SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trong mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng , thể dục thể thao, tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để có một môi trường sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp những gì để góp phần làm cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta và những chủ nhân tương lai của đất nước.

 Trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là môi trường? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật( mục 1, điều 3 luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã sửa đổi năm 2005). Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường.

 Vì sao cần phải giáo dục bảo vệ môi trường? Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào sự phát triển của một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.

 Trong những năm gần đây, theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân.

 

doc 14 trang thuychi01 17655
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng , thể dục thể thao, tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để có một môi trường sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp những gì để góp phần làm cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta và những chủ nhân tương lai của đất nước.
	Trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là môi trường? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật( mục 1, điều 3 luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã sửa đổi năm 2005). Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. 
	 Vì sao cần phải giáo dục bảo vệ môi trường? Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào sự phát triển của một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
	Trong những năm gần đây, theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. 
 Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. 
	Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” hay chương trình“ Tắt đèn, bật tương lại” diễn ra vào ngày 25/3/2017 là một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
 Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận thấy một điều quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, đặc biệt là lứa tuổi mầm non giúp trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì, trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .
	Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra " Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A ", nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho 34 trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã phối hợp các phương pháp sau
 + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế về giáo dục bảo vệ môi trường cho 34 trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A
 +Điều tra trẻ thông qua phiếu điều tra.
 +Quan sát, phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với trẻ và phụ huynh.
 +Tổng hợp số liệu.
 +Phương pháp tuyên dương khen thưởng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Môi trường trong trường mầm non bao gồm tổng thể các không gian được giới hạn bởi các phòng học, nhóm lớp theo các độ tuổi, các phòng chức năng, sân chơi, cây xanh, nguồn nước và hệ thống thoát nước...
	Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, bởi trẻ con lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt. Tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các môn học của chương trình giáo dục mầm non.
 Chuyên đề giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường mầm non đã được Bộ giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện lồng ghép trong chương trình Giáo dục Mầm non. Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên liệu phế thải để biến chúng thành những đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở đó tôi xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Thuận lợi.
	Khi có kế hoạch thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp, phụ huynh luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
	Các cháu đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo. Trường tổ chức ăn bán trú.
	Trẻ rất thích được tham gia các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Đồ dùng trực quan trong lớp tương đối đầy đủ, thuận lợi cho việc tổ chức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động cho trẻ.
	Trường có khuôn viên đủ rộng cho trẻ hoạt động, lớp có góc thiên nhiên để trẻ được trải nghiệm sau các hoạt động chung và hoạt động góc. Được trang bị hệ thống nước máy qua thanh lọc.
b.Khó khăn
 Đa số trẻ ở trường tôi rất ham chơi và chưa có ý thức bảo vệ môi trường lớp cũng như sân trường, nhiều trẻ khi ăn quà còn vứt vỏ sữa, vỏ bim bim, vỏ bánh, kẹo xuống sân trường, hay trẻ vẫn chưa có ý thức nhặt rác ngay dưới chân mình bỏ vào thùng rác, đôi khi còn chạy nhảy giẫm lên cả bồn hoa, cây cảnh... Chính bản thân phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều khi đưa con đi học bóc bánh, sữa cho con ăn xong ném ngay vỏ xuống đất mặc dù thùng rác đặt bên cạnh. Đặc biệt môi trường xung quanh trường lớp vẫn còn bẩn do trường học ở gần khu dân cư cho nên còn tình trạng vứt rác vào vườn trường gây tình trạng mất vệ sinh..
	Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục bảo vệ môi trường chưa được đầu tư nhiều như: thùng rác chưa có đủ, khu vực để rác thải còn bừa bộn...
	Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nói lên suy nghĩ và việc làm của mình và của mọi người xung quanh đối với môi trường. 
c.Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Qua khảo sát thực trạng về kiến thức, hành vi bảo vệ môi trường ở lớp tôi đầu năm học 2016 - 2017 với số trẻ 34 cháu tôi thấy kết quả trên trẻ như sau:
