SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh Trung học cơ sở

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh Trung học cơ sở

Bước vào thiên niên kỷ mới, Việt Nam đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để đạt được mục tiêu đó cần phải có nguồn nhân lực dồi dào, sung sức, khoẻ mạnh cả về thể lực, sức khoẻ, trí tuệ và tinh thần. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta khẳng định ngay từ những năm đầu đổi mới, trong đó đòi hỏi con người Việt Nam "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần". Một trong những nhiệm vụ quan trọng phải được quan tâm là: "Đào tạo thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực đảm đương sứ mạng lịch sử của mình".

Giáo dục thể chất (GDTC) cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong một hệ thống giáo dục thể chất nhân dân, trong đó các bài tập thể dục thể thao (TDTT) là một biện pháp quan trọng để đem lại sức khoẻ cho nhân dân và thể chất cường tráng cho thế hệ trẻ hiện tại và mai sau. Trong dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết "Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng cả chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho TDTT thật sự trở thành phương tiện đại chúng, chúng góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước". Muốn phát triển phong trào TDTT và đẩy mạnh công tác TDTT thì không thể thiếu được vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường từ bậc mẫu giáo, học sinh phổ thông đến đại học và chuyên nghiệp.

Như vậy, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất (PTTC) cho học sinh là vấn đề quan trọng chiến lược phát huy nhân tố con người ở nước ta. Sức khoẻ trẻ em là tài sản vô giá của quốc gia, là tương lai của đất nước, là niềm hạnh phúc của mọi nhà. Muốn có sức khoẻ tốt, các em cần phải có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tốt, điều quan trọng không thể thiếu là phải được giáo dục thể chất thông qua hoạt động vui chơi và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để phát triển thể lực.

doc 35 trang Mai Loan 06/11/2023 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của Sở)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI THỂ DỤC
PHÁT TRIỂN CHUNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
 Lĩnh vực: Thể dục
NĂM HỌC 2014 - 2015
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Bước vào thiên niên kỷ mới, Việt Nam đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để đạt được mục tiêu đó cần phải có nguồn nhân lực dồi dào, sung sức, khoẻ mạnh cả về thể lực, sức khoẻ, trí tuệ và tinh thần. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta khẳng định ngay từ những năm đầu đổi mới, trong đó đòi hỏi con người Việt Nam "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần". Một trong những nhiệm vụ quan trọng phải được quan tâm là: "Đào tạo thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực đảm đương sứ mạng lịch sử của mình".
Giáo dục thể chất (GDTC) cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong một hệ thống giáo dục thể chất nhân dân, trong đó các bài tập thể dục thể thao (TDTT) là một biện pháp quan trọng để đem lại sức khoẻ cho nhân dân và thể chất cường tráng cho thế hệ trẻ hiện tại và mai sau. Trong dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết "Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng cả chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho TDTT thật sự trở thành phương tiện đại chúng, chúng góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước". Muốn phát triển phong trào TDTT và đẩy mạnh công tác TDTT thì không thể thiếu được vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường từ bậc mẫu giáo, học sinh phổ thông đến đại học và chuyên nghiệp.
Như vậy, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất (PTTC) cho học sinh là vấn đề quan trọng chiến lược phát huy nhân tố con người ở nước ta. Sức khoẻ trẻ em là tài sản vô giá của quốc gia, là tương lai của đất nước, là niềm hạnh phúc của mọi nhà. Muốn có sức khoẻ tốt, các em cần phải có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tốt, điều quan trọng không thể thiếu là phải được giáo dục thể chất thông qua hoạt động vui chơi và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để phát triển thể lực.
