứ mấy? Hàng ngày cho trẻ hoạt động ngoài trời quan sát các hiện tượng tự nhiên: Nắng, gió, mưa giông, mưa phùn, trẻ phân biệt được các hiện tượng nổi bật của từng mùa trong năm
2.5. Hoạt động học về hình dạng.
 Với trẻ mẫu giáo bé khả năng phân biệt các hình hình học của trẻ còn chưa rõ nét nên trong hoạt động này tôi thường dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình theo đường bao quanh hình, khi dạy trẻ thực hiện một số thao tác khác nhau như: Lăn hình, lăn khối. Qua thực tiễn trẻ thấy rằng, hình tròn, khối cầu, khối trụ lăn được còn các hình khác, khối khác không lăn được. Từ đó trẻ sẽ nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của hình, khối.
Ví dụ: Yêu cầu trẻ cầm khối vuông bằng tay phải giơ lên phía trên, cầm khối cầu bằng tay trái để xuống phía dưới.
Hay: Xếp các khối tam giác lên phía trên và các khối chữ nhật xuống phía dưới.
Ngoài ra tôi còn sử dụng các trò chơi để cho trẻ ôn luyện như trò chơi “Cái túi kỳ diệu” trong đó trẻ phải thực hiện nhiệm vụ phân biệt, nhận biết hình chỉ bằng cách dùng tay sờ đường bao hình. Tất cả các trò chơi, bài luyện tập trên đều góp phần khắc sâu hơn những biểu tượng về các hình, khối mà trẻ đã có.
3. Tổ chức hoạt động góc.
Với hoạt động cho trẻ làm quen với toán: Việc trẻ lĩnh hội và củng cố kiến thức ở các góc chơi là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích đối với trẻ.
3.1. Góc học tập.
 Trẻ được tự do tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung, tô màu các đồ dùng đồ chơi. Sau đó đếm và so sánh về số lượng của các đồ dùng đồ chơi đó, nhận xét về kích thước của 2,3 nhóm đối tượng với nhau.
Cô có thể cho trẻ xem các t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_l.doc