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
4
11,7
6
17,6
19
56 
5
14,7
Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường, lớp.
5
14,7
7
20,6
17
50
5
14,7
Biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và người xung quanh.
4
11,7
6
17,6
20
59
4
11,7
Có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hại môi trường
4
11,7
6
17,6
20
59
4
11,7
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ xem phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở phụ huynh ý thức bảo vệ môi trường, chính vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào công tác giảng dạy cho trẻ.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để viết sáng kiến kinh nghiệm
* Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học trong các chủ đề.
 Trong thời gian 1 ngày của trẻ ở lớp thông qua 9 nội dung trong ngày hầu như ở hoạt động nào trẻ cũng được tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ngay trong chính lớp học và khuôn viên ngoài sân trường: Trong thời gian để trẻ làm quen với thời gian biểu này, tôi trực tiếp làm vệ sinh môi trường cùng trẻ. Khi trẻ đã bắt đầu hình thành thói quen vệ sinh môi trường tôi vừa giúp, vừa hướng dẫn tỉ mỉ cách làm cho trẻ, nói với trẻ về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Sau đó để trẻ dần dần tự thực hành từng việc một. Khi trẻ hiểu rõ về cách làm và ý nghĩa của việc mình đang làm sẽ khiến trẻ cảm thấy không bỡ ngỡ và đặc biệt khi nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động một cách khéo léo giúp trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, không đúng đã kích thích trẻ suy nghĩ bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ tôi đã lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp để đưa vào kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề như sau:
- Chủ đề: Trường mầm non. Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vẽ bậy lên tường lớp, không vứt rác giấy vụn ra nền nhà trong và sau khi học xong.
Khi tổ chức cho trẻ làm quen bài thơ “Rửa tay” ( Phạm Mai Chi - Hoàng Dân sưu tầm), tôi cho trẻ thể hiện các động tác minh họa theo nội dung của bài thơ, trong khi tổ chức hoạt động để tránh nhàm chán cho trẻ tôi còn cho trẻ chơi trò chơi “Tay đẹp” ( Đọc theo lời đồng dao) nhằm nội dung giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ý thức tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng.... Hay khi cho trẻ làm quen bài thơ “Bé giữ vệ sinh môi trường” ( Tác giả Minh Châu, tôi tổ chức cho trẻ học ngoài trời sau đó cho trẻ cùng nhặt lá rơi, nhặt rác trên sân trường để bỏ vào thùng rác.
Kết quả: Tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi và các hoạt động, trẻ thể hiện ý thức Bảo vệ môi trường như: Đi lại nhẹ nhàng, không làm ồn ào nơi công cộng, cùng cô sắp xếp bàn ghế, quét lớp, sắp xếp sách vở đồ chơi, trồng cây xanh vào góc thiên nhiên, biết giữ gìn vệ thân thể, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...
Ảnh:Trẻ biết lau bàn và sắp xếp bàn ghế gọn gàng ngăn nắp sau khi ăn.
- Chủ đề: Gia đình. Trẻ nhận biết môi trường gia đình bao gồm: các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, các nguồn nước...trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng, giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi... có ý thức về những điều nên làm như: Tắt điện khi ra khỏi phòng, dùng cốc hứng nước đánh răng, rửa mặt để tiết kiệm nước, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn ra biết khóa vòi lại...
	 Với đề tài Thơ “Em yêu nhà em”, tôi sử dụng bài giảng điện tử kết hợp làm sa bàn có nhiều cây xanh để trẻ cảm nhận tốt hơn về vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường sống xung quanh nơi trẻ ở và học tập, trẻ nhận biết phân biệt được môi trường bẩn, môi trường sạch, trẻ hiểu được ích lợi khi sống trong môi trường sạch, tác hại ra sao khi sống trong môi trường bẩn.
 Bên cạnh đó với chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé, thông qua các hoạt động giúp trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, tủ lạnh, máy giặt...Cô giáo dục trẻ kĩ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác. 
Kết quả: Trẻ có ý thức giữ gìn nhà cửa, lớp học sạnh sẽ, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, có ý thức về những điều nên làm như: tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, khóa vòi nước khi rửa tay, rửa mặt xong..., trẻ hứng thú và tích cực sưu tầm các vật liệu phế thải và làm đồ chơi từ chúng.
- Chủ đề: Bản thân. Khi thực hiện chủ đề này tôi đã lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động mục đích là giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: biết mời cô, mời bạn, không làm rơi vãi cơm, biết dùng khăn lau tay và khăn ướt để lau miệng, không ăn quà vặt...Nhận biết các kí hiệu thông thường như thùng đựng rác, nhà vệ sinh nam, nữ..., biết tránh xa những nơi nguy hiểm như ổ cắm điện, khu vực nấu ăn hay bình nước nóng...
	Giờ học: Làm quen tác phẩm văn học đề tài thơ: “Bé ơi”. Tôi lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động ngoài sân trường dưới gốc các cây to, có bóng mát, mục đích của tôi là để tạo không khí thoải mái không gò bó đối với trẻ mà lại có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn vệ sinh, không nghịch bẩn, rửa mặt hàng ngày bằng khăn sạch, biết đội mũ, ô khi đi ra nắng và đeo khẩu trang để tránh bụi, thường xuyên đánh răng, không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt phải tiết kiệm nước khi rửa tay, đánh răng, tắm gội...Trong giờ hoạt động chiều mục đích ôn kiến thức sáng, tôi tổ chức cho trẻ đọc thơ và cho trẻ chơi trò chơi " Chọn những hành vi đúng - sai". Làm một số bức tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của trẻ nhỏ như: Bé chăm sóc cây xanh; bé bẻ cành, giẫm lên bồn hoa, lên cỏ; bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi ra sân trường, xuống ao, sông; bé quét nhà; bé tranh giành đồ chơi; chơi ngoài nắng...Sau đó chia trẻ làm hai đội , mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu 2 đội khoanh tròn hành vi đúng, gạch “x” hành vi sai. Thời gian là một bản nhạc, sau bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là đội chiến thắng. Nếu trẻ hứng thú tôi có thể đổi yêu cầu của đội chơi hoặc nâng cao yêu cầu hơn.