Bậc trung học cơ sở là bậc học nền tảng và rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của bất cứ một quốc gia nào. Sự phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở (HSTHCS) sẽ tạo tiền đề ban đầu, đặt nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển trí tuệ, thể chất, đạo đức, lối sống lành mạnh trong tương lai của em học sinh nói riêng và cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung. Trong quá trình học tập tại trường, HSTHCS ngoài việc nâng cao trí lực còn rất cần được bảo vệ, chăm lo và phát triển thể chất, đó mới chính là gốc rễ cho sự phát triển sau này của các em. Sức khoẻ và thể lực của học sinh đã được xác định là mục tiêu số một. Mục tiêu quan trọng nhất của môn học thể dục ở trường HSTHCS có nhu cầu được hoạt động vui chơi, giải trí, tập luyện TDTT cũng không kém phần quan trọng như học văn hoá và kiến thức phổ thông. Làm thế nào để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho học sinh nói chung và HSTHCS nói riêng, là những vấn đề được xã hội quan tâm và chú ý.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn hiện nay GDTC ở các trường học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động vận động của bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ủy ban TDTT (trước đây, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có đánh giá sau: "Chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy thể dục còn đơn điệu, máy móc, thiếu sinh động, thiếu an toàn và các tác dụng tốt còn hạn chế". Các tồn tại trên đây có nhiều nguyên nhân. Do vậy, cần thiết phải có những phương pháp, biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
Trong quá trình giảng dạy tại trường tôi nhận thấy, các em học sinh chưa thực sự coi trọng môn học GDTC, đặc biệt là những nội dung đơn điệu. Một trong các nội dung đó là bài thể dục phát triển chung. Qua quan sát và trực tiếp trao đổi với các giáo viên khác, tôi nhận thấy, trong giờ học GDTC nói chung và đặc biệt là khi thực hiện bài thể dục phát triển chung học sinh không có hứng thú, dẫn đến không tập chung và hiệu quả thực hiện bài tập rất kém, chất lượng môn học chưa đảm bảo. Lý do chính là do các bài tập còn đơn điệu, kém tính hấp dẫn, giáo viên chưa xây dựng được bài tập với các động tác phong phú, các phương pháp và biện pháp tổ chức tập luyện cho học sinh còn nghèo nàn, chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở.
Từ thực tế cấp thiết nêu trên, với vai trò là một giáo viên GDTC trực tiếp tham gia công tác giảng dạy cho đối tượng tôi lựa chọn và xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài: 
" Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở "
2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn của trường tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở, qua đó góp phần nâng cao chất lượng GDTC trong Nhà trường hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở.
Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở. 
CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Chủ thể nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở.
1.1.2. Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh trường trung học cơ sở.
1.2. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu.
1.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu, đọc, phân tích tổng hợp sách báo, tài liệu liên quan đến đề tài như: tài liệu huấn luyện các môn thể thao, các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác giáo dục đào tạo nói chung và công tác giáo dục thể chất nói riêng, các sách báo, tạp chí, tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước, liên quan đến giáo dục thể chất trong các nhà trường. Từ đó hình thành giả định khoa học, nhận thức được các vấn đề liên quan đến đề tài, hoàn chỉnh nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, cũng như tiến hành tổ chức các quá trình nghiên cứu.
1.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp:
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu thêm và sâu hơn những vấn đề mà phiếu phỏng vấn chưa đáp ứng được.
- Phương pháp phỏng vấn gián tiếp nhằm thu thập số liệu cần thiết cho nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn gồm những vấn đề cụ thể theo phiếu phỏng vấn. Tôi phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên, qua kết quả phỏng vấn tôi sẽ lựa chọn được các giải pháp nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho đối tượng nghiên cứu.
1.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Phương pháp này sử dụng chủ yếu để đánh giá hiệu quả của các buổi học thể dục, các buổi được lựa chọn để quan sát ngẫu nhiên không cho biết trước, số buổi được quan sát là 10 buổi chia đều cho các khối lớp.
Các nhân tố được quan sát là tổng thời gian buổi học, các động tác trong bài thể dục tay không...
1.2.4. Phương pháp dùng bài thử (test)
Trong nghiên cứu, tôi sử dụng tepping test để đánh giá tính linh hoạt của hệ thần kinh cơ. Nội dung test như sau:
Sử dụng bút chấm liên tục trên các ô giấy hình vuông cạnh 7 cm, gồm 4 ô liên tục trên một mặt giấy với tốc độ chấm tối đa theo tín hiệu “bắt đầu” và tín hiệu “kết thúc”. Thời gian thử nghiệm một lần trong 10 giây ở mỗi ô, nghỉ chuyển tiếp giữa các ô là 15 giây. Toàn bộ thời gian thử nghiệm trên 4 ô là 40 giây. Sau khi học sinh thực hiện các lần thử nghiệm trên cả 4 ô thì dùng bút nối tất cả các chấm theo hình xoáy trôn ốc từ ngoài vào trong để tránh bỏ sót các chấm mà học sinh đã thực hiện.
 Họ và tên: 
 Lớp: 
1
2
3
4
1.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp chủ động tạo ra những hiện tượng cần nghiên cứu trong những điều kiện được khống chế nhằm xác định mối liên hệ nhân quả giữa những yếu tố tác động. Nó là phương pháp đáng tin cậy để kiểm tra và khẳng định tính đúng đắn của các giả thiết khoa học.
- Mục đích thực nghiệm sư phạm: Thử nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng chất lượng bài thể dục phát triển chung cho đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng thực nghiệm sư phạm: 100 học sinh trường trhung học cơ sơ .
1.2.6. Phương pháp toán học thống kê.
Phương pháp này sử dụng phân tích và xử lý số liệu, thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Các tham số đặc trưng mà đề tài dự kiến sử dụng:
Là phương pháp được tôi sử dụng trong quá trình xử lý số liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu.
Các công thức được sử dụng gồm:
Tính số trung bình cộng: 
Tính phương sai: (n< 30)
Tính hệ số tương quan: 
So sánh 2 số trung bình mẫu bé (n < 30).
1.3. Tổ chức nghiên cứu	
1.3.1. Thời gian nghiên cứu.
Toàn bộ đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2014 đến tháng 03/2015 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 - Là giai đoạn xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 12/2014 đến 02/2015 - Là giai đoạn tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2015 đến 03/2015 - Là giai đoạn xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
Trường trung học cơ sở.
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở.
2.1.1. Thực trạng chất lượng bài thể dục phát triển chung của học sinh trường trung học cơ sở.
a. Những sai lầm khi thực hiện bài tập phát triển chung của đối tượng nghiên cứu.
Bằng phương pháp quan sát sư phạm các buổi tập luyện của học sinh, tôi nhận thấy khi thực hiện bài tập các em thường mắc phải những sai lầm sau:
- Sai phương hướng, biên độ động tác: 
Ví dụ: Các động tác giơ cao các em không giơ hết biên độ hoặc giơ tay cúi đầu; Không thẳng chân khi gập bụng hoặc đá chân; Không biết chuyển trọng tâm ở động tác toàn thân.
 - Sai nhịp độ chung của động tác, có động tác làm quá nhanh, có động tác làm quá chậm...
- Sai khi dùng lực ở từng động tác.
Để khẳng định và đảm bảo tính khách quan khi đưa ra những sai lầm thường mắc trong tập luyện bài thể dục phát triển chung của đối tượng nghiên cứu, tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên thể dục trực tiếp giảng dạy bài thể dục phát triển chung cho đối tượng nghiên cứu tại trường tung học cơ sở.
 Kết quả như trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn xác định sai lầm thường mắc khi tập bài tập phát triển chung của đối tượng nghiên cứu. (n = 15).