Ảnh: Trẻ sắp xếp và lau chùi các giá góc.
 	 Kết quả: Tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi, trẻ đã biết hành vi đúng, sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, tự phân công nhau để làm một số công việc hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, quét lớp, lau bàn, lau các giá góc, kê bàn ghế gọn gàng khi ăn xong.
- Chủ đề Giao thông. Tôi giúp trẻ hiểu được:
- Một số nơi nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
- Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe máy, tàu hỏa... thả khói vào không khí.
 Với đề tài thơ: Cô dạy con, tôi sử dụng tranh ảnh và bài giảng điện tử với nhiều hình ảnh động tạo hứng thú cho trẻ, sau khi kết thúc bài học tôi cho trẻ xem video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Hình ảnh người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu ra cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường, hình ảnh người đi xe máy đeo kính, khẩu trang, đội mũ bảo hiểm..., sử dụng tranh về các hành vi khi tham gia giao thông, cho trẻ gạch hành vi sai, tô màu tranh có hành vi đúng...
	Bên cạnh đó giáo dục trẻ khi đi đường biết đeo kính, bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy... trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
	Kết quả: Trẻ đã có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy, đeo khẩu trang, không nghịch khi ngồi trên xe...
- Chủ đề: Thế giới thực vật: Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bải làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
Đề tài: Thơ: Từ hạt đến hoa, tôi sử dụng bài giảng điện tử vào dạy giúp trẻ biết rõ hơn về quá trình phát triển của cây qua các hình ảnh động, cuối bài học tôi còn cho trẻ làm thí nghiệm trồng cây, đồ dùng là một số thùng xốp và hộp sữa chua, cho trẻ tự tay gieo các loại hạt như hạt rau, hạt cây hoa, mục đích của tôi là để trẻ được thực hành trải nghiệm, tìm hiểu và hàng ngày quan sát, chăm sóc để trẻ biết trình tự phát triển của cây.
	Ngoài ra tôi còn sưu tầm các bài hát, câu đố, bài thơ, vè... về các loại cây để trẻ biết được ích lợi của cây xanh đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quý, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh ( Không ngắt lá, bẻ cành, không giẫm lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó vào hoạt động chiều tôi còn cho trẻ tìm hiểu sự phất triển của cây xanh thông qua các thí nghiệm gieo hạt vào lọ và để bên cạnh cửa sổ để quan sát, qua đó giáo dục trẻ biết quá trình lớn lên của cây xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sống của cây.
Ảnh: Trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
Kết quả: Trẻ biết được sự phát triển của cây xanh, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, ngoài ra trẻ còn biết tận dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên để làm một số đồ chơi như con cá, con trâu, chong chóng, đồng hồ đeo tay...trẻ biết mối quan hệ của cây xanh với môi trường sống: cây làm cảnh, cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ cho đất không bị xói mòn khi mưa bão, biết rừng là nơi có nhiều cây, giúp chắn gió, ngăn lũ, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật.
- Chủ đề: Thế giới động vật. Ngoài việc cung cấp kiến thức về đặc điểm, lợi ích cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người, tôi còn giáo dục trẻ yêu quý con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc, bảo vệ con vật gần gũi. 
 Ví dụ ở chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng, tôi cho trẻ xem một đoạn phim tài liệu về sự sống nới hoang giã của các con vật sống trong rừng và một đoạn tư liệu về con người đi săn bắn thú rừng, sau đó cho trẻ nhận xét về hai đoạn phim về sự bảo tồn các con vật hoang dã.... Hoặc bằng cách cắt rời các bức tranh thành nhiều mảnh ghép khác nhau cho trẻ lắp ghép để trẻ biết thêm về sự đa dạng phong phú của thế giới động vật, nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người... Từ đó giáo dục trẻ cần biết quan tâm chăm sóc bảo vệ các con vật.
	Kết quả: Trẻ biết yêu quý các loài động động vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi và tránh những con vật hung dữ.
- Chủ đề Nước và một số hiện tượng tự nhiên. Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên: nắng, gió, mây, mưa, lũ lụt... qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch như: nước để ăn, uống, tắm gội.., biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm và bệnh tật cho con người, tác hại của của một số hiện tượng tự nhiên.
	Trong đề tài chuyện “Giọt nước tí xíu”, tôi cung cấp cho trẻ biết nguồn gốc của mưa, tác dụng của mưa, của nước đối với con người, bên cạnh đó cũng giúp trẻ nhận ra rằng nếu mưa lâu ngày làm cho đường phố, đường làng bẩn, mưa to có sấm sét nguy hiểm, mưa to có thể dẫn đến lũ lụt... ngoài ra giáo dục trẻ có một số ý thức bảo vệ nguồn nước sạch: tiết kiệm nước, dùng nước đúng mục đích.
	Kết quả: Trẻ lớp tôi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ tốt về bảo vệ môi trường: không vớt rác bừa bãi ra sân trường, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truong_v.doc