TT
Sai lầm thường mắc
Kết quả phỏng vấn
n
%
1
Sai phương hướng, biên độ động tác
15
100%
2
Sai nhịp độ chung của động tác
14
93,3%
3
Sai khi dùng lực ở từng động tác
14
93,3%
Qua bảng 3.1. Chúng ta nhận thấy tất cả các ý kiến đều đồng ý với tỷ lệ cao (> 90%) cho rằng khi tập luyện bài thể dục phát triển chung, học sinh trường trung học cơ sở thường mắc phải 03 sai lầm thường mắc:
- Sai phương hướng, biên độ động tác
- Sai nhịp độ chung của động tác
- Sai khi dùng lực ở từng động tác
b. Xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc khi thực hiện bài thể dục phát triển chung của đối tượng nghiên cứu.
Từ kết luận về những sai lầm mà học sinh trường trung học cơ sở thường mắc khi thực hiện bài thể dục phát triển chung, tôi đưa ra nhận định những nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Cụ thể gồm:
* Nguyên nhân chủ quan (do học sinh):
- Do học sinh chưa hiểu rõ nhiệm vụ: Thứ tự các động tác, cách thực hiện động tác chưa nắm vững...
- Do học sinh không hứng thú với bài tập: Bài tập gồm những động tác đơn lẻ, tập theo nhịp hô của giáo viên không tạo được hứng thú cho học sinh....
- Do học sinh không tập trung chú ý: Lứa tuổi học sinh còn ham chơi , các em chưa thực sự tập trung vào những hoạt động mà không gây được hứng thú...
* Nguyên nhân khách quan:
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự phù hợp với đối tượng: GV sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật chưa hợp lý, ngữ điệu chưa phù hợp với bài tập; Làm mẫu thị phạm chưa chuẩn, chưa thực sự đẹp...
- Do các điều kiện về cơ sở vật chất không thuận lợi.
+ Sân tập thể chất quá hẹp, gió lùa vào mùa lạnh nên chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh. 
 + Tranh ảnh phục vụ và dụng cụ trực quan trong từng tiết học còn thiếu nhiều...
2.1.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở.
Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc khi thực hiện bài thể dục phát triển chung dẫn đến hiệu quả bài tập không cao, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp với mục đích nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở.
Để đảm bảo tính khách quan của các biện pháp, tôi đã phỏng vấn 15 giáo viên thể dục trực tiếp tham gia giảng dạy đối tượng nghiên cứu và những trường trung học cơ sở lân cận trên địa bàn Quận Đống Đa.
 Kết quả như trình bày tại bảng 3.2. 
Bảng 2.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho đối tượng nghiên cứu. (n = 15).
TT
Biện pháp
Kết quả
n
%
1
GV phân tích kỹ thuật cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, tạo được hình ảnh về động tác, kết hợp điều chỉnh đội hình đội ngũ
15
100%
2
GV làm mẫu đẹp, chính xác
15
100%
3
GV sử dụng khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát, nhấn mạnh được yêu cầu của động tác.
15
100%
4
Khi tập luyện cần bố trí và di chuyển đội hình đội ngũ hợp lý
14
93,3%
5
Kết hợp bài tập với nhạc tạo hứng thú cho học sinh
15
100%
6
Bổ sung và chỉnh sửa lại sân tập và các điều kiện CSVC 
15
100%
	 Qua bảng 3.2. Chúng ta có thể nhận thấy, cả 05/6 biện pháp mà tôi đưa ra nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung cho đối tượng nghiên cứu đều được đa số các ý kiến lựa chọn với tỷ lệ cao (chiếm 90% trở lên). Tôi sẽ lựa chọn 05 biện pháp này để ứng dụng trong thực giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng bài thể dục phát triển chung cho học sinh trường trung học cơ sở. Các biện pháp cụ thể gồm:
- Biện pháp 1: GV phân tích kỹ thuật cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, tạo được hình ảnh về động tác, kết hợp điều chỉnh đội hình đội ngũ.
- Biện pháp 2: GV làm mẫu đẹp, chính xác.
- Biện pháp 3: GV sử dụng khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát, nhấn mạnh được yêu cầu của động tác.
- Biện pháp 4: Khi tập luyện cần bố trí và di chuyển đội hình đội ngũ hợp lý.
-Biện pháp 5: Kết hợp tập bài thể dục với nhạc tạo hứng thú cho học sinh.
Nội dung các biện pháp:
- Biện pháp 1: GV phân tích kỹ thuật cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, tạo được hình ảnh về động tác, kết hợp điều chỉnh đội hình đội ngũ.
+ Trong giải thích kỹ thuật thể dục việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kỹ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.
+ Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy, lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tập luyện, học tập
+Giáo viên nói đủ nghe ,không to quá hoặc nhỏ quá.
- Biện pháp 2: GV làm mẫu đẹp, chính xác.
+ Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng động tác giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu 2-3 lần. Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần thứ hai và thứ ba như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác.
+ Làm mẫu phải kết hợp biện pháp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh.
 Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “Tay phải dang ngang, chân phải kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
+ Giáo viên làm mâu chậm và phân tích từng cử động cho học sinh quan sát.
- Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát, nhấn mạnh được yêu cầu của động tác.
+ Khẩu lệnh của giáo viên phát ra ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo .
+ Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra. Trong giảng dạy Thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh trung học cơ sở không nên sử dụng quá nhiều, gây căng thẳng trong tiết học.
Ví dụ: Khi hô động tác “ Lưng bụng” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành: “Động tác lưng bụng chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập.
- Biện pháp 4: Khi tập luyện cần bố trí và di chuyển đội hình đội ngũ hợp lý.
 Do điều kiện sân bãi còn hạn chế vì vậy khi tổ chức cho học sinh tập luyện cần phải tổ chức di chuyển và sắp xếp đội hình đội ngũ cho hợp lý.
Khi sắp xếp đội hình đội ngũ cần lưu ý: Đảm bảo vị trí đứng của học sinh có thể quan sát được động tác mẫu của giáo viên, khi tập luyện không bị va vào nhau... mặt và gáy của học sinh không được quay về hướng mặt trời, hướng gió mạnh... Mặt của học sinh cần tránh hướng có vật di động gây mất tập trung trong quá trình tập luyện...
+ Ví dụ; khi cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung quay mặt vào hướng có các lớp đang chơi trò chơi thì khi tập các em chỉ chú ý vào các trò chơi mà không chú ý vào tập bài thể dục.khi cho e các e quay sang hướng không có các trò chơi thì ngay lập tức các em tập chung vào tập bài thể dục.
-Biện pháp 5: Kết hợp tập bài thể dục với nhạc tạo hứng thú cho học sinh.
Vừa chơi vừa học tạo nên môi trường sư phạm hữu hiệu truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong môn thể dục ở bậc trung học cơ sở(THCS) thì phương thức này càng hữu hiệu.
Thể dục thể thao trong nhà trường nói chung và trong trường trung học cơ sở nói riêng là hoạt động rất cần thiết, không thể thiếu. Để hoàn thành tốt một giờ học thể dục, giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc giáo dục thể chất, trong đó nguyên tắc “trực quan sinh động” là nguyên tắc cơ bản và không thể thiếu trong giảng dạy. Ngoài việc dùng hình ảnh minh họa, thị phạm trực tiếp bằng động tác mẫu thì âm nhạc là một trong những yếu tố vừa có tính thẩm mỹ vừa có tính hiện đại, khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sử dụng âm nhạc trong dạy thể dục được coi như một phương tiện truyền thụ kiến thức rất hiệu quả cho học sinh. Bởi vậy, đưa âm nhạc vào làm nhạc nền, sử dụng âm nhạc vào các giai đoạn của các bước lên lớp của tiết dạy thể dục chính là góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy tạo được hứng thú cho học sinh. 
Ví dụ, để tập các động tác của bài thể dục phát triển chung, trước đây các em thực hiện theo nhịp hô của giáo viên hoặc cán sự lớp th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_bai_the_duc_phat_t.